Khảo sát và đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố hưng yên”

62 900 5
Khảo sát và đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố hưng yên”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN! Để hoàn thành đồ án này em tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Chu Thị Thu Hiền, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp! Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Công nghệ Kỹ thuật Môi trường – Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho thực hiện mà còn là hành trang vững chắc cho bước đường tương lai trong sự nghiệp của em. Em cũng thầm biết ơn gia đình, bạn bè và những người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc cho em. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý! Hưng Yên, ngày 17 tháng 6 năm 2012 Sinh viên thực hiện Lê Dũng Hiệp GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 1 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN! 1 1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên 10 Ô nhiễm môi trường nước do y tế 15 GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 2 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1:Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt. 27 LỜI CẢM ƠN! 1 1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên 10 Ô nhiễm môi trường nước do y tế 15 DANH MỤC CÁC HÌNH LỜI CẢM ƠN! 1 1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên 10 Ô nhiễm môi trường nước do y tế 15 GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 3 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU Trong nhiều năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường và sinh thái trở thành một vấn đề trọng tâm, cấp bách thu hút được sự chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc bảo vệ môi trường sống trên trái đất được đặt ra đối với loài người vì sự cần thiết của chính bản thân họ và cả cho thế hệ tương lai. Đây là vấn đề có ảnh hưởng to lớn tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Để quản lý và sử dụng một cách ưu đãi nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội bền vững thì điều kiện trước tiên là phải có đầy đủ thông tin về chất lượng môi trường và hiện trạng ô nhiễm môi trường. Ở các nước trên thế giới nhất là các nước công nghiệp phát triển, công tác khảo sát, kiểm tra và quản lý môi trường, trong đó có môi trường nước đã được chính phủ các nước này hết sức chú ý và được tiến hành thường xuyên một cách khoa học. Đối với khu vực thành phố Hưng Yên, việc tìm ra những biện pháp hữu hiệu để phòng chống ô nhiễm môi trường là một việc quan trọng và mang tính cấp bách, nhất là môi trường nước mặt. Môi trường nước mặt ở thành phố Hưng Yên đang bị ô nhiễm đến mức báo động như hồ An Vũ, hồ Bán Nguyệt, sông Hồng… Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải. Ngoài ra còn kể đến các dòng chảy bề mặt, hiện tượng rửa trôi, bào mòn, thổ nhưỡng bề mặt. bên cạnh đó các cơ sở hạ tầng công nghiệp chưa phát triển toàn diện, công tác quản lý, kiểm tra môi trường chưa được tiến hành một cách quy mô thường xuyên. Mọi sinh vật không thể tồn tại trên Trái Đất nếu không có nước. Tuy nhiên, sinh vật cũng không thể sống được nếu như nguồn nước bi ô nhiễm. Thực tế cho thấy, các bệnh dịch phát triển, lây lan nhanh chóng ở con người và động thực vật, bắt đầu từ việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đặc biệt là đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hiện nay trên thế giới, rất nhiều nguyên liệu sử dụng trong các ngành công nghiệp lại chính là tác nhân gây ra sự ô nhiễm trong nước, trong đó phải kể đến các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, các loại cặn bẩn…đây là các tác nhân gây hại cho GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 4 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP nguồn nước, hủy hoại môi sinh. Vì vậy việc khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường nước là một việc rất cần thiết. Từ đó xác định các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đề tài “ Khảo sát và đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố Hưng Yên” là cần thiết và có tính thực tiễn cao. Với mục tiêu là tiến hành lấy mẫu thực tế, phân tích các chỉ tiêu cần thiết và từ đó đưa ra kết luận, đánh giá tổng thể về chất lượng nước mặt của khu vực thành phố Hưng Yên. Tôi hy vọng những nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp được một số thông tin cơ bản về hàm lượng các chỉ tiêu trong nước ngầm, giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra các biện pháp cụ thể để hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt nói riêng và nguồn nước nói chung. Từ đó, tìm ra giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường nước, đem lại nguồn nước sạch cho người dân. GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 5 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN I: TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm, nguồn gốc, nguyên nhân gây ô nhiễm nước. 1.1.1. Khái niệm ô nhiễm nước Nước – nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Mặc dù lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức của con người. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hóa học- sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng ,rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Theo hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “ Sự ô nhiễm là một biến đổi nói chung do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi giải trí, nguy hiểm đối với cả động vật nuôi và các loài hoang dại. 1.1.2. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. - Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan. Nước mưa rơi xuống mặt đất, đường phố, khu công nghiệp… Kéo theo các chất bẩn xuống sông hồ. Các chất gây bẩn có thể là do xác chết hay các sản phẩm hoạt động phát triển sinh vật, vi sinh vật gây nên. - Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp… Sự ô nhiễm nước mặt hay nước ngầm đều có liên quan chặt chẽ tới không khí và đất. Vì vậy, các yếu tố gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất cũng tác động trực tiếp hay gián tiếp tới các nguồn nước. GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 6 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm ngày càng phát triển. Ở nhiều nước, nhiều nơi, vấn đề này trở nên nghiêm trọng. Sự ô nhiễm không chỉ đơn thuần là sự ô nhiễm do sinh vật và các chất hữu cơ khó phân hủy mà còn cả sự ô nhiễm do nhiều chất hữu cơ, sản phẩm dầu, các chất tẩy rửa, các chất phóng xạ. Tại tất cả các nước, sự gia tăng dân số, sự tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, công nghiệp hóa đều dẫn tới sự gia tăng về ô nhiễm nước. 1.2. Các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các hóa chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ … sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, song, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao hồ, sông, suối. a. Kim loại nặng Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… thường không tham gia hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loaị nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc xử lý GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 7 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường có liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải. b. Vi sinh vật Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích thì có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật khác. Trong số này, đáng chú ý là các loài vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loài ký sinh trùng gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun… Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải bệnh viện… Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm sinh học thì người ta sử dụng chỉ số Colifom. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn Colifom có trong nước, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng để biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số Colifom người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng. c. Thuốc bảo vệ thực vật Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩn nông nghiệp GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 8 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm suy giảm chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, làm giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loại thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. 1.3. Nhu cầu bảo vệ tài nguyên nước Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ… Sự gia tăng dân số, phát triển và đô thị hóa đã và đang gây ra áp lực ngày càng lớn tới tài nguyên nước (TNN), gây tình trạng thiếu nước và cạn kiệt nguồn nước. Tình trạng thiếu nguồn nước sẽ được cải thiện nếu mọi tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hay thói quen sinh hoạt và nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của mỗi người dân thay đổi. Việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước có thể nói là không khó khăn, tuy nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội. Qua số liệu kiểm tra tình hình sử dụng nước tại một số vùng nông thôn cho thấy hơn 95% hộ gia đình sử dụng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa vệ sinh hàng ngày và chăn nuôi, trồng trọt … với hình thức khai thác chủ yếu là giếng khoan (khoảng 98%). Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy ý thức tự bảo vệ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước của người dân chưa cao, giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại,… và phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Việc sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước, không tận dụng nguồn nước mưa, GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 9 SVTH : Lê Dũng Hiệp TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP nước ao hồ để sử dụng trong tưới cây, làm mát… khai thác sử dụng tài nguyên nước chưa đúng quy định của nhà nước, chưa nhận thức đầy đủ về bảo vệ tài nguyên nước và môi trường. Do đó để có nguồn nước sử dụng bền vững, cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn. 1.4. Khái quát về đặc điểm địa lý, kinh tế, nhân văn và các nguồn gây ô nhiễm trên khu vực TP. Hưng Yên 1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên * Về đặc điểm địa lý - Vị trí: Thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh lỵ Hưng Yên nằm ở toạ độ 20 0 31 ’ – 20 0 43 ’ vĩ Bắc 106 0 02 ’ – 106 0 06 ’ kinh Đông; cách thành phố Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình từ 50 - 60km, Hải Phòng 90 km. Phía Bắc giáp với huyện Kim Động, phía Đông giáp với Huyện Tiên Lữ. Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối thành phố Hưng Yên với quốc lộ 1. - Diện tích tự nhiên: 46,8551 km 2 (4.685,51 ha) bao gồm: Đất ở đô thị: 327,27 ha, đất chuyên dùng: 814,46 ha, đất ở nông thôn: 468,57 ha, đất nông nghiệp: 2.273,43 ha, đất chưa sử dụng:146,05 ha, đất tôn giáo, tín ngưỡng, sông suối mặt nước chuyên dùng, phi nông nghiệp khác và nghĩa trang: 655,73 ha. - Đơn vị hành chính: Thành phố Hưng Yên có 12 đơn vị hành chính gồm 7 phường (Quang Trung, Lê Lợi, Minh Khai, Hồng Châu, Hiến Nam, An Tảo, Lam Sơn) và 5 xã (Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu). - Khí hậu: Thành phố Hưng Yên nằm trong vùng trung châu thổ Bắc Bộ thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa lượng nhiệt ẩm dồi dào. Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt: + Mùa lạnh khô và ấm từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. + Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền 10 SVTH : Lê Dũng Hiệp [...]... đo theo NTU 2.3.4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Xác định bằng phương pháp khối lượng sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 105 oC ít nhất 1 giờ đến khi khối lượng không đổi GVHD: Th.S.Chu Thị Thu Hiền SVTH : Lê Dũng Hiệp 28 TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHẦN III : KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ Để đánh giá chất lượng nước mặt tại địa bàn Thành phố Hưng Yên có ô nhiễm hay không ta dựa vào: QCVN 08:2008/BTNMT... thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp - Các nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố chỉ sử dụng để tạo cảnh quan môi trường đô thị mà không dùng cho mục đích nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu nên ta áp dụng QCVN-B2 để đánh giá - Các nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố chỉ sử dụng để tạo cảnh quan môi trường đô thị, một phần dùng cho mục đích tưới tiêu nên ta áp dụng QCVN-B1 để đánh giá. .. cao su - Buret, pipet 1, 5, 10, 25 ml 2.2 Cách lấy mẫu phân tích 2.2.1 Vị trí lấy mẫu Để khảo sát, đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố Hưng Yên một cách hệ thống thì việc xác định nơi lấy mẫu là việc rất cần thiết Tôi đã chọn và tiến hành lấy mẫu nước ở 4 vị trí khác nhau Trong đó có các vị trí: + Lưu vực Sông Hồng thuộc địa phận phường Hồng Châu + Hồ Bán Nguyệt thuộc địa phận phường Quang... Mg2+ * Hàm lượng oxi hòa tan: Oxi hòa tan trong nước (DO: Dissolved Oxygen) không tác dụng với nước về mặt hóa học Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn... trong nước Hàm lượng các chất lơ lửng (SS : Suspended Solids) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi Đơn vị tính là mg/L * Tổng hàm lượng các chất hòa tan (DS): Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ Hàm lượng các chất hòa tan DS... năm thành phố đón hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu khách sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch đạt trên 100 tỉ đồng Để tạo nên những điểm nhấn phát triển thương mại dịch vụ, lưu giữ, phát huy những bản sắc của thành phố vốn hưng thịnh, yên bình, các cấp, ngành của tỉnh đang chung tay đầu tư tôn tạo quần thể di tích Phố Hiến, cảng đón khách và đặc biệt là khu chợ Phố Hiến Hiện thành phố. .. các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO2, CO32-, SO42-, PO43- và cả NO3- * Các hợp chất clorua: Clo tồn tại trong nước dưới dạng Cl - Nói chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực ximăng * Các hợp chất sulfat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất. .. dựng Hiện tại trong thành phố còn 3 hồ: Hồ Bán Nguyệt, hồ An Vũ I và hồ Đầm Nồi Ngoài chức năng để nuôi trồng thuỷ sản, hồ sinh thái để chứa nước mưa tạm thời cho việc tiêu thoát trong nội thị, còn là khu vực chứa nước thải của khu vực dân cư xung quanh Khi số lượng ao hồ ngày càng bị thu hẹp dần cho nên nước của những ao hồ còn lại ngày càng bị suy giảm chất lượng do quá trình chứa nước mưa quá tải Tính... Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ Tổng hàm lượng các chất rắn (TS : Total Solids) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105 0C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/L) * Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. ..TRƯỜNG ĐH SPKT HƯNG YÊN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Sông ngòi và chế độ nước: Phố Hiến xưa - Thành phố Hưng Yên ngày nay được hình thành và phát triển là phần lớn chịu sự ảnh hưởng của hai con sông lớn: sông Hồng và sông Luộc; Chảy qua Thành phố Hưng Yên ngày nay còn có sông Hồng và sông Điện Biên Sông Hồng là con sông khởi nguồn từ Trung Quốc, có tổng . tài “ Khảo sát và đánh giá chất lượng nước mặt khu vực thành phố Hưng Yên” là cần thiết và có tính thực tiễn cao. Với mục tiêu là tiến hành lấy mẫu thực tế, phân tích các chỉ tiêu cần thiết và từ. đánh giá tổng thể về chất lượng nước mặt của khu vực thành phố Hưng Yên. Tôi hy vọng những nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp được một số thông tin cơ bản về hàm lượng các chỉ tiêu trong nước. ngòi và chế độ nước: Phố Hiến xưa - Thành phố Hưng Yên ngày nay được hình thành và phát triển là phần lớn chịu sự ảnh hưởng của hai con sông lớn: sông Hồng và sông Luộc; Chảy qua Thành phố Hưng

Ngày đăng: 27/04/2015, 01:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN!

    • 1.4.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư thành phố Hưng Yên

    • Ô nhiễm môi trường nước do y tế

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan