Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô

73 432 0
Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trịnh Thị Bích Hồng 1 Lớp TTQTA – K9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay, các hoạt động mua bán giữa các nước ngày càng có cơ hội phát triển, hầu như không có biên giới. Vì vậy, các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng thương mại (NHTM) hiện đại theo đó cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, trong đó có nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT). Là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động TTQT của các ngân hàng ngày nay càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động TTQT không chỉ đơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Yêu cầu đặt ra là là TTQT phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với cả khách hàng và NHTM, hay chính là chất lượng TTQT. Chất lượng TTQT trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Trong những năm trở lại đây, hoạt động TTQT, đặc biệt là thanh toán tín dụng chứng từ ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc và thực sự phát huy được những thế mạnh của mình. Tuy nhiên, do nền kinh tế còn non trẻ cộng với sự phát triển phức tạp của nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hoạt động này còn thể hiện những bất cập, nhất là việc nâng cao an toàn trong hoạt động TTQT nói chung và thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Nắm bắt được những bất cập và tìm ra hướng giải quyết những bất cập đó sẽ giúp cho TTQT trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và nước ngoài phát triển, hòanoàn thiện nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày một đa dạng với phạm vi mở rộng trên toàn thế giới. Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô, trên cơ sở những kiến thức đã học được ở trường, đồng thời Trịnh Thị Bích Hồng 2 Lớp TTQTA – K9 qua nghiên cứu tài liệu kết hợp với sự giúp đỡ của thầy cô giáo, em xin chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô.” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động TTQT và chất lượng TTQT tại NHTM. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô. Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô, khóa luận đưa ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng TTQT theo phương thức TDCT đối với ngân hàng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đi sâu vào đánh giá thực trạng chất lượng TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2007 – 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp…trên cơ sở các số liệu thống kê của ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2007 - 2009. Khóa luận dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được chia làm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô. Trịnh Thị Bích Hồng 3 Lớp TTQTA – K9 Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ đối với ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô. Khóa luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải – Giảng viên khoa Ngân hàng, học viện Ngân hàng. Em xin bày tỏ lòng biết ơn và mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Trịnh Thị Bích Hồng Trịnh Thị Bích Hồng 4 Lớp TTQTA – K9 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM 1.1.TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng (gọi là ngân hàng phát hành) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (letter of credit), theo đó, ngân hàng phát hành sẽ cam kết và trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản qui định trong L/C. Tại điều 2 UCP 600 thì: “Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được và gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thể hiện cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH (ngân hàng phát hành) về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.” So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm ở chỗ:  Đối với nhà xuất khẩu: Được NHPH L/C (không phải là nhà nhập khẩu) đảm bảo thanh toán chắc chắn nếu xuất trình được bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp.  Đối với nhà nhập khẩu: Được NHPH L/C đảm bảo không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp. Trịnh Thị Bích Hồng 5 Lớp TTQTA – K9 1.1.2. Vai trò của thanh toán tín dụng chứng từ. 1.1.2.1. Thanh toán tín dụng chứng từ đối với nền kinh tế. Ngày nay thanh toán tín dụng chứng từ được áp dụng rất phổ biến và rộng rãi. Thanh toán tín dụng chứng từ nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Thanh toán tín dụng chứng từ là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp. 1.1.2.2. Thanh toán tín dụng chứng từ - Hoạt động sinh lời của NHTM. Ngày nay, hoạt động thanh toán tín dụng là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các NHTM (ngân hàng thương mại), nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. Thanh toán tín dụng chứng từ còn là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tê, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn vốn huy động. Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một Trịnh Thị Bích Hồng 6 Lớp TTQTA – K9 dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Ngày nay, do nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuận tiện, an toàn và hiệu quả nên hầu hết các hoạt động thanh toán quốc tế đều diễn ra thông qua hệ thống ngân hàng, đồng thời hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ đã phát triển theo một tập quán thống nhất trên qui mô toàn thế giới. Thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ cho khách hàng, ngân hàng thu một khoản phí để bù đắp cho các chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần thiết. Đối với NHTM hiện đại thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng không những về số lượng mà cả về tỷ trọng. Các ngân hàng hoạt động đa năng, tạo ra một dây chuyền kinh doanh khép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra một mắt xích không thể thiếu, trong đó hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ được xác định là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác phát triển. 1.1.3. Nội dung của thanh toán tín dụng chứng từ 1.1.3.1. Các chủ thể tham gia thanh toán tín dụng chứng từ a. Người yêu cầu mở L/C (The Applicant for L/C): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mai quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu. Trong hợp đồng thương mại, người nhập khẩu và người xuất khẩu đã thỏa thuận về điều khoản thanh toán là áp dụng phương thức TDCT. Trước khi người xuất khẩu giao hàng, người nhập khẩu phải làm thủ tục mở thư tín dụng trước một thời gian hợp lý. Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng thương mại đã ký, viết đơn đề nghị mở thư tín dụng (theo mẫu qui định của ngân hàng) gửi tới ngân hàng phục vụ mình. Theo yêu cầu của ngân hàng, có thể người nhập khẩu phải gửi kèm theo đơn một số giấy tờ cần thiết như: Bản sao hợp đồng thương mại, Quota, giấy ủy quyền trích ngoại tệ. Trịnh Thị Bích Hồng 7 Lớp TTQTA – K9 Tùy theo quan hệ giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng, tính chất của từng nghiệp vụ giao dịch; người nhập khẩu thường phải ký quĩ một số tiền của thư tín dụng, tỷ lệ ký quĩ này có thể lên tới 100% giá trị của tín dụng. Người nhập khẩu phải trả một khoản thu phí cho ngân hàng (theo tỷ lệ phụ thuộc số tiền và thời hạn của thư tín dụng, tỷ lệ này do ngân hàng qui định) và có quyền đề nghị ngân hàng phát hành bổ sung, sửa chữa hoặc hủy bỏ thư tín dụng theo đúng qui định của UCP. Mặc dù ngân hàng đã thanh toán nhưng người nhập khẩu vẫn có quyền từ chối thanh toán lại cho ngân hàng một phần hoặc toàn bộ số tiền của thư tín dụng nếu nhà nhập khẩu kiểm tra phát hiện bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện của thư tín dụng. b. Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C): Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán, nhà xuất khẩu, người ký phát hối phiếu. Khi người xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo chuyển đến phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng xem có phù hợp với nội dung của hợp đồng thương mại không. Nếu phát hiện có nội dụng không phù hợp hoặc bất lợi thì họ có quyền yêu cầu người nhập khẩu thực hiện bổ sung, sửa đổi thư tín dụng. Người xuất khẩu chỉ giao hàng hóa theo hợp đồng, sau khi đã có thư tín dụng phù hợp và là văn bản chính thức. Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng, trong thời gian qui định, người xuất khẩu khẩn trương lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng qui định của thư tín dụng và xuất trình tới ngân hàng được chỉ định trong thời gian hiệu lực. Khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về hình thức và phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng thì họ sẽ nhận được tiền bán hàng. Tùy theo qui định trong thư tín dụng có thể người xuất khẩu phải thanh toán một khoản phí cho ngân hàng. c. Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu. NHPH thường được hai Trịnh Thị Bích Hồng 8 Lớp TTQTA – K9 bên thỏa thuận và qui định trong hợp đồng. Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH. Để phòng tránh rủi ro trong thanh toán, trước khi phát hành thư tín dụng, ngân hàng phải kiểm tra khả năng tài chính của người nhập khẩu. Ngân hàng quyết định việc ký quĩ, tỷ lệ ký quĩ đối với người nhập khẩu. Ngân hàng còn phải căn cứ vào UCP và thỏa ước ngân hàng để phát hành thư tín dụng. Tín dụng thư được phát hành thông qua ngân hàng thông báo để chuyển tới người thụ hưởng. Khi người nhập khẩu yêu cầu và có sự nhất trí của các bên, ngân hàng tiến hành bổ sung sửa đổi thư tín dụng. Sau đó thông báo ngay những nội dung đã được sửa đổi cho người xuất khẩu biết thông qua ngân hàng thông báo. Khi nhận được bộ chứng từ từ người xuất khẩu, hoặc từ ngân hàng được chỉ định hoặc từ ngân hàng xác nhận thì NHPH phải kiểm tra xem có phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng không. Nếu phù hợp thì trả tiền, nếu bộ chứng từ có bất đồng thì NHPH có quyền từ chối thanh toán và hỏi ý kiến nhà nhập khẩu. Khi nhà nhập khẩu thanh toán đầy đủ thì NHPH giao chứng từ để họ đi lấy hàng. d. Ngân hàng thông báo (advising bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu. Khi nhận được thư tín dụng từ NHPH gửi tới, NHTB phải kiểm tra mẫu chữ ký hoặc mã điện tín để tránh gian lận. Sau đó cần khẩn trương thông báo và chuyển thư tín dụng đến nhà xuất khẩu. Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán do người xuất khẩu xuất trình NHTB phải kiểm tra và chuyển ngay toàn bộ chứng từ đó tới NHPH (hoặc ngân hàng được chỉ định thanh toán). NHTB không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do dự chậm trễ, mất mát chứng từ trên đường gửi tới NHPH. e. Ngân hàng xác nhận (confirming bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo ủy quyền của NHPH. Trịnh Thị Bích Hồng 9 Lớp TTQTA – K9 NHXN (ngân hàng xác nhận) là ngân hàng có uy tín trong lĩnh vực tài chính tiền tệ trên thương trường quốc tế. NHXN chịu trách nhiệm thanh toán số tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng. Ngân hàng này được phép yêu cầu NHPH phải đặt tiền ký quĩ xác nhận theo tỷ lệ, có thể lên tới 100% giá trị tín dụng và còn được hưởng phí xác nhận. f. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ là giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ. NHđCĐ bao gồm: - Confirming Bank: Ngân hàng xác nhận. - Paying Bank: Ngân hàng trả tiền. - Negotiating Bank: Ngân hàng chiết khấu. - Accepting Bank: Ngân hàng chấp nhận. - Deferred undertaking Bank: Ngân hàng trả chậm. 1.1.3.2. Qui trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ. Sơ đồ 1.1: Qui trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ. (8) (7) (2) (5) (6) (1) (9) (10) (4) Hợp đồng Chú thích: Đầu tiên nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng thương mại, trong đó lựa chọn điều khoản thanh toán là TDCT. Ngân hàng thông báo (Advising Banhk) Người yêu cầu mở L/C (Applicant) Người thụ hưởng. (Beneficiary) Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) (3) Trịnh Thị Bích Hồng 10 Lớp TTQTA – K9 (1) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở L/C, trong đó người thụ hưởng là người xuất khẩu rồi gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (2) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng được các yêu cầu, NHPH sẽ phát hành L/C và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo tới người thụ hưởng. (3) NHTB khi nhận được L/C sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao L/C này cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì tiến hành giao hàng, nếu có bất đồng thì yêu cầu nhà nhập khẩu thay đổi. (5) Sau khi đã hoàn tất việc giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C gửi tới ngân hàng được chỉ định để đề nghị thanh toán. (6) Ngân hàng được chỉ định tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán cho người xuất khẩu (trả ngay, trả chậm hoặc chiết khấu). (7) Sau đó chuyển bộ chứng từ đến NHPH để đòi tiền. (8) NHPH kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện của L/C thì trả tiền cho ngân hàng đã thanh toán. (9) NHPH thông báo cho nhà nhập khẩu biết bộ chứng từ đã tới, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành trả tiền hay chấp nhận, NHPH sẽ trao bộ chứng từ cho họ đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thanh toán thì NHPH không trao chứng từ cho họ. (11) 1.1.3.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ. a. Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform custom and practice for Documentary Credit – gọi tắt là UCP). Văn bản UCP do phòng thương maại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) soạn thảo và ban hành. Bản UCP đầu tiên được soạn thảo và công bố vào năm 1933 và được hội nghị ICC lần thứ 7 tại Viene thông qua, ấn phẩm và có hiệu lực cùng năm 1933. [...]... TDCT tại Ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô, từ đó tìm ra những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại ngân hàng này Trịnh Thị Bích Hồng Lớp TTQTA – K9 26 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BIDV VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2.1.1... THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2.2.1 Triển khai các văn bản pháp lý điều chỉnh thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng BIDV Việt Nam, chi nhánh Đông Đô  Phạm vi quốc gia Trịnh Thị Bích Hồng Lớp TTQTA – K9 33 - Nghị định 63/1998/NĐ – CP ngày 17/08/1998 của chính phủ về quản lý ngoại hối - Thông tư 01/1999/TTQT... thức tín dụng chứng từ Thị phần thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng càng cao thì chứng tỏ chất lượng thanh toán bằng phương thức này của NHTM càng tốt b Doanh số XNK thực hiện bằng phương thức tín dụng chứng từ: Chỉ tiêu này tăng cao thể hiện chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ được nâng lên, ngược lại nó chỉ ra ngân hàng cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng. .. vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay Việc thành lập chi nhánh BIDV Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả và. .. là đối với hàng hóa nông sản, lâm thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa, gạo…  1.2.CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM 1.2.1 Khái niệm chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ Chất lượng của nghiệp vụ thanh toán TDCT được đo bằng những đặc tính mà từ đó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Chất lượng thanh toán TDCT được thể hiện xuyên suốt kể từ khâu NHPH nhận được yêu cầu mở thư tín dụng. .. quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán - Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua công ty quản lý nợ và khai thác tài sản 2.1.1.3 Mô hình tổ chức Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô thực hiện điều hành theo chế độ một thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô Giám đốc chi nhánh Phó giám... thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đông Đô 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước Bên cạnh việc huy động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương... phần nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 1.3.2 Nhân tố khách quan 1.3.2.1 Môi trường kinh tế trong nước Hoạt động ngân hàng trong một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn Ngân hàng an tâm đầu tư tín dụng cho nền kinh tế, phát triển dịch vụ mới, mở rộng tầm hoạt động trên trường quốc tế, tạo khả năng phục vụ hoạt động TTQT nói chung và hoạt động tín dụng chứng từ nói... đốc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Quyết định số 4929 của Tổng giám đốc BIDV Việt Nam ban hành ngày 13/9/2005 về “Quy trình thanh toán quốc tế” 2.2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán TDCT tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô 2.2.2.1 Chất lượng TTQT bằng L/C qua một số chỉ tiêu định tính a Thời gian thực hiện giao dịch Căn cứ vào qui trình TTQT, tập quán, thông lệ quốc tế, chi nhánh. .. lượng hồ sơ, tài liệu giao dịch, mức độ an toàn, mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng thanh toán càng tốt và ngược lại Chỉ tiêu này thường được các NHTM tiến hành định kỳ, từ đó xác định được chất lượng thanh toán đến đâu để có những giải pháp nâng cao, hoàn thiện e Tính hoàn hảo của bộ chứng từ do nhà nhập khẩu lập và

Ngày đăng: 28/04/2015, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan