Ngân hàng câu hỏi thi Kinh tế phát triển - NCS

22 630 2
Ngân hàng câu hỏi thi Kinh tế phát triển - NCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI NGHIÊN CỨU SINH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN Câu 1 (3 điểm). Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, có các cách lựa chọn con đường phát triển nào? Trình bày sơ lược con đường phát triển kinh tế Việt Nam lựa chọn trước thời kỳ cải tổ kinh tế và trong giai đoạn hiện nay. Câu 2 (3 điểm). Trình bày nội dung khái niệm “phát triển bền vững” nêu trong Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bên vững tại Nam Phi (năm 2002). Quan điểm về phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 như thế nào? Lý do ra đời và ý nghĩa của “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam “(Agenda 21- VN) được Chính phủ phê duyệt năm 2004. Câu 3 (3 điểm). Giải thích sự khác biệt giữa mặt số lượng và mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Bằng các số liệu về cơ cấu tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005, hãy rút ra kết luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Câu 4 (3 điểm). Trình bày vai trò của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế trong mô hình Harrod – Domar. Ýnghĩa thực tiễn của mô hình này trong công tác kế hoạch hoá ở các nước đang phát triển. Câu 5 (3 điểm). So sánh sự khác biệt trong quan điểm của Harrod – Domar và Solow về tác động của tiết kiệm và đầu tư đến tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của Solow được sử dụng như thế nào trong giải thích sự hội tụ của các nền kinh tế. Câu 6 (3 điểm). So sánh ảnh hưởng của yếu tố vốn sản xuất (K) và vốn đầu tư (I) đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình AD – AS để minh hoạ cơ chế tác động của hai yếu tố này đến tăng trưởng, với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Câu 7 (3 điểm). Giải thích khái niệm “ phát triển kinh tế”. Nêu khái quát các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế. Tại sao nói: Phát triển kinh tế là quá trình diễn ra đồng thời sự biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Câu 8 (3 điểm). Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được mô tả như thế nào qua “Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế” của W. Rostow? Câu 9 (3 điểm). Từ giả định về lao động dư thừa của D. Ricardo, mô hình hai khu vực của A. Lewis đã mô tả như thế nào về đường cung lao động cho công nghiệp (S L ). Với sự chuyển dịch về đường cầu lao động công nghiệp (D L ) có thể phản ánh gì về mối quan hệ giữa Nông nghiệp và Công nghiệp trong quá trình phát triển? Câu 10 (3 điểm). Trong mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển, sự dư thừa về lao động có phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến xu hướng tăng lên của đường cung lao động công nghiệp (S L ). Với sự chuyển dịch về đường cầu lao động công nghiệp (D L ) có thể phản ánh gì về mối quan hệ giữa Nông nghiệp và Công nghiệp trong quá trình phát triển? Câu 11 (3 điểm). Quan điểm của H.Oshima về dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp? Từ quan điểm này H. Oshima đã mô tả các giai đoạn chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp như thế nào? Sự chuyển dịch về nhu cầu lao động công nghiệp có thể phản ánh gì về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình phát triển? Câu 12 (3 điểm). Phân tích những đặc điểm cơ bản của các loại mô hình công nghiệp hoá: Cổ điển, Hỗn hợp, Rút ngắn - hiện đại, và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa (CNH – XHCN) Câu 13 (3 điểm). Để cơ bản trở thành nước công nghiệp vào 2020, hiện nay Việt Nam đang hướng tới mô hình công nghiệp hoá nào (Cổ điển, Hỗn hợp, Rút ngắn - hiện đại, và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa (CNH – XHCN). Những vấn đề cấp thiết đặt ra khi hướng tới mô hình CNH Việt Nam lựa chọn? Câu 14 (3 điểm). Quá trình lựa chọn đường lối công nghiệp hoá của Việt Nam từ sau 1975 đến nay. Câu 15 (3 điểm). Các phương thức phân phối thu nhập. Sự lựa chọn phương thức phân phối thu nhập của Việt Nam giai đoạn trước và trong thời kỳ đổi mới. Câu 16 (3 điểm). Đặc điểm của nhóm người nghèo ở các nước đang phát triển. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, chính sách nào được coi là chính sách có tác động mạnh đến giảm nghèo ở Việt Nam. Vì sao? Câu 17 (3 điểm). Trình bày các phương pháp đo lường bất bình đẳng về thu nhập. Sự lựa chọn phương thức phân phối thu nhập của Việt Nam nhằm thực hiện quan điểm tăng trưởng kinh tế nhanh đi đôi với giải quyết ngay từ đầu công bằng xã hội. Câu 18 (3 điểm) Chênh lệch thu nhập giữa 20% dân số nhóm giầu nhất với 20% dân số nhóm nghèo nhất ở Việt Nam đã thay đổi như thế nào từ 1993 đến nay? Qua đó có nhận xét gì về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Câu 19 (3 điểm) Nghèo khổ tuyệt đối là gì? Nguyên nhân của nghèo khổ tuyệt đối ở các nước đang phát triển. Các chính sách cơ bản nhằm giảm nghèo đói ở khu vực nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Câu 20 (3 điểm). Giải quyết vấn đề bất bình đẳng có ý nghĩa như thế nào trong quá trình phát triển ở các nước đang phát triển. Nêu chính sách cơ bản để giảm bất bình đẳng trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. Câu 1 (2 điểm). Trình bày vai trò của yếu tố TFP (năng suất nhân tố tổng hợp) đến tăng trưởng kinh tế. Ảnh hưỏng của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua như thế nào? Câu 2 (2 điểm). Yếu tố xuất - nhập khẩu ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? sử dụng mô hình AD – AS để minh họa cơ chế tác động của các yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế, với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Câu 3 (2 điểm). Trình bày ảnh hưởng của yếu tố vốn sản xuất (K) đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình AD – AS để mô tả có chế tác động của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế, với giả thiết các yếu tố khác không đổi . Câu 4 (2 điểm). Trình bày ảnh hưởng của yếu tố lao động (L) đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình AD –AS để minh hoạ cơ chế tác động của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế, với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Câu 5 (2 điểm). Trình bày ảnh hưởng của yếu tố đầu tư (I) đến tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình AD – AS để minh hoạ cơ chế tác động của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế, với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Câu 6 (2 điểm). Trình bày nội dung và ý nghĩa phản ánh của hệ số ICOR trong mô hình Harrod – Domar. Giải thích tại sao hệ số ICOR của các nước phát triển có xu hướng cao hơn các nước đang phát triển. Câu 7 (2 điểm). Ý nghĩa của chỉ tiêu GDP trong sử dụng làm thước đo tăng trưởng kinh tế. Có các loại giá nào để tính GDP? giải thích tác dụng của mỗi loại trong so sánh và đánh giá tăng trưởng kinh tế. Câu 8 (2 điểm). Trình bày vai trò của các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng (K,L) ở các nước đang phát triển. Tác động của của các yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2001-2005 như thế nào? Câu 9 (2 điểm). Phân tích vai trò của yếu tố vốn và công nghệ đến tăng trưởng kinh tế theo mô hình Solow. Hạn chế cơ bản trong mô hình Solow là gì? Câu 10 (2 điểm). Trình bày đặc trưng của mô hình phát triển nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội. Chứng minh: trong giai đoạn trước đổi mới kinh tế, Việt Nam đã lựa chọn mô hình tăng trưởng nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội. Câu 11 (2 điểm). Trình bày đặc trưng của mô hình phát triển nhấn mạnh vào tăng trưởng nhanh. Những hậu quả của mô hình này là gì? Minh hoạ những hậu quả đó bằng những dẫn chứng cụ thể của một số nước đang phát triển áp dụng mô hình trên. Câu 12 (2 điểm). Trình bày những đặc trưng của mô hình phát triển toàn diện. Chứng minh: Việt nam trong giai đoạn đổi mới kinh tế hiện nay đang áp dụng mô hình phát triển toàn diện. Câu 13 (2 điểm). Trình bày nội dung của hàm sản xuất Cobb – Douglas. Ý nghĩa của hàm sản xuất này trong phân tích tăng trưởng kinh tế? Cho ví dụ. Câu 14 (2 điểm). Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001 – 2005. Câu 15 (2 điểm). Quan điểm và Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010. Câu 16 (2 điểm). Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001 -2005. Câu 17 (2 điểm). Quan điểm và Phương hướng chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010. Câu 18 (2 điểm). Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001 -2005. Câu 19 (2 điểm). Quan điểm và Phương hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010. Câu 20 (2 điểm). Thực trạng chuyển dịch cơ cấu khu vực thể chế Việt Nam thời kỳ 2001 -2005. Câu 21 (2 điểm). Quan điểm và Phương hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thể chế Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010. Câu 22 (2 điểm). Thực trạng mối quan hệ tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất (IC/GO) của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2005. Câu 23 (2 điểm). Nội dung của chỉ tiêu chi phí trung gian (IC). Vì sao quan hệ tỷ lệ (IC/GO) lại có thể phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế. Câu 24 (2 điểm). So sánh đường cung lao động công nghiệp (S L ) trong mô hình hai khu vực của A. Lewis và Tân cổ điển. Qua đó rút ra kết luận gì về quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa Công nghiệp và Nông nghiệp trong quá trình phát triển. Câu 25 (2 điểm). Vì sao giai đoạn cất cánh được đánh giá là giai đoạn trung tâm trong sự phân tích các giai đoạn phát triển của W.Rostow? Những đặc điểm cơ bản của giai đoạn này Câu 26 (2 điểm). Ý nghĩa của việc phân loại ba thế hệ công nghiệp với việc lựa chọn hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Câu 27 (2 điểm). Phân tích hệ quả của việc thực hiện mô hình 2 khu vực của A.Lewis đối với vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển. Câu 28 (2 điểm). Vì sao tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đảm bảo cải thiện mức sống của dân cư. Câu 29 (2 điểm). Trình bày quan điểm của S.Kuznets về giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển. Câu 30 (2 điểm). Trình bày quan điểm của A.Lewis về giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển. Câu 31 (2 điểm). Trình bày quan điểm của H.Oshima về giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển. Câu 32 (2 điểm). Phúc lợi cho con người trong quá trình phát triển được đánh giá dựa trên những nhu cầu nào? Nêu chỉ tiêu cơ bản phản ánh các nhu cầu đó. Câu 33 (2 điểm). Vì sao A.Lewis cho rằng bất bình đẳng vừa là điều kiện cần thiết, vừa là kết quả của tăng trưởng kinh tế. Câu 34 (2 điểm). Vai trò của phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế. [...]... chính trị - kinh tế - xã hội đến tăng trưởng kinh tế Câu 21 (1 điểm) Nội dung phân chia hoạt động kinh tế Việt Nam theo cơ cấu vùng kinh tế? Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu này? Câu 22 (1 điểm) Nội dung phân chia hoạt động kinh tế Việt Nam theo cơ cấu ngành kinh tế? Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu này Câu 23 (1 điểm) Nội dung phân chia hoạt động kinh tế Việt Nam theo cơ cấu thành phần kinh tế? Ý... Câu 3 (1 điểm) Bản chất của tăng trưởng kinh tế là gì? Trình bày các tiêu chí và ý nghĩa của từng tiêu chí khi đánh giá sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế Câu 4 (1 điểm) Giải thích: tăng trưởng là điều kiện cần nhưng không đủ của phát triển kinh tế Câu 5 (1 điểm) Giải thích: Phát triển kinh tế là quá trình diễn ra đồng thời cả mặt kinh tế và mặt xã hội Câu 6 (1 điểm) Giải thích: ở các nước đang phát. .. 200 1-2 005, chứng minh: Mô hình tăng trưởng của Việt nam hiện nay là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng Câu 10 (1 điểm) Chứng minh: trong thời gian qua, sự đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn rất nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên Câu 11 (1 điểm) Giải thích quan điểm về phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 200 1-2 010: Phát triển. .. đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow Câu 31 (1 điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản của giai đoạn thứ tư (trưởng thành) trong lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow Câu 32 (1 điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản của giai đoạn thứ năm (tiêu dùng cao) trong lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow Câu 33 (1 điểm) Vì sao có thể nói CNH là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. .. số phát triển giới (GDI) và thước đo vị thế của giới (GEM) trong đánh giá bình đẳng giới Câu 1 (1 điểm) Trình bày quá trình hoàn thi n quan niệm về phát triển bền vững trên thế giới cho đến Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững năm 2002 ở cộng hoà Nam Phi Câu 2 (1 điểm) Giải thích tại sao các nước đang phát triển thường đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước đang phát triển. .. tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Câu 12 (1 điểm) Theo quan điểm của Solow, yếu tố nào đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế? Vì sao? Câu 13 (1 điểm) Để xếp loại trình độ phát triển kinh tế, Ngân hàng thế giới (WB) đã sử dụng chỉ tiêu chủ yếu gì? Theo đó, các nền kinh tế thế giới hiện nay được phân thành các nhóm như thế nào? Câu 14 (1... bản để cải thi n mức sống dân cư không? vì sao? Câu 47 (1 điểm) Vì sao chỉ số phát triển con người (HDI) được coi là thước đo tổng hợp hơn so với thước đo thu nhập bình quân đầu người Câu 48 (1 điểm) Nêu điều kiện cần và đủ để đảm bảo cải thi n mức sống dân cư trong quá trình phát triển Câu 49 (1 điểm) Thực chất của quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong quá trình phát triển Câu 50 (1... chỉ số này trong đánh giá phát triển Câu 38 (2 điểm) Giải thích vì sao chỉ số phát triển con người (HDI) được sử dụng để đánh giá chất lượng vốn nhân lực của quốc gia Câu 39 (2 điểm) "Phát triển con người" được hiểu như thế nào theo quan điểm của Liên Hiệp quốc Dưới góc độ phát triển, con người cần có những khả năng gì? Trình bày nội dung của chỉ số phát triển con người (HDI) Câu 40 (2 điểm) So sánh... hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được mô tả như thế nào qua quy luật tăng năng suất lao động của A Fisher? Câu 28 (1 điểm) Trình bày những xu hướng hợp lý của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển Câu 29 (1 điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản của giai đoạn đầu (xã hội truyền thống) trong lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow Câu 30 (1 điểm) Trình bày đặc.. .Câu 35 (2 điểm) Quan điểm của ngân hàng thế giới (WB) về giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển Câu 36 (2 điểm) Phân tích hệ quả của việc thực hiện mô hình 2 khu vực của Oshima đối với vấn đề bất bình đẳng trong quá trình phát triển Câu 37 (2 điểm) Chỉ số nghèo nhân lực (nghèo khổ tổng hợp - HPI) ở các nước đang phát triển được xây dựng dựa trên căn . NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI NGHIÊN CỨU SINH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN Câu 1 (3 điểm). Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, có các cách lựa chọn con đường phát triển nào?. thượng đỉnh thế giới về phát triển bên vững tại Nam Phi (năm 2002). Quan điểm về phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 200 1-2 010 như thế nào?. kinh tế . Nêu khái quát các tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế. Tại sao nói: Phát triển kinh tế là quá trình diễn ra đồng thời sự biến đổi cả về lượng và về chất của nền kinh tế. Câu 8

Ngày đăng: 27/04/2015, 12:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan