bắt đầu lại với ngữ pháp anh căn bản dễ hiểu

87 844 87
bắt đầu lại với ngữ pháp  anh căn bản dễ hiểu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

rất hay

Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 1 Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thƣờng xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học tốt văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu đƣợc những khái niệm cơ bản này. Nếu bạn không thể nhớ hết một lần, hãy thƣờng xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình có cơ sở vững chắc trƣớc khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái quát. Ở phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể. Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh từ, đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ… Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai Article = Mạo từ : Đứng trƣớc danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên bạn cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng đƣợc dùng rất rất rất nhiều và đa số ngƣời học tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả ngƣời học lâu năm. Mạo từ có hai loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định. 1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN 2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm. Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi) AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm Thí dụ: AN APPLE (một trái táo) Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 2 Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhƣng là phụ âm câm nên chữ đó vẫn đƣợc coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ: “Hour” có âm H câm đọc nhƣ “Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định phải là: AN HOUR Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE, đƣợc dùng với một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm nhƣ: thì, bị động cách, thể nghi vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có thể thay đổi hình thức tùy theo chủ ngữ. Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhƣng phải đi kèm một mệnh đề khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý nghĩa. Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ NẾU, TRỪ KHI. Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tƣờng lai, hiện tại hoặc quá khứ, có thể có thật hoặc có thể không có thật. Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO đằng trƣớc gọi là BARE INFINITIVE, có TO đằng trƣớc thì có khi gọi là TO INFINITIVE. Nếu bạn có trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc (mua ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ), bạn sẽ thấy có 3 cột, đó là: Động từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của động từ đó, dạng QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 3 hiểu về cột thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của từng động từ trƣớc, sau đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ để đặt câu. Trong tiếng Việt, động từ không bao giờ thay đổi hình thức của nó. Trong tiếng Anh, tùy theo chủ ngữ, tùy theo thời gian, tùy theo cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức tƣơng ứng. Tuy nhiên, tất cả đều có quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo, chúng ta sẽ đi từng bƣớc một. Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN, COULD, MAY, MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL, WOULD. Động từ khiếm khuyết luôn đứng trƣớc động từ nguyên mẫu không có TO để diễn tả một dạng ý nghĩa nhất định, nhƣ: KHẢ NĂNG, CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG hoặc TÍNH CHẮC CHẮN. Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có danh từ cụ thể, danh từ trừu tƣợng, danh từ số ít, danh từ số nhiều. Cách xác định danh từ đếm đƣợc hay không trong tiếng Việt là ta hãy thêm số trƣớc nó và xem nó nghe có đúng không. Ví dụ: “một ngƣời”: đúng nhƣng “một tiền”: sai. Vậy “ngƣời” là danh từ đếm đƣợc và “tiền” là danh từ không đếm đƣợc. Trong tiếng Anh cũng có thể áp dụng cách này, trừ một số ngoại lệ sau này bạn sẽ biết. Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một câu thƣờng có đủ 3 phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ: TÔI ĂN CƠM (“Tôi”: chủ ngữ, “ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ). Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông thƣờng, khi chủ ngữ là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con chó. Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 4 Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là đối tƣợng chịu ảnh hƣớng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí dụ: Tôi bị chó cắn. Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian, phƣơng hƣớng, kiểu cách. Thí dụ: trên, dƣới, trong ngoài…Đôi khi giới từ đi sau động từ để tạo nên một nghĩa mới và trong trƣờng hợp nhƣ vậy, ta phải học thuộc lòng vì không có quy tắc chung nào cả. Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không phải lập lại danh từ nào đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai hết, đó là hai đại từ nhân xƣng I và YOU. Đại từ có các loại: đại từ nhân xƣng (tôi, anh, chị ấy, cô ấy…), đại từ sở hữu và đại từ chỉ định. Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tƣơng ứng trong tiếng Việt. Do đó, bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau. Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO, WHERE, WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đƣa thêm thông tin. Mệnh đề này có dạng tƣơng ứng trong tiếng Việt nhƣng không phải lúc nào cũng dùng đƣợc, trong khi ở tiếng Anh, dạng mệnh đề này dùng thƣờng xuyên. Thí dụ: Anh ấy là một ngƣời đàn ông mà mọi cô gái đều muốn đƣợc lấy làm chồng. Mệnh đề “mà mọi cô gái đều muốn đƣợc lấy làm chồng” đƣa thêm thông tin về ngƣời đàn ông. Subject = Chủ ngữ : Thƣờng đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ hoặc cả một cụm từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu. Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong tiếng Anh, một hành động đƣợc xảy ra ở lúc nào sẽ đƣợc đặt câu với thì tƣơng ứng. Hình thức của động từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ mà còn thay đổi tùy theo thời gian Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 5 hành động xảy ra. Đây là khái niệm xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có 9 thì: 1. Thì hiện tại đơn 2. Thì hiện tại tiếp diễn 3. Thì hiện tại hoàn thành 4. Thì quá khứ đơn 5. Thì quá khứ tiếp diễn 6. Thì quá khứ hoàn thành 7. Thì tƣơng lai đơn 8. Thì tƣơng lai tiếp diễn 9. Thì tƣơng lai hoàn thành Trong phần khác, từng thì sẽ đƣợc giải thích chi tiết. Verb (viết tắt: V) = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng, hoặc quá trình. Có 2 loại:nội động từ và ngoại động từ 1. Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau 2. Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo sau Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một tân ngữ bên ngoài đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngƣợc lại cho nội động từ. Số đếm và số thứ tự Số đếm dùng để cho biết số lƣợng, mã số. Số thứ tự dùng để cho biết thứ hạng, thứ tự. Trong bài này ta sẽ học kỹ về số đếm và số thứ tự. SỐ ĐẾM Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 6 0 ZERO 1 one 11 eleven 21 twenty-one 31 thirty-one 2 two 12 twelve 22 twenty-two 40 forty 3 three 13 thirteen 23 twenty-three 50 fifty 4 four 14 fourteen 24 twenty-four 60 sixty 5 five 15 fifteen 25 twenty-five 70 seventy 6 six 16 sixteen 26 twenty-six 80 eighty 7 seven 17 seventeen 27 twenty-seven 90 ninety 8 eight 18 eighteen 28 twenty-eight 100 a/one hundred 9 nine 19 nineteen 29 twenty-nine 1,000 a/one thousand 10 ten 20 twenty 30 thirty 1,000,000 a/one million * Khi một số cần kết hợp giữa hàng triệu/ngàn/trăm ngàn/ngàn/trăm với hàng đơn vị hoặc hàng chục, ta thêm AND ngay trƣớc hàng đơn vị hoặc hàng chục. Thí dụ: 110 - one hundred and ten 1,250 - one thousand, two hundred and fifty 2,001 - two thousand and one * Trong tiếng Việt, ta dùng dấu . (dấu chấm) để phân cách mỗi 3 đơn vị số từ phải sang trái. Nhƣng trong tiếng Anh, PHẢI dùng dấu , (dấu phẩy) 57,458,302 * Số đếm khi viết ra không bao giờ thêm S khi chỉ muốn cho biết số lƣợng của danh từ đi liền sau số. VD: THREE CARS = 3 chiếc xe hơi (THREE không thêm S ) * Nhƣng khi bạn muốn nói số lƣợng con số nào đó nhiều hơn hai, bạn thêm S vào số chỉ số lƣợng con số VD: FOUR NINES, 2 ZEROS = 4 SỐ 9, 2 SỐ 0 Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 7 * Ngoài ra, những số sau đây khi thêm S sẽ có nghĩa khác, không còn là 1 con số cụ thể nữa mà là một cách nói ƣớc chừng, nhớ là bạn phải có OF đằng sau: TENS OF = hàng chục DOZENS OF = hàng tá . HUNDREDS OF = hàng trăm THOUSANDS OF = hàng ngàn MILLIONS OF = hàng triệu BILLIONS OF = hàng tỷ Thí dụ: EVERYDAY, MILLIONS OF PEOPLE IN THE WORLD ARE HUNGRY. (Mỗi ngày có hàng triệu ngƣời trên thế giới bị đói) * Cách đếm số lần: - ONCE = một lần (có thể nói ONE TIME nhƣng không thông dụng bằng ONCE) - TWICE = hai lần (có thể nói TWO TIMES nhƣng không thông dụng bằng TWICE) - Từ ba lần trở lên, ta phải dùng " Số từ + TIMES" : + THREE TIMES = 3 lần + FOUR TIMES = 4 lần - Thí dụ: + I HAVE SEEN THAT MOVIE TWICE. = Tôi đã xem phim đó hai lần rồi. SỐ THỨ TỰ 1 st first 11 th eleventh 21 st twenty-first 31 st thirty-first 2 nd second 12 th twelfth 22 nd twenty-second 40 th fortieth 3 rd third 13 th thirteenth 23 rd twenty-third 50 th fiftieth 4 th fourth 14 th fourteenth 24 th twenty-fourth 60 th sixtieth 5 th fifth 15 th fifteenth 25 th twenty-fifth 70 th seventieth 6 th sixth 16 th sixteenth 26 th twenty-sixth 80 th eightieth 7 th seventh 17 th seventeenth 27 th twenty-seventh 90 th ninetieth Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 8 8 th eighth 18 th eighteenth 28 th twenty-eighth 100 th one hundredth 9 th ninth 19 th nineteenth 29 th twenty-ninth 1,000 th one thousandth 10 th tenth 20 th twentieth 30 th thirtieth 1,000,000 th one millionth Cách chuyển số đếm sang số thứ tự * Chỉ cần thêm TH đằng sau số đếm là bạn đã chuyển nó thành số thứ tự. Với số tận cùng bằng Y, phải đổi Y thành I rồi mới thêm TH -VD: four --> fourth, eleven --> eleventh Twenty-->twentieth Ngoại lệ: one - first two - second three - third five - fifth eight - eighth nine - ninth twelve - twelfth * Khi số kết hợp nhiều hàng, chỉ cần thêm TH ở số cuối cùng, nếu số cuối cùng nằm trong danh sách ngoài lệ trên thì dùng theo danh sách đó. VD: 5,111th = five thousand, one hundred and eleventh 421st = four hundred and twenty-first * Khi muốn viết số ra chữ số ( viết nhƣ số đếm nhƣng đằng sau cùng thêm TH hoặc ST với số thứ tự 1, ND với số thứ tự 2, RD với số thứ tự 3 VD: Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 9 first = 1st second = 2nd third = 3rd fourth = 4th twenty-sixth = 26th hundred and first = 101st * Danh hiệu của vua, hoàng hậu nƣớc ngoài thƣờng khi viết viết tên và số thứ tự bằng số La Mã, khi đọc thì thêm THE trƣớc số thứ tự. VD: Viết : Charles II - Đọc: Charles the Second Viết: Edward VI - Đọc: Edward the Sixth Viết: Henry VIII - Đọc: Henry the Eighth Ngày, tháng, năm, 4 mùa, cách nói giờ Bài này sẽ chỉ bạn cách nói ngày, tháng, năm và 4 mùa trong tiếng Anh. Nói ngày âm lịch rất đơn giản. CÁC NGÀY TRONG TUẦN MONDAY = thứ hai , viết tắt = MON TUESDAY = thứ ba, viết tắt = TUE WEDNESDAY = thứ tƣ, viết tắt = WED THURSDAY = thứ năm, viết tắt = THU FRIDAY = thứ sáu, viết tắt = FRI SATURDAY = thứ bảy, viết tắt = SAT SUNDAY = Chủ nhật, viết tắt = SUN Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use 10 * Khi nói, vào thứ mấy, phải dùng giới từ ON đằng trƣớc thứ. VD: On Sunday, I stay at home. (Vào ngày chủ nhật. tôi ở nhà). CÁC THÁNG TRONG NĂM » 1. January ( viết tắt = Jan ) » 2. February ( viết tắt = Feb) » 3. March ( viết tắt = Mar) » 4. April ( viết tắt = Apr) » 5. May ( 0 viết tắt ) » 6. June ( 0 viết tắt ) » 7. July ( 0 viết tắt ) » 8. August ( viết tắt = Aug ) » 9. September ( viết tắt = Sept ) » 10. October ( viết tắt = Oct ) » 11. November ( viết tắt = Nov ) » 12. December ( viết tắt = Dec ) *Khi nói, vào tháng mấy, phải dùng giới từ IN đằng trƣớc tháng VD: IN SEPTEMBER, STUDENTS GO BACK TO SCHOOL AFTER THEIR SUMMER VACATION. (Vào tháng chín, học sinh trở lại trƣờng sau kỳ nghỉ hè) NÓI NGÀY TRONG THÁNG * Khi nói ngày trong tháng, chỉ cần dùng số thứ tự tƣơng ứng với ngày muốn nói, nhƣng phải thêm THE trƣớc nó. VD: September the second = ngày 2 tháng 9. Khi viết, có thể viết September 2nd * Nếu muốn nói ngày âm lịch, chỉ cần thêm cụm từ ON THE LUNAR CALENDAR đằng sau. VD: August 15th on the Lunar Calendar is the Middle-Autumn Festival. (15 tháng 8 âm lịch là ngày tết Trung Thu) * Khi nói vào ngày nào trong tháng, phải dùng giới từ ON trƣớc ngày. [...]... và nghi vấn * Công thức thể khẳng định: Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ -Lƣu ý: + Động từ phù hợp phải ở dạng tƣơng ứng với Chủ ngữ + Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ 23 Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use + Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY... DOESN'T WANT TO BE CHAINED = Con chó đó sủa suốt ngày bởi vì nó không muốn bị xích lại * Công thức thể nghi vấn: DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ? - Lƣu ý: + Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số nhiều nào + Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít nào - Thí dụ: + DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không?... HOUR ("HOUR" bắt đầu bằng H, 1 chữ cái phụ âm nhƣng trong trƣờng hợp này ngƣời bản xứ đọc "HOUR" y nhƣ "OUR" nên ta phải nói AN HOUR chứ KHÔNG thể nói A HOUR.) Khi danh từ đƣợc bổ nghĩa bởi một tính từ hoặc một danh từ khác đứng trƣớc nó, ta dựa vào âm bắt đầu của từ bỗ nghĩa cho danh từ chính để xác định dùng A hay AN Thí dụ: ta có ENGLISH TEACHER= giáo viên tiếng Anh Chữ ENGLISH đứng trƣớc danh từ TEACHER... + Cấu trúc: DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 + Bổ ngữ 3 (nếu có)? + Cách trả lời: Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3 (tùy theo ngƣời trả lời) Lƣu ý: Động từ phù hợp là phải đƣợc chia tƣơng ứng theo chủ ngữ, phần trên đây có giải thíc Ta có thể rút ngắn câu trả lời bằng cách bỏ chủ ngữ và động từ, chỉ trả lời với bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3 + Thí dụ:... với đơn vị số đếm là một hoặc có thể là danh từ không đếm đƣợc Danh từ số nhiều: luôn luôn là danh từ đếm đƣợc với đơn vị số đếm là hai hoặc nhiều hơn hai Thí dụ: TWO APPLES = hai trái táo Cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều: Về danh từ, rắc rối nhất cho ngƣời Việt chúng ta là cách chuyển hình thức số ít của danh từ sang hình thức số nhiều Tại sao? Vì trong tiếng Việt, danh từ số ít, khi dùng với. .. chứ không phải con số nào khác Bạn hiểu rồi, đúng không? Vậy chúng ta hãy phân biệt khi nào dùng A trƣớc danh từ đếm đƣợc số ít và khi nào dùng "AN" trƣớc danh từ đếm đƣợc số ít: Dùng A trƣớc danh từ đếm đƣợc số ít bắt đầu bằng ÂM PHỤ ÂM Tại sao chúng ta cần nhấn mạnh ÂM PHỤ ÂM ở đây? Vì đa số chữ cái phụ âm đều có âm phụ âm, nhƣng một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm lại đƣợc đọc nhƣ nguyên âm vì chữ... của anh ấy Danh từ, cách chuyển số ít sang số nhiều Phần này sẽ đi sâu hơn về danh từ trong tiếng Anh Danh từ là từ chỉ tên của ngƣời, con vật, sự vật, trạng thái, khái niệm Về thể loại, danh từ đƣợc chia thành nhiều loại Ta có: * Danh từ cụ thể : là danh từ chỉ những gì có thể nhìn thấy đƣợc, sờ mó đƣợc Thí dụ: Cái bàn =TABLE, cái ghế = CHAIR, con mèo = CAT, con chó = DOG, con sông = RIVER, * Danh... danh từ cụ thể Về hình thức, danh từ có 4 hình thức nhƣ sau: Danh từ đơn: là danh từ cấu tạo bởi một từ duy nhất Thí dụ: WOMAN = ngƣời đàn bà, COMPUTER = cái máy vi tính, MONEY = tiền Danh từ phức: là danh từ cấu tạo bởi hai danh từ đơn Thí dụ: FIRE-FLY = con đom đóm (FIREFLY = FIRE (lửa) + FLY (con ruồi)), SEAT BELT = dây an tòan (SEAT BELT = SEAT (chỗ ngồi)+BELT(dây nịch)) Danh từ số ít: là danh... vấn: là một câu hỏi : AM / IS / ARE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ? Thí dụ: IS HE HANDSOME = Anh ấy đẹp trai không? AM I TOO FAT? = Tôi có quá mập không vậy? IS SHE PRETTY? = Cô ấy đẹp không hả? IS HE RICH? = Ông ta giàu không vậy? ARE YOU OK? = Bạn có sao không vậy? Lƣu ý: Bổ ngữ có thể là một ngữ danh từ, có thể là một tính từ, có thể là một trạng ngữ Thí dụ: Bổ ngữ là danh từ: I AM A YOUNG TEACHER = tôi là một... đứng trƣớc danh từ - Đại từ chỉ định có thể không cần danh từ, tự thân nó có thể làm chủ ngữ * Ví dụ: + THIS CAR IS VERY FAST = Chiếc xe hơi này rất nhanh.(chạy rất nhanh) + THIS IS A BASIC LESSON = Đây là một bài học cơ bản + THESE LESSONS ARE EASY TO UNDERSTAND = Những bài học này dễ hiểu 34 Phạm khắc vĩnh - basic grammar in use + THESE ARE BASIC LESSONS = Những cái này là những bài học cơ bản + THAT . âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ. 1 từ THE A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm. Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi) AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm Thí

Ngày đăng: 05/04/2013, 11:11

Hình ảnh liên quan

broadcast = truyền hình, truyền thanh broadcast broadcast - bắt đầu lại với ngữ pháp  anh căn bản dễ hiểu

broadcast.

= truyền hình, truyền thanh broadcast broadcast Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan