Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

5 3.7K 75
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÈ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌCTIỂU HỌC I. Đặt vấn đề: Qua những năm đứng lớp, tôi luôn ý thức việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) trực quan (tranh, ảnh, sơ đồ, mô hình, vật mẫu…) vào các tiết dạy. Tôi cảm thấy các em rất hứng thú học tập và tiếp thu bài nhanh hơn. Đồng thời, giáo viên đỡ mất thời gian trong việc giải thích, thuyết trình về hiện tượng hoặc đối tượng mà học sinh cần nghiên cứu.Vì vậy, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những tiết dạy không có ĐDDH trực quan. Trong những năm gần đây do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học- kỹ thuật đã xuất hiện rất nhiều phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện nghe- nhìn chiếm một vò trí rất quan trọng.Tôi đã tìm hiểu và ứng dụng thực tế, cuối cùng tôi chọn phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Cụ thể là sử dụng máy vi tính với phần mềm Microsoft Power Point. II. Những thuận lợi – khó khăn khi sử dụng giáo án điện tử Power Point: 1. Thuận lợi: - Trang thiết bò đầy đủ. - Được nhà trường tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên học tập và làm quen với Power Point. - Có rất nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng như: tải hình ảnh, thông tin…từ mạng internet, nhạc, phim từ CD. - Được sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và các đồng nghiệp. 2. Khó khăn: - Mất nhiều thời gian cho một giáo án điện tử. - Đòi hỏi trang thiết bò hiện đại, đầy đủ. - Giáo viên sẽ bò động khi mất điện. - Giáo viên chưa thuần thục các thao tác trong việc sử dụng Power Point nên còn thiếu tự tin, không mạnh dạn sử dụng giáo án điện tử vào việc giảng dạy. II. Biện pháp thực hiện: 1. Những điều cần cân nhắc khi chọn phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin- trình chiếu power point trong giảng dạy: Không phải tất cả các bài học đều thích hợp với việc soạn giảng bằng phương pháp trình chiếu power point, vì thế giáo viên cần: - Nghiên cứu tài liệu và xác đònh bài dạy nào cần thiết phải trình chiếu power point. - Mục đích trình chiếu là gì? - Kết quả đạt được từ việc trình chiếu đó như thế nào? - Chọn thời điểm phù hợp của tiết học để sử dụng phương tiện trình chiếu nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Xác đònh được thời lượng sử dụng phương tiện đó. - Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bò cho học sinh tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ. - Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc lónh hội kiến thức. 2.Xác đònh tất cả các mục tiêutrong bài dạy và chọn mục tiêu nào phù hợp với việc trình chiếu. 3. Tìm tư liệu có liên quan. 4. Xác đònh những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng. 5.Tiến hành soạn giảng trên máy. IV. Phần minh hoạ việc soạn giảng một giáo án điện tử: 1. Những điều cần cân nhắc khi chọn phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin- trình chiếu power point trong giảng dạy: Trong tất cả các môn học thì môn Đòa lý là một môn học cung cấp cho học sinh về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ đòa lý đơn giản. Tuy nhiên, kiến thức về môn đòa lý trong sách giáo khoa có sự chênh lệch rất lớn giữa kênh chữ và kênh hình. Bên cạnh đó, hình ảnh hầu như là ảnh chụp lại hoặc sơ đồ. Vì vậy, để dạy tốt một tiết đòa lý sinh động , giúp học sinh tham gia vào bài tích cực hơn cần phải có phương tiện dạy học hỗ trợ như: hiện vật, mô hình, tranh ảnh, trình chiếu… trong số phương tiện đó thì việc trình chiếu power point thể hiện được ưu điểm nổi trội hơn so với các phương tiện khác. Và đặc biệt để dạy bài “Thành phố Đà Lạt” phương tiện trình chiếu giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn và giờ học sinh động hơn. Đây chính là lí do mà tôi chọn phương tiện trình chiếu power point hỗ trợ cho việc giảng dạy bài:Thành phố Đà Lạt. 2. Xác đònh tất cả các mục tiêutrong bài dạy và chọn mục tiêu nào phù hợp với việc trình chiếu.  Đối với bài Thành phố Đà Lạt cần đạt được những mục tiêu sau: • Chỉ vò trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam. • Nêu được vò trí đòa lí và khí hậu của Đà Lạt:Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên,có khí hậu quanh năm mát mẻ. • Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành một Thành phố du lòch và nghỉ mát. • Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa,quả,rau xứ lạnh. • Rèn luyện kó năng xem lược đồ,bản đồ,… 3. Tìm tư liệu có liên quan: Để tìm được tư liệu tôi tìm trên mạng . rất thuận tiện chính nhờ ứng dụng CNTT tại nơi này có rất nhiều tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy của mình. Vì thế việc tìm tư liệu về Thành phố Đà Lạt đối với tôi rất dễ dàng. 4. Xác đònh những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng: Sau khi tìm được tư liệu, tôi xem sơ lược qua hai lần các đóa. Sau đó, tôi nghiên cứu sách giáo khoa và liệt kê tất cả những gì cần cung cấp cho học sinh trong từng hoạt động tìm hiểu nội dung bài học. Ví dụ: - hoạt động 1 : Giáo viên cần cung cấp cho học sinh vềvẻ đẹp của rừng thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và thông chạy dọc theo các con đường trong thành phố. Ngoài ra, giáo viên cung cấp cho học sinh về những thác nước đẹp và nổi tiếng như : Thác Cam-Li, Thác Pơ-ren, Thác Poungour… - hoạt động 2 : Giáo viên giới thiệu về nhiều công trình phục vụ cho việc nghỉ mát và du lòch có Đà Lạt như : Khách sạn, biệt thự, bơi thuyền, cưỡi ngựa… - Ngoài ra, giáo viên cho học sinh quan sát về lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt để từ đó học sinh biết một số điểm du lòch nổi tiếng qua lược đồ. - hoạt động 3 : Hoạt động này tôi sẽ cung cấp cho học sinh những hình ảnh về các loại rau xanh, hoa, quả, đặc trưng có thành phố Đà Lạt. + Rau, quả : Bắp cải, súp lơ, cà chua, dây tây, đào… + Hoa : Hồng, lan, cúc, lay ơn, mimosa, cẩm tú cầu… Sau đó, tôi bắt đầu xem lại và tiến hành cắt phim. Khi cắt những đoạn phim có liên quan đến bài dạy xong, tôi ráp những đoạn phim lại với nhau và sắp xếp theo trình tự của từng hoạt động. Việc cắt, ghép phim mất khá nhiều thời gian và công phu trong quá trình làm giáo án điện tử. Khi đã hoàn tất những đoạn phim, tôi bắt đầu thực hiện thiết kế trình tự một giáo án điện tử. 5. Tiến hành soạn giảng trên máy: Tôi xác đònh kỹ từng slide mình thực hiện trình chiếu và thể hiện những gì. Cuối cùng là chọn nhạc nền và hiệu ứng từng slide, từng kênh chữ sao cho phù hợp nội dung và vui mắt nhằm thu hút sự tập trung của học sinh. * Thời gian thực hiện: Để hoàn thành sản phẩm này, tôi thực hiện trong thời gian khoảng 2 ngày. Tuy có lâu nhưng vận dụng vào giảng dạy tôi nhận thấy được hiệu quả thì dù có mất thời gian bao lâu cũng không thành vấn đề đối với tôi. * Ưu – Khuyết điểm Qua giảng dạy trên phương tiện trình chiếu Power Point tôi nhận thấy phương tiện này có những ưu – khuyết điểm sau: Ưu điểm: - Giáo viên ít dùng lời nói - Tiết dạy nhẹ nhàng, giáo viên tự tin vì mình đã chuẩn bò đầy đủ những kiến thức cần thiết trong bài học. - Học sinh hứng thú, sôi nổi vì được trực quan qua hình ảnh, phim tư liệu, âm thanh nhằm giúp tiết học sinh động hơn. - Học sinh được tiếp xúc với hình thức học tập mới lạ, tiếp nhận hiệu quả của công nghệ thông tin. - Qua những hình ảnh, đoạn phim, học sinh bộc lộ cảm xúc, tư duy của mình rõ hơn. Khuyết điểm: - Tốn khá nhiều thời gian để tìm tòi, sưu tầm tranh, phim tư liệu. - Thiết bò và phương tiện máy móc sử dụng mỗi lớp chưa trang bò đầy đủ từng lớp học nên không thể thực hiện thường xuyên cho học sinh. - Giáo viên cần thành thạo vi tính, nắm vững chương trình giáo án điện tử. - Trường hợp mất điện - sẽ không thực hiện được * Hiệu quả khi sử dụng: a. Đới với giáo viên: - Tự tin khi lên tiết dạy - Đỡ mất thời gian trình bày các đồ dùng trực quan. - Dẫn dắt học sinh vào vấn đề một cách nhẹ nhàng và sinh động. b. Đối với học sinh: - Được làm quen với hình ảnh trực quan sinh động - Học sinh được nhìn thấy nhiều hình ảnh và âm thanh thực tế ngoài đời. - Học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ bài lâu hơn c. Đối với nhà trường: - Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên - Nâng cao chất lượng học sinh - Được tăng cường thêm về nguồn tư liệu đồ dùng dạy học. - Giáo viên trong nhà trường có nhiều cơ hội được tham khảo, học hỏi lẫn nhau về cách thực hiện, cách giảng dạy giáo án điện tử và có được nhiều giáo án điện tử để mọi giáo viên trong nhà trường có thể vận dụng giảng dạy lớp mình. V. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Tuy để thực hiện được một giáo án điện tử mất khá nhiều thời gian và đôi khi cũng gặp vài trục trặc về kỹ thuật nhưng xây dựng được giáo án điện tử thì tôi cảm thấy rất vui. Vì qua đó. Tôi đã đem đến cho học sinh của mình những giờ học thật sự sinh động, lý thú và bổ ích vô cùng. Những kết quả mà học sinh đạt được đã làm tôi càng thêm yêu thích và say mê khi giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Thế nên, tôi mong ước rằng trong tương lai mỗi lớp học sẽ được trang bò những phương tiện máy móc phục vụ cho việc giảng dạy và mỗi giáo viên chúng ta ai cũng mạnh dạn vận dụng giảng dạy giáo án điện tử. Vì có như thế thì hiệu quả cũng như chất lượng dạyhọc của giáo viên – học sinh mỗi ngày đạt chất lượng cao hơn. Hy vọng rằng, với kinh nghiệm nhỏ nhoi khi soạn giảng trên máy tính mà tôi đã đúc kết trong thời gian qua, sẽ góp phần giúp giáo viên chúng ta tự tin hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Và cũng rất mong được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô đồng nghiệp để việc áp dụng này đạt kết quả cao hơn nữa nhằm phát huy vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạytiểu học. Gửa Việt, ngày 10 tháng 5 năm 2011 Người viết PHAN VĂN QUANG . TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC I. Đặt vấn đề: Qua những năm đứng lớp, tôi luôn ý thức việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH). tiện ứng dụng công nghệ thông tin- trình chiếu power point trong giảng dạy: Trong tất cả các môn học thì môn Đòa lý là một môn học cung cấp cho học sinh

Ngày đăng: 05/04/2013, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan