xây dựng dự án trồng nấm

39 14.1K 278
xây dựng dự án trồng nấm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM. Mục lục : I. Giới thiệu chung về dự án…………………………………………… 3 1. Lý do chọn dự án………………………………………………… 3 2. Sản phẩm của dự án……………………………………………… 3 3. Địa điểm đặt dự án…………………………………………… 4 4. Mô hình kinh doanh……………………………………………… 5 II. Tính khả thi của dự án………………………… 5 III. Nghiên cứu thị trường của dự án……………………………… 6 1. Phân tích môi trường vĩ mô ……………………………………… 6 2. Phân tích môi trường ngành………………………………………. 8 3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần…………………………………… 9 IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án……………… 10 1. Xác định sản phẩm của dự án …………………………………… 10 2. Lựa chọn công nghệ, phương pháp sản xuất, quy trình kĩ thuật … 14 2.1. Xây dựng nhà trồng nấm…………………………………………. 14 2.2. Phương pháp và quy trình công nghệ …………………………… 16 2.2.1. Công nghệ trồng nấm Rơm……………………………… 16 2.2.2. Công nghệ trồng nấm Hương …………………………… 23 2.2.3. Công nghệ trồng nấm Linh Chi…………………………… 25 3. Xác định công suất của dự án …………………………………… 28 4. Khu đất xây dựng công trình…………………………………… 29 5. Vấn đề môi trường và xử lý chất thải…………………………… 29 V. Nghiên cứu tài chính của dự án………………………………………. 29 VI. Nghiên cứu kinh tế - xã hôi – tổ chức dự án………………………… 34 VII. Chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể…………………………… 35 1 VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng……………………………………37 2 Dự án phát triển nghề trồng nấm. I. Giới thiệu chung về dự án. 1. Lý do chọn dự án. Nấm được xem là một loại thực phẩm xếp vào loại “rau sạch”, “thịt sạch” rất giàu dinh dưỡng, chất khoảng, protein, vitamin có thể thay thế thịt, cá và là nguồn dược liệu quý. Không gây ra những hậu quả bất lợi như đạm động vật, đường hay tinh bột. Trong những năm gần đây thì nghiên cứu và nuôi trồng nấm dần phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước tuy nhiên lượng cung của nấm luôn thấp hơn so với nhu cầu. Nước ta lại có tiềm năng to lớn để trồng nấm nhưng nhiều năm nay nghề nấm hầu như vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Hơn nữa sự xuất hiện từ các loại nấm không rõ nguồn gốc, chất lượng khiến người dân luôn lo lắng khi sử dụng. Người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao để mua được sản phẩm mà mình tin tưởng, mà nấm là sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng lại có mức giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Thống kê ngành nông nghiệp cho thấy những nguyên liệu sản xuất nấm là xenlulo và hemixinlulo có trong các phế phẩm như mạt cưa, xác cà phê, mía đường, rơm rạ, gỗ mục Nếu tận dụng được thì ta sẽ có nguồn nguyên liệu gần như vô tận để nuôi trồng nấm. Nhưng nước ta mới chỉ tận dụng được 10% của khoảng 60 triệu tấn phế liệu nông nghiệp hàng năm. Với trồng nấm thì diện tích nhỏ nhất vẫn có thể cho năng suất cao nhất nên có thể áp dụng trồng nấm ở quy mô nhỏ hay lớn, kinh tế hộ gia đình. Nấm có chu kỳ sinh trưởng ngắn, quay vòng vốn nhanh, có thể ngừng sản xuất bất cứ lúc nào khi gặp thời tiết bất thuận nên thiệt hại không nhiều. Nguyên liệu trồng nấm rẻ và sẵn. Nấm là loại thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở nông thôn. Công nghệ trồng và sơ chế nấm không khó phù hợp với trình độ lao động ở nông thôn. 2. Sản phẩm của dự án. Dự án ban đầu xác định sẽ thực hiện với quy mô vừa và nhỏ, bên cạnh đó để tránh rủi ro trong quá trình sản xuất và đảm bảo có thể thu hồi vốn vì vậy dự án sẽ tiến hành tập trung chuyên môn hóa vào trồng và cung ứng 3 loại 3 sản phẩm chính : Nấm Rơm, Nấm Hương và Nấm Linh Chi. Tuy 3 loại sản phẩm này có đặc tính khác nhau, kĩ thuật nuôi trồng khác nhau nhưng với việc ưu tiên chuyên môn hóa thì dự án vẫn có thể dảm bảo cung cấp 1 lượng nhất định cho thị trường. Lựa chọn 3 loại có đặc tính sinh trưởng khác nhau gắn với 3 nguyên liệu đầu vào khác nhau có thể đảm bảo cho dự án hoạt động liên tục, tránh trường hợp thiếu nguyên liệu đầu vào do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sau khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định sẽ tiến hành đa dạng hóa các loại sản phẩm như : Nấm Sò, Nấm Bào Ngư, Nấm Kim Châm, Mộc Nhĩ,… 3. Địa điểm đặt dự án. Địa điểm đặt dự án là xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội: -Vị trí địa lý: diện tích xã khoảng 36km2 thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, nằm dưới chân phía bắc núi Ba Vì. Phía Đông giáp xã Tản Lĩnh, phía Bắc giáp xã Cẩm Lĩnh, phía Tây giáp xã Thuần Mỹ. Xã nằm giữa hai con đường Tỉnh lộ, đường 87 Sơn Tây - Đá Chông và đường 88 Sơn Tây - Bất Bạt. Đường 87 đi qua xã từ phía Đông - Nam qua các xóm Chằm Mè - Trung Sơn tiếp giáp đường 89 tại Đá Chông. Đường 89 chạy song song với sông Đà qua địa phận xã thuộc địa phận xã Thuần Mỹ. Đường 88 đi qua xã ở phía Bắc và cũng là gianh giới giữa Ba Trại với Cẩm Lĩnh. -Gần thủ đô Hà Nội : Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của dự án. Thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm và đặc tính không dự trữ được của sản phẩm. - Gần Khu du lịch Ba Vì: thuận tiện cho việc mở các hội chợ ẩm thực cho khách du lịch, và giới thiệu sản phẩm của địa phương. -Địa hình khí hậu: bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4 độC. Lượng mưa trung bình năm 2.500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Nhìn chung địa hình của xã phần lớn là đồi gò, độ cao các quả đồi chênh nhau từ 5 đến 20 mét, độ dốc không lớn. Diện tích ruộng có 730 mẫu bắc bộ phần lớn là ruộng chằm, diện tích còn lại là đất đồi. Xã có trên 2.300 nhân khẩu, trong đó gần 40% là người dân tộc Mường, Dao. Gần 80% người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, sản phẩm chủ yếu bao gồm ngô, sắn, lúa Ngoài ra, Xã Ba Trại còn phát triển làng nghề 4 trồng và chế biến chè. Điều kiện kinh tế tại địa phương kém, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương còn thấp. Thời gian nông nhàn còn nhiều. -Nhận định Xã Ba trại có đầy đủ nguyên vật liệu: rơm, mùn cưa, gỗ,… làm nguyên liệu đầu vào chính cho dự án trống nấm và phù hợp với quy mô ban đầu của dự án. 4. Mô hình kinh doanh. Với diện tích đồi núi, mật độ dân số khoảng 64 người/km2. Số lượng dân cư ít và diện tích đất của các hộ gia đình là lớn nhưng dân cư phân tán khó có thể tổ chức dự án. Tuy nhiên, xã có nhiều khu đất trống, bỏ hoang mà dự án có thể thuê và xây dựng các hạng mục công trình và thực hiện dự án với quy mô vừa, sản xuất khép kín. Với những điều kiện trên ta nên áp dụng mô hình Hợp Tác Xã, liên kết giữa các hộ gia đình giúp giải quyết công ăn việc làm và tạo thêm thu nhập cho khoảng 30 người. Sau khi dự án ổn định hoạt động thu hồi vốn ban đầu sẽ tiến hành mở rộng mô hình ra toàn xã, đa dạng hóa các loại sản phẩm và xây dựng dự án với quy mô lớn hơn. II. Tính khả thi của dự án. Hiện tại, nhu cầu về các loại nấm ăn, nấm dược liệu ngày càng tăng, nguyên nhân do hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên phức tạp, giá cả các thực phẩm ngày càng tăng. Trong khi đó, nấm ăn, nấm dược liệu không những có giá trị về mặt dinh dưỡng (rất giàu protein - đạm thực vật, chiếm 30 - 40 % chất khô, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, các khoáng chất ), nấm còn có các hoạt chất sinh học (polysaccharide - chất đa đường, axit nucleic ). Vì vậy, có thể coi nấm như một loại rau sạch, thịt sạch, thực phẩm chức năng, thuốc trong y dược. Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu phù hợp với tất cả các vùng, miền trong cả nước. Với thành công của các dự án trồng nấm ăn và nấm dược liệu giúp hàng ngàn lao động nông thôn có công ăn, việc làm, thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội. Từ những năm 1970, chúng ta đã bắt đầu chú ý đến việc nghiên cứu và sản xuất nấm, đến nay đã làm chủ được công nghệ chọn tạo giống, nuôi trồng, chế biến 18 loại nấm ăn và nấm dược liệu. Các công nghệ này đang phổ cập cho nhiều người dân áp dụng để sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ở trong nước và thế giới ngày càng phát triển. Toàn thế giới có khoảng 5 triệu tấn nấm lưu thông, trong đó Trung Quốc là nước xuất khẩu nấm lớn nhất, Mỹ, Nhật, Tây Âu phải nhập khẩu nấm vì trong nước sản xuất không đủ và giá rất cao. 5 Ngay nước ta cũng đang phải nhập khẩu một số loại nấm cao cấp như kim châm, đùi gà, ngọc châm, nấm hương, linh chi từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan với số lượng hàng chục ngàn tấn/ năm. Dự đoán trong tương lai nhu cầu tiêu dùng nấm ngày càng tăng ở cả hai thị trường trong nước và thế giới. Hiệp hội Nấm ăn thế giới khuyến cáo: Nấm ăn và nấm dược liệu là thức ăn của loài người trong thế kỷ 21. Đánh giá sự văn minh của một quốc gia căn cứ vào chỉ tiêu bình quân lượng nấm tiêu thụ/đầu người/năm của quốc gia đó là bao nhiêu kg? Hiện một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đức đang tiêu thụ 5 - 6 kg nấm/ người/ năm. Địa điểm đặt dự án mang nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, chính trị, phù hợp đặc điểm văn hóa, xã hội và phong tục tập quán, đặc điểm sản xuất nông nghiệp ( thời gian nông nhàn). Dự án trồng nấm với chi phí thấp rất phù hợp với sự phát triển hiện tại của địa phương, hơn nữa dự án lại phù hợp với điều kiện của vùng, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập, phát triển kinh tế địa phương. III. Nghiên cứu thị trường của dự án. 1. Phân Tích môi trường vĩ mô: a) Kinh tế : • Tăng trưởng kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990-2008 liên tục giữ ở mức cao là 7,56%/năm. Năm 2013, tốc độ tăng GDP ước tính là 5,42%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong khi tốc độ tăng dân số đang được kìm hãm, dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng • Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình của người dân có tác động tích cực đến sức mua trong nước, trong đó có vấn đề tiêu thụ nấm. Thu nhập tăng thì người dân sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Từ đó, tăng chi tiêu cho việc tiêu dùng các sản phẩm giàu chất dinh dưỡng như nấm. • Lạm phát: là yếu tố ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm tăng, có thể sẽ ảnh hưởng doanh thu trên thị trường. Sau năm 2011, tỉ lệ lạm phát có xu hướng giảm: còn 1 con số (6,81% năm 2012 và 5,92% trong 10 tháng đầu năm 2013). • Lãi suất: lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư trong dân chúng, do vậy sẽ tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. b) Chính trị - Pháp luật : 6 • Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. • Nhà nước đã sửa đổi, ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách khuyến khích các DN, hộ gia đình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất, tiêu thụ nấm nói riêng. Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( 1994). Luật hợp tác xã ( 1997). Luật doanh nghiệp ( 1999). Bên cạnh có cũng có các chính sách khác như : chính sách thuế, chính sách tín dụng cho người nông dân vay vốn để phát triển kinh tế, chính sách khuyến nông, chính sách về thực hiện chương trình nông thôn mới, chính sách giải quyết việc làm…. • Chính trị Việt Nam và tại xã Ba Trại tương đối ổn định, thị trường nấm nói chung không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự bất ổn định, đó là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp sản xuất nấm phát triển. Ngoài ra, một nền chính trị ổn định cũng là tiền đề cho sự phát triển xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người dân ngày càng nâng lên, thị trường nấm cũng có thêm nhiều cơ hội. • Các chính sách hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, nhân lực , vật lực . Chính sách khuyến nông của địa phương cũng như của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dự án trồng nấm diễn ra hiệu quả hơn. c) Văn hóa – Xã hội : • Việt Nam có quy mô dân số khá lớn, theo số liệu của cục thống kế, dân số VN năm 2011 là 87,84 triệu người, năm 2012 là 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011 và trong năm 2013 dân số đã đạt mốc 90 triệu người. Do đó, Việt Nam có một thị trường tiêu thụ nấm lớn. Đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành trồng nấm phát triển. 7 • Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú và lâu đời. Bên cạnh đó, Nấm là 1 loại thực phấm bổ dưỡng gần gũi với người dân, cách chế biến cũng rất đa dạng góp phần phát huy tinh hoa ẩm thực Việt. d) Công nghệ: • Việc tiếp cận KH-CN hiện nay đã không còn khó khăn, có thể dễ dàng tiếp cận, chuyển giao, vận hành. Các dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến , bảo quản đều rất hiện đại góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nấm đầu ra. Trồng nấm không khó, nhưng nếu áp dụng được khoa học công nghệ vào việc trồng nấm thì ta sẽ thu được năng suất rất cao mà lại đỡ tốn kém chi phí thuê lao động e) Khí hậu: • Khí hậu Ba Vì chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4 độC. ( nhiệt độ, độ ẩm) nói chung phù hợp cho việc phát triển trồng nấm. 2. Phân tích môi trường ngành: • Thị phần: Trước tiên ta xác định, sản phẩm của dự án sản xuất ra cần phải có thị trường tiêu thụ. Với đặc tính khó dự trữ ( nấm rơm) thì thị trường tiêu thụ cần phải gần với địa điểm đặt dự án. Nấm giàu dinh dưỡng và có tác dụng dược lý khá phong phú như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu… nên nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Người tiêu dùng sản phẩm là người dân huyện Ba Vì, các huyện lân cận, các chợ đầu mối. Tiếp đó, là các nhà hàng địa phương, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn chay, khách sạn, các siêu thị lớn, các hiệu thuốc Đông y, các công ty xuất khẩu (Để tìm kiếm được khách hàng này cần phải tạo được chất lượng sản phẩm, tạo được danh tiếng trên thị trường trong nước trước). Tuy nhiên dự án xác định thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hà Nội vì Hà Nội có dân số đông, lượng hàng hóa thực phẩm tiêu thụ 8 lớn, mà nấm là hàng hóa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nên đây là thị trường lớn cho đầu ra của dự án. Hơn nữa huyện Ba Vì lại thuộc Hà Nội nên chi phí vận chuyển của hàng hóa sẽ nhỏ. Sau đó tiến đến các thị trường các tỉnh lân cận. • Đối thủ cạnh tranh: Các cơ sở trồng nấm trồng và chế biến nấm trên địa bàn Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hưng Yên…hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng nấm Rơm, nấm Trân châu, Sò vua, Kim châm, nấm Hương, nấm Linh Chi từ nguồn giống gốc; Xây dựng được mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu công nghiệp có giá trị cao, các mô hình này là nơi giới thiệu nhân rộng ra cho các địa phương; Tạo ra được các quy trình sơ chế, bảo quản, chế biến các loại nấm. Cán bộ thực hiện dự án đã nắm vững, chủ động hoàn toàn về công nghệ nhân giống, nuôi trồng, chế biến các loại nấm và đã đi chuyển giao công nghệ cho các địa phương… • Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Ngành nông nghiệp nước ta tương đối phát triển, Sau quá trình thu hoạch, chế biến thì ngành nông nghiệp tao ra rất nhiều những phế phẩm như mạt cưa, xác cà phê, mía đường, rơm rạ, gỗ mục… đây là những nguồn nguyên liệu chính để sản xuất nấm. Những phế thải nông nghiệp này có thể gặp ở rất nhiều nơi thường bị bỏ đi gây ô nhiễm môi trường, có thể nói nguồn nguyên liệu là vô tận. 3. Biện pháp chiếm lĩnh thị phần. Tại xã Ba Trại hiện chưa có cơ sở trồng nấm nào, các xã lân cận cũng mới chỉ có 1 vài hộ gia đình nhỏ lẻ tiến hành nuôi trồng mang tính chất tự cung tự cấp là chính. Lượng cung nấm ra thị trường không đáng kể như vậy đây là một trong những cơ hội để dự án có thể chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh chóng. Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng và TP Hà Nội nói chung thì lượng cung ( tính cả lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ) về sản phẩm nấm luôn ít hơn so với nhu cầu. Hứa hẹn thị trường luôn rộng mở cho các cơ sở trồng nấm. Giai đoạn đầu của dự án : Tạo dựng uy tín với người dân và khách hàng. Tận dụng những ưu thế cạnh tranh vốn có tại địa phương. Liên kết 9 chặt chẽ với người dân để đảm bảo có đủ nguyên vật liệu đầu vào. Tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ, liên kết với các nhà hàng, khách sạn, chùa chiền, chợ đầu mối, siêu thị, nhà thuốc gia truyền, cơ sở chế thuốc, … có nhu cầu về nấm để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Ưu tiên sử dụng chiến lược giá và chiến lược xúc tiến quảng cáo. Có thể tìm kiếm các công ty chuyên chế biến sản phẩm nông sản hoặc công ty xuất khẩu để ký hợp đồng cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo đầu ra. Giai đoạn tiếp theo: sau khi đã tạo dựng được uy tín, niềm tin, sản phẩm đã có vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng thì dự án sẽ tiến hành mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng cả về chất lượng và số lượng. Từ đó có thể gia tăng lượng cung sản phẩm và đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các thị trường lớn hơn ngoài TP Hà Nội có thể là các tỉnh xung quanh như Hòa Bình, Vĩnh Phúc …. IV. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật, môi trường của dự án. 1. Xác định sản phẩm của dự án. a) Nấm Hương: Nấm hương Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus. Còn được gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tím, hương tẩm. Nấm hương mọc hoang nhiều ở: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi và sấy khô. Hình dạng, màu sắc: Nấm hương gồm một chân đính vào giữa mũ (còn gọi là chụp hay tai nấm), đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Trên mặt nấm có những vảy nhỏ màu trắng. Thịt nấm màu trắng, cuống có hình trụ.Nấm hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm. 10 [...]... thuật 2.1 Xây dựng nhà trồng nấm DẠNG NHÀ KÍNH MÁI HỞ CỐ ĐỊNH MỘT BÊN Cấu trúc đặc tính kĩ thuật: Dựa trên những nguyên tắc thiết kế của các dạng nhà kính, loại nhà kính này còn tính toán đến môi trường đặc thù của việc sinh trưởng các loại nấm, Việc thiết kế mô hình nhà kính trồng nấm đảm bảo được các yêu cầu trồng theo kiểu: - Trồng nấm loại treo - Trồng nấm loại xếp hình chữ A - Trồng nấm tự nhiên... từ trồng nấm còn có thể tái sử dụng để trồng các loại nấm khác như nấm mỡ… - V Đối với các loại chất thải rắn, hay loại chất thải khó tiêu hủy cần tiến hành xử lý theo hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật và cán bộ môi trường tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, môi trường sinh hoạt của người dân Nghiên cứu tài chính của dự án Nghiên cứu chi phí của dự án Hình thức đầu tư : đầu tư xây dựng mới Dự. .. nên không cần ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ như thực vật màu xanh Do đó thời kỳ sinh trưởng của sợi nấm không cần ánh sáng Cường độ ánh sáng có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm Ánh sáng như một yếu tố kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể Nấm rơm trồng trong tối sẽ không hình thành quả thể mặc dù có đầy đủ các yếu tố khác Thường ánh sáng khuyếch tán của mặt trời... trước, nhà trồng nấm vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng nấm ẩm thấp, trồng nấm nhiều đợt liên tục nhưng không vệ sinh định kỳ + Động vật phá hoại, gây bệnh: Chuột, gián, kiến, mối… gặm nhấm sợi và cây nấm Chúng đào hang, làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy xong… Do vậy, phải dùng thuốc bẫy chuột, kiến, gián… tại khu vực nuôi trồng nấm Thu hoạch Nấm rơm phát triển nhanh, sau vài giờ nấm có... với sản phẩm nấm tươi: - Đường kính cánh nấm từ 2-2.5cm - Nấm phải được cắt sạch gốc, không để lại rễ vàng - Cánh nấm không bị nứt - Nấm có màu trắng tự nhiên không bị vàng, úa - Nấm không được ướt quá dễ bị thối nát Vệ sinh nhà trồng nấm: Sau khi thu hoạch, loại bỏ các mô nấm ra khỏi nhà trồng Chất đống cao 40 cm tưới nước vôi ủ thành phân Đống ủ cách xa khu vực trồng nấm Dọn sạch sẽ nhà trồng, mở hết... thể cần ánh sáng khuếch tán Độ thông thoáng trung bình Thời vụ nuôi trồng: Thời gian bắt đầu trồng (cấy giống) nấm hương từ tháng 10 đến tháng 4 dương lịch là tốt nhất (trồng trên cây gỗ) Còn nếu trồng trên mùn cưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau Công dụng: Nấm hương chứa nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như: vitamin C, B, tiền vitamin D, canxi, Niacin, nhôm, sắt, magiê Nấm hương có... thứ 3, thứ 4 dự án tăng 10% giá so với 2 năm đầu 28 - Năm thứ 5 dự án tăng 10% giá so với năm thứ 3 thứ 4 Dự án hoạt động trong vòng 5 năm thì có thể tăng giá tối đa 3 lần dựa vào tình hình nhu cầu thị trường và nguồn cung của dự án Tránh tăng giá quá nhanh và quá cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác và dần mất thị phần 4 Khu đất xây dựng công trình Cơ sở sản xuất nấm sử dụng... sinh trưởng quả thể, nấm Linh Chi đều cần có độ thông thoáng tốt Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía Dinh dưỡng: dùng trực tiếp nguồn xenlulôza Độ pH: Linh Chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5-7) - Giai đoạn nuôi sợi: kín gió,độ sáng vừa phải - Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), ánh sáng được cân đối từ... nhất mà dự án có thể chịu được là 192,97% IRR lớn như vậy bởi dự án nuôi nấm có thời gian thu hồi vốn nhỏ VI Nghiên cứu kinh tế - xã hội – tổ chức dự án Về hiệu quả kinh tế: Người dân vẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp như bình thường, sản lượng lương thực, hoa màu không bị giảm đi khi có dự án, mà ngược lại khi thực hiện dự án người nông dân có thể sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình Trồng nấm có... khuyếch tán của mặt trời hoặc đèn điện Neon (Mỗi ngày chiếu sáng 2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ) Nên bố trí luống nấm như thế nào để khi chiếu ánh sáng khuyếch tán sao cho ánh sáng đến khắp mọi nơi của bề mặt mô nấm để nấm xuất hiện đều cùng một lúc Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh (As trực tiếp của mặt trời) cũng có thể gây chết toàn bộ nấm ở giai đoạn đầu đinh ghim( sau 1 giờ), gây chết 10 30% giai . gió,độ sáng vừa phải - Giai đoạn quả thể phát triển:cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), ánh sáng được cân đối từ mọi phía. 13 Thời vụ nuôi trồng: Trồng nấm linh chi cũng giống như trồng. thể…………………………… 35 1 VIII. Rủi ro và các phương án dự phòng……………………………………37 2 Dự án phát triển nghề trồng nấm. I. Giới thiệu chung về dự án. 1. Lý do chọn dự án. Nấm được xem là một loại thực phẩm xếp. DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM. Mục lục : I. Giới thiệu chung về dự án ………………………………………… 3 1. Lý do chọn dự án ……………………………………………… 3 2. Sản phẩm của dự án …………………………………………… 3 3. Địa điểm đặt dự

Ngày đăng: 02/05/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan