tiểu luận đai học sư phạm cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng

69 1.2K 6
tiểu luận đai học sư phạm  cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1 Lý do chủ quan: Tranh khắc đen trắng là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Nói đến tranh khắc tức là nói đến kỹ thuật in thông qua các nét vẽ cô đọng được người họa sỹ truyền tải thông qua các ngôn ngữ tạo hình trong đó các sắc độ đen và trắng thay thế các mảng màu, sự thay thế đú cú những tiếng nói riờng với vẻ đẹp giản dị, cô đọng tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ trong nghệ thuật Đồ hoạ. Nếu màu sắc là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc thù thì đen và trắng lại là những yếu tố cơ bản tạo nên vẻ đẹp của tranh Đồ họa. Một tác phẩm Hội họa hay Đồ họa khi không có sự tham gia của màu sắc nghĩa là ngôn ngữ tạo hình sẽ được chắt lọc tối đa đến đen và trắng. Đen và trắng vừa là không màu, vừa là đa màu bởi nó chứa đựng những triết lý nguyên sơ nhất của cuộc sống, ngôn ngữ cơ bản nhất của nghệ thuật. Đen và trắng bộc lộ một vẻ đẹp giản dị, cụ đọng góp một tiếng nói độc đáo trong nghệ thuật tạo hình. Chỉ có đen và trắng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được về ánh sáng, không gian, hình khối thậm chí cả màu sắc đồng thời chuyển tải được một cách sâu sắc những ý tưởng và cảm xúc bất tận của người nghệ sỹ. Mặc dù có một vị trí không nhỏ trong nghệ thuật tranh khắc nhưng tranh đen trắng mới được xem rất ít và chưa được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt là nghiên cứu đến cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng. Vì vậy bài tiểu luận này em chỉ nhằm mục đích tìm hiểu kỹ về cấu trúc Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. mảng trong tranh khắc đen trắng đặc biệt là tranh khắc gỗ, khắc kẽm đen trắng để thấy rừ giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ thuật hết sức đặc biệt này. 1.2 Lý do khách quan: Nghệ thuật tranh khắc được hình thành từ những nét khắc cô đọng được in bởi màu đen trên nền giấy trắng hay vải màu sáng. Nói cách khác đen và trắng là hai yếu tố khởi nguyên tạo nên tranh khắc. Mặc dù tranh khắc là thể loại tranh ra đời sớm hơn tranh khắc màu, song nó thực sự phát triển ở Việt Nam rất muộn. Đến đầu thế kỷ XX khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời, tranh khắc đen trắng mới được thực sự chú ý, tuy nhiên đây là thể loại mà các hoạ sỹ và những nhà nghiên cứu rất ít để ý đến, cho nên các lý luận về tranh khắc đen trắng, cũng như tư liệu về nó là rất ít. Là một người rất yêu nghệ thuật tranh khắc đặc biệt là tranh khắc đen trắng, với tâm huyết của mỡnh tụi mạnh dạn nghiên cứu về tranh khắc đen trắng để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Bởi vì nghiên cứu trong một phạm vi rất hẹp. Chỉ có “cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng” cho nên rất hạn chế trong vấn đề thu thập tài liệu cũng như xử lý các kiến thức, vì vậy em rất mong sự quan tõm đóng góp của các thầy và các Hoạ sỹ, các chuyên gia trong lĩnh vực tạo hình để luận văn của em thêm phần hoàn chỉnh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: - Nhiều công trình nghiên cứu, các Học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về tranh khắc đen trắng nhưng chỉ những công trình nghiên cứu đối với lĩnh vực tạo hình nhiều nghiên cứu của các học giả, danh họa các vấn về tạo hình như màu sắc, đường nét, chất liệu. Hình khối v.v được nêu ra Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 2 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. nhiều. Song vấn đề nghiên cứu sâu “ Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng”. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về lĩnh vực này cũng rất ít tác giả và tài liệu đề cập đến. Chính vì thế tôi mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề “ Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng”. Nhằm đưa ra được những kiến thức cơ bản nhất trong việc tỡm ra cấu trúc về mảng sự tác động của các yếu tố tạo hình khác liên quan tới cấu trúc của mảng cũng như đưa ra sự vận động của các ngôn ngữ tạo hình theo hướng phát triển. Đồng thời dựa trên những cách nhìn của các họa sĩ bậc thầy nhằm phân tích đánh giá tư biện đưa ra được sự gặp gỡ trong tạo hình là yếu tố thẩm mỹ tạo nên nhu cầu thưỡng thức cái đẹp cái đơn giản trong hội họa. 3. Mục đích của luận văn: - Dựa vào phương pháp tiếp cận, giải chứng quan điểm Hội họa của các trường phái ở phương Tây và thông qua những tác phẩm của các danh họa, các tranh khắc của Phương tõy, Nhật Bản, Trung Quốc và của các hoạ sỹ Việt Nam để nghiên cứu một cách khoa học về cách tỡm tòi các cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng trong tạo hình và các mối quan hệ hài hòa với những yếu tố tạo hình khác trong nghệ thuật tranh khắc đen. Khai thác kỹ lưỡng, thể nghiệm trong cỏc tỏc phẩm của một số cách nhìn mới. Đồng thời đưa ra một cách khách quan những nhận thức mới về cấu trúc mảng qua một số tác phẩm của các họa gia, họa sĩ trong Hội họa. - Nhận thỳc rừ mối quan hệ hài hòa với những yếu tố tạo hình mang tính kế thừa có sự chủ động và gặp gỡ ngẫu nhiên trong tranh đồ hoạ (đặc biệt là tranh khắc đen trắng)), dựa theo quan điểm tư tưởng của các nhà triết học, các hoạ gia, các nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật. Qua đú có những kết luận đỳc rỳt bài học cho bản thân nói riêng và cho những người làm công tác, hoạt Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 3 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. động Nghệ thuật nói chung trong việc nhận thức về cái đẹp của tranh khắc đen trắng nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: 4.1. Phạm vi nghiên cứu: Một số Tư tưởng, quan điểm của các trường phái Hội họa ở phương Tây, phương Đông, các quan điểm của các nhà nghiên cứu và phê bình lý luận của Chõu Âu, Trung Hoa, Việt Nam được thể hiện qua những tác phẩm của các danh họa tiêu biểu và một số tác phẩm mỹ thuật Hiện đại Việt Nam. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiờn cứu về cách nhìn, khai thác các vấn đề ý tưởng mới trong sáng tạo và hình thành tác phẩm, các yếu tố mở và động trong nghệ thuật tạo hình đương đại. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài: 5. 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Phân tích: Đối chứng các tư liệu của những tác phẩm tranh khắc đen trắng của một số họa sĩ phương Đông và phương Tây, hoạ sỹ Việt Nam về phong cách tạo hình và sự hình thành qua một số tác phẩm. - Chứng minh: Dựa trên nguồn tài liệu thu thập nghiên cứu các tác phẩm, các lý luận mang tớnh khoa học của nghệ thuật tạo hình và đặc biệt là nghệ thuật về tranh khắc đen trắng nhằm giải chứng một cách khoa học làm sáng tỏ những quan điẻm của mình trong trong tạo hình. Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 4 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. 5. 2. Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn. - Minh họa: Tổng hợp hệ thống phân tích các phương pháp được áp dụng để xử lý, đưa ra các tác phẩm, bình phẩm về phương pháp thể hiện theo hướng so sánh, tư biện một cách đầy đủ để minh chứng làm rõ những điểm về cấu trúc sự liên hệ mật thiết của các ngôn ngữ tạo hình trong cấu trúc mảng trong tranh đồ hoạ nói chung và tranh khắc đen trắng nói riêng. - Chuyên gia: Học tập, nghiờn cứu. Tham khảo ý kiến của các giáo sư, tiến sĩ, hoạ sỹ chuyên gia trong lĩnh vực tạo hình. - Khảo sát: Nguồn, tư liệu và tác phẩm khi đưa vào làm nội dung nguồn tài liệu cho luận văn. 5. 3. Nhóm phương pháp hỗ trợ. - Thống kê: Các tài liệu, sắp xếp theo tuần tự hợp lý với các nội dung đề tài của luận văn. - Điều tra: Thông tin nguồn tài liệu một cách khoa học cùng với các quan điểm về nội dung để xác định chính xác các nội dung đưa ra những quan điểm về cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng. 6. Đóng góp của luận văn: - Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về tạo hình, đặc biệt là về cấu trúc của mảng trong nghệ thuật tạo hình nói chung và - Đề tài là nguồn tư liệu cho việc học tập và nghiên cứu của bản thân, đồng thời trở thành nguồn tư liệu mở cho những nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này. Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 5 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. 7. kết cấu của luận văn: Kết cấu của luận văn được chia làm 3 phần; Phần 1: A. Phần mở đầu. từ trang 1 đến trang 6 (06 trang) Phần 2: B. Phần nội dung (gồm 3 chương) Chương 1: Khái quát về tranh khắc. từ trang 7 đến trang 21 (14 trang) Chương 2: Mảng - hình - khối – nét – điểm. Từ trang 22 đến trang 35 (14 trang) Chương 3: Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. Từ trang 36 đến trang 65 (29 trang) Phần 3: Phần kết luận. Từ trang 65 đến trang 66 (02 trang) Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 6 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRANH KHẮC Nghệ thuật tranh khắc được hình thành từ những nét khắc cô đọng được in bởi màu đen trên nền giấy trắng hay vải màu sáng. Nói cách khác đen và trắng là hai yếu tố khởi nguyên tạo nên tranh khắc. Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học thì màu đen là sự vắng mặt của tất cả các màu, còn màu trắng thì có mặt của đầy đủ các màu, đen và trắng là hai thái cực của màu sắc. Chúng không những là màu mà còn là ánh sáng, hình khối, là không gian, thời gian Đen và trắng luôn kích thích trí nhớ, có sức lay động trí tưởng tượng của con người bởi chớnh tớnh tương phản tối đa của chúng. Tình cảm mà đen trắng tạo ra thay đổi tùy theo sự cấu thành hình tương khác nhau. Vẽ đen trắng thực ra là tạo hình bằng yếu tố đậm nhạt phong phú, truyền tải các thông tin và cảm xúc và gợi cho người xem sự liên tưởng về thế giới bên ngoài cũng như nội tâm bởi sự phối hợp của đen và trắng. Như chúng ta đã biết nói đến tranh khắc tức là nói đến kỹ thuật in thông qua các nét vẽ cô đọng được người họa sỹ truyền tải thông qua các ngôn ngữ tạo hình. Khi nhắc đến tranh in tức là việc chỉ những tác phẩm đồ họa được hình thành từ ý tưởng, mục đích nghệ thuật độc lập của cá nhân họa sỹ và được thể hiện bằng quá trình chế bản khắc và in ấn. Theo “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thụng”. Cuốn giáo trình cho rằng, đồ họa tạo hình bao gồm: đồ họa giá vẽ và đồ họa ấn loát (tranh in đồ họa do họa sỹ sáng tác). Vì vậy để đi nghiên cứu về tranh khắc và đặc biệt là tranh khắc đen trắng, tác giả sẽ bắt đầu từ tranh Đồ họa – tranh in – tranh khắc Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 7 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. với những khái niệm, những thuật ngữ và phân loại của các loại tranh in, tranh khắc. 1.1 Tranh Đồ họa - tranh in - tranh khắc 1.1.1 Tranh Đồ họa: “Đồ họa” trong từ điển “Thuật ngữ mỹ thuõt phổ thụng” được diễn giải như sau: “đồ họa (A. Graphic art; P. Art graphique) Một ngành vẽ , trong đó người ta dùng kỹ thuật in ấn đề thể hiện tác phẩm, sản xuất hàng loạt bản để có thể phổ biến rộng rãi. Không giống các thể loại tranh khác, tranh đồ họa có nhiều bản gốc do số lượng tranh được in nhiều… Một tranh đồ họa đẹp, ngoài yêu cầu về chủ đề, bố cục và hỡnh, cũn phải chú ý tới những yêu cầu về kỹ thuật khắc và kỹ thuật in ấn” (x. tr.67). Sự diễn giải khái niệm “đồ họa” ở đây thực sự làm cho người tra từ điển hiểu rằng “đồ họa” là nghệ thuật của những bức tranh được in ra nhiều lần từ những bản khắc. Song, những bức tranh được thể hiện bằng cách ấy thường được nhiều người quen gọi là “tranh đồ họa” hay “đồ họa tranh in”. Vì vậy, nội dung giải nghĩa trên chỉ có thể phù hợp khái niệm “tranh đồ họa” hay “đồ họa tranh in”. Song, nếu như vậy thì sẽ dẫn đến sự thiếu đầy đủ trong diễn giải khái niệm về tranh đồ họa. Trong cuốn “Nghệ thuật Đồ họa”, Nguyễn Trân định nghĩa đồ họa là một lĩnh vực rộng và là một trong những loại hình chính của mỹ thuật. Theo đó, nghệ thuật đồ họa bao gồm đồ họa tạo hình (các loại tranh vẽ bằng các chất liệu như: chì, than, mực, màu nước, sáp màu, bút dạ, bút sắt… trên giấy; các thể loại tranh khắc in như: tranh khắc gỗ, tranh khắc kim loại, tranh in đá, in lưới, in độc bản…) và đồ họa ứng dụng (các sản phẩm in ấn công nghiệp như tem thư, sách báo, nhón mỏc, áp phích quảng cỏo…). Như vậy tranh đồ họa bao gồm cả tranh vẽ và tranh in. Quan niệm, cách phân loại về tranh đồ họa của Nguyễn Trõn cũn Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 8 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. tìm thấy sự trùng hợp trong cuốn “Giỏo trỡnh Đồ họa” của Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trong cuốn này, các tác giả xếp các loại tranh đồ họa vào một khu vực và gọi chung là đồ họa tạo hình (tr.5). Tuy nhiên, trong phần phân biệt các thể loại đồ họa của công trình này, đồ họa tạo hình được chia làm hai nhánh với hai tên gọi có thể dẫn đến sự không đồng nhất với cách phân chia và cách gọi trong “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thụng”. Cuốn giáo trình cho rằng, đồ họa tạo hình bao gồm: đồ họa giá vẽ và đồ họa ấn loát (tranh in đồ họa do họa sỹ sáng tác, nó khác với những ấn loát phẩm phiên bản tranh, ảnh, sỏch, bỏo) (tr. 67). Còn cuốn từ điển lại phân biệt tranh in là đồ họa độc lập, đồ họa giá vẽ; các ấn phẩm sỏch, bỏo, tem thư, ỏp phớch… là đồ họa ấn loát. Minh họa cho mục từ “đồ họa” của từ điển nói trên gồm hai phần cụ thể đã cho thấy quan niệm trong sự phân định về đồ họa tranh in và đồ họa ứng dụng. Phần đầu gồm hai tranh in: tranh khắc cao su của tác giả Mendez (Mehico) và tranh khắc thạch cao của Đường Ngọc Cảnh với chú dẫn “đồ họa độc lập (đồ họa giá vẽ)”. Phần kia là các ấn phẩm sách, áp phích, logo, tem, bao bì với tên gọi chung “đồ họa ấn loỏt”. Rõ ràng rằng, cả hai công trình “Từ điển Mỹ thuật phổ thông” và “Giáo trình Đồ họa” này chưa thống nhất làm rừ đõu là đồ họa giá vẽ và đâu là đồ họa ấn loát. Thực ra, đồ họa độc lập hay đồ họa giá vẽ chỉ là cách gọi khác của đồ họa tạo hình. Cỏc cỏch gọi này phổ biến chủ yếu ở Liờn Xụ cũ và một số nước Đông Âu trước khi khối các nước XHCN ở Châu Âu tan rã. Ngoài ra, phân nhánh đồ họa này cũng từng được gọi là đồ họa tự do bởi nó bao hàm các tác phẩm được sáng tác trên giấy, xuất phát từ cảm xúc và ý tưởng tự do của họa sỹ, không phụ thuộc vào những yếu tố nội dung hay hình thức quy định trước của các loại hình nghệ thuật khác như văn học, trang trớ… Ở các nước Tây Âu hay Mỹ, loại hình đồ họa đó được gọi là đồ họa tạo hình (fine-art graphic) để Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 9 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. phân biệt với đồ họa ứng dụng (applied graphic). Cho dù khác nhau, nhưng cỏc cỏch gọi trên chỉ nhằm mục đích duy nhất – phân biệt nhóm thể loại tranh vẽ hay in do chính họa sỹ sáng tác, thể hiện với ý đồ, tư tưởng nội dung độc lập và bằng ngôn ngữ, chất liệu đồ họa (chấm, nét bằng các loại mực vẽ, mực in, các loại chì, than, màu nước…trờn giấy), và đặc biệt là không mang tính ứng dụng. Cho đến nay, nhìn chung trên thế giới, nhóm thể loại tranh nói trên được phân biệt bởi khái niệm “Đồ họa tạo hình” trong đó có tranh sang tác được khắc rồi in ra nhiều bản. 1.1.2 Tranh in - một số khái niệm và thuật ngữ Tranh in là loại hình nghệ thuật thị giác, thuộc chuyên ngành đồ họa tạo hình. Khái niệm tranh in đầy đủ như ngày nay được hình thành trong thời gian dài phát triển các kỹ thuật chế bản và in ấn cũng như các quan niệm và cách đánh giá loại hình nghệ thuật đồ họa này bởi những người hoạt động sáng tác, nghiên cứu tranh in chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta, khái niệm, cách gọi tranh in vẫn chưa được tường giải cặn kẽ để đi đến một thuật ngữ chính xác và thống nhất. Khái niệm về tranh in chỉ được hình dung ra khi nghiên cứu các thuật ngữ gần nghĩa với nó hay bao hàm nó như đồ họa, đồ họa tạo hình, đồ họa giá vẽ, đồ họa độc lập, đồ họa ấn loát. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp những thuật ngữ, khái niệm quen thuộc như tranh đồ họa, đồ họa tranh in, tranh khắc in, tranh in để chỉ những tác phẩm đồ họa được hình thành từ ý tưởng, mục đích nghệ thuật độc lập của cá nhân họa sỹ và được thể hiện bằng quá trình chế bản khắc và in ấn. Với tình hình khá phức tạp về tên gọi một thể loại tranh như trên, ở phần này của đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ tìm hiểu để hướng tới việc xác Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 10 [...]... đến cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng Vì vậy bài tiểu luận này em chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu về cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng đặc biệt là tranh khắc gỗ, khắc kẽm đen trắng Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 21 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng CHƯƠNG II MẢNG - HèNH - KHỐI – NẫT – ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO HÌNH 2.1 Khái quát về mảng. .. Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 35 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng CHƯƠNG III CẤU TRÚC MẢNG TRONG TRANH KHẮC ĐEN TRẮNG Tranh khắc đen trắng là một thể loại tranh Đồ hoạ Muốn xõy dựng một bức tranh hoàn chỉnh trước hết chúng ta cần phải hiểu được những ngôn ngữ cấu thành bức tranh Những ngôn ngữ thường được sử dụng đó là mảng, hình khối, nét, điểm, đậm nhạt …vv... kỹ thuật khắc và chất liệu để tránh sự rườm rà và khó hiểu Nếu gọi tranh in theo các kỹ thuật, chất liệu chế bản ta có: tranh khắc gỗ, tranh khắc kẽm, khắc đồng, khắc nhôm, khắc mica, khắc thạch cao, khắc bìa, khắc cao su, in lưới, in đá, in độc bản, in rập nổi… Trong khắc gỗ lại có khắc gỗ ván, khắc gỗ thớt, khắc gỗ dán, khắc gỗ vỏn ộp…, Khắc kẽm có khắc nguội, khắc nóng, khắc nạo, khắc hở, khắc sáp... đề và ý tưởng của người hoạ sỹ thực chất là tạo nên cấu trúc hài hoà của các mảng trong tranh khắc đen trắng Vì vậy trước khi bàn về cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng tôi xin đi vào nghiên cứu bố cục của nghệ thuật tạo hình nói chung Và của tranh khắc đen trắng nói riêng 3.1 Bố cục Bố cục là khâu quan trọng của hội hoạ, là tổng thiết kế cấu tứ và sắp xếp các yếu tố thị giác, công việc của... chất liệu mà chỉ đi sâu tìm hiểu về thể loại tranh khắc đen trắng và đặc biệt tìm hiểu kỹ về cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng Trong tranh khắc đen trắng thì yếu tố hình và nền rất quan trọng vậy hình và nền có những đặc điểm gì? tính chất của nó như thế nào? hình và nền có mối quan hệ ra sao? tôi sẽ tiếp tục trình bày ở phần hình và nền 2.2 Hình và nền: Trong tự nhiên không tồn tại mối... hình Chỉ có đen và Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 20 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng trắng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được về ánh sang, không gian, hình khối thậm chí cả màu sắc đồng thời chuyển tải được một cách sâu sắc những ý tưởng và cảm xúc bất tận của người nghệ sỹ Mặc dù có một vị trí không nhỏ trong nghệ thuật tranh khắc nhưng tranh đen trắng mới.. .Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng định, đưa ra khái niệm bao quát và ngắn gọn nhất, qua đó có thể phỏn ỏnh sát nhất về nó Ngoài những thuật ngữ, khái niệm liên quan đến một dạng đặc biệt của thể loại tranh đồ họa tạo hình đề cập ở trên, khi nghiên cứu về tranh in chúng ta còn gặp khái niệm tranh khắc Tranh khắc là thuật ngữ chỉ khái niệm về một bộ phận của tranh in Chính... thuật và nghệ thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản đã đạt đến đỉnh cao từ TK 17 với tên gọi “moku hanga” Tranh khắc gỗ đơn sắc hay nhiều màu về “thế giới phù du” của Nhật xuất hiện từ giữa TK 17, phát triển rực rỡ trong TK 18, 19 và đã chinh phục cả Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 17 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng thế giới, Ở Châu Âu, tranh khắc gỗ xuất hiện vào... định trên mặt tranh tạo thành một mảng riêng phân biệt rõ rệt với các mảng mảng màu xung quanh nú… Thỡ đú được gọi là mảng màu” Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh Khi nói đến mảng màu người ta thường chỉ các mảng màu lớn Tuy nhiên trong các mảng màu lớn có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn Trong tranh đen trắng thì đó là những mảng màu mang... chung, nghệ thuật tranh khắc nói riêng gắn liền với nghề in Những bản in có từ rất sớm từ trước công nguyên tại Trung Hoa, nhưng mói đến khoảng đầu thế kỷ XV nghề khắc gỗ in sách mới xuất Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 19 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng hiện tậi Chõu Âu (cùng thời kỳ với Việt Nam) Tuy nhiên tại Đức nghề tranh khắc đen trắng phát triển đến . bài tiểu luận này em chỉ nhằm mục đích tìm hiểu kỹ về cấu trúc Trần Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 1 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. mảng trong tranh khắc. Thanh Tùng – Cao học K12 – Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội 2 Cấu trúc của mảng trong tranh khắc đen trắng. nhiều. Song vấn đề nghiên cứu sâu “ Cấu trúc mảng trong tranh khắc đen trắng . Đến nay. tranh khắc đen trắng để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Bởi vì nghiên cứu trong một phạm vi rất hẹp. Chỉ có cấu trúc về mảng trong tranh khắc đen trắng cho nên rất hạn chế trong

Ngày đăng: 23/04/2015, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan