“Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến 2015

23 1.4K 9
“Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 A. PHẦN MỞ ĐẦU Tỉnh An Giang nằm phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng sống Cửu Long, một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh lỵ của An Giang là Thành phố Long Xuyên có vị trí địa lý nằm phía Nam của tỉnh, diện tích đất tự nhiên 115,31km 2 , dân số là 272.605 người, chia làm 13 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 02 xã. Với vai trò, chức năng, thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, có tác động tích cực thúc đẩy nền kinh tế, xã hội của tỉnh và khu vực. Từ năm 1999, thị xã Long Xuyên chính thức đã được Chính phủ công nhận là Thành phố Long Xuyên, đô thị loại III, là Thành phố trực thuộc tỉnh An Giang. Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long Xuyên đã nỗ lực không ngừng, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân đô thị. Đặc biệt trong những năm gần đây, Thành phố luôn tập trung cao cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang, mở rộng đô thị và quy hoạch phủ kín đô thị để thành phố Long Xuyên phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh đó cũng rất quan tâm việc đẩy mạnh công tác phủ xanh Đô thị, bằng cách xây dựng, cải tạo công viên 8/3 làm điểm trưng bày sản phẩm tranh hoành tráng, lên kế hoạch hoạch lập đề án cây xanh…, tất cả vì mục đích tạo tầm nhìn của một kiến trúc Đô thị trẻ thông qua đề án Nâng cấp đô thị loại II, trực thuộc tỉnh và đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 14/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận TP Long Xuyên là Đô Thị loại II, trực thuộc tỉnh An Giang. Những thành tựu nêu trên đã đạt được cũng chính là nhờ vào sự đóng góp của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và sự tham gia 2 tích cực của các Thành phần kinh tế xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây các văn bản luật đồng loạt ra đời, trong đó Luật xây dựng ra đời đã đi vào cuộc sống thực tiển và đồng thời tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Bên cạnh đó thực tế thành phố Long Xuyên vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đô thị và kinh tế xã hội. Việc quản lý, sử dụng đất đai trong đô thị còn nhiều lãng phí; Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị chậm được cải thiện; Các vấn đề về nhà ở; giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị đang gây nhiều bức xúc; Kiến trúc đô thị còn chấp vá, thiếu bản sắc. Công tác Quản Lý Trật Tự Đô Thị đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng còn buông lõng, chưa được quan tâm đúng mức, trình độ, kiến thức hiểu biết của người dân còn hạn chế; những văn bản có liên quan chưa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, cho nên tình trạng xây dựng không phép, sai giấy phép và bản vẽ thiết kế, tự ý xây dựng hàng rào lấn chiếm thông hành, ban công vươn ra vượt mức quy định cho phép còn diễn biến khá phức tạp. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên, việc tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trật tự Đô thị là rất cần thiết nhằm chỉnh trang Đô thị theo hướng Đô thị “Văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp” và đạt chuẩn các tiêu chí Đô thị loại II, đồng thời tạo nét sống tốt lành cho mọi người và mọi nhà có cảm giác thoải mái và an toàn hơn, chính vì thế mà em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến 2015”. 3 B. NỘI DUNG CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG 1.1 Khái quát về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực trật tự đô thị: 1.1.1 Khái niệm : - Quản lý nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của Nhà Nước. - Quản lý Trật tự Đô thị là quản lý Nhà nước về mọi mặt đời sống, sinh hoạt của con người có tác động đến môi trường xã hội xung quanh khu vực (như đường giao thông, vỉa hè, cây xanh, chợ, điện, nước …) theo quy định pháp luật, nhằm giữ ổn định trật tự xã hội, mọi người sống có nề nếp, hài hòa, mua bán phải trật tự và ngăn nắp; - Quản lý nhà nước về Trật tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng: là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng như: xây dựng nhà, công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật…trên địa bàn đô thị được quản lý theo quy hoạch đô thị, theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị, không để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, không phép, xây dựng lấn chiếm vỉa hè, hẻm thông hành, hành lang bảo vệ sông rạch, kênh mương …. 1.1.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng: - Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợpvới điều kiện tư nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - 4 xã hội với quốc phòng, an ninh; - Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; - Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; - Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật; - Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. - Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị. - Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. - Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra. - Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khuvực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này; - Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp; - Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng 5 lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc; - Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; - Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường trong xây dựng; - Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố; - Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu,bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình trong đấu thầu; - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng; - Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật; - Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng. - Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng. - Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp. - Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tý lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng). - Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư. * Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị: - Công trình xây dựng, bộ phận công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để. - Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ở công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm phải bị xử lý theo những quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan. * Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị : 6 - Ngừng thi công xây dựng công trình. - Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm. - Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm. - Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. - Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. * Kiểm tra, xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị: - Tổ chức kiểm tra, phát hiện và lập hồ sơ các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà, đất và các công trình hạ tầng kỹ thuật…; - Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng, xây dựng lấn chiếm hẻm thông hành, hàng rào lấn chiếm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, tam cấp vươn ra ngoài phạm vi cho phép theo quy chuẩn xây dựng…; - Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo quy định của Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 bao gồm: - Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng; - Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp; - Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng); - Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư. 7 - Công trình xây dựng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hẻm thông hành so với quy hoạch xây dựng được duyệt; 1.2 Quan điểm của Đảng về quản lý trật tự Đô thị: Nước ta đang bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường thì vấn đề quản lý trật tự đô thị cũng là một khâu quan trọng cần phải được quan tâm và thường xuyên theo dõi để ngày càng đi vào nề nếp. Để đất nước ngày càng văn minh, phồn vinh thì cần quan tâm hơn nữa vấn đề trật tự đô thị. Công tác trật tự đô thị, quản lý đô thị là một nhiệm vụ rất quan trọng, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật…Đây là động lực để phát triển thành phố. Để nâng cao hiệu quả Quản Lý Trật Tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng cần quán triệt các quan điểm chỉ dạo sau: Một là, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền, vai trò của Mặt trận, đoàn thể và nhân dân; Hai là, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của địa phương về công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch, cấp phép xây dựng theo đúng quy định. Kiểm tra việc thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại các cơ quan cấp dưới; thực hiện cơ chế liên thông một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện tốt các quy định về quản lý trật tự đô thị; Ba là, phài rà soát lại tình hình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn; thực hiện xử lý nghiêm và kịp thời những công trình, tổ chức, cá nhân vi phạm; Bốn là, Phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và tập trung chỉ đạo, kiên quyết xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị. Khắc phục ngay tình trạng xử phạt nhiều lần nhưng vẫn để tồn tại; đồng thời, thực hiện việc tháo dỡ công trình vi phạm; Năm là, Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, nâng cao ý thức cộng đồng về trật tự, kỷ cương trong 8 xây dựng trên địa bàn. 1.3 Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nƣớc về Trật tự đô thị: - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, ngày 29/11/2003 của Quốc hội khóa XI; - Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Nghị định 180/2007/NĐ-CP, ngày 07/12/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự đô Thị; - Nghị định 23/2009/NĐ-CP, ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh; bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; - Thông tư 24/2009/TT-BXD, ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định 23/2009/NĐ-CP, ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh; bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; - Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 06 năm 2001; - Nghị định 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/02/2010 của Chính Phủ quy định về quản lý và bảo về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ Xây dựng năm 2008; - Quyết định số 186/QĐ-UBND, ngày 09/8/2002 của UBND TP Long Xuyên về việc ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của Đội quản lý trật tự đô thị TP Long Xuyên; - Các văn bản pháp luật khác có liên quan trong lĩnh vực trật tự đô thị, bảo vệ môi trường, quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị. Tóm lại: Quản lý trật tự độ thị trong lĩnh vực xây dựng là một khâu rất quan trọng trong quản lý xây dựng. Bằng những quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể của đô thị nói riêng và của nhà nước nói chung, cơ quan quản lý nhà nước 9 về hoạt động xây dựng quản lý mọi hoạt động xây dựng trên địa bàn đô thị theo đúng trật tự, đảm bảo nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. Quản lý trật tự xây dựng cũng là việc đi dà sát kiểm tra những công trình xây dựng trên địa bàn xây dựng mà không đúng như yêu cầu trong GPXD đã được cơ quan cấp phép cấp cho và có biện pháp xử lý theo luật đã định. Quản lý trật tự xây dựng là khâu tiếp theo của khâu cấp phép. Quản lý trật tự xây dựng dựa trên căn cứ chủ yêu là giấy phép xây dựng và các tiêu chuẩn đã được duyệt. Công tác quản lý trật tự xây dựng đảm bảo cho công tác cấp phép được thực thi có hiệu lực. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. LONG XUYÊN 2.1. Đặc điểm tình hình địa phƣơng: Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh An Giang với diện tích đất tự nhiên 115,31km 2 , dân số là 272.605 người, chia làm 13 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 02 xã, được giới hạn bởi tứ cận cụ thể như sau: Bắc giáp huyện Châu Thành; Tây Nam giáp huyện Thoại Sơn; Nam giáp quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ và huyện lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện Chợ Mới, cách dòng sông Hậu. Trong những năm qua thành phố Long Xuyên quyết tâm phấn đấu để được công nhận là thành phố Long Xuyên đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang, công tác chỉnh trang đô thị, đầu tư cơ sở sản xuất, thương mại và dịch vụ đã thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển nhảy vọt, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên; cảnh quan, môi trường ngày một khang trang ngang tầm với một thành phố đô thị loại II. Tuy nhiên, bên cạnh phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân thì tình hình chấp hành các quy định pháp luật về quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng, xây dựng lấn chiếm đất công, thông hành, vỉa hè, xây dựng trên đất lâu năm, đất hai lúa vẫn còn diễn ra thường xuyên trên địa bàn thành phố. * Về cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về trật tự đô thị thành phố Long Xuyên: - Phòng Quản lý Đô thị có 03 tổ chuyên môn trực thuộc: tổ quy hoạch; tổ xây dựng; tổ hạ tầng giao thông với tổng số nhân sự là 14 người. Trong đó, có 01 người là trưởng phòng; 02 người là phó trưởng phòng và còn lại 11 người là nhân viên phụ trách 03 tổ chuyên môn nêu trên. - Phòng Quản lý Đô thị có chức năng và nhiệm vụ như sau: quản lý kiến trúc đô thị, theo dỏi tiến độ lập và điều chỉnh quy hoạch, tổ chức lấy ý kiến dân, [...]... phạt hành chính trên địa bàn thành phố 3.3 Một số giải Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản Lý nhà nƣớc về Trật Tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố long xuyên đến 2015 Với vị trí, vai trò quan trọng của thành phố Long Xuyên đối với tỉnh và khu vực, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các công trình xây dựng nhà ở và các công... tế Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Trật tự Đô thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố long xuyên đến 2015 được đề cập trong tiểu luận này hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực trật tự đô thị đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng trong thời gian quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố trong thời gian tới / 23 ... lại: Quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng là mối quan tâm trước hết của các nhà quản lý cũng như dân cư sống trong đô thị Như phần thực trạng đã nêu, tình hình quản lý trật tự đô thị trong xây dựng trên địa bàn thành phố trong thời gian qua có từ những thuận lợi, khó khăn, những bất cập, cho thấy công tác quản lý trật tự đô thị trong xây dựng cần thiết được quan tâm và có những biện pháp. .. quản lý trật tự đô thị tại địa phương - Cần quan tâm đến công tác cán bộ, điều chỉnh chế độ tiền lương, chính sách cho phù hợp đối với cán bộ làm công tác quản lý trật tự đô thị ở phường, xã 2 Kết luận Việc nâng cao hiệu quả Quản Lý Trật Tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố long xuyên đến 2015 là quản lý và nâng cấp thành phố Long Xuyên xứng tầm là đô thị loại II đã được Chính phủ... 21 nhà nước đối với công tác quản lý trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng C KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1 Kiến nghị Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý trật tự Đô thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến năm 2015, em có những kiến nghị với Đảng và chính quyền, các ngành chức năng thành phố, tỉnh như sau: - Đẩy nhanh tiến độ lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Long Xuyên, ... quản lý trật tự Đô thị trong lĩnh vực xây dựng Từ đó, từng bước nâng cao ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về xây dựng 2.2 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên trong thời gian qua 2.2.1 Kết quả đạt đƣợc: - Phối hợp cùng các cơ quan liên quan đề xuất UBND Thành phố các hình thức xử lý vi phạm, soạn... dõi quản lý quy hoạch và lộ giới đã được phê duyệt Quản lý hoạt động các bến xe, tàu; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị; công viên cây xanh, chiếu sang; rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị) ; quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý trật tự xây dựng đô thị Từ năm 2005 đến nay Đội quản lý trật tự đô thị đã phối hợp với các ngành và phường xã thường xuyên. .. Đội Quản lý trật tự đô thị Trước mắt cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đô thị cho đội ngũ cán bộ công chức các Phòng, ban ngành có liên quan đến lĩnh vực xây dựng, Tổ quản lý trật tự đô thị các phường, xã; xử lý cán bộ công chức thuộc quyền có hành vi nhũng nhiễu, dung túng, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng - Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trong. .. biện pháp nhằm cải thiện tình hình và phát huy hiệu quả 16 CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP LONG XUYÊN ĐẾN 2015 3.1 Mục tiêu: Xây dựng và phát triển đô thị: Quản lý và phát triển đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, tập trung... thành phố xử lý các hành vi vi phạm về xây dựng, trên địa bàn thành phố Long Xuyên; tham mưu UBND thành phố ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt hành chính và Đội quản lý trật tự đô thị cũng phối hợp các ngành thành phố, phường xã giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý trật tự đô thị, đặc biệt là quản lý trật tự . hành chính trên địa bàn thành phố. 3.3 Một số giải Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản Lý nhà nƣớc về Trật Tự Đô Thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố long xuyên đến 2015. Với vị. biến pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, nâng cao ý thức cộng đồng về trật tự, kỷ cương trong 8 xây dựng trên địa bàn. 1.3 Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nƣớc về Trật tự. nhà nước về trật tự đô thị trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Long Xuyên đến 2015 . 3 B. NỘI DUNG CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ

Ngày đăng: 28/04/2015, 10:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan