SKKN phương pháp khắc phục tình trạng phòng máy không được nối mạng Internet khi dạy bài Bài tập và thực hành 10 & bài tập và thực hành 11 - Môn Tin học lớp 10

8 532 0
SKKN phương pháp khắc phục tình trạng phòng máy không được nối mạng Internet khi dạy bài Bài tập và thực hành 10 & bài tập và thực hành 11 - Môn Tin học lớp 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

0 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG PHÒNG MÁY KHÔNG ĐƯỢC NỐI MẠNG INTERNET KHI DẠY BÀI: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 & BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 11 - MÔN TIN HỌC LỚP 10" 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năm học 2012 -2013 là năm tôi được tổ chuyên môn phân công dạy Tin học 10. Đứng trước nhiệm vụ của năm học này, tôi đã lên kế hoạch và mục tiêu dạy học cho mình nhằm đạt hiệu quả dạy học được tôt nhất cũng như sẽ đạt được chỉ tiêu đăng kí, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất của nhà trường và tình hình phát triển xã hội trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Tôi đã nhận thấy: khó khăn lớn về mặt cơ sở vật chất của nhà trường sẽ ảnh hưởng đến một phần nội dung dạy học Tin học 10. Một trong những vấn đề đó là thực hành Internet trong nhà trường cho học sinh. a. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Cho đến hiện tại, trường THPT Hoằng Hóa 2 đã được trang bị 3 phòng máy tính, mỗi phòng có khoảng 20 – 22 máy. Mặc dù vậy nhưng các phòng máy này vẫn chưa được nối mạng nội bộ để kết nối internet . Vì vậy, học sinh vẫn chưa có điều kiện để được thực hành online khi học về Internet. b. Tình hình phát triển và sử dụng dịch vụ internet trên địa bàn huyện Hoằng Hóa: Mặc dù không thống kê chính xác là bao nhiêu nhưng huyện Hoằng Hóa nói riêng đã có một lượng lớn khoảng 5000 thuê bao Internet (theo thông tin điều tra từ Trung tâm viễn thông Hoằng hóa), chưa kể các hình thức kết nối Internet lưu động. Người dân đã sử dụng các dịch vụ internet cho nhu cầu cá nhân cũng như công việc của mình và sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, như kết nối internet qua đường truyền ADSL, qua kênh thuê bao riêng, qua sóng 3G,… Hệ thống các cửa hàng Internet cũng tốt hơn. Như vậy, Internet đã phát triển với tốc độ tương đối nhanh trên địa bàn. Đứng trước tình hình trên, tôi quyết định áp dụng và xây dựng một dự án nhỏ khi cho học sinh học thực hành về internet, cụ thể về bài tập và thực hành 10 & bài tập và thực hành 11 – Tin học 10. Phương pháp này tôi đã thực hiện ở các lớp mà tôi đảm nhận trong năm học vừa qua và đã đạt được kết quả như mong muốn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong dự thảo báo cáo chính trị về phát triển văn hoá – giáo dục – đào tạo của báo Nhân dân ra ngày 3.2.2001 có đề cập: “Đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lí giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và dân chủ hoá”. Trên cơ sở đó, mục tiêu của đề tài nhằm: - Khắc phục tình hình hiện nay của nhà trường là chưa có phòng thực hành Internet cho học sinh. - Đẩy mạnh phong trào học tập, khuyến khích tự học, tự hoàn thiện cho học sinh, rèn luyện phong cách học và làm việc mới. 2 - Vấn đề dạy học dự án được triển khai và áp dụng cho phù hợp với thực tế tại các trường phổ thông đang còn là trăn trở của đa số giáo viên. Vì qui trình triển khai dự án là tương đối chặt chẽ, như: triển khai dự án, các nhóm phân công công việc, tiến hành thực hiện, báo cáo tiến độ, hoàn thành sản phẩm, nhận phản hồi, điều chỉnh sản phẩm, tổng kết dự án. Nhưng dạy học dự án thật khó với phân phối chương trình theo tiết, theo bài. Vì thế cho nên, việc dạy học dự án cần phải linh hoạt, áp dụng đúng với nội dung bài học. - Đồng thời rèn luyện một số kỹ năng mềm cho cả giáo viên và học sinh, rút kinh nghiệm về việc áp dụng một phần dạy học dự án cho những nội dung, chương trình khác, đối tượng học sinh khác. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Với thời gian hạn hẹp là 4 tiết /2 tuần (gồm các tiết theo PPCT là 63,64,65,66), vì vậy, bài thực hành 10 và bài thực hành 11 được xây dựng trên dự án nhỏ là phù hợp, vẫn đảm bảo gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, giúp học sinh tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng hợp tác làm việc của các học sinh. Vì các em học sinh mới là học sinh lớp 10 đầu cấp học, phong cách học mới này các em chưa gặp nên tôi chú trọng hướng các em đến một phong cách học tập và làm việc nhóm thật tốt, khuyến khích tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các em học sinh. Có những học sinh ở nhà đã biết và đã có sử dụng dịch vụ internet rồi sẽ hỗ trợ và giúp đỡ những em chưa biết ở nhà chưa có dịch vụ internet được tốt hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu chung - Tôi đã lập kế hoạch cụ thể chi tiết để triển khai áp dụng phương pháp dạy học dự án bằng cách xây dựng một dự án nhỏ. - Vì thời gian có hạn, tôi đã triển khai dạy học dự án vào bài tập và thực hành 10, 11một cách linh hoạt các qui trình của một dự án. Giai đoạn nào không cần thiết, tôi có thể bỏ qua, nhưng bù vào đó, tôi phải là người giáo viên nhiệt tình hướng dẫn các em ngoài giờ lên lớp bằng các hình thức có thể như: trao đổi trực tiếp với các em, trao đổi qua điện thoại, email. 3 5. Cấu trúc đề tài Phần I. Mở đầu 1. Lí do 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu chung 5. Cấu trúc đề tài Phần II. Nội dung I. Mục tiêu dự án II. Bài tập dành cho học sinh III. Xây dựng bộ câu hỏi để định hướng kiểm tra IV. Chuẩn bị tài liệu V. Các bước thực hiện VI. Các kế hoạch hỗ trợ VII. Đánh giá Phần III. Kết luận PHẦN II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC DỰ ÁN “TÌM KIÊM THÔNG TIN TRÊN INTERNET VỀ MỘT CHỦ ĐỀ NÀO ĐÓ” I. MỤC TIÊU DỰ ÁN 1. Kiến thức: Học sinh biết sử dụng các dịch vụ của Internet như: tìm kiếm thông tin, download file, thư điện tử,… 2. Kỹ năng: - Học sinh biết sử dụng trình duyệt web - Học sinh biết tìm kiếm thông tin trên internet - Học sinh biết đăng kí, soạn, đọc và gửi thư điện tử 3. Thái độ: - Rèn luyện khả năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề - Nâng cao ý thức làm việc nhóm - Nâng cao kỹ năng giao tiếp và cộng tác. - Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm - Hứng thú với sản phẩm mà mình tạo ra II. BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC SINH 4 Sau đây là một ví dụ bài tập mà tôi đã thực nghiệm ở lớp 10A1 trong năm học vừa qua: 1. Mỗi HS lập 1 email cho riêng mình 2. Tìm kiếm thông tin trên Internet về chủ đề sau: Nhóm 1: Giới thiệu công ty google Nhóm 2: Top 10 trường Đại học hàng đầu thế giới Nhóm 3: Robot ASIMO của Honda – Nhật Bản Nhóm 4: So sánh Ưu và nhược điểm giữa 2 smartphone: Iphone 5 và HTC OnceX Yêu cầu: - Soạn thảo nội dung thông tin tìm được vào Microsoft Word - in bản báo cáo ra giấy A4, đóng thành bản - Nộp bản báo cáo trước ngày thuyết trình 1 ngày, nộp cả bản in và bản mềm. - Thời hạn nộp: 2 tuần. - Các nhóm đăng kí thành viên, nhóm trưởng và thư kí. - Khi báo cáo, mỗi nhóm có 10 phút để thuyết trình. - HS nộp danh sách email lập được cho giáo viên trước thời hạn nộp bản báo cáo. III. XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIỂM TRA Học sinh cần nghiên cứu để giải đáp được bộ câu hỏi định hướng này, từ đó hình thành các bước thực hành được tốt hơn, cũng như nắm được những kiến thức cần đạt sau khi thực hiện sản phẩm: 1. Trang web là gì? Website là gì? 2. Trình duyệt web là gì? 3. Kể tên một số trình duyệt web 4. Cách tìm kiếm thông tin trên máy tìm kiếm Google? 5. Kể tên một số máy tìm kiếm phổ biến mà em biết? 6. Địa chỉ thư điện tử bao gồm những thành phần nào? Phần nào quyết định tính duy nhất của địa chỉ thư điện tử? hãy giải thích 7. Cách đăng kí một hộp thư điện tử 8. Cách gửi thư? 9. Cách nhận thư? 10. Yêu cầu địa chỉ hộp thư mà HS lập được 11. Khi sử dụng các dịch vụ của Internet, chúng ta cần lưu ý vấn đề gì để bảo vệ mình trước các nguy cơ lây nhiễm virut? IV. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU - Hướng dẫn sử dụng Internet (TT điện toán và truyền số liệu) - SGK Tin học 10, SGV Tin học 10, SBT Tin học 10. 5 V. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 1. Công tác chuẩn bị của giáo viên: - Soạn kế hoạch dự án - Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu, tài liệu tham khảo - Thang điểm đánh giá - Lập thư ngỏ đến phụ huynh học sinh để được hợp tác hỗ trợ - In các tài liệu trên để phát cho các nhóm. 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện dự án: Bước 1. Tổ chức nhóm: - GV chia lớp thành 4 nhóm (mỗi lớp thường đã có 4 tổ tương ứng 10 – 12 HS). Mỗi nhóm tự cử nhóm trưởng. - GV thông báo về kế hoạch dự án, các bước hướng dẫn nghiên cứu ở nhà. - GV lưu ý về việc đánh giá sản phẩm và đánh giá kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm. - Để khuyến khích các em, GV có thể lưu ý ngoài việc đánh giá sản phẩm của các em ra sẽ đánh giá về tinh thần làm việc nhóm tốt, cũng như các kỹ năng khác đạt tốt sẽ được cộng điểm, hoặc trong quá trình thuyết trình, các nhóm tham luận, tham gia xây dựng câu hỏi để bài báo cáo trở nên sâu sắc hơn. Bước 2. Giới thiệu tiến trình thực hiện: Giai đoạn 1: Các nhóm tiến hành tìm hiểu cách duyệt web, tìm kiếm thông tin trên Internet, cách lập và sử dụng email. Từ đó hình thành rõ ràng các bước để duyệt web, tìm kiếm thông tin mà mình cần tìm là gì, lập email với tài khoản cụ thể là gì. Giai đoạn 2: Các nhóm tiến hành tìm hiểu và thực hành thực tế ở nhà. Giai đoạn 3: Các nhóm báo cáo email lập được, đúc rút thông tin tìm được. Giáo viên sẽ kiểm tra và xác nhận email của học sinh, theo biểu mẫu sau: STT Họ tên Nhóm Email Học tích cực Cộng điểm 1 2 3 … 6 Giai đoạn 4: Các nhóm soạn thảo thông tin và in ấn để nộp sản phẩm. Các nhóm gửi trực tiếp bản mềm vào email của giáo viên. Trường hợp nào không gửi được thì sẽ nộp qua USB. Bước 3. Thực hiện dự án VI. CÁC KẾ HOẠCH HỖ TRỢ - GV cung cấp tài khoản email của mình cho HS trong lớp - GV cung cấp số điện thoại để các em tiện liên lạc - GV có thể cung cấp thêm tài liệu ebook về “Hướng dẫn sử dụng Internet” của trung tâm điện toán và truyền số liệu. Học sinh nếu cần sẽ copy về để tham khảo thêm. - GV gửi thư ngỏ đến phụ huynh học sinh để được hợp tác hỗ trợ nếu cần, tránh trường hợp phụ huynh không tin tưởng vào con em mình mà không cho các em đi học nhóm và những việc khác có liên quan như: mỗi nhóm cần có USB, giấy in, … VII. ĐÁNH GIÁ 1. Kế hoạch đánh giá tiến trình thực hiện dự án Tiết 63: Thông báo kế hoạch dự án đến cho học sinh và bắt đầu tổ chức thực hiện dự án. Tiết này, học sinh có thể nghiên cứu trên lớp về những kiến thức cần phải biết theo định hướng câu hỏi mà giáo viên phát cho các nhóm. Giáo viên nhắc nhở các em về nhà thực hiện dự án một cách nghiêm túc vì sẽ có kiểm tra đánh giá tiến trình và sản phẩm của các em. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và cho biết khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện dự án để giáo viên giúp học sinh có hướng giải quyết tốt nhất. Tiết 64: Giáo viên lên lớp nắm bắt tình hình của mỗi nhóm, ghi nhật kí thực hiện dự án. GV thông báo tiết sau các em cung cấp địa chỉ email lập được cho giáo viên, đồng thời giải đáp thắc mắc cho các em. Tiết 65: Giáo viên tiếp tục lên lớp nắm bắt tình hình của mỗi nhóm, ghi nhật kí thực hiện dự án. Giáo viên thu thập các địa chỉ email của học sinh vào nhật kí, đồng thời kiểm tra các em đã lập email như thế nào, ngoài việc kiểm tra lí thuyết, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh gửi một thư cá nhân cho giáo viên. Giáo viên tiếp tục giải đáp thắc mắc cho các em. Tiết 66: Các nhóm thuyết trình, trình bày sản phẩm của mình. Giáo viên nhận xét, đánh giá sau mỗi nhóm thuyết trình xong. 2. Nhận xét và đánh giá sản phẩm Dựa trên sản phẩm của mỗi nhóm và với khả năng thuyết trình của học sinh cũng những giải đáp của mỗi nhóm mà giáo viên có thể đánh giá và cho điểm chung cho cả nhóm. Tuy nhiên, điểm số phải thật công bằng giữa các em ở trong nhóm, giáo viên có thể dựa 7 vào nhật kí tiến độ thực hiện dự án để chấm điểm cụ thể cho mỗi em. Ngoài ra, như kế hoạch đã nói ở trên, giáo viên phải cộng điểm cho những học sinh ở các nhóm khác có tinh thần xây dựng bài học. PHẦN III. KẾT LUẬN Mặc dù chúng ta vẫn rất cần có môi trường học tập tốt hơn nữa về cơ sở vật chất, để người dạy và người học phát huy và kết hợp tốt hơn các phương pháp dạy học. Nhưng qua quá trình thực hiện dự án trên ở trường THPT Hoằng Hóa 2, tôi nhận thấy khả năng khắc phục tình hình thiếu thốn về cơ sở vật chất đã đạt được, hơn nữa, điểm số của các em đã tăng rõ rệt và đặc biệt kế hoạch đã khơi dậy ở các em học sinh những tố chất tích cực như: tinh thần xung phong phát biểu tăng rõ rệt, khả năng thuyết trình được cải thiện ở những nhóm thuyết trình sau, lớp học tích cực hơn vì không khí trong lớp học đã được thay đổi, vì các em được nghe chính bạn mình nói, các em tự tin hơn trong suy nghĩ và hành động, các em đối thoại về bài học với nhau nhiều hơn, khoảng cách đối thoại giữa học sinh và giáo viên gần lại đáp ứng tinh thần: “nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả sản phẩm đạt được: 4 tệp đi kèm là 4 sản phẩm của 4 nhóm lớp 10A1 đã thực hiện dự án trong thời gian vừa qua và đã được các nhóm thuyết trình trên lớp, được đánh giá sản phẩm và đánh giá về khả năng thuyết trình cũng như trả lời câu hỏi của các nhóm khác. Xin chân thành cảm ơn! THANH HÓA, ngày 25 tháng 05 năm 2013 Giáo viên thực hiện: Lê Thị Hoài Thu . ĐỀ TÀI: "PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG PHÒNG MÁY KHÔNG ĐƯỢC NỐI MẠNG INTERNET KHI DẠY BÀI: BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10 & BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 11 - MÔN TIN HỌC LỚP 1 0& quot; 1. trước tình hình trên, tôi quyết định áp dụng và xây dựng một dự án nhỏ khi cho học sinh học thực hành về internet, cụ thể về bài tập và thực hành 10 & bài tập và thực hành 11 – Tin học 10. Phương. Năm học 2012 -2 013 là năm tôi được tổ chuyên môn phân công dạy Tin học 10. Đứng trước nhiệm vụ của năm học này, tôi đã lên kế hoạch và mục tiêu dạy học cho mình nhằm đạt hiệu quả dạy học được

Ngày đăng: 24/04/2015, 15:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan