Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

86 987 8
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Luận văn thạc sĩ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 Luận văn thạc sĩ I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Rủi ro luôn tiềm ẩn trong đời sống hàng ngày đe dọa đến tính mạng, sức khỏe con người; của cải vật chất của toàn xã hội, gây ra những tổn thất không thể lường trước, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người, cộng đồng dân cư thậm chí cả một quốc gia. Rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do thiên tai, do thể chất của con người, do môi trường sống hoặc cũng có thể do chính hành vi của con người gây ra. Song hậu quả thì đều gây ra các tổn thất tài chính làm cho người gặp rủi ro lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, dự trữ của cá nhân nhiều khi không đủ để tự khắc phục tổn thất nhằm bình ổn cuộc sống. Bảo hiểm là biện pháp hữu hiệu và chắc chắn trong việc khắc phục các tổn thất tài chính mà rủi ro mang đến. Sự ra đời và tồn tại của các phương thức bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mọi cá nhân, tổ chức và cả quốc gia. Nhà nước bảo hộ các tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của các cá nhân, tổ chức; sức khỏe, tính mạng của công dân. Bất kì tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của công dân hay tài sản của tổ chức thì đều phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Thiệt hại xảy ra có thể gây ra những tổn thất vượt quá khả năng tài chính của người có trách nhiệm bồi thường và nếu hậu quả không được khắc phục kịp thời, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bị thiệt hại cũng như người có trách nhiệm bồi thường. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế đảm bảo chắc chắn cho việc bồi thường thiệt hại, khắc phục kịp thời những thiệt hại về tài chính đối với cả người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường. Ngày nay, trong xu thế hội nhập cùng nền kinh tế khu vực và thế giới, các sản phẩm bảo hiểm phát triển ngày càng đa dạng và phong phú hơn, các đối tượng quan tâm tới bảo hiểm nói chung, bảo hiểm trách nhiệm dân sự nói riêng cũng gia tăng. Cùng với đó là sự gia tăng những tranh chấp trong quá trình ký kết và thực Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2 Luận văn thạc sĩ hiện hợp đồng; những hành vi trục lợi bảo hiểm ngày càng tăng và trở lên tinh vi hơn, nghiêm trọng hơn; cũng bởi sự thiếu thông tin của những người tham gia bảo hiểm, sự chưa chặt chẽ trong quy định của pháp luật, sự yếu kém trong quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm và từ ý thức của các chủ thể tham gia về vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong đời sống của chính họ . Vì lẽ đó những phân tích, lý giải cụ thể các quy định pháp luật về các yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, cũng như vai trò của loại bảo hiểm này là rất cần thiết. Trên cơ sở những phân tích đó, các chủ thể thấy được những tồn tại thực tế trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giúp họ hiểu rõ hơn các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng nhằm tránh, hạn chế những tranh chấp phát sinh; đồng thời góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài Với đề tài: “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự” người viết muốn làm sáng tỏ những yếu tố cơ bản của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: chủ thể, đối tượng, hình thức, nội dung, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; trên cơ sở thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay ở Việt Nam đưa ra một số nhận xét và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. III. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực tiếp theo là sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, rồi Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có nhiều luận án, đề tài nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, pháp luật về hợp đồng bảo hiểm, về các loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể. Song, về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chưa có sách chuyên khảo, luận án nghiên Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 3 Luận văn thạc sĩ cứu sâu chỉ có hai khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế trường Đại học Luật Hà Nội với các đề tài: 1. Pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự - Thực trạng và hướng hoàn thiện của Trần Thị Hồi, năm 2006. 2. Một số vấn đề về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Phan Thị Hồng Thuý, năm 2005. IV. Kết quả nghiên cứu mới của luận văn Với đề tài “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự”, luận văn là sự đánh giá, phân tích tương đối đầy đủ về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật mới nhất về kinh doanh bảo hiểm. Luận văn có thể đóng góp vào việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; góp phần giảm, hạn chế những tranh chấp trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; cũng như giảm thiểu những hành vi trục lợi bảo hiểm. V. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chương I: Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1. Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 3. Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Chương II: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành 1. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm; 2. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 3. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 4. Sự kiện bảo hiểm; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 4 Luận văn thạc sĩ 5. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; 7. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Chương III: Thực trạng áp dụng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1. Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 5 Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 1. Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1.1 Trách nhiệm dân sự là gì? Trách nhiệm dân sự được hiểu rất rộng, bao gồm: Trách nhiệm công khai xin lỗi, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, đăng bài cải chính và bồi thường thiệt hại đối với người đã bị họ bằng hành vi của mình xâm phạm tới uy tín, danh dự, nhân phẩm, tài sản, sức khoẻ, tính mạng. Xử sự của các chủ thể diễn ra trong đời sống xã hội rất đa dạng và phong phú nên không thể liệt kê hết các xử sự này bao gồm những hành vi nào. Nhưng khi chủ thể thực hiện các hành vi của mình phải tuân theo các quy tắc chung của ngành luật dân sự, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Vì vậy, khi xử sự của một chủ thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác thì xử sự đó bị coi là trái pháp luật dân sự. Người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác áp dụng trách nhiệm dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khi trách nhiệm dân sự được áp dụng thì người có xử sự trái với quy định của pháp luật dân sự phải gánh chịu một hoặc một số hậu quả pháp lý nhất định. “Trách nhiệm dân sự nói chung được hiểu là sự quy định của pháp luật dân sự về hậu quả pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng buộc người có hành vi vi phạm quy tắc xử sự phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm” [9, tr.152]. Song, trách nhiệm dân sự là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 6 Luận văn thạc sĩ 1.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh, còn bên tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế bảo đảm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục kịp thời những tổn thất do bên mua bảo hiểm gây ra cho bên thứ ba. Với ý nghĩa đó, dù không khắc phục được hoàn toàn tổn thất xảy ra, song bảo hiểm trách nhiệm dân sự góp phần bình ổn tài chính cho cả bên được bảo hiểm và bên thứ ba khi người tham gia bảo hiểm gây ra thiệt hại. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chính là bảo hiểm cho những khoản tài chính cần thiết để khắc phục tổn thất cho người bị thiệt hại. Việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là toàn bộ thiệt hại trực tiếp về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người mua bảo hiểm mà là những thiệt hại về tài chính người đó phải bồi thường cho người thứ ba căn cứ vào những tổn thất về tài sản, sức khoẻ, tính mạng mà họ đã gây ra cho bên thứ ba. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trên cơ sở thoả thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá thiệt hại thực tế của người thứ ba. 1.3 Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Hợp đồng bảo hiểmsự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Điều 571 Bộ luật Dân sự năm 2005). Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định, hợp đồng bảo hiểm gồm ba loại: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 7 Luận văn thạc sĩ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Vậy, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sựhợp đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng còn bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự mang những đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm đồng thời có những đặc trưng riêng: Thứ nhất, đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sựtrách nhiệm về bồi thường thiệt hại, là loại bảo hiểm không thể xác định được giá trị đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sựtrách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật”. Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp đồng bảo hiểm con người là bảo hiểm đối với một người cụ thể; đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sựtrách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với bên thứ ba; đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừu tượng chúng ta không nhìn thấy, không cảm nhận được bằng các giác quan và thực tế chúng không tồn tại hiện hữu trong không gian tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chỉ khi nào người tham gia bảo hiểm gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thì mới xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại là Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 8 Luận văn thạc sĩ bao nhiêu. Thường đối với các hợp đồng bảo hiểm tài sản ta có thể xác định được mức tổn thất tối đa của tài sản khi giao kết hợp đồng, còn với các hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối đa là bao nhiêu. Mức trách nhiệm bồi thường được xác định theo thoả thuận của các bên và các quy định của pháp luật, trên cơ sở mức độ lỗi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế của người thứ ba. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện sau: - Có hành vi gây thiệt hại của người tham gia bảo hiểm đối với người thứ ba - Có lỗi của người gây thiệt hại - Có thiệt hại thực tế đối với bên thứ ba - Thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi gây thiệt hại và ngược lại hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng là trách nhiệm về bồi thường thiệt hại, song trên thực tế thì các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam mới chỉ tiến hành các loại nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong đó, tồn tại đồng thời hai mối quan hệ: Quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm và quan hệ giữa người tham gia bảo hiểm với người thứ ba bị thiệt hại. Trong trường hợp này, người thứ ba và trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm không thể xác định cụ thể tại thời điểm giao kết hợp đồng, mà được xác định thông qua việc định trước số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Thứ hai, trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Tại Khoản 1 Điều Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 9 Luận văn thạc sĩ 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Theo đó, nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì người vi phạm phải bồi thường khi có lỗi. Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Yếu tố lỗi chưa được quy định trong pháp luật dân sự. Trên thực tế, lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán, nên người gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, trừ trường hợp họ chứng minh được thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Ví dụ, một người đang chạy xe trên đường đột ngột có em nhỏ lao vụt từ trong ngõ ra, vì tránh để không gây tai nạn cho em bé mà đâm vào quán ở bên đường gây thiệt hại đến tài sản của chủ quán. Trong trường hợp này, người đi xe không có lỗi và không phải bồi thường. Lỗi của người tham gia bảo hiểm khi thực hiện hành vi gây thiệt hại không chỉ là căn cứ để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm không; mà còn là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường. Căn cứ vào mức độ lỗi để xác định người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, một phần hoặc liên đới bồi thường, từ đó doanh nghiệp bảo hiểm xác định trách nhiệm bồi thường của mình. Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi có yêu cầu bồi thường của người thứ ba. Tại Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 10 [...]... hiểm trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại: - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện 2.1.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc Khoản 1 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “1 Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. .. hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện các chủ thể hoàn toàn tự nguyện trong việc thoả thuận các nội dung của hợp đồng mà pháp luật không quy định cụ thể 2.2 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự được chia thành hai loại: - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng 2.2.1 Hợp đồng bảo hiểm trách. .. môi giới bảo hiểm; kinh doanh vận tải hành khách hàng hoá dễ cháy, dễ nổ trên đường thuỷ nội địa; ) - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Luận văn thạc sĩ 17 2.1.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện Ngược lại với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện là các loại nghiệp vụ bảo hiểm mà... trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng Đối tượng của loại hợp đồng này là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm phát sinh từ một hợp đồng khác giữa người tham gia bảo hiểm với người thứ ba Ở đây song song tồn tại hai hợp đồng: hợp đồng thứ nhất là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm, hợp đồng thứ hai là hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm với bên thứ ba Trách nhiệm. .. chỉnh bởi Quy tắc bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về việc ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới); - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I Insurance); Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Luận văn thạc sĩ 19 - Bảo hiểm trách nhiệm của chủ đóng tàu; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp... LUẬT 1 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm gồm: Bên nhận bảo hiểm (bên bán bảo hiểm) và bên tham gia bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) 1.1 Bên nhận bảo hiểm Bên nhận bảo hiểm là bên đã nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết nhận rủi ro bảo hiểm về phía mình Theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm chỉ có thể là... thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm 2.2.2 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng được thực hiện trên cơ sở những quy định chung của pháp luật, thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện một hợp đồng nào đó Theo đó, đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sựtrách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng chủ thể thứ ba không thể... trách nhiệm bảo hiểm 5.1 Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một cơ chế chuyển giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ người tham gia bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm, bản thân bảo hiểm không loại trừ được những thiệt hại xảy ra nhưng thông qua đó bảo đảm việc khắc phục về mặt tài chính đối với những thiệt hại đó Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, ... nghiệp bảo hiểmhợp đồng với người tham gia bảo hiểm trong hợp đồng không Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Luận văn thạc sĩ 15 xác định số tiền bảo hiểm cụ thể thì khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo hiểm đối với toàn bộ thiệt hại Ví dụ: nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I insurance viết tắt của Protection and Indemnity insurance [1]) trách nhiệm. .. nghiệp bảo hiểm đối với những hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể Khi gây thiệt hại, mức trách nhiệm bồi thường của người tham gia bảo hiểm có thể là rất lớn, song mức trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trong phạm vi số tiền bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách nhiệm bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị của tài sản là đối tượng của hợp đồng . nhiệm dân sự. Vậy, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong ba loại hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng về bảo hiểm. hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1. Khái niệm, đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự; 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan