Luận văn thạc sỹ - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

88 393 0
Luận văn thạc sỹ - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng thương mại. Thông thường ở các nước phát triển hoạt động này mang lại khoảng 60% thu nhập cho ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm gần 80% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng. Đồng thời hoạt động tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro, những rủi ro mà nó đưa lại rất nặng nề, có thể dẫn đến phá sản. Từ giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ không chỉ gây chấn động hệ thống tài chính Mỹ mà cơn “địa chấn tài chính” này đang lan rộng và đe dọa sự ổn định nền kinh tế của nhiều quốc gia khác. Trong một thế giới toàn cầu hóa như ngày nay thì cuộc khủng hoảng này đang tạo ra những “sang chấn” đáng kể đổi với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đó là việc kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm đáng kể, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Đây chính là thách thức lớn đối với hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng. Sau gần 20 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, Eximbank đã có bước tiến đáng kể, không ngừng đổi mới nâng cao vị thế của ngân hàng trong thị trường tiền tệ và đóng góp một phần vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng còn bộc lộ không ít hạn chế trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Chất lượng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng và phong phú, cơ cấu dư nợ chưa hợp lý, mô hình tổ chức quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế. Đặc biệt trong năm 2008, nợ quá hạn tăng cao do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đặt ra những thách thức đối với Eximbank trong thời gian tới. Điều này sẽ ảnh hưởng sự phát triển bền vững của Eximbank. Vì vậy, khắc phục và hạn chế rủi ro tín dụng là điều tất yếu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ lí luận cũng như thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU TÓM TẮT LUẬN VĂN 1.3. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÍN DỤNG 11 1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DUNG 13 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 21 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 21 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 25 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK 35 2.2.1. Chính sách tín dụng của Eximbank 35 2.2.2. Tình hình rủi ro tín dụng tại Eximbank 46 * Tình hình rủi ro mất vốn: 50 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK 51 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank 51 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51 3.1.1. Định hướng phát triển chung 59 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Eximbank thời gian tới 61 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBTD: Cán bộ tín dụng CIC: Trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam DN: Doanh nghiệp DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ FED: Cục dự trữ liên bang Mỹ KH: Khách hàng NHNN: Ngân hàng Nhà nước NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng thương mại RR: Rủi ro RRTD: Rủi ro tín dụng TW: Trung ương TMCP: Thương mại cổ phần DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Danh mục sơ đồ 1.3. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÍN DỤNG 11 1.3. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÍN DỤNG 11 1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DUNG 13 1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DUNG 13 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 21 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 21 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 21 2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 21 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 25 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 25 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK 35 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK 35 2.2.1. Chính sách tín dụng của Eximbank 35 2.2.1. Chính sách tín dụng của Eximbank 35 2.2.2. Tình hình rủi ro tín dụng tại Eximbank 46 2.2.2. Tình hình rủi ro tín dụng tại Eximbank 46 * Tình hình rủi ro mất vốn: 50 * Tình hình rủi ro mất vốn: 50 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK 51 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK 51 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank 51 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank 51 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 51 3.1.1. Định hướng phát triển chung 59 3.1.1. Định hướng phát triển chung 59 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Eximbank thời gian tới 61 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Eximbank thời gian tới 61 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng thương mại. Thông thường ở các nước phát triển hoạt động này mang lại khoảng 60% thu nhập cho ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm gần 80% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng. Đồng thời hoạt động tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro, những rủi ro mà nó đưa lại rất nặng nề, có thể dẫn đến phá sản. Từ giữa năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ không chỉ gây chấn động hệ thống tài chính Mỹ mà cơn “địa chấn tài chính” này đang lan rộng và đe dọa sự ổn định nền kinh tế của nhiều quốc gia khác. Trong một thế giới toàn cầu hóa như ngày nay thì cuộc khủng hoảng này đang tạo ra những “sang chấn” đáng kể đổi với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Đó là việc kim ngạch xuất khẩu bị sụt giảm đáng kể, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài giảm mạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Đây chính là thách thức lớn đối với hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng. Sau gần 20 năm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, Eximbank đã có bước tiến đáng kể, không ngừng đổi mới nâng cao vị thế của ngân hàng trong thị trường tiền tệ và đóng góp một phần vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên hoạt động của ngân hàng còn bộc lộ không ít hạn chế trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Chất lượng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, sản phẩm tín dụng chưa đa dạng và phong phú, cơ cấu dư nợ chưa hợp lý, mô hình tổ chức quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế. Đặc biệt trong năm 2008, nợ quá hạn tăng cao do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đặt ra những thách thức đối với Eximbank trong thời gian tới. 1 Điều này sẽ ảnh hưởng sự phát triển bền vững của Eximbank. Vì vậy, khắc phục và hạn chế rủi ro tín dụng là điều tất yếu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng đặt lên hàng đầu. Xuất phát từ lí luận cũng như thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về RRTD của NHTM; - Phân tích và đánh giá RRTD tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD tại Eximbank. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro tín dụng tại Eximbank; - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: so sánh, phân tích và diễn giải. 5. Đóng góp của đề tài - Khái quát những vấn đề lí luận chung về tín dụng và RRTD của NHTM; - Phân tích, đánh giá thực trạng RRTD tại Eximbank từ năm 2005-2008; - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD tại Eximbank. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn gồm 3 chương với nội dung căn bản Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của NHTM. Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. 2 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng thương mại là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng thương mại là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế, góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế. NHTM với đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt - hàng hóa tiền tệ. Đa phần trong các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu cầu. Nguồn tiền của các NHTM đang có thay đổi mạnh mẽ do gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa các ngân hàng với các tổ chức tài chính dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hóa. Các nguồn tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm với lãi suất hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho một ngân hàng tìm kiếm nguồn tiền gửi song lại làm gia tăng tính mỏng manh, kém ổn định của cả hệ 3 thống. Tài sản của ngân hàng chủ yếu là các động sản tài chính (các khoản cho vay, chứng khoán) với tính rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng cao. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn các rủi ro và nó sẽ mang lại tổn thất cho ngân hàng. Có rất nhiều loại rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động của NHTM, chúng ta có thể xem xét một số loại rủi ro sau: 1.1.1. Rủi ro tỷ giá hối đoái Rủi ro tỷ giá hối đoái là khả năng xảy ra thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động của giá cả tiền tệ thế giới. Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý rằng không phải khi nào tỷ giá hối đoái biến động thì NHTM sẽ gặp phải rủi ro hối đoái. Sự biến động của tỷ giá hối đoái chỉ là một điều kiện cần để có thể làm cho NH gặp phải rủi ro tỷ giá bởi vì nếu hoạt động kinh doanh của NH đơn thuần chỉ liên quan đến nội tệ và diễn ra trong nước thì rủi ro tỷ giá lúc này sẽ không có. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tỷ giá đối với NHTM: - Hoạt động nội bảng: Hoạt động nội bảng của NHTM sẽ gây ra rủi ro tỷ giá là do sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. - Hoạt động ngoại bảng: Sự tham gia của NHTM vào thị trường ngoại hối được thực hiện thông qua 4 hoạt động sau: Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện và thanh toán các hợp đồng ngoại thương; mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp; Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc chính mình) để cân bằng trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá; mua bán ngoại tệ nhằm mục đích kiếm lãi khi tỷ giá biến động. 4 1.1.2. Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị tài sản ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Đây là rủi ro mang tính đặc trưng của bất kỳ một NHTM nào. Quá trình chuyển hoá tài sản được coi như là một chức năng đặc biệt cơ bản của hệ thống ngân hàng. Rủi ro về thu nhập: là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Rủi ro giảm giá trị tài sản, là khả năng giá trị ròng của ngân hàng bị suy giảm khi lãi suất thị trường biến động. Có 2 nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất, đó là: - Sự biến động của lãi suất thị trường; - Sự không cân bằng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. 1.1.3. Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có được đủ vốn khả dụng (cung thanh toán) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản: Một là, do sự mất cân xứng về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. Đấy là do ngân hàng huy động vốn với thời hạn ngắn nhưng lại cho vay với thời hạn dài hơn, dẫn đến sự khác biệt về thời điểm xuất hiện cũng như quy mô các luồng tiền ra vào ngân hàng và như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của NH. Hai là, do sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm cơ hội đầu tư có mức lợi nhuận cao hơn còn những người vay tiền sẽ hạn chế vay. Như vậy 5 thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như tiền vay, và cuối cùng là ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Bà là, ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách hoàn hảo nhất. Những trục trặc trong thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào NH. 1.1.4. Rủi ro tín dụng: RRTD là những thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu do người vay vốn không trả đúng hạn, không thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bất kỳ lý do gì. Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán, ngân hàng không có tiền để trang trải nợ cho khách hàng, mất uy tín trước khách hàng. Khách hàng ồ ạt đến rút tiền điều này có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản hoặc vỡ nợ. Mặt khác, do tính riêng biệt của hàng hoá ngân hàng, một ngân hàng phá sản thì theo phản ứng dây chuyền, có thể sẽ kéo theo sự phá sản của hàng loạt các ngân hàng khác. Các cuộc khủng hoảng ngân hàng thường kéo theo sự suy thoái kinh tế, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Thực tế từ cuối năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính đang xảy ra trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các ngân hàng tại Mỹ liên tục tuyên bố phá sản. Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng này là từ tín dụng nhà đất của Mỹ, "Bong bóng" nhà đất sụp đổ kéo theo các khoản vay đến hạn của người dân Mỹ không có khả năng trả nợ, giá nhà đất giảm sút khiến việc phát mãi của ngân hàng gặp khó khăn, gây mất khả năng thanh toán cho hệ thống ngân hàng. Tính đến hết tháng 6 năm 2009 đã có hơn 45 ngân hàng Mỹ bị phá sản, sát nhập. Chính vì các hậu quả nghiêm trọng khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và đối với sự phát triển của cả nền 6 [...]... biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng 1.2 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro phổ biến và lâu đời nhất trong thị trường tài chính - tín dụng Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xẩy ra và gây hậu quả nặng nề cho hoạt động NH vì hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài... các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 21 Chương 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import... một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export... khác: Nợ quá hạn dây dưa, lây lan sang các KH khác, làm giảm uy tín của ngân hàng, Nói chung các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi và là gánh nặng thực sự đối với các Ngân hàng thương mại 10 1.2.3 Sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng Hoạt động ngân hàng là hết sức đặc thù, là huyết mạch của nền kinh tế của mỗi nước Rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói... được mục tiêu tối đa hoá lợi ích của ngân hàng đòi hỏi phải hạn chế rủi ro tín dụng hay nói một cách khác cần phải quản trị rủi ro tín dụng tốt Đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay thì công tác quản trị rủi ro tín dụng là hết sức cấp thiết 1.3 CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH RỦI RO TÍN DỤNG Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường cụ thể hóa thành những chỉ... đến rủi ro cho ngân hàng Ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi ro, song nếu có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thì có thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xẩy ra 1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng • Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (Rủi ro đọng vốn) Khi phát sinh quan hệ tín dụng, NH và khách hàng phải giao kết về khoảng thời gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên có thể đến thời hạn. .. quĩ dự phòng tổn thất có thể xử lý bao nhiêu phần trăm nợ xấu Tuỳ thuộc vào từng mục đích nghiên cứu, có thể chọn một trong các tiêu thức trên để phản ánh rủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại 1.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DUNG Hoạt động ngân hàng gắn liền với rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường,… Tuy nhiên, RRTD là phổ biết nhất... khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng" Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì: “RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xẩy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” Rủi ro trong tín. .. trong hoạt động phản ánh rủi ro tín dụng Chúng ta có thể xem xét nợ quá hạn trên ba tiêu thức sau: - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ NQH = Tổng dư nợ Thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau Để thấy rõ khả năng phản ánh RRTD người ta thường dùng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Tỷ lệ này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần. .. Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank Đến 31/12/2008 vốn điều lệ của Eximbank đạt 4.249 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 130 Chi . Xuất nhập khẩu Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. 2 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK 51 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank 51 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank. hạn chế rủi ro tín dụng. 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro phổ biến và lâu đời nhất trong

Ngày đăng: 25/04/2015, 22:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo ngành nghề

  • Đơn vị tính: Tỷ đồng

  • Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại Eximbank

  • Đơn vị tính: Tỷ đồng

  • Bảng 2.9: Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề cho vay.

  • BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH

    • Năm 1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan