ĐỀ TÀI MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

26 618 0
ĐỀ TÀI MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG SAU ĐẠI HỌC  ĐỀ TÀI MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ : KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Khóa : K19 Lớp : Ngày 3 Nhóm : 3 GVHD : TS. Diệp Gia Luật THÀNH VIÊN: 1. Phan Bá Lộc ( nhóm trưởng ) 11. Nguyễn Thị Kim Ngọc 2. Võ Tấn Đạt 12. Bùi Châu Minh Thư 3. Nguyễn Hoàng Phương Anh 13. Nguyễn Thị Hồng Thuận 4. Vũ Thị Nguyệt Anh 14. Võ Thị Kim Thủy 5. Vũ Thị Nguyệt Ánh 15. Nguyễn Quốc Tuấn 6. Trần Thị Thùy Dung 16. Nguyễn Thị Mộng Tường 7. Nguyễn Diễm Kiều Giang 17. Trương Đức Mẫn 8. Nguyễn Thị Việt Hà 18. Đoàn Thị Đào Tiên 9. Trần Thị Diệu Hiền 19. Nguyễn Thị Hải Thúy 10. Lê Phước Lợi TP. HCM, Tháng 2 - 2010 MỤC LỤC I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 1 I.1. Tín dụng thứ cấp: 1 I.2. Chứng khoán hóa: 1 I.2.1. MBS (Mortgage Backed Securities) 2 I.2.2. ABS (Asset Backed Securiries) 2 II. KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP Ở MỸ (TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN): 2 II.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng: 2 II.2. Nguồn gốc khủng hoảng: 4 II.2.1. Mầm mống khủng hoảng: 5 II.2.2. Nợ dưới chuẩn: 5 II.2.3. Sự tăng liên tục của giá nhà 5 II.2.4. Sự xuất hiện của hình thức “chứng khoán hóa” 6 II.3. Quá trình bùng nổ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn 7 II.4. Hậu quả: 9 II.4.1. Đối với nước Mỹ: 9 II.4.2. Đối với thế giới: 12 III. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM 13 III.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam 13 III.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế 13 III.1.2. Thị trường xuất khẩu 14 III.1.3. Vốn ngoại tệ FDI, FII, ODA, Kiều hối 16 III.2. Thị trường bất động sản Việt Nam và những tiềm ẩn rủi ro 20 III.2.1. Bất động sản Việt Nam chưa tiếp cận với chứng khoán hóa 20 III.2.2. Những rủi ro tiềm ẩn 21 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM: 22 IV.1. Bài học về quản trị rủi ro tín dụng: 22 IV.2. Bài học về quản trị rủi ro thanh khoản 22 IV.3. Bài học về đầu tư: 23 IV.4. Bài học về quản lý: 23 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam TÓM TẮT Hầu như không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ đã bất ngờ nổ ra vào giữa năm 2007. Cuộc khủng hoảng này có tác động mạnh đến cả hệ thống tài chính lẫn nền kinh tế thực. Các cơ quan điều tiết tài chính của Mỹ, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ủy ban Chứng khoán (SEC) cho tới Bộ Tài chính đều đã phải vào cuộc nhằm giải quyết khủng hoảng. Nguồn gốc ban đầu của cuộc khủng hoảng tồi tệ này là sự chứng khoán hoá các khoản cho vay mua nhà không đủ tiêu chuẩn. • Thứ nhất, cơ chế cho vay đã bị đơn giản hoá, dựa hoàn toàn vào những đánh giá của các công ty đánh giá mức độ tín nhiệm, dẫn đến nhiều khoản vay không đủ chuẩn. • Thứ hai, cơ chế chứng khoán hoá đã đánh đồng các khoản vay đủ chuẩn và không đủ chuẩn, gây ra cả bong bóng nhà đất lẫn chứng khoán. I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: I.1. Tín dụng thứ cấp: Tín dụng thứ cấp còn gọi là cho vay dưới chuẩn, là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn và còn bằng tài sản thế chấp. Tại Mỹ, nợ dưới chuẩn được thực hiện đối với các sản phẩm cho vay thế chấp mua nhà (mortgage), thế chấp mua trả góp ô tô, thẻ tín dụng I.2. Chứng khoán hóa: Chứng khoán hóa là việc tạo ra các chứng khoán dựa trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần hoàn của một tập hợp tách biệt các khoản phải thu hoặc các tài sản tài chính. Các chứng khoán này tùy theo cấu trúc thời hạn của chúng sẽ được chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian xác định kèm theo những quyền hưởng lợi khác và quyền đối với những tài sản được sử dụng nhằm đảm bảo việc trả nợ hoặc phân phối định kỳ các khoản thu được cho người sở hữu chứng khoán. Một cách cơ bản, chứng khoán hóa được hiểu là việc tái cơ cấu một tập hợp những khoản phải thu và đưa chúng về dạng thức có thể chuyển nhượng được. Những chứng khoán phát sinh từ nghiệp vụ này có thể là cổ phiếu hoặc trái phiếu, nhưng nhìn chung chúng đều phải dựa trên một tập hợp các tài sản tài chính hay các khoản phải thu. Thực tế, mục tiêu của chứng khoán hóa chính là nhằm tách biệt rủi ro mất khả năng thanh toán của người chủ sở hữu tài sản/các khoản phải thu ban đầu và rủi ro của chính các tài sản hay các khoản phải thu đó. Kỹ thuật chứng khoán hóa được thực hiện trên 2 nhóm tài sản chủ yếu, đó là: các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản và các tài sản tài chính không được thế chấp bằng bất GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 1 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam động sản. Tương ứng với hai loại tài sản trên thì sau khi được chứng khoán hóa sẽ hình thành 2 loại chứng khoán là: các chứng khoán dựa trên thế chấp bất động sản gọi tắt là MBS (Mortgage Backed Securities) và các chứng khoán tài sản tài chính (Asset Backed Securiries) gọi tắc là ABS. I.2.1. MBS (Mortgage Backed Securities) Cơ chế tạo ra công cụ tài chính này như sau: một số lượng lớn các khoản vay thế chấp được kết hợp lại và chuyển giao cho một công ty tài chính quản lý. Các ngân hàng sử dụng các khoản vay thế chấp để bảo đảm cho việc phát hành MBS. Mỗi cổ phiếu MBS có giá trị phát hành bằng tổng số tiền mặt được tạo ra bởi các khoản vay thế chấp hay còn gọi là tổng quỹ chia cho số cổ phiếu MBS được phát hành. Hầu hết các khoản vay thế chấp như vậy được xếp vào loại có chất lượng tốt. Và các chứng khoán này được bán cho các nhà đầu tư toàn cầu. I.2.2. ABS (Asset Backed Securiries) ABS được hình thành từ những năm 1990 nhưng thực sự phát triển mạnh vào năm 2003. Chúng được thực hiện như sau: các tài sản thế chấp và cho vay nhiều rủi ro khác được gộp chung lại, sau đó chia thành từng phần nhỏ dựa theo khả năng thanh toán. Phần ít rủi ro nhẩt được gọi là “cao cấp” và các phần rủi ro hơn được gọi là “thứ cấp” với nhiều mức độ khác nhau, tất nhiên độ rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn. Ngoài ra, các ngân hàng đưa ra những sản phẩm tài chính phức tạp hơn. Họ tạo ra một loại trái phiếu bảo đảm bằng các hợp đồng vay nợ (CDO) và dùng chúng với cả ABS, vay những khoản vay không đủ tiêu chuẩn, lãi suất cao và trong một số trường hợp là cả tín dụng phái sinh. II. KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP Ở MỸ (TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN): II.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng: Thay đổi đột ngột của toàn cảnh kinh tế: trong sáu tháng đầu năm 2007, cả thế giới xôn xao trước hiện tượng vật giá leo thang: từ giá năng lượng, đến nông phẩm đều tăng ở một nhịp độ chóng mặt. Tính từ tháng 5/2007 đến khỏang tháng 3/2008 giá dầu thô tăng lên gấp ba. Trong cùng thời kỳ, tại một số nơi lương thực, thực phẩm gần như trở thành những mặt hàng xa xỉ. Những quốc gia sản xuất và xuất khẩu năng lượng như Nga, Venezuela, Nigeria, Algerie hay các tiểu Vương quốc vùng Vịnh phấn khởi khi thấy thu nhập nhà nước tăng nhanh cùng với sự leo thang của giá dầu hỏa hay khí đốt. Ngân sách của nhà nước « nở to » thêm, nhờ vậy mà một số các chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở, các kế họach đầu tư công cộng ra đời. Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 1990 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách kỷ lục. Hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ. Thống kê cho vay mua nhà dưới chuẩn 5 năm từ 2002-2006: GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 2 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ đầu 2007, người ta đã bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu không tốt. Trong vòng ba tháng đầu năm, số nợ dưới chuẩn chậm trả hơn 30 ngày lên đến mức kỷ lục là 15,75%, tăng từ 14,4% trong ba tháng cuối 2006. Đến tháng 5/2007 số nhà bị tịch biên tăng 90% so với tháng 5/2006. Từ tháng 10/2007, khi kết quả tài chính của Quý 3 bắt đầu được công bố thì lần lượt nhiều tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới đã loan báo những con số mất vốn nặng nề, và nhiếu chuyên gia đã tiên đoán là một số tập đoàn có thể sẽ đi đến phá sản. Hàng loạt ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải ghi nhận các khoản tổn thất lên đến hàng trăm tỷ. Tổng thiệt hại tài chính của các ngân hàng đầu tư trong năm 2007 ước tính lên tới gần trăm tỷ USD. Citi và Merrill Lynch phải cầu viện tăng vốn khẩn cấp từ các quỹ đầu tư Châu Á. Hàng ngàn nhân viên phố Wall bị sa thải. Năm 2007: Không chỉ thiệt hại về giảm giá trái phiếu, mảng kinh doanh béo bở từ chứng khoán hóa của các ngân hàng đầu tư cũng bị tạm ngưng hoạt động. Cổ phiếu các ngân hàng đầu tư rớt thảm hại trong 6 tháng cuối năm 2007. Với tổn thất nặng nề này, các ông chủ phố Wall lần lượt phải ra đi, cụ thể là các ông chủ UBS, Citigroup, Merrill Lynch và Bear Stearns. Có khoảng hai nghìn tỷ USD thua lỗ liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ. Trong đó, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên thế giới lỗ trên 500 tỷ USD. Theo dữ liệu Bloomberg, đến hết tháng 8/2008: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu hiện rõ nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó. Điểm lại những mốc sự kiện chính trong chuỗi này để thấy khủng hoảng đã diễn ra như thế nào: • Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona, California, Florida, Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu. GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 3 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam • Năm 2005: “Bong bóng” thị trường nhà đất ở Mỹ vỡ tung vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn ở một vài bang của Mỹ vào cuối mùa Hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá thấp thị trường. • Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá nhà giảm, hoạt động kinh doanh bất động sản trầm lắng dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở Mỹ giữa tháng 8 giảm hơn 40% so với một năm trước đó. • Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1.3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. • Năm 2008 với những mốc đáng nhớ sau: - Ngày 16/3: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 USD/cổ phiếu để tránh phá sản. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải cung cấp 30 tỷ USD để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Stearns. - Ngày 17/7: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ USD. - Ngày 07/9: FED giành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac. - Ngày 14/9: Merril Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ USD. - Ngày 15/9: Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số chứng khoán chủ chốt ở Mỹ gồm Dow Jones. NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001. - Ngày 17/9: FED cho AIG vay 85 tỷ USD để giúp công ty này tránh phá sản. - Ngày 26/9: Ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ được chính phủ tiếp quản và sau đó bán lại cho JP Morgan Chase & Co với giá 1.9 tỷ USD. - Ngày 30/9: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận Ngân hàng bán lẻ cho đối thủ CityGroup. - Ngày 3/10: Kế hoạch giải cứu tài chính giá 700 tỷ USD được Hạ Viện thông qua sau một tuần bất ổn trên thị trường tài chính và nợ tín dụng. - Ngày 25/11/2008: Cục dự trữ liên bang Mỹ công bố kế hoạch bơm 800 tỷ USD vào hệ thống tài chính; trong đó 100 tỷ USD để mua giấy tờ ghi nợ của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo trợ liên quan đến tín dụng thứ cấp, bao gồm cà 2 Tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac; 500 tỷ mua các giấy ghi nợ khác. II.2. Nguồn gốc khủng hoảng: Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự suy sụp của thị trường bất động sản. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 4 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam II.2.1. Mầm mống khủng hoảng: Từ năm 2001, nhằm khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế, Quỹ Dự Trữ Liên Bang đã giảm lãi suất căn bản chỉ còn 1%, đây là mức thấp nhất từ trước đến nay và trở thành động cơ khuyến khích những gia đình có mức thu nhập thấp vay tiền mua nhà với lãi suất rất thấp trong những năm đầu, sau đó sẽ tăng giảm theo thời giá. Mức lãi suất danh nghĩa này đã tạo ra lãi suất thực âm. Thêm vào đó, trong những năm cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Bill Clinton đã ban hành một đạo luật tái phát triển cộng đồng tập trung vào mục tiêu xã hội là giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp. Hai yếu tố này đã thúc đẩy dân chúng vay tiền ngân hàng mua nhà. Mặt khác, các ngân hàng cũng sẵn lòng cho vay, cả với những khách hàng có hạng mức tín nhiệm dưới chuẩn, vì ỷ lại sự bảo đảm ngấm ngầm từ Chính phủ mà hiện thân là hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac. Sự gia tăng tín dụng mua nhà trong suốt gần ba năm từ 2002 đến 2005 đã đẩy giá nhà ở lên cao tạo nên bong bóng giá bất động sản và quả bong bóng này bắt đầu xì hơi khi FED tăng lãi suất lên 5,25% vào cuối năm 2006. Có thể nói, yếu tố làm góp phần tạo nên sự trầm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là do các phát kiến tài chính. Cụ thể là các công cụ tài chính phái sinh dựa trên tài sản thế chấp. II.2.2. Nợ dưới chuẩn: Hình thức cho vay dưới chuẩn là hình thức ngân hàng cấp cho khách hàng món vay mua bất động sản trong khi khách hàng đó không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, sau khi cấp khoản vay này, ngân hàng còn cho chính khách hàng này vay để trả khoản nợ mua nhà đó. Sở dĩ có điều này là do, cả ngân hàng và khách hàng đều hiểu rằng, giá nhà tăng là nguồn trả nợ của khách hàng khi thị trường đi lên. Có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Hầu hết các khoản vay dưới chuẩn đều theo hình thức vay thế chấp với lãi suất linh hoạt (ARM). Theo truyền thống, người mua thường muốn vay tiền mua nhà với lãi suất cố định hơn là lãi suất linh hoạt, theo đó, họ sẽ phải thanh toán hàng tháng tiền lãi với lãi suất cố định trong suốt 30 năm. Tuy nhiên, lãi suất ARM lại rất thấp với thời hạn từ 3 đến 5 năm. Chính vì vậy, nó đã thu hút được những người mua có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các khoản tiền lãi phải trả hàng tháng đã tăng dần theo thời gian do lãi suất cho vay được điều chỉnh lên những mức cao hơn. Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Khi nhiều gia đình mượn tiền cho vay dưới chuẩn không còn khả năng tiếp tục trả nợ nữa, các định chế cho vay tịch thu những căn nhà thế chấp đem ra bán nhằm thu hồi lại số tiền đã cho vay. Năm 2007, khoảng 2 triệu căn nhà đã bị phát mãi (năm 2006 là 1,2 triệu căn). Khủng hoảng địa ốc đã xảy ra tại Hoa kỳ vì chủ nợ không thu được lời lẫn vốn. II.2.3. Sự tăng liên tục của giá nhà GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 5 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Để tránh kinh tế suy thoái, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã liên tục hạ lãi suất. Nhiều người lại tham gia thị trường địa ốc khiến giá nhà tiếp tục gia tăng. Trong vòng 10 năm, giá nhà ở Mỹ đã tăng khoảng 20% mỗi năm. Họ vay tiền để mua nhà và khi giá nhà lên thì bán đi để lấy lời. Rồi họ vay nợ mua nhà khác vì trong hai năm đầu lãi suất rất rẻ và mọi người đều tin rằng giá nhà cửa sẽ gia tăng và khi phải ‘tính vay lại’ thì điều kiện món nợ ấy có thể được tái tài trợ dễ dàng. Tín dụng dành cho vay địa ốc gia tăng. Để giúp ngân hàng có vốn cho vay, Chính phủ Mỹ cho thành lập một số “Công ty do Chính phủ bảo trợ” (Government Sponsored Enterprise) với hai cơ quan lớn nhất là Hiệp hội Quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association - gọi tắt Fannie Mae), và Công ty Quốc Gia tài trợ địa ốc (Federal Home Loan Mortgage Corporation - gọi tắt Freddie Mac). II.2.4. Sự xuất hiện của hình thức “chứng khoán hóa” Việc chứng khoán hóa các khoản cho vay đã tạo thành các chứng khoán như MBS, ABS, CDO, CDS, bán chứng khoán ra giới đầu tư đã kéo nhiều tổ chức tài chính tham gia vào lĩnh vực này. Việc mua các chứng khoán này sẽ được đảm bảo bằng nguồn thu chủ yếu từ các khoản cho vay bất động sản, cộng với các khoản cho vay khác. Tuy nhiên, việc chứng khoán hóa thực hiện qua nhiều giai đoạn và nhiều tổ chức khác nhau, khi các nhà đầu tư nắm giữ các chứng khoán này cũng không biết rõ nó có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết tổ chức phát hành là ai. II.2.4.1. Khủng hoảng khi “chứng khoán hóa” các loại chứng khoán dưới chuẩn Nhân tố quyết định chất lượng của chứng khoán phát hành là khả năng sinh lợi của các tài sản dùng làm tài sản đảm bảo, chứ không phải là nhà phát hành. Kết quả của quá trình chứng khoán hóa là các tài sản có tính thanh khoản kém thành chứng khoán – một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường vốn. Chính những chứng khoán này và những khoản cho vay có thế chấp đã trở thành tiêu điểm của cuộc khủng hoảng tín dụng, những khoản tín dụng mua nhà thứ cấp chính là những khoản cho vay mua nhà mà các ngân hàng cung cấp cho những người đi vay có uy tín tín dụng thấp. Trong quá trình chứng khoán hóa, các ngân hàng cho vay mua nhà ban đầu không còn trách nhiệm đối với khoản cho vay và việc bán các khoản tín dụng thế chấp đó mang lại cho họ nguồn vốn để tài trợ cho các khoản cho vay khác. Người ta thường nói rằng chứng khoán hóa chính là một công cụ để đa dạng hóa rủi ro. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng phần nào đối với ngân hàng, người đã chuyển nhượng các khoản vay sang nhà đầu tư trái phiếu. Trong quá trình chứng khoán hóa, rủi ro mất thanh khoản không hề bị triệt tiêu mà nó chỉ đơn giản chuyển từ các ngân hàng sang cho nhà đầu tư. Để đổi lại, nhà đầu tư có quyền hưởng lợi đối với các luồng tiên phát sinh từ khoản vay và tài sản thế chấp. Khi có sự biến đổi các khoản cho vay thành các công cụ đầu tư cho nên thị trường tín dụng để phục vụ cho thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa. Nó đã trở nên một sân chơi mới cho các nhà đầu tư, có khả năng huy động dòng vốn từ khắp nơi đổ vào, kể cả dòng vốn ngoại quốc. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này, và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 6 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn. Quá trình chứng khoán hoá các tài sản rủi ro này lại được lặp lại với các tài sản thế chấp, và với cách làm như vậy, rủi ro được pha trộn ra hàng ngàn loại hình đầu tư khác nhau. Nhưng mỗi lần các ngân hàng “cơ cấu” lại tài sản với mức độ phức tạp tăng dần và bán chúng ra toàn cầu, khả năng được thanh toán đúng hạn càng khó kiểm soát và dễ bị nhầm lẫn, vì vậy các nhà đầu tư càng nhận nhiều rủi ro hơn. Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như là ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ. Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”, tiếng Mỹ gọi là “Credit Default Swap – CDS”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ. II.2.4.2. CDS (Credit Default Swaps) và tác động nguy hại đến thị trường tài chính CDS (Credit Default Swaps) là hợp đồng phái sinh (Derivative) giữa các ngân hàng, định chế tài chính với nhau (như bên bán A và bên mua B bảo hiểm rủi ro cho công ty C) nhằm hạn chế rủi ro cho các khoản vay tín dụng Thị trường CDS này được FED thả nổi và hoàn toàn không nằm trong diện kiểm soát của FED nên không ai biết được thực tế khối lượng giao dịch là bao nhiêu. Thị trường CDS phát đến quý II/2008 ước tính 54.000 tỷ USD. Năm 2000, quốc hội Mỹ đã thông qua điều luật 5660, theo đó hợp đồng bảo hiểm nợ cùng một loạt những sản phẩm tài chính phái sinh khác không chịu sự giám sát của nhà nước. Luật 5660 đã tạo điều kiện cho thị trường CDS phát triển như vũ bão. Tại Mỹ, trước khi luật 5660 được thông qua, thị trường CDS có quy mô 900 tỷ đô la, thì đến cuối năm 2007 đã tăng lên thành 45 nghìn tỷ đô la, nghĩa là tăng lên 50 lần. Trong thị trường CDS, các hợp đồng mang tính đánh bạc và đầu cơ của các quỹ mạo hiểm chiếm đến hơn một nửa. CDS cũng mở rộng quy mô sang cả các chứng khoán dựa trên nhà cửa thế chấp. Do các ngân hàng không bị quản lý trong các hoạt động bảo hiểm CDS, họ bảo hiểm vô tội vạ mà không để ý xem mình có đủ tiền để thanh toán nếu đối tượng được bảo hiểm kia phá sản hay không. Khi bong bóng nhà đất vỡ, các ngân hàng, kể cả những ngân hàng lớn nhất, không có tiền để trả cho các hợp đồng CDS và do đó buộc phải tuyên bố phá sản hàng loạt. Khi đó, các hedge fund lại sử dụng ngay tình cảnh khốn khó của các ngân hàng để ký CDS với các ngân hàng khác và khiến tình hình trở nên thêm nghiêm trọng. Các ngân hàng đã đẩy lãi suất trong các hợp đồng CDS lên cao nhưng trong trường hợp ngân hàng đang khó khăn kia phá sản thực sự, thì số tiền khổng lồ phải trả cho các hedge fund sẽ khiến ngân hàng thanh toán phải điêu đứng. Tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đổ vỡ, một phần là do đầu tư vào MBS và phần lớn là do các hợp đồng CDS này. II.3. Quá trình bùng nổ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn GVHD: TS. Diệp Gia Luật Trang 7 [...]... Gia Luật Trang 19 Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Cuộc khủng hoảng khiến nguồn vốn đầu tư vào Thị trường chứng khốn Việt Nam khơng được dồi dào Nguồn tiền đầu tư vào Việt Nam là tiền của các Cơng ty mẹ ở nước ngồi Nếu cơng ty mẹ gặp khó khăn thì các Cơng ty con cũng dè dặt trong đầu tư Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, ảnh hưởng đến... Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trường nhà ở Những nghi ngờ về giá trị của tất cả các khoản bảo đảm bắt đầu xuất hiện Q trình định giá tài sản sụp đổ Thị trường mất phương hướng và khả năng vận hành II.4 Hậu quả: II.4.1 Đối với nước Mỹ: Cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2007 đã tác động mạnh đến nền kinh tế và xã hội Mỹ Với ngành tài chính. .. Nam sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và châu Âu Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam + Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc độ xuất khẩu sang Mỹ -thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Do cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy GVHD: TS Diệp Gia Luật Trang 14 Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam giảm mạnh... (Nguồn: Tổng cục thống kê) GVHD: TS Diệp Gia Luật Trang 15 Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Ngun nhân chính khiến cho xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm là do khủng hoảng kinh tế khiến cho nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên tồn cầu suy giảm đặc biệt là tại các thị trường chính III.1.3 • FDI: Vốn ngoại tệ FDI, FII, ODA, Kiều hối Số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng... hưởng của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam Tác động đến tăng trưởng kinh tế Thị trường tài chính Việt Nam khơng bị tác động lớn, vì chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào trái phiếu MBS và các Hợp đồng cho vay cầm cố như ở Hoa Kỳ Nhưng khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ cũng có những tác động nhất định đến nền kinh tế của Việt Nam vì kinh tế Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn, chiếm khoảng 30% tổng... cả trên thị trường chứng khốn Nhận xét: Thị trường tài chính Việt Nam chưa hòa nhập sâu vào hệ thống tài chính thế giới, các tổ chức tài chính Việt Nam chưa có quan hệ kinh tế trực tiếp, thường xun với các tổ chức tài chính thế giới, nên cuộc khủng hoảng này khơng ảnh hưởng trực tiếp dến thị trường tài chính Sự sụt giảm của chỉ số VN Index được đánh giá chưa hẳn là do tác động của cuộc khủng hoảng, ... nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Mỹ chịu tác động nghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào GVHD: TS Diệp Gia Luật Trang 12 Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học. .. hiện chính sách thắt chặt tiền tệ Điều này khiến cho dòng vốn tín dụng dành cho bất động sản sụt giảm Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, tổng dư nợ tín dụng cho vay BĐS của tồn bộ hệ thống ngân hàng giảm từ 135,000 tỷ đồng trong tháng 4 xuống còn 115,500 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2008, chiếm GVHD: TS Diệp Gia Luật Trang 18 Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho. .. Ở Việt Nam chưa có khung pháp lý cho việc chứng khốn hóa bất động sản nên chưa có việc các ngân hàng phát hành trái phiếu cho bất động sản thế chấp Vì vậy, tuy có hạn chế về huy động vốn cho thị trường bất động sản nhưng chưa có những rủi ro do “chứng khốn hóa” bất động sản gây nên GVHD: TS Diệp Gia Luật Trang 20 Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. .. GVHD: TS Diệp Gia Luật Trang 22 Chun đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ đó, ta rút ra được bài học: việc quản trị thanh khoản khơng bao giờ là có giới hạn đối với ngân hàng Việc tăng tích lỏng cho các khoản vay thế chấp là cần thiết nhưng khơng bao giờ để nó vượt q tầm kiểm sốt IV.3 Bài học về đầu tư: Một lần nữa kinh nghiệm phân tán rủi ro trong đầu . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHÒNG SAU ĐẠI HỌC  ĐỀ TÀI MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ : KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Khóa :. 15 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nguyên nhân chính khiến cho xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm là do khủng hoảng kinh tế khiến cho nhu cầu. Trang 3 Chuyên đề 12 : Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam • Năm 2005: “Bong bóng” thị trường nhà đất ở Mỹ vỡ tung vào tháng 08/2005. Thị trường bất động

Ngày đăng: 25/04/2015, 16:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

    • I.1. Tín dụng thứ cấp:

    • I.2. Chứng khoán hóa:

      • I.2.1. MBS (Mortgage Backed Securities)

      • I.2.2. ABS (Asset Backed Securiries)

      • II. KHỦNG HOẢNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG THỨ CẤP Ở MỸ (TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN):

        • II.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng:

        • II.2. Nguồn gốc khủng hoảng:

          • II.2.1. Mầm mống khủng hoảng:

          • II.2.2. Nợ dưới chuẩn:

          • II.2.3. Sự tăng liên tục của giá nhà

          • II.2.4. Sự xuất hiện của hình thức “chứng khoán hóa”

            • II.2.4.1. Khủng hoảng khi “chứng khoán hóa” các loại chứng khoán dưới chuẩn

            • II.2.4.2. CDS (Credit Default Swaps) và tác động nguy hại đến thị trường tài chính

            • II.3. Quá trình bùng nổ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn

            • II.4. Hậu quả:

              • II.4.1. Đối với nước Mỹ:

              • II.4.2. Đối với thế giới:

              • III. THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM

                • III.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với Việt Nam

                  • III.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế

                  • III.1.2. Thị trường xuất khẩu

                  • III.1.3. Vốn ngoại tệ FDI, FII, ODA, Kiều hối

                  • III.2. Thị trường bất động sản Việt Nam và những tiềm ẩn rủi ro

                    • III.2.1. Bất động sản Việt Nam chưa tiếp cận với chứng khoán hóa

                    • III.2.2. Những rủi ro tiềm ẩn

                    • IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM:

                      • IV.1. Bài học về quản trị rủi ro tín dụng:

                      • IV.2. Bài học về quản trị rủi ro thanh khoản

                      • IV.3. Bài học về đầu tư:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan