Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

23 1.3K 2
Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới PPDH là một vấn đề đã được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu PPDH đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con người. Đổi mới PPDH cũng là thay đổi vai trò của người GV. Nếu như trước đây, GV có vai trò truyền thụ kiến thức cho HS và HS chỉ việc ghi chép và tiếp thu kiến thức một cách máy móc không cần phải tư duy thì theo PPDH hiện nay HS sẽ giữ vai trò trung tâm, chủ động phát hiện kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của GV. - Định hướng đổi mới PPDH đã được thực hiện trong chương trình thay đổi SGK. SGK các môn học nói chung và môn sinh học 7 nói riêng đã được cung cấp khá phong phú các tư liệu như: tranh ảnh, sơ đồ minh họa, thông tin,… nhằm tăng cường tính tích cực chủ động của HS theo hướng “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. - Thực tế hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm và khai thác nguồn tư liệu vào dạy học môn Sinh học 7 của GV ở trường trung học cơ sở (THCS) còn rất hạn chế. Vì vậy, việc sưu tầm, xây dựng kho tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS là việc làm hết sức cấp thiết và hữu ích. - Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu phục vụ cho GV dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực của HS. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu sưu tầm và xây dựng được kho tư liệu phong phú để giảng dạy môn Sinh học 7 thì sẽ giúp GV tổ chức tốt quá trình dạy – học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học Sinh học 7. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phổ thông. 1 4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 7 ở trường THCS. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Điều tra thực trạng: + Việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu để giảng dạy Sinh học 7 của GV. + Mức độ hứng thú của HS lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học. - Xây dựng hệ thống tư liệu cần sưu tầm. - Tiến hành sưu tầm tư liệu . - Tổng hợp, phân loại tư liệu. - Xây dựng kho tư liêu. - Xây dựng bài tập, giáo án có sử dụng tư liệu. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Thu thập, phân loại, tổng hợp các sách báo, tài liệu, luận văn, luận án có liên quan. 6.2. Phương pháp điều tra - Điều tra thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu để giảng dạy Sinh học 7 của Giáo viên. - Điều tra thực trạng về mức độ hứng thú của Học sinh lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học . 6.3. Phương pháp chuyên gia - Tìm đọc tài liệu có liên quan. - Tham khảo ý kiến chuyên gia, giáo viên hướng dẫn, và các thầy cô chuyên môn khác. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của việc sử dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7. 6.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê Sử dụng một số công thức toán học để xử lý thống kê và đánh giá kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm. 6.5.1. Phân tích định lượng các bài kiểm tra - Các bài kiểm tra ở các nhóm lớp đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN) đều chấm cùng một biểu điểm theo thang điểm 10. - Các kết quả thu được chúng tôi xử lý bằng thống kê toán học để nhằm tăng độ chính xác của các kết luận. 6.5.1.1. Lập bảng thống kê - Lập các bảng phân phối tần suất (%). - Lập các bảng phân phối tần suất lũy tích. 6.5.1.2. Tính các tham số đặc trưng 6.5.2. Phân tích định tính các bài kiểm tra Phân tích chất lượng các bài kiểm tra của HS để thấy rõ: - Năng lực tư duy và khả năng tiếp thu kiến thức của HS. - Khả năng gây hứng thú học tập và mức độ hoạt động của HS. - Kỹ năng phân tích, tổng hợp tư liệu học tập của học sinh. 7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 7.1. Về mặt lí luận - Cơ sở lí luận khẳng định vai trò của tư liệu trong dạy học Sinh học 7. - Xây dựng hệ thống các tư liệu cần sưu tầm để phục vụ cho quá trình giảng dạy Sinh học 7. 7.2. Về mặt thực tiễn Xây dựng được kho tư liệu phục vụ cho công việc giảng dạy Sinh học 7 của Giáo viên theo hướng phát huy tính tích cực của HS. 8. LƯỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phương pháp DH hiện nay là nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của HS trong hoạt động học tập. Để nhằm đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi người GV phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong đó có việc sưu tầm, bổ sung thêm các tư 3 liệu dạy học để làm cho bài giảng trở nên phong phú hơn, từ đó kích thích sự hứng thú học tập của HS. Việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho giảng dạy rất được các nhà giáo dục chú trọng đặc biệt là các GV trực tiếp giảng dạy. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc thu thập và sử dụng tư liệu để giảng dạy, có thể kể ra một số công trình sau: Huỳnh Thị Ánh Ngọc (2006), Sưu tầm và sử dụng tư liệu để giảng dạy phần sinh thái học ở Trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế. Phạm Đình Văn (2006), Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng sưu tầm tư liệu để giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Huế. Nguyễn Trúc Phương (2009), Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Công nghệ 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, Khóa luận tốt nghiệp, Đai học Đồng Tháp Trang web: http://tulieu.violet.vn đã giới thiệu hệ thống tư liệu môn Sinh học 7, http://baigiang.violet.vn đã giới thiệu các loại giáo án, http://violet.dientuyet.com.vn . Nhưng những hình ảnh này phần lớn là scan từ sách giáo khoa và chưa thực sự đầy đủ, chưa được sắp xếp thành hệ thống các bài, chương. Qua những công trình trên chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc xây dựng hệ thống tư liệu dạy học môn sinh học lớp 7 – THCS, vì vậy đề tài của tôi là có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 9. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 9.1. Giới hạn 1. Giới hạn kho tư liệu: Toàn bộ chương trình môn Sinh học 7. 2. Giới hạn thực tập giảng dạy: 9.2. Phạm vi * Điều tra thực trạng: Trường THCS & THPT Thạnh Tân - Thạnh Trị - Sóc Trăng , Trường THCS An Thạnh 1 – Cù Lao Dung - Sóc Trăng và Trường THCS Long Tân – Ngã Năm – Sóc Trăng. 4 * Thực nghiệm: Trường THCS An Thạnh 1 – Cù Lao Dung - Sóc Trăng. 10. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, ND khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1 – Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài - Chương 2 – Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS. - Chương 3 – Thực nghiệm sư phạm NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm tư liệu Tư liệu là những thứ vật chất được con người sử dụng trong một lĩnh vực nào đó, đôi khi cũng là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Trong quá trình dạy học, tư liệu là một loại thông tin mà dựa vào đó học sinh có thể tìm tòi, suy luận dẫn đến một kết luận tri thức. 1.1.2. Phân loại tư liệu Có nhiều cách phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, có thể nêu ra một số cách phân loại sau: 1. Dựa vào hình thức cung cấp thông tin + Tư liệu ngôn ngữ: Ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói + Tư liệu phi ngôn ngữ: Hình ảnh, mô hình, sơ đồ, phim. 2. Dựa vào nguồn cung cấp thông tin + Tư liệu khai thác từ các loại sách tham khảo. + Tư liệu từ bài giảng, các luận văn, luận án. + Tư liệu phòng thí nghiệm. + Tư liệu được khai thác từ các loại báo, tạp chí. + Tư liệu từ các chương trình truyền hình. + Tư liệu khai thác từ các đĩa CD. + Tư liệu khai thác từ mạng Internet. 3. Dựa vào mục đích sử dụng + Sử dụng để giảng dạy bài mới. + Sử dung để củng cố, ôn tập. 5 + Sử dụng trong kiểm tra – đánh giá. 1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá tư liệu + Tư liệu phải phù hợp với mục đích đề ra + Tư liệu phải ngắn gọn, rõ ràng, thời sự, hiện đại, chứa nhiều thông tin + Tư liệu phải phát huy tính tích cực, khả năng tìm tòi, khám phá của HS + Tư liệu phải đẹp, sinh động, dễ hiểu 1.1.4. Tầm quan trọng của tư liệu trong dạy học + Tư liệu bổ sung nội dung cho sách giáo khoa. + Tư liệu là biện pháp tạo ra các hoạt động để tổ chức quá trình nhận thức cho học sinh. + Tư liệu tạo sự hấp dẫn, hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS. + Góp phần đổi mới phương pháp dạy học. 1.1.5. Khái niệm tích cực hóa Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động của thầy giáo và của các nhà giáo dục nói chung, nhằm biến người học từ thụ động thành chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. 1.1.6. Tích cực hóa học sinh trong dạy học là gì? Tích cực ở đây được hiểu theo nghĩa là hoạt động chủ động trong nhận thức và hành động. Một cách chung nhất, tính tích cực trong học tập của HS là một trạng thái hoạt động của HS được xuất hiện khi HS có động cơ, mục đích học tập đúng đắn, rõ ràng; có nhu cầu học và cảm thấy hứng thú trong học tập. * Tính tích cực nhận thức trong học tập có các cấp độ từ thấp đến cao - Bắt chước, cố gắng làm theo. - Tìm tòi, độc lập giải quyết vấn đề. - Sáng tạo, tìm ra giải pháp mới, độc lập, hiệu quả. * Một số tiêu chí đánh giá tính tích cực nhận thức của HS:  Sự tập trung chú ý vào nhiệm vụ học tập. 6  Khả năng định hướng nhanh vào mục tiêu học tập.  Có các biểu hiện của sự hứng thú học tập.  Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập.  Độc lập hành động.  Hăng hái tham gia trao đổi thảo luận: chủ động nêu vấn đề, câu hỏi và sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.  Khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập.  Suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. 1.1.7. Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu Sưu tầm tư liệu trong dạy học thực chất là một quá trình thu và phát thông tin. Nó bao gồm các bước tổng quát sau: Quy trình sưu tầm và xây dựng kho tư liệu 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng về việc sưu tầm tư liệu và nhu cầu cần tư liệu của Giáo viên trong dạy học Sinh học 7 1.2.1.1. Kết quả thăm dò GV 1.2.1.2. Nhận xét 1.2.2. Thực trạng về mức độ hứng thú của học sinh lớp 7 đối với tư liệu trong giờ học Sinh học 1.2.2.1. Kết quả điều tra HS 1.2.2.2. Nhận xét 1.2.3. Kết luận chung 7 GĐ 1 Sưu tầm GĐ2 XD kho tư liệu Bước 1. Xác định mục tiêu bài học Bước 2. Phân tích nội dung bài học Bước 3. Chọn tư liệu cần sưu tầm Bước 4. Tiến hành sưu tầm tư liệu Bước 5. Xử lí tư liệu Bước 6. Phân loại và xây dựng kho tư liệu Từ kết quả điều tra ta thấy: - Về giáo viên: Đa số GV đã cho rằng việc sưu tầm và sử dụng thêm các tài liệu để làm phong phú thêm cho các tiết dạy là rất cần thiết, một số giáo viên đã thường xuyên sưu tầm thêm tài liệu cho tiết dạy của mình. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều giáo viên chưa có thói quen sưu tầm thêm tài liệu để giảng dạy do nhiều nguyên nhân (thiếu phương tiện, mất nhiều thời gian, nguồn tư liệu còn hạn chế cũng như còn hạn chế trong việc truy cập Internet ). Nhưng nhìn chung, tất cả giáo viên điều cho rằng việc sử dụng thêm tư liệu (tranh ảnh, phim, nguồn thông tin bổ sung ) sẽ giúp cho học sinh có thái độ học tập tốt hơn tức là thấy được tác động tích cực của việc sưu tầm và sử dụng tài liệu. - Về học sinh: Đa số các em điều tỏ ra hứng thú trong các tiết học có sử dụng thêm các tư liệu ngoài sách giáo khoa vì có thêm nhiều tranh ảnh đẹp, sinh động; các em được tiếp thu thêm những kiến thức mới ngoài những kiến thức cơ bản được trình bày trong sách giáo khoa và do đó khả năng khắc sâu kiến thức cũng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ trong các tiết học có sử dụng tư liệu do nhiều nguyên nhân (lười học, mất kiến thức căn bản, hạn chế đọc viết, ). vì thế giáo viên cần phải biết lựa chọn PPDH thích hợp để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Như vậy, qua kết quả điều tra ở cả 2 đối tượng ta thấy việc sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để giảng dạy Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích cực của HS là rất cần thiết 8 CHƯƠNG 2. SƯU TẦM VÀ XÂY DỰNG KHO TƯ LIỆU ĐỂ GIẢNG DẠY SINH HỌC 7 Ở TRƯỜNG THCS 2.1. Phân tích cấu trúc chương trình Sinh học 7 SINH HỌC 7 Ngành ĐVNS - KN ĐVNS - Cấu tạo các loài ĐVNS như: trùng roi, trùng biến hình - Đặc điển chung của ĐVNS, vai trò của ĐVNS Ngành RK Các ngành Giun Ngành Thân mềm Ngành Chân khớp Ngành ĐV CXS Sự tiến hóa của ĐV ĐV và ĐS con người Lớp Cá Lớp Lưỡng cư Lớp Bò sát Lớp Chim Lớp Thú - Hình dạng và cấu tạo trong của thủy tức - Một số loài ruột khoang phổ biến - Đặc điển chung và vai trò của Ruột khoang - Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của tùng đại diện cho từng ngành - Vòng đời phát triển của các ngành giun - Một số loài giun phổ biến - Đặc điểm chung của ngành giun dẹp, giun tròn, giun đốt - Tác hại của giun dẹp,giun tròn và lợi ích của giun đốt đối với đời sống con người. - Hình dạng cấu tạo của trai sông đại diện của thân mềm, - Một số loài Thân mềm phổ biến và tập tính của chúng. - Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm. - Hình dạng, cấu tạo của: tôm sông(giáp xác) Nhện (hình nhện) Châu chấu (sâu bọ) - Sự đa dang của ngành Chân khớp. - Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp - KN Động vật có xương sống - Đời sống và cấu tạo ngoài của cá - Cấu tạo trong của cá thích nghi với đờì sống ở nước - Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp cá - Cấu tạo ngoài cấu tạo trong của ếch thích nghi với đờì sống vừa ở nước vừa ở cạn - Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp lưỡng cư - Cấu tạo ngoài và trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn - Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát - Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của chim thích nghi với đờì sống bay lượn - Đa dạng, đặc điểm chung và vai trò của lớp chim - Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của thỏ thích nghi với đờì sống lẫn trốn kẻ thù - Đặc điểm cấu tạo của các đại diện trong từng bộ thú. - Đặc điểm chung và vai trò của lớp thú - KN về tiến hóa của động vật - Chiều hướng tiến hóa của cơ quan di chuyển, tổ chức cơ thể và sinh sản của động vật. Nguồn gốc ĐV ? - Đại diện: 9 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học 7 10 [...]... hiệu quả của việc sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của Học sinh 17 3.2 Nội dung thực nghiệm Sử dụng tư liệu để dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 3.3 Đối tư ng thực nghiệm Lớp 7A1, 7A2 Trường THCS An Thạnh 1 Thời gian thực nghiệm (giảng dạy) 3.4 Phương pháp thực nghiệm - Lớp thực nghiệm: Sử dụng tư liệu. .. GV đều cần thêm tư liệu để giảng dạy và HS rất hứng thú đối với tư liệu trong giờ học Sinh học 7 Vì vậy việc sưu tầm và xây dựng kho tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích cực của HS là cần thiết 2 Đã lập được bảng hệ thống tư liệu cần sưu tầm, xây dựng được kho tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Sinh học 7 3 Đã khai thác, sưu tầm và xây dựng kho tư liệu. .. luôn sử dụng tư liệu mới kích thích hứng thú, tính tích cực học tập của HS nhưng có thể khẳng định rằng sử dụng hệ thống tư liệu trong dạy học Sinh học 7 làm cho bài giảng logic hơn, sinh động hơn và đạt được mục đích dễ dàng hơn 21 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Qua nghiên cứu đề tài Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của Học Sinh ... tư liệu thuộc kênh hình, 68 tư liệu thuộc kênh chữ, 109 tư liệu thuộc kênh phim 2.6 Sử dụng tư liệu trong giảng dạy Sinh học 7 - THCS 2.6.1 Sử dụng trong dạy bài mới Sử dụng tư liệu để thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh - Dựa vào tư liệu thu được để bổ sung vào mục tiêu của HĐ học tập - Sử dụng tư liệu làm nguồn cung cấp thông tin cho HĐ học tập - Sử dụng tư liệu để thiết kế “lệnh” cho HS xử... quả dạy học môn Sinh học 7 Tư liệu không những giúp HS tiếp thu kiến thức chủ động mà còn phát huy được tính sáng tạo trong quá trình học tập 2 Kiến nghị Trong điều kiện hiện nay việc sưu tầm và xây dựng tư liệu cho bài giảng là cần thiết, đặc biệt là môn Sinh học 7 Vì vậy, cần tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho SV về kỹ năng sưu tầm tư liệu, 22 xây dựng kho tư liệu cũng như sử dụng tư liệu để tổ... biểu Căn cứ vào đó ta tìm kiếm tư liệu một cách chính xác  Do chương trình không đi sâu nghiên cứu một đối tư ng cụ thể nào nên nguồn tư liệu phong phú, đa dạng 2.2 Hệ thống tư liệu cần sưu tầm Bảng thống kê các tư liệu sưu tầm (tham khảo ở bản chính của khóa luận, trang 27) Bài Kênh hình Kênh chữ Kênh phin … … … 2.3 Tiến hành sưu tầm tư liệu 2.3.1 Sưu tầm tư liệu từ sách, báo  Bước 1 Sưu tầm sách,... tư liệu với 1121 tư liệu thuộc kênh hình, 68 tư liệu thuộc kênh chữ, 109 tư liệu về phim 4 Đã đề xuất các phương pháp và biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7 cụ thể là: Sử dụng trong dạy bài mới, sử dụng trong củng cố bài học, sử dụng tư liệu trong kiểm tra đánh giá 5 Tiến hành thực nghiệm 2 bài, kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã khẳng định giá trị của hệ thống tư liệu trong việc... của HS SV phải không ngừng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ từ đó có thể khai thác tốt nguồn tư liệu từ Internet, băng đĩa Thường xuyên sưu tầm và xây dựng thành kho tư liệu để phục vụ cho việc giảng dạy sau này Kho tư liệu cần được tiếp tục sưu tầm, bổ sung để ngày càng phong phú, đa dạng hơn nữa về chủng loại cũng như chất lượng nhằm phục vụ việc giảng dạy môn Sinh học 7 nói riêng cũng như dạy. .. tin phù hợp nhất và biến thành kiến thức của mình 2.3.2 Thu thập tư liệu từ đĩa CD, VCD 11 - Thu thập các đĩa CD, VCD,…được các nhà chuyên môn sưu tầm và bán ra thị trường, từ các GV sưu tầm trong quá trình giảng dạy, các học viên xây dựng trong quá trình làm luận văn, luận án…được truyền tay, của các nhóm giảng viên ở trường đại học Ví dụ: Phim về vấn đề môi trường Một số vấn đề về môi trường Đánh bắt... Kết quả thu được ở bảng 3.3 ta thấy td > tα, vậy kết quả thu được là có ý nghĩa Như vậy, việc sử dụng tư liệu trong giảng dạy đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp HS khắc sâu, nắm vững tri thức cũng như nâng cao độ bền kiến thức cho HS 3.5.2.3 Kết luận 20 Tóm lại, sưu tầm và xây dựng kho tư liệu trong giảng dạy Sinh học 7 bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực của HS Tất nhiên . ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu phục vụ cho GV dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS nhằm phát huy tính tích cực của HS. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu sưu tầm và xây dựng được kho tư liệu. thác nguồn tư liệu vào dạy học môn Sinh học 7 của GV ở trường trung học cơ sở (THCS) còn rất hạn chế. Vì vậy, việc sưu tầm, xây dựng kho tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS là việc. THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1. Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 7 ở trường THCS. 4.2. Đối tư ng nghiên cứu Hệ thống tư liệu để giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích cực của

Ngày đăng: 27/04/2015, 16:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan