Phân tích môi trường vi mô của môi trường Úc

31 602 0
Phân tích môi trường vi mô của môi trường Úc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích môi trường vi mô của nước Úc 1.Phân tích khách hàng (Úc) 2.Phân tích lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh dẫn đầu ngành (Thái Lan) 3.Phân tích lợi thế cạnh tranh của Việt Nam 4.Phân tích nguồn cung ứng cho tôm sú Việt Nam PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG (ÚC) A.Tình hình sản xuất, và nhu cầu về sản phẩm tôm ở Úc Nhìn vào biểu đồ (a) , khoảng màu cam đậm gần dưới đáy thể hiện cho sản lượng tôm của Úc đang có xu hướng thu hẹp dần và sản lượng năm 2008-2009 đạt 23.900 tấn , chiếm 10% trong tổng sản lượng thủy hải sản của Úc. Đơn giá trung bình cho 1kg tôm đã tụt giảm gần 50% từ 08/1999 đến 08/2009 (được biểu diễn bằng đường chỉ màu cam đậm ở biểu đồ (d)) .Do đơn giá giảm gần 50% , nên tổng giá trị tôm sản xuất cũng giảm khoảng 50%và đạt giá trị là 289 triệu đô la Úc vào năm 2008-2009 ( đường chỉ cam đậm ở biểu đồ (c)) Bảng sản lượng và giá trị tôm của Úc xuất khẩu ra các nước khác Bảng sản lượng và giá trị của tôm nhập khẩu vào thị trường Úc Kết hợp bảng giá trị xuất nhập khẩu của Úc và biểu đồ (a) và (c) ta có được tổng lượng cầu về mặt hàng tôm của nước Úc năm 2008-2009 vào khoảng 32.000 tấn. Và sản lượng tôm được nhập khẩu vào Úc chiếm khoảng 40% tổng lượng cầu của nước Úc. Bên cạnh đó, ta có thể nhận thấy rằng lượng tôm sản xuất của Úc đang có xu hướng ít lại dần qua các năm 1999 đến năm 2009, nhưng có thể do lượng cầu về mặt hàng này của Úc không thay đổi nhiều nên tổng sản lượng tôm được nhập khẩu vào Úc vẫn tăng 21% và tăn 31% về giá trị từ năm 1999 đến năm 2009. *Xu hướng cho lượng tôm được nuôi trồng tại Úc: Nếu ở trên ta đã chứng minh được sản lượng tôm tại Úc có xu hưởng giảm,thì câu hỏi kế tiếp được đặt ra là: liệu lượng tôm được nuôi trồng nói chung và đặc biệt lượng tôm sú của Úc có sụt giảm từ giai đoạn 1999 đến 2009 không? Ở biểu đồ (k), ta thấy khoảng màu xanh dương đậm ở đáy biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản được nuôi của Úc qua các năm 1999 đến năm 2009 có rất ít sự thay đổi.Và ở biểu đồ (m), thể hiện chi tiết hơn về sản lượng từ loài trong thủy sản được nuôi , khoảng màu cam ở đáy biểu đồ chính là sản lượng tôm nuôi ở Úc từ năm 1999 đến 2009.Sản lượng tôm nuôi tại Úc giảm nhự ở giai đoạn từ năm 2001-2002 đến năm 2007-2008 và nhích lên vào năm sau (2008-2009) *Mùa vụ chính của ngành sản xuất tôm của Úc và giờ cao điểm của lượng cầu: Mùa cụ chính của ngành sản xuất tôm của Úc Biểu đồ: lượng tôm được đánh bắt và nuôi trồng theo từng tháng. Như trên biểu đồ ta thấy, lượng đánh bắt tôm ngoài tự nhiên ở các vùng trên lãnh thổ nước Úc sẽ tập trung nhiều nhất vào tháng 3,nửa đầu tháng 5 và đặc biệt là tháng 4.Các tháng còn lại sản lượng thu được rất ít,chủ yếu là tôm nuôi ( tôm sú và tôm thẻ chân trắng).Các tháng được đánh dấu (tháng 8, 9,10) là thời điểm lượng tôm thiếu trầm trọng. Tôm sú Việt Nam có thể lợi dụng thời điểm đó để tung sản phẩm vào thị trường Úc. Biểu đồ: sản lượng và giá trị ($/kg) của tôm sú Úc loại vừa theo từng tháng Không những tôm được đánh bắt ngoài tự nhiên mà tôm sú nuôi cũng có xu hướng sụt giảm sản lượng vào những tháng 7, tháng 8 và 9.Tại thời điểm này, thị trường dường như bị bỏ ngỏ cho các nhà nhập khẩu tôm vào ÚC. Thời gian cao điểm của lượng cầu sản phẩm tôm tại Úc: Tuần lễ Giáng sinh là tuần cao điểm cho lượng cầu sản phẩm này, theo sau đó là tết tây, lễ Phục sinh và các kì nghỉ trong nửa năm ( khi thời tiết bắt đầu ấm áp hơn). Theo các nhà bán lẻ thì lượng tiêu thụ riêng trong tuần lễ giáng sinh đã cao lên gấp 10 lần và lễ phục sinh là 5 lần so với lượng tiêu thụ vào 1 ngày bình thường. Bên cạnh đó, vào ngày lễ doanh thu cũng tăng từ 20% - 50% so với doanh thu trung bình *Danh sách các nhà nhập khẩu tôm chính cho Úc: Biểu đồ (t) cho ta thấy được xu hướng xuất khẩu thủy sản vào Úc .Những nước xuất khẩu thủy sản chính cho Úc như: Thái Lan, New Zealand,Việt Natm và Trung Quốc đều có xu hướng gia tăng giá trị.Vì do lượng sản xuất trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng nên phải bù lượng thiếu hụt đó bằng hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Như vậy: • Úc là thị trường tiềm năng về mặt hàng tôm đông lạnh cho các nước xuất khẩu • Ước tính lượng tôm cần được nhập khẩu vào Úc sẽ chiếm khoảng hơn 40% tổng nhu cầu của nước Úc • Những tháng cần tập trung xuất hàng qua Úc bắt đầu tháng 7, 8,9,10 để bù vào lượng tôm thiếu hụt trên thị trường Úc và tăng cường hơn vào 2 tháng cuối năm là 11, và 12 để chuẩn bị cho dịp giáng sinh.Ngoài ra cần chú ý vào tháng 3 và 4. B.Những đặc điểm cơ bản của người tiêu dùng Úc I. Thị hiếu , sở thích chung của người Úc: • Người Úc thích sản phẩm của chính quốc hơn là sản phẩm nhập khẩu. Vì họ thích tôm tươi chưa qua đông lạnh hơn những sản phẩm đã được sơ chế và nấu chín hoặc những sản phẩm sơ chế và để lạnh • Vì văn hóa ẩm thực của Úc nổi trội là những món nướng nên những năm gần đây, lượng tiêu thụ tôm tươi và tôm đông lạnh chỉ qua sơ chế tăng nhiều hơn là sao với sản phẩm đã được nấu chín.Các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Úc nên lưu ý đến đặc điểm này để ưu tiên xuất sang Úc những sản phẩm sơ chế đông lạnh đặc biệt dùng để nướng. • Tôm loại lớn thường được các nhà hàng ưu chuộng để làm những món đặc biệt cho thượng khách.Chính vì thế mà yêu cầu về hình thức (nguyên con, đẹp, không gãy, ) và chất lượng (độ tươi, vị ngọt ,thành phần đạm ,v.v ) cũng cao hơn hẳn.Với những con tôm to ( trên 15g/con) thì được chính phủ Úc cho nhập nguyên con (không lột vỏ và bỏ đầu), nên trong quá trình vệ sinh, đóng gói và vận chuyển cần nhanh ,cẩn thận ,khéo léo và đảm bảo để tôm tươi,không bị dập, gãy, đẹp. • Người Úc có lối sống và suy nghĩ giản dị, và có phần hơi chút “bình dân”, và tiết kiệm,nên với 1 chiến lược về giá hợp lí thì sẽ thuyết phục được người tiêu dùng nơi đây. • Ngày nay, Úc được biết đến bởi nền văn hóa đầy màu sắc , những ý tưởng mới mẻ và có niềm ham thú về nghệ thuật cao.Chính vì thế mà gần đây, các nước xuất khẩu ,tiêu biểu là Thái Lan, rất chú trọng đến mẫu mã, bao bì, và ngay cả cách sắp xếp con tôm trong hộp. • Người Úc muốn nhìn thấy hàng hóa trước khi mua, nắm bắt được tâm lí này, Thái Lan đã thiết kế lại mẫu hộp sao cho người mua có thể nhìn thấy được sản phẩm bên trong. • Người Úc hầu như không phân biệt giữa tôm được nuôi trồng hay được đánh bắt ngoài tự nhiên.Đó là 1 lợi thế cho các nước xuất tôm sú được nuôi trồng như Việt Nam và THái Lan • Người Úc chú trọng đến môi trường và sự phát triển bền vững. • Người Úc thích dùng những câu chữ ngắn gọn và xíc tích (vd: farmed thay vì aquacultured –dùng để chỉ sản phẩm được nuôi trồng trong môi trường nhân tạo) • Vào những ngày có thời tiết ấm áp, người Úc hay tổ chức các buổi tiệc nướng (barbie) trong sân nhà và mời bạn bè đến chung vui, hoặc họ ra ngoài các nhà hàng để ăn các món ăn hải sản.Chính vì thế, có thể những tháng có tiết trời ấm áp, sản lượng tôm tiêu thụ sẽ nhỉnh lên. • Bị ảnh hưởng nhiều bởi các quản cáo ở các báo , phương tiện truyền thông khác. II. Yêu cầu về sản phẩm Người Úc không những yêu cầu về hình thức và chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm đến việc :”liệu việc sản xuất ra những sản phẩm họ đang tiêu thụ có ảnh hưởng gì đến môi trường tự nhiên hay không, có gây mất cân bằng sinh thái , v.v ”. Chính vì thế mà chính phủ của Úc đã đưa ra 1 số tiêu chuẩn cho sản phẩm nói chung và quy trình cho sản phẩm nhập khẩu vào Úc nói riêng. Các điều kiện để nhập khẩu: 1. Điều kiện chung: • Cấp phép nhập khẩu: tất cả các nhà nhập khẩu tôm ( tươi đông lạnh và đã qua nấu chín) đều phải có sẹ cho phép của bộ thanh tra và kiểm dịch của Úc (AQIs) • Quy định chung về kích cỡ:  Chỉ những con tôm trên 15g thì mới được phép để nguyên con  Những con dưới 15g thì bắt buộc phải bỏ đầu  Chỉ có những cơ quan có thẩm quyền mới được chứng nhận về kích cỡ cũng như cách trình bày 2. Giấy chứng nhận • Những cơ quan có thẩm quyền tại các nước xuất khẩu chứng nhận :  Sản phẩm không bị ép thu hoạch sớm và được chứng nhận không mang mầm mống bệnh  Sản phẩm đã qua xử lí, kiểm tra và xếp loại bởi cơ quan có thẩm quyền  Sản phẩm không có dấu hiệu có bệnh truyền nhiễm và phù hợp cho con người sử dụng • Thêm vào đó, cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cũng phải đảm bảo:  Đối với tôm chưa được nấu chín, nguyên con, không lột vỏ và không bỏ đầu, trên bao bì phải ghi rõ: “ sản phẩm chỉ dành cho con người sử dụng, không dùng vào việc làm mồi hoặc cho các động vật dưới nước ăn  Đối với tôm sống nguyên con, mỗi con nặng trên 15g, thì mỗi gói hàng không được nặng quá 29 pounds hoặc 66kg, và trên bao bì ghi rõ phân loại kích cỡ • Giấy chứng nhận phải thể hiện đầy đủ tên của cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra sản phẩm, chữ kí của người có trách nhiệm tại thẩm định tại cơ quan đó, và trên mỗi tờ giấy chứng nhận có dấu mộc đảm bảo 3. Yêu cầu vận chuyển: • Kiểm tra khi hàng đến cửa khẩu:  Tất cả các lô hàng khi cập bến sẽ được đưa đến nơi kiểm tra để đảm bảo phù hợp cho người tiêu dùng  Điều này được đánh giá qua một số chỉ tiêu bao gồm: hình thức,kích thước và nguồn gốc • Kiểm tra  Tất cả lô hàng được kiểm tra có đốm trắng, biểu hiện của hội chứng virut (WSSV) bằng cách lấy mẫu và thử nghiệm.  Tất cả lô hàng sẽ bị giữ lại trong kho kiểm duyệt đến khi nào có kết quả kiểm tra.Đến lúc đó lô hàng mới được trả lại, hay tái xuất khẩu, hay bị tiêu hủy hoặc cho bất kì mục đích nào khác với sự cho phép của AQIs • Kê khai, lưu trữ hồ sơ  Nhà nhập khẩu phải kê khai cho tất cả lô hàng sẽ không sử dụng cho mục địch làm mồi câu hoặc chế biến lại với mục đích thương mại ( trừ 1 số trường hợp cho phép)  Tất cả hồ sơ đều phải được nhà nhập khẩu lưu trữ trong thời gian cố định  Những biên bản sẽ được AQIs kiểm toán và theo dõi • Tái chế biến:  Tất cả tôm sống nguyên con, không được tái chế biến ( kể cả việc đóng gói lại) trừ khi đã tuân thủ 1 số điều kiện của AQIs Tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm : 1. Không mang mầm mống bệnh , và đã qua các kiểm dịch bệnh cơ bản sau:WSSV, YHV,NHPB và TSV 2. Duy trì mức độ an toàn sinh học quanh khu vực nuôi trồng 3. Có hệ thống giám sát dịch bệnh 4. Chế biến và đóng gói đặt trong môi trường có thể giảm thiểu sự nhiễm bệnh chéo. III. Yêu cầu về bao bì và đóng gói: Hình thức: • Chỉ dẫn phải ghi bằng nhiều ngôn ngữ, và ngôn ngữ bắt buộc là tiếng Anh. • Mã vạch, để các thiết bị điện tử đọc dễ dàng, và thuận lợi trong việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa. • Ngoài ra phải đáp ứng được nhưng yêu cầu cơ bản như sản phẩm của Úc (vd: xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng,.v.v ) • Ghi rõ kích thước, trọng lượng của mỗi con trong gói hàng theo đúng quy định của AQIs • Nếu là sản phẩm tôm lớn sống, nguyên con ( không lột vỏ và bỏ đầu) thì phải ghi rõ: “sản phẩm chỉ dành cho con người sử dụng , không dùng vào việc làm mồi hoặc cho các động vật dưới nước ăn “ Đóng gói và vận chuyển: • Kĩ thuật MAP (kiểm soát không khí khi đóng gói) được khuyến khích • Cơ quan bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người (Occupational Health and Safety ) và cơ quan HACCP kiểm tra quy cách đóng gói có đúng quy định ,đảm bảo sức khỏe con người. • Mỗi kiên hàng được đóng gói bằng giấy cạc-tong cứng được quy định và ghi rõ trong các điều khoản xuất nhập khẩu . • Kĩ thuật giữ lạnh trong quá trình vẫn chuyển “styrene” được khuyến khích sử dụng vì có thể giữ lạnh và kiểm soát nhiệt độ tốt hơn cách thông thường.Tuy nhiên, sản phẩm nào được đóng gói và vận chuyển theo phương thức này phải được ghi rõ và phân biệt so với sản phẩm truyền thống. • 1 gói sản phẩm có thể có trọng lượng là 10kg, 15kg hoặc 16kg, tùy theo phân phối cho ai và mục đích sử dụng . IV. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh ở Úc 1. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh của Úc Bốn kênh phân phối chính gồm có:  Bán cho nhà bán buôn, bán lẻ và cơ sở chế biến thủy hải sản  Đưa vào thị trường thủy sản của Sydney  Bán tại thị trường tươi sống SFM  Bán cho chuỗi siêu thị hoặc các nhà bán sỉ thủy hải sản thông qua các đại lí Ngoài ra, còn có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ, các hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (vd: nhà hàng, khách sạn.v.v ) và bán tại các cơ sở sản xuất. Có thể kết hợp nhiều kênh phân phối chính với nhau, nhưng hình thức này sẽ mất rất nhiều chi phí và tiền chiết khấu cho mỗi kênh phân phối. 2. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu vào Úc: Thông thường thì các nhà nhập khẩu sẽ tìm một công công ty tại nước sở tại để làm cầu nối trung gian.Rồi từ các đại lí trung gian hàng hóa hơn nửa được phân phối lại cho các siêu thị, phần còn lại sẽ phân phối cho các nhà bán buôn cá, các cửa hàng (outlets) và bán giá rẻ hơn trên số lượng nhiều cho các cơ sở kinh doạnh dịch vụ ăn uống. V. Chiêu thức xúc tiến thương mại gần đây được người dân yêu thích: 1. Khách hàng được nếm thử các sản phẩm mới 2. Quảng cáo sản phẩm trên các báo và phương tiện truyền thông- kênh tiếp thị mà dường như đã bị bỏ quên trong thời gian dài. 3. Những đoạn phim ngắn(trên mạng internet hoặc các phương tiện truyền thông, hoặc tại siêu thị. Điểm bán sản phẩm) giải thích về kĩ thuật nuôi trồng, đóng gói và vận chuyển đến người tiêu dùng để họ biết chắc sản phẩm không những đạt chất lượng mà không gây hại đến môi trường 4. Chiến lược giá thấp 5. Bao bì có thẩm mĩ,mới lạ và độc đáo 6. Bao bì có thể nhìn thấy được tôm thành phẩm ở trong 7. Sản phẩm đã thông qua tiêu chuẩn của tổ chức có uy tín, và có logo của tổ chức đó trên nhãn 8. Các gian hàng trong hội chợ triễn lãm. [...]... là kẻ thống lĩnh thị trường Thế giới và đặc biệt là thị trường Úc PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VI T NAM Là một trong những doanh nghiệp đứng vào Top đầu của ngành thủy sản Vi t Nam, nhiều năm qua Công ty Minh Phú đã xây dựng được uy tín cho thương hiệu và sản phẩm của mình trên nhiều thị trường xuất khẩu lớn Tính đến hết tháng 11/2010, tổng sản lượng xuất khẩu của MinhPhu Seafood Corp... tieu chuẩn của Thái Lan về vấn đề tổn hại môi sinh do haotj đọng sản xuất kinh doanh Quá trình kiểm soát chất lượng của Thái lan bắt đầu tại trại nuôi tôm, với sự tham gia của Sở Thủy sản (DOF) và Sở môi trường công nghiệp (DIW).Tại các xưởng chế biến, DOF và Cục quản lý thuốc và thực phẩm cùng tham gia vào vi c kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm của tôm thành phẩm E.CHIẾN LƯỢC CẤU TRÚC CẠNH TRANH... nặng Vì vậy các hợp phần của chương trình đều có các biện pháp bảo vệ môi trường GSOL cũng ra thông cáo báo chí, đề cập đến những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay của ngành thủy sản thế giới Đó là vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ; các tiêu chuẩn và chứng nhận hệ thống nuôi; các giải pháp công nghệ để tăng cường thương mại sản phẩm tôm tươi Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của vi c phát triển nghề nuôi... vi c khai thác thị trường mới như Nga, Ucraina, Ai Cập… đồng thời đa dạng sản phẩm hướng đến thị trường nội địa, chú trọng khâu quảng bá thương hiệu mặt hàng thủy sản đối với người tiêu dùng trong nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành hàng thủy sản Chiến lược cạnh tranh: • Có thể áp dụng chiến lược tập trung, chuyên môn hóa theo nhu cầu của khách hàng, vùng địa lý, hoặc theo từng phân khúc... lớn cho các doanh nghiệp Vi t Nam mở rộng và dần chiếm lĩnh thị trường này Vụ Tràn dầu biển đông, làm cho nguồn cung tôm ở vịnh Mehicô bị khan hiềm, cũng là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp vi t nam PHÂN TÍCH VỀ NHÀ CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VI T NAM I Chuỗi cung ứng và các nhà cung ứng tôm nguyên liệu Nguồn cung ứng tôm trong nước chủ yếu đến từ các hộ gia đình với quy mô nhỏ, rời rạc được thu mua... giống cung cấp ra thị trường ước đạt 43 tỉ con (giống tôm sú 23,34 tỉ con, tôm chân trắng 14,5 tỉ con) đáp ứng 90% nhu cầu thả nuôi của cả nước II ĐẶC ĐIỂM ƯU THẾ TÔM VI T NAM Thứ nhất về tôm sú, lợi thế của tôm sú Vi t Nam so với sản phẩm trong khu vực là size lớn Các nước như Thái Lan, Ấn Độ đều có sản phẩm tôm sú nhưng không thể có hàng size lớn như nước ta Đây là lợi thế của Vi t Nam vì hàng size... liệu thống kê của Bộ Thủy sản Vi t Nam cho thấy phần lớn diện tích nuôi tôm (ha) và sản lượng tôm (tấn) xuất phát từ Nam bộ Vi t Nam, đặc biệt tập trung tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long Dần sau này nuôi tôm phát triển rộng ra các tỉnh duyên hải khác của Vi t Nam từ Cà Mau đến Vịnh Bắc bộ Mặc dù vậy điều này chưa thay đổi về sản lượng theo vùng Nam bộ vẫn là nơi nuôi tôm nhiều nhất Vi t Nam như... TRỢ I Các Bộ ngành có liên quan: Bộ Nông Nghiệp Thái Lan Bộ Thương Mại Thái Bộ Công Nghiệp Bộ Tài Chính Bộ Bộ Ngoại Giao Bộ Y Tế Bộ Lao Động Bộ Môi Trường Bộ Nội Vụ II Hỗ Trợ từ Chính Phủ đối với vi c nuôi tôm Chính phủ đưa ra nhiều điều luật về bảo vệ môi trường như đảm bào bảo canh tác ở những nơi có độ ô nhiểm thấp khí hậu thuận lợi không tàn phá tự nhiên Sở Thủy sản Thái Lan đã ban hành các chứng... đáng nhằm đảm bảo chất lượng tôm tốt nhất Thái Lan sở hữu diện tích rừng ngập mặn đáng kể, thuận lợi nuôi trồng các loại thủy hải sản môi trường nước mặn và lợ Song, diện tích này đang càng ngày thu hẹp nhiều vì lý do người dân canh tác không điều độ, đã làm cho môi trường đất và nước mất đi màu mỡ và độ phì nhiêu, nước bị ô nhiễm nặng cũng là nguyên nhân gây nhiều dịch bệnh cho tôm Ngành công nghiệp... giảm thuế khi vào thị trường Nhật Bản Cụ thể, 62 mặt hàng thủy sản VN sẽ được loại bỏ thuế (mức thuế nhập khẩu là 0%) trong đó mặt hàng tôm sẽ được hưởng ngay thuế suất 0% Đây là mức mở cửa thị trường cao nhất mà Nhật Bản cam kết với 1 nước ASEAN Với thực tế Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn của thủy sản Vi t Nam và cũng là thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy giảm kinh tế, vi c hiệp định Đối tác . đông lạnh ở Úc 1. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh của Úc Bốn kênh phân phối chính gồm có:  Bán cho nhà bán buôn, bán lẻ và cơ sở chế biến thủy hải sản  Đưa vào thị trường thủy sản. sở sản xuất. Có thể kết hợp nhiều kênh phân phối chính với nhau, nhưng hình thức này sẽ mất rất nhiều chi phí và tiền chiết khấu cho mỗi kênh phân phối. 2. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông. và phân biệt so với sản phẩm truyền thống. • 1 gói sản phẩm có thể có trọng lượng là 10kg, 15kg hoặc 16kg, tùy theo phân phối cho ai và mục đích sử dụng . IV. Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông

Ngày đăng: 23/04/2015, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan