Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011

8 272 0
Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ (Ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-ĐK 1 ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Hiệu trưởng trường tiểu học Đồng Kho 1) I. Nguyên tắc và căn cứ xây dựng 1. Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả theo nguyên tắc thực hành tiết kiệm và tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường Quy chế nội bộ được xây dựng trên cơ sở các quy định của Nhà nước. Một số nội dung đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước ban hành nhưng để phù hợp với tình hình nhà trường thì Thủ trưởng đơn vị được quyền quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định trừ một số tiêu chuẩn định mức chi được quy định theo mục II - Hướng dẫn số 3161/TC-HCSN của Sở Tài Chính-Vật Giá Bình Thuận. Đối với nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nằm trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. Những nội dung không quy định trong quy chế này thì thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận dân chủ, công khai trong đơn vị. Các quyết định cuối cùng phải thông qua tập thể sư phạm nhà trường, gửi phòng GD&ĐT để báo cáo và gửi Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát chi. Thực hiện theo Quy chế dân chủ và quy chế công khai tài chính trong cơ quan. 2. Căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị Định 10/2002/NĐ – CP Ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp có thu; Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 1 Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ; Công văn 3917/UBND-TH ngày 28/09/2005 của UBND Tỉnh Bình Thuận về việc giao tự chủ tài chính cho các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non thuộc Phòng Giáo Dục huyện, thành phố quản lý; Công văn 7470/STC-HCSN ngày 30/11/2005 của Sở Tài Chính -Vật giá v/v thực hiện công văn 4624/UBBT-TH ngày 16/11/2005 của UBND Tỉnh Bình Thuận; Công văn 3161/TC-HCSN ngày 29 tháng 07 năm 2003 của Sở Tài Chính - Vật giá Bình Thuận V/v “ Hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp có thu”; Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND Huyện Tánh Linh về việc phân loại các đơn vị trường học và phân khai kinh phí sự nghiệp giáo dục năm 2011. II. Những quy định cụ thể 1. Quy định về nguồn thu Nguồn thu để khoán chi bao gồm: Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên 2. Quy định về nội dung chi 2.1. Thanh toán cá nhân 1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (Mục 6000; 6050; 6100) Nhà trường đảm bảo mức lương tối thiểu và chế độ phụ cấp do nhà nước quy định cho số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng dài hạn. Đối với hợp đồng dưới 01 năm, đơn vị thực hiện theo hợp đồng ký kết với người lao động. Đối với chế độ phụ cấp đặc thù của ngành, thực hiện theo quy định hiện hành. Phụ cấp tiền thừa giờ phải tính toán không để trường hợp có giáo viên dạy chưa đủ tiết mà lại có tiết thừa giờ. Số tiền thừa giờ/1 tiết được tính theo các công văn hướng dẫn hiện hành. Phó hiệu trưởng kiêm bí tư chi bộ không được tính tăng giờ, Giáo viên đi làm giám thị, giám khảo hay đi thi một chương trình gì thì phải nhờ người dạy thay (không được tính tăng giờ vì đã có chế độ của những công việc đó) và phải bảo đảm đủ giờ chuẩn theo quy định. Đối với tiền lương tăng thêm: Mức xây dựng không vượt quá 01 lần so với quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định. Trong đó: + 25% hỗ trợ chi hoạt động, mua sắm trang thiết bị + Tổng số tiền lương còn lại được quy thành 100% và được phân bổ như sau: Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 2 + 60% : Chia bình quân cho số Cán bộ, công chức trong đơn vị + 40%: Được phân bổ theo đánh giá, xếp loại cán bộ công chức hằng năm theo căn cứ xếp loại thi đua cuối năm học và việc đánh giá mức độ hoàn thành của các thành viên trong tổ (theo bản đánh giá, xếp loại công chức trong năm). Tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại và hệ số quy đổi được quy định như sau: Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại Hệ số - Loại A: Căn cứ xếp loại là đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi. - Loại B: Căn cứ để xếp loại là đạt danh hiệu lao động Tiên tiến cuối năm học. - Loại C: Căn cứ để xếp loại là xếp loại khá ở cuối năm học. 1.0 0.7 0.4 1.2. Tiền thưởng (Mục 6200) Chi thưởng theo quy định của Nhà nước cho CBCC-VC hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế khi được cấp có thẩm quyền ra quyết định khen thưởng đối với các danh hiệu thi đua hàng năm như danh hiệu Lao động Tiến tiến. 1.3. Phúc lợi tập thể (Mục 6250) Chế độ phép hàng năm: Cán bộ, giáo viên, nhân viên được nghỉ phép hè hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Việc nghỉ phép chủ yếu bố trí trong dịp nghỉ hè. Với những trường hợp đặc biệt vẫn bố trí phép trong năm học nhưng giáo viên nghỉ phép trong năm học phải tự nhờ người dạy, nhà trường không được bố trí giáo viên dạy thay để hưởng tăng giờ. Thanh toán chế độ tàu xe phép áp dụng theo công văn 3360/TC-HCSN ngày 14 tháng 8 năm 2003. Việc thanh toán tiền phép phụ thuộc vào điều kiện kinh phí thực tế của trường; không vượt quá 1.500.000 đ/năm/người (đối với các đồng chí về bắc) và mỗi năm chỉ ưu tiên giải quyết phép cho 02 người. Tiền trà nước cho CB,GV,CNV nhà trường chi theo thực tế số trà đã dùng trong tháng và tối đa là 1,5kg/tháng. 1.4. Các khoản đóng góp (Mục 6300) Đơn vị thực hiện trích nộp các khoản đóng góp theo quy định của nhà nước 22% tổng quỹ lương theo quy định hiện hành (16% BHXH, 3% BHYT, 1% bảo hiểm thất nghiệp, 2% Kinh phí công đoàn) 1.5. Các khoản thanh toán cho cá nhân khác (Mục 6400) Cán bộ, giáo viên, nhân viên được cử đi học đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày trong nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thì được thanh toán theo quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 07/05/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận quy định hiện hành trên cơ sở kinh phí hiện có của nhà trường thì Hiệu trưởng nhà trường có quyền chi đủ theo quy định hoặc chi ít hơn so với quy định.(Thời gian thanh toán phụ thuộc vào kinh phí của nhà trường nếu kinh phí không đủ có thể chi trả vào năm sau) Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 3 2. Chi phí nghiệp vụ, chuyên môn 2.1. Dịch vụ công cộng (Mục 6500) Các thiết bị có sử dụng điện chỉ được trang bị cho các cá nhân hoặc bộ phận theo sự chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị. Việc quản lý các thiết bị có sử dụng điện phải thực hiện theo tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Các cá nhân hoặc bộ phận nào thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng điện sẽ bị xử phạt hành chính. Hiệu trưởng giao trách nhiệm trực tiếp cho đồng chí bảo vệ quản lý, theo dõi việc sử dụng điện trong trường học. Bơm và sử dụng nước cho học sinh tiết kiệm hợp lý. Theo dõi việc sử dụng quạt ở các phòng học tránh tình trạng mở quạt khi học sinh không học và quên tắt quạt khi tan học. Các phòng học chỉ sử dụng đèn điện vào tiết 1 buổi sáng và tiết 5 buổi chiều vào những hôm thời tiết xấu. Nếu ban ngành hội họp vào ban đêm chỉ sử dụng phòng hội đồng không được kéo điện sáng cả trường. 2.2. Vật tư văn phòng (Mục 6550) Văn phòng phẩm của bộ phận hành chính: sau khi có nhu cầu của các phòng ban, tổ chuyên môn được lãnh đạo xét duyệt, giao cho văn thư mua sắm mở sổ theo dõi, ký nhận sử dụng văn phòng phẩm. Việc in ấn tài liệu, phô tô của các ban ngành, chuyên môn có nhu cầu phải trình lãnh đạo ký duyệt, cuối tháng chuyển lên kế toán kiểm tra thanh toán. Mua sắm công cụ dụng cụ văn phòng: Việc mua sắm phải phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí. Các bộ phận khi có nhu cầu phải lập dự trù chuyển kế toán xem xét trình hiệu trưởng duyệt. 2.3. Chi phí thông tin liên lạc (Mục 6600): Điện thoại: Cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng điện thoại ở cơ quan vào việc riêng, nếu có nhu cầu gọi thì phải được sự đồng ý của BGH và phải trả tiền cước bưu điện trừ vào lương hàng tháng (các cuộc gọi riêng văn phòng theo dõi ghi lại để thanh toán). Mức tối đa thanh toán cước điện thoại không quá 150.000 đồng / tháng. - Khoán chi tiền điện thoại di động cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và kế toán ban hành kèm theo thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện chế độ sử dụng điện thoại di động. Đối với đơn vị sự nghiệp kinh phí hoạt động do ngân sách bảo đảm, với mức thanh toán cụ thể: + Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ quan đơn vị cần liên lạc công tác nhiều với các cơ quan cấp trên. Do đó, mức khoán của hiệu trưởng là: 200.000 đ/tháng + Phó hiệu trưởng: 100.000 đ/tháng + Kế toán: 100.000 đ/tháng Và khoản tiền khoán điện thoại này sẽ rút hàng tháng theo lương. Báo chí: Báo chí của trường chỉ tập trung về thư viện để phục vụ CB-GV- CNV. Mức chi tối đa không quá 900.000 đồng/quý. Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 4 Internet: Internet do nhà trường thuê bao với mức phí 165.000 đồng/tháng nên khuyến khích cán bộ, công chức sử dụng khai thác, tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và công việc. Tuy nhiên để tiết kiệm điện và và bảo quản tốt máy tính, cán bộ, công chức không được sử dụng mạng internet vào việc riêng như chơi Game, xem phim, Chát… 2.4. Công tác phí (Mục 6700) Cán bộ công chức, viên chức được lãnh đạo cử đi công tác thì được thanh toán chế độ công tác phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh Bình Thuận. Chứng từ thanh toán gồm: Giấy đi đường có ký duyệt của lãnh đạo cơ quan cử đi công tác và xác nhận của cơ quan nơi cán bộ đến công tác. * Tiều tàu xe : Đi công tác trong Huyện mức tính 1.200 đồng/Km. Riêng các đồng chí được cử đi công tác Phan Thiết thì tiền tàu xe áp dụng cho năm 2011 là 90.000 đồng/chuyến (đi và về). * Mức phụ cấp lưu trú 140.000 đồng/ngày; nếu đi trong ngày (không ở đêm) thì thanh toán 120.000 đồng/ngày. * Phụ cấp công tác phí: 120.000 đồng/người/ngày đối với việc cán bộ công chức đi họp, dự hội nghị, kế toán đi làm các công việc với nhiều cơ quan. Riêng đối với công việc đi nộp báo cáo với các ban ngành thì không được tính phụ cấp công tác phí và phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan (kế toán chỉ nhận giấy công tác để làm chế độ thanh toán phải có chữ ký của thủ trưởng ký ở phần đi, không nhận giấy chỉ có nơi đến ký) * Mức thuê phòng trọ : Người được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo phương thức thanh toán khoán (không cần hoá đơn) với mức chi như sau: Công tác tại thành phố Phan Thiết và các huyện trong tỉnh: 100.000 đồng/ người/ngày (áp dụng đối với đợt công tác có từ 3 người trở xuống (cùng giới) và 80.000 đồng (áp dụng đối với đợt đi công tác từ 4 người trở lên): 150.000 đồng/người/ngày áp dụng với đợt công tác đơn lẻ. Riêng đối với CB-GV đi tập huấn chuyên đề chỉ thanh toán tiền tàu xe: 90.000 đồng/1 đợt và tiền phụ cấp 100.000 đồng /ngày/người (đối với Thành phố Phan Thiết), Trong huyện thì tính theo km và tiền phụ cấp 80.000 đồng/ngày/người. (Thời gian thanh toán phụ thuộc kinh phí của nhà trường khi nào có sẽ thanh toán khi đó). Đi công tác tại các địa điểm khác ngoài tỉnh được áp dụng mức thanh toán theo Quyết định 48/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010. 2.5. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (Mục 7000) Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 5 Chi mua đồ dùng dạy học, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, sách, tài liệu dùng cho công tác chuyên môn của ngành giáo dục khi mua sắm các bộ phận, tổ chuyên môn phải lập dự trù thông qua kế toán trình thủ trưởng xét duyệt thực hiện. Phấn viết, văn phòng phẩm giáo viên: Được trang bị cho từng người theo chế độ đủ phục vụ cho công tác giảng dạy trên tinh thần tiết kiệm. Chi cho công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục (theo Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 về việc ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông) theo mức 100.000 đồng/người/ngày cho các thành viên của Hội đồng tự đánh giá làm việc trong các ngày thứ bảy, chủ nhật. Chi cho Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh Bình Thuận và tùy theo kinh phí của nhà trường mà hiệu trưởng nhà trường có quyền chi đủ theo quy định hoặc chi ít hơn so với định mức chi. Khen thưởng học sinh vào cuối năm học và theo số kinh phí được chi khen thưởng là 8.000 đồng /HS/ năm ( theo sĩ số của trường vào thời điểm hiện tại) * Không chi các khoản sau: + Không thanh toán tiền cho các tiết dạy và dự giờ các tiết kiểm tra toàn diện giáo viên và kiểm tra theo Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT. + Không thanh toán tiền hỗ trợ cho giáo viên dạy chuyên môn thể dục (Do giáo viên không được đào tạo chuyên và không dạy đủ 23 tiết thể dục) 2.6. Chi sửa chữa thường xuyên (Mục 6900) Tất cả tài sản, cơ sở vật chất trong khu vực trường, phòng học đều được bảo vệ quản lý 24/24 giờ. Vào đầu năm học, cuối năm tài chính và cuối năm học nhà trường phải tiến hành kiểm tra tài sản trong trường. Khi tài sản hư hỏng các bộ phận phải có đề xuất sửa chữa gởi kế toán để trình lãnh đạo quyết định cho sửa chữa. Tài sản bị mất phải lập báo cáo xác định tình hình thực tế và lập thủ tục trình hiệu trưởng xem xét xử lý (có thể quy trách nhiệm bồi thường nếu cá nhân thiếu trách nhiệm để tài sản mất). Trong suốt năm học tài sản trong phòng học hư hỏng hoặc mất mát trách nhiệm thuộc về lớp học (chỉ tính thời gian thực học, không tính ban đêm, ngày nghỉ…). Trong năm nhà trường sẽ tu sửa lại nhà vệ sinh, khu vệ sinh của nhà trường đang xuống cấp. 3. Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định (Mục 9050, 9100) Mua sắm phải làm đúng quy trình, đầy đủ thủ tục theo chế độ nhà nước quy định. Khi mua sắm tài sản, tuỳ theo giá trị tài sản sẽ mua sắm mà tổ chức cuộc họp lấy ý kiến như họp giao ban, họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm hoặc thành lập hội đồng mua sắm, hội đồng nghiệm thu… 4. Chi phí khác (Mục 7750) Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 6 Tổ chức thu phí và lệ phí (áp dụng cho các trường hợp nhà trường được cá nhân, tổ chức hợp đồng làm đại lý thu): Công tác thu phí và lệ phí quản lý tại đơn vị theo tỷ lệ % để lại được quy định cụ thể cho từng nguồn thu. Phần công tác thu, quản lý số % này được chi cho Hiệu trưởng, kế toán, Thủ quỹ, cũng như căn cứ vào chức năng nhiệm vụ công việc được phân công, hiệu trưởng định mức chi cho từng người. Chi phí tiếp khách: Khách làm việc có tính thường xuyên thì tiếp nước uống thông thường, không thuốc lá. Nếu tiếp khách cần mời dùng cơm thì thực hiện theo chỉ đạo của Hiệu trưởng với tinh thần tiết kiệm. Chi phí hội họp: các hội nghị CNVC, khai giảng, sơ kết, tổng kết và lễ 20/11 do trường tổ chức ngoài việc in ấn tài liệu, trang trí còn được tiền nước uống với mức 10.000 đồng/người/ngày (kể cả đại biểu). Chi tiền mực in cho các tổ trưởng để in những văn bản, công văn của nhà trường, của tổ cho các tổ viên trong tổ của mình theo mức khoán 250.000 đ/năm. Chi cho việc chăm sóc, bảo vệ cây cảnh: Mức chi cho hợp đồng người chăm sóc cây cảnh hằng năm không quá 150.000 đồng/tháng (phải ký hợp đồng cụ thể). Chi tiền công cho người bảo vệ website của nhà trường, với mức chi 100.000 đồng/năm (phải ký hợp đồng cụ thể). Chi bồi dưỡng các chương trình tập huấn tại trường cho người tập huấn với mức chi do hiệu trưởng quy định nhưng không vượt quá 100.000 đ/1 lần tập huấn (Nếu đợt tập huấn đó không có 1 chế độ nào của cấp trên). III. Trích lập các loại quỹ 1. Quy định về trích lập các quỹ Hàng năm sau khi trang trải toàn bộ chi hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, số chênh lệch thu chi hoạt động thường xuyên thì quỹ này phải được trích lập các quỹ: quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc trích lập quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định, sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn của đơn vị và được thực hiện theo trình tự sau: - Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập - Trích lập quỹ khen thưởng - Quỹ phúc lợi: tối đa không quá 01 tháng lương thực tế bình quân ở đơn vị. - Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: là số còn lại sau khi trích lập ba loại quỹ trên. 2. Quy định về sử dụng các quỹ a. Quỹ khen thưởng Được sử dụng trong khen thưởng định kỳ hàng đợt do tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và động viên tinh thần cán bộ CNVC: định mức cần phải thống nhất với tổ chức công đoàn. b. Quỹ phúc lợi: Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 7 Được sử dụng vào mục đích sau: - Mua sắm dụng cụ trang bị và chi hoạt động văn hóa, thể dục – Thể thao của đơn vị - Hoạt động tổ chức quần chúng - Hỗ trợ, trợ cấp khó khăn - Đóng góp từ thiện - Chi hiếu hỷ, ốm đau - Chi mua quà tết và trợ cấp tết cho Cán bộ, công chức trong trường. c. Quỹ dự phòng thu nhập ổn định Trường hợp nguồn thu bị giảm sút dần đến nguồn thu nhập không đảm bảo mức lương tối thiểu chi cho người lao động. Lãnh đạo đơn vị và tổ chức công đoàn thống nhất phương án phân bổ quỹ dự phòng ổn định thu nhập nhằm ổn định thu nhập cho người lao động phù hợp với quy định nhà nước. d. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Quỹ phát triển sự nghiệp được dùng để đầu tư phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp như: bổ sung vốn đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị; hỗ trợ cho công tác đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề chuyên môn cho cán bộ, công chức trong đơn vị. Mức chi do thủ trưởng định và sử dụng đúng theo quy định của pháp luật. IV. Tổ chức thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ có tính pháp lý dùng để điều chỉnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đảm bảo về mặt tài chính theo cơ chế được ban hành kèm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính. Sau mỗi năm thực hiện, nhà trường cần tiến hành xem xét để điều chỉnh quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của ngành và của Nhà nước. Tổ văn phòng, bộ phận tài chính - kế toán chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn toàn trường thực hiện quy chế này. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Những quy định chi tiêu nội bộ trước đây trái với nội dung của quy chế này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc, phát sinh hoặc khi có sự thay đổi cơ chế tài chính, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước thì lãnh đạo nhà trường và tổ chức công đoàn thống nhất phương án giải quyết. TM.BCH CÔNG ĐOÀN HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Hằng Cao Thống Suý Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 8 . vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. Những nội dung không quy định trong quy chế này thì thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Quy chế chi tiêu nội bộ được. được quy thành 100% và được phân bổ như sau: Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 2 + 60% : Chia bình quân cho số Cán bộ, công chức trong đơn vị + 40%: Được phân bổ theo đánh giá, xếp loại cán bộ công. áp dụng mức thanh toán theo Quy t định 48/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2010. 2.5. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (Mục 7000) Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2011 5 Chi mua đồ dùng dạy học, trang

Ngày đăng: 01/05/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan