SKKN Hạn chế lỗi chính tả trong bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp 7A qua việc sử dụng bảng phụ và thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm tại Trường THCS Sơn Bình

98 1.8K 0
SKKN Hạn chế lỗi chính tả trong bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp 7A qua việc sử dụng bảng phụ và thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm tại Trường THCS Sơn Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "HẠN CHẾ LỖI CHÍNH TẢ TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 7A QUA VIỆC SỬ DỤNG BẢNG PHỤ VÀ THAY ĐỔI THƯ KÍ TRONG QUÁ TRÌNH THẢO LUẬN NHÓM" 1 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học cũng như phương pháp đánh giá kiểm tra học sinh để có thể đào tạo ra lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học phải hết sức chú ý. Đối với bộ môn Ngữ văn, đòi hỏi ở các em không những nắm vững kiến thức của văn bản mà hình thức trình bày một bài văn cũng vô cùng quan trọng như câu văn phải đúng câu trúc ngữ pháp, cách dùng từ đúng nghĩa, đúng hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt là viết phải đúng chính tả . Như vậy, để hạn chế lỗi chính tả trong bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp 7A , để các em có thể đạt được điểm cao và hứng thú hơn đối với bộ môn này tôi đã đưa ra giải pháp là sử dụng bảng phụ và thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm khi học bộ môn Ngữ văn. Nghiên cứu được tiến hành trên học sinh lớp 7A Trường THCS Sơn Bình. Kết quả cho thấy tác động đã hạn chế rõ rệt lỗi chính tả của học sinh. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng bảng phụ và thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm hạn chế được lỗi chính tả trong bộ môn Ngữ văn của học sinh lớp 7A Trường THCS Sơn Bình. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 7 Trường THCS Sơn Bình: lớp 7A (32 học sinh) làm lớp thực nghiệm, lớp 7B ( 32 học sinh) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được hướng dẫn cho học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy tác động đã hạn chế rõ rệt lỗi chính của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung bình) bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 5,813; của lớp đối chứng là 5,094. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p =0,0001 < 0,05 có nghĩa là có sự 2 khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc hướng dẫn cho học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm trong bộ môn Ngữ văn làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh Trường THCS Sơn Bình. II. GIỚI THIỆU: 1. Hiện trạng: Ngữ văn là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trường nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mục đích của dạy môn Ngữ văn là: Dạy cho học sinh biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và mở rộng hiểu biết thông qua các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết, thông qua các giờ dạy môn học này có nhiệm vụ phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh, rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ và giáo dục cho các em những tình cảm mới. Đọc đúng thành thạo, viết đúng thành thạo chữ Việt là hai yêu cầu cơ bản nhất, trọng tâm nhất trong suốt quá trình học tập của học sinh. Đó cũng là hai yêu cầu luôn tồn tại song song với nhau. Có đọc đúng thành thạo mới giúp các em viết đúng. Ngược lại quá trình viết là quá trình giúp các em tư duy chính xác lại kí hiệu về âm, vần, tiếng, từ…cũng như kí hiệu về ngữ âm, ngữ pháp trong môn Ngữ văn. Qua đó kĩ năng đọc của các em được củng cố thêm, góp phần lớn vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Thực trạng hiện nay hầu hết học sinh dường như viết sai lỗi chính tả đặc biệt học sinh không chú ý đến khi nào nên viết hoa, khi nào nên viết thường mà phần lớn các em viết rất tùy tiện. Kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh lớp 7A Trường THCS Sơn Bình còn ở mức độ thấp, sở dĩ như vậy là do các nguyên nhân sau: - Do cách phát âm theo phương ngữ vì thông thường tiếng Việt phát âm như thế nào thì viết chữ như thế ấy. - Do thường lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu như : ch/tr, x/s, d/v/gi, oa/ua, ai/ay/ây, au/ao, ăm/âm, ăp/âp, iu/iêu, im/êm/iêm/em … 3 - Do thường phát âm sai hoặc nhầm lẫn các âm cuối như: an/ang, at/ac, ăn/ăng, ăt/ăc, ân/âng, ât/âc/, en/eng, et/ec, ên/ ênh, iên/ iêng, iêt/ iêc … - Do nhầm lẫn, không phân biệt rõ hai thanh hỏi, ngã . - Do không nắm được và không hiểu được nghĩa của từ ngữ sử dụng. Mỗi từ ngữ đều biểu đạt một khái niệm nào đó. Nếu không nắm được nghĩa của từ thì khi viết sẽ sai chính tả. - Do ít đọc sách báo, tạp chí . - Do giáo viên không chú trọng sửa lỗi chính tả trong nhà trường. Thông thường, chỉ có bộ môn Ngữ văn có yêu cầu về viết đúng chính tả và trong đáp án bài kiểm tra luôn có yêu cầu này. Nhưng còn lại các môn học khác, giáo viên hầu như bỏ qua, thậm chí chỉ yêu cầu học sinh tính toán đúng, không lưu tâm chính tả đúng hay không. Hơn nữa, bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp lực công việc khá lớn nên giáo viên chưa quan tâm đúng mức nên việc sửa lỗi chính tả cũng chưa toàn tâm toàn ý , chưa có hiệu quả. - Mặt khác, một bộ phận không nhỏ học sinh còn lười học, không chịu suy nghĩ, tư duy trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Các em chưa nắm được quy tắc viết đúng chính tả. Như vậy, để hạn chế những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải tôi chọn nguyên nhân: “Các em chưa nắm được quy tắc viết đúng chính tả”. 2. Giải pháp thay thế: Để khắc phục nguyên nhân trên, tôi có rất nhiều giải pháp như: - Luyện phát âm đúng vì như trên đã nói, tiếng Việt phát âm thế nào thì viết như thế ấy. Tuy nhiên, khi phát âm có thể theo phương ngữ (vì theo thói quen, phong tục, tập quán) nhưng khi viết vẫn đúng chính tả. Trong những trường hợp này, người viết luôn 4 hiểu nghĩa của từ và nắm được các dấu thanh (hỏi, ngã). Ở đây, đòi hỏi người viết phải nắm chắc nghĩa của từ ngữ qua quá trình học tập, khảo cứu, đọc sách báo nhiều, … - Sử dụng các mẹo luật chính tả, vận dụng linh hoạt vào thực tế để viết đúng chính tả. Các mẹo luật này dựa trên cơ sở quy luật của từ ngữ tiếng Việt, từ Hán Việt và nêu ra những quy tắc chung trong việc viết đúng chính tả. - Rèn luyện thói quen đọc sách, lòng say mê đọc sách. Cần xác định sách là người bạn đường của mỗi chúng ta. Sách là nguồn tri thức vô tận của nhân loại lưu truyền lại tới bây giờ và mãi mãi về sau. Trong quá trình đọc, tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học, vốn từ ngữ sẽ không ngừng được tích lũy, nâng cao. Từ đó, khi cần viết, biểu đạt một vấn đề thì chúng ta luôn có vốn từ ngữ để sử dụng. - Có thói quen sử dụng các loại sách công cụ như Từ điển tiếng Việt, Từ điển từ và ngữ Hán Việt ( tiếng Việt có hơn 70% từ Hán Việt). Khi gặp từ khó, chưa xác định được rõ ràng thì nên tra từ điển để nắm thêm nghĩa của từ và hạn chế việc viết sai chính tả. - Thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm. Như vậy có rất nhiều giải pháp để khắc phục hiện trạng trên, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những yếu điểm và hạn chế nhất định. Đối với cấp THCS, vì trong chương trình không có những tiết luyện viết, lại mỗi môn một thầy dạy cho nên không có thời gian để sửa và luyện chữ cho học sinh và không quan sát thường xuyên liên tục chữ viết cho các em. Cho nên việc luyện chữ viết cho học sinh thật là khó khăn cho những thầy cô giáo chúng ta. Vì thế trong tất cả các giải pháp đó tôi chọn giải pháp“ Thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm”. Với phương pháp này, nhằm mục đích hạn chế lỗi chính tả cho cả tập thể học sinh của lớp 7A nói riêng và học sinh trong toàn trường nói chung. Với những lí luận mà tôi nêu trên, muốn hạn chế lỗi chính tả cho học sinh ta cần thực hiện các bước sau: 5 Các bước cơ bản: Để thực hiện được ý định “Hạn chế lỗi chính tả cho học sinh lớp 7A Trường THCS Sơn Bình” của mình tôi đã vạch ra một số biện pháp cụ thể ngay từ đầu năm học khi bắt đầu nhận lớp. Bước 1: Xây dựng nhóm. + Lớp 7A có 32 học sinh, tôi chia thành 4 nhóm : nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4, mỗi nhóm có 8 học sinh. + Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, nhóm phó, còn thư kí thì tôi thay đổi liên tục trong quá trình thảo luận nhóm. Bước 2: Hoạt động nhóm. Trong một tuần môn Ngữ văn 7 có 4 tiết, mỗi tiết tôi tiến hành một đến hai lần thảo luận nhóm. Mỗi lần thảo luận nhóm tôi lại thay đổi thư kí, chính vì vậy các thành viên trong nhóm ai cũng được làm thư kí ít nhất là hai lần trong vòng một tháng. Bước 3: Tiến hành sửa lỗi chính tả cho học sinh. + Sau khi hoàn tất quá trình thảo luận nhóm học sinh sẽ treo bảng phụ nhóm lên bảng lớn. + Tôi cho học sinh giữa các nhóm nhận xét lẫn nhau về nội dung thảo luận đặc biệt là lỗi chính tả. + Sau khi học sinh giữa các nhóm nhận xét xong, tôi tiến hành nhận xét lại nội dung thảo luận và sửa những lỗi chính tả mà các em không phát hiện ra. + Đối với những em viết sai tôi cho các em về nhà chép đi chép lại 10 lần lỗi bị sai đó. 1. Một số đề tài gần đây: 6 - Sáng kiến kinh nghiệm: “Cách chữa lỗi chính tả thông thường” của giáo viên Nguyễn Thị Thủy Trường THCS Hòa Phú, TP Buôn Mê Thuật. - Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hữu hiệu giúp học sinh lớp 4 viết đúng chính tả” của giáo viên Nguyễn Khoa Dũng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, Đắk Lắk. - Sáng kiến kinh nghiệm: “ Sửa lỗi chính tả cho học sinh trong giảng dạy Ngữ văn 7” của giáo viên Nguyễn Thị Hương Trường THCS Hồng Thủy. Các đề tài này đều đề cập đến những giải pháp cụ thể nhưng không thường xuyên liên tục trong bộ môn Ngữ văn THCS. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu có thể áp dụng thường xuyên trong các tiết dạy của bộ môn Ngữ văn THCS và hạn chế hiệu quả lỗi chính tả của học sinh đặc biệt là các em học tại địa bàn huyện Khánh Sơn. 4. Vấn đề nghiên cứu: Việc thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm có làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm có làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh. III. Phương pháp : 1. Khách thể nghiên cứu: 1.1. Khách thể nghiên cứu : Hạn chế lỗi chính tả của học sinh đối với môn Ngữ văn. 7 1.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp nhằm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh lớp 7A trên địa bàn Trường THCS Sơn Bình. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 7A và 7B Trường THCS Sơn Bình: Số học sinh các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Raclay Lớp 7A 32 8 24 4 28 Lớp 7B 32 14 18 5 27 Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. 2. Thiết kế: Chọn hai nhóm của hai lớp: nhóm học sinh lớp 7A là nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh lớp 7B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra để kiểm tra lỗi chính tả của học sinh trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm 8 Giá trị trung bình 5,063 5,156 p 0,2897 p =0,2897 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm KT trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm (7A) O1 Thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm O3 Đối chứng (7B) O2 Không O4 3. Quy trình nghiên cứu: 3.1. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên nhắc cho các em một số quy định về chuẩn chính tả: 3.1.1. Về cách viết hoa tên riêng tiếng Việt: - Tên người và tên gọi nơi chốn : Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mà không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Toản, Quảng Bình, 9 - Tên tổ chức, cơ quan: Viết hoa chữ cái đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên. Ví dụ : Đảng cộng sản Việt Nam, Trường Trung học cơ sở Sơn Bình, 3.1.2. Việc dùng dấu nối: - Dùng dấu nối trong các liên doanh như: khoa học – kĩ thuật, Quảng Nam – Đà Nẵng, - Dùng dấu nối khi chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng. Ví dụ: Chuyến tàu Hà Nội – Huế, thời kì 1945 – 1954, sản lượng 5 – 7 tấn, - Khi phân biệt ngày, tháng, năm. Ví dụ : 30 - 4 - 1975, 3.2. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên chỉ ra một số lỗi chính tả thường gặp ở học sinh và biện pháp sửa chữa: 3.2.1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành: - Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu. Ví dụ: “quý” thì viết là “qúy” - Lỗi do không nắm được quy tắc phân bố các kí hiệu cùng biểu thị một âm. Ví dụ: nghành ( ngh không đi trước a); kach ( k không đi trước a trừ kali) - Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa. Ví dụ: Trần bình Trọng, Khánh hòa, khánh Sơn… Để khắc phục những lỗi này, chỉ cần cho học sinh ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm về nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của chữ viết. 3.2.2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn. 10 [...]... việc thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm của giờ học làm hạn chế được lỗi chính tả cho học sinh, học sinh tích cực, hứng thú học tập Nhờ đó mà học sinh khi làm bài kiểm tra hoặc viết bài vào vở ít sai lỗi chính tả Lớp học trở nên sôi nổi Các em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái Việc thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm đã hạn chế được lỗi chính tả và làm tăng... tập 1 Câu hỏi thảo luận nhóm : Bài văn trong bài tập 1 biểu đạt tình cảm gì ? Đối với đối tượng nào ?Hãy đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp và nêu lên dàn ý của bài ? Giáo viên cho học sinh tự chọn thư kí và trình bày lên bảng phụ nhóm sau đó treo lên bảng chính Trong quá trình thư kí các nhóm viết giáo viên lưu ý các em về lỗi chính tả Giáo viên tiến hành cho học sinh thảo luận nhóm trong thời gian... thú với bộ môn Ngữ văn - Qua thời gian áp dụng phương pháp“ Thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm ở trên tôi nhận thấy học sinh say mê, hứng thú và hạn chế được những lỗi chính tả cần thiết Học sinh chủ động, tự tin hơn khi viết văn 22 VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: 1.1 Những mặt làm được: - Nêu ra được sự cần thiết của giải pháp phù hợp với quan điểm, chủ trương của ngành và thực... mặt hạn chế: Đa số các em học sinh là người sở tại nên hay thụ động, nhút nhát Một số em viết quá yếu nên quá trình làm thư kí trong thảo luận nhóm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiết dạy Từ những mặt làm được cũng như hạn chế nêu trên, là cơ sở, là bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình giảng dạy Giải pháp được áp dụng trong các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh Trường THCS Sơn. .. lớp 7A và 7B Nhóm của lớp 7B là nhóm đối chứng, gồm 32 học sinh Đối với nhóm này tôi không hướng dẫn học sinh thay đổi thư kí trong qua trình thảo luận nhóm Nhóm 7A là nhóm thư c nghiệm: gồm 32 học sinh Tôi chia nhóm này thành 4 nhóm nhỏ: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4, mỗi nhóm là 8 học sinh Đối với nhóm này tôi hướng dẫn học sinh thay đổi thư kí trong qua trình... thiết bị trường học: bảng phụ nhóm, - Giáo viên thư ng xuyên tìm tòi để đọc, tham khảo tài liệu nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình dạy học môn Ngữ văn Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và có thể ứng dụng đề tài này trong qua trình dạy học để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh VII TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo viên Ngữ văn 6,... lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,3566038 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hướng dẫn cho học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm của nhóm thực nghiệm là rất lớn Giả thuyết của đề tài “Việc thay đổi thư kí trong qua trình thảo luận... sở lí luận, đưa ra được giải pháp cụ thể rõ ràng áp dụng cho việc giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả - Kết quả khi vận dụng giải pháp: làm chuyển biến phần lớn và giải quyết được phần yêu cầu thực tiễn - Qua giải pháp, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh, học sinh hứng thú hơn với môn học Đây là vấn đề quan trọng nhất của giải pháp, phù hợp với chủ trương của phương pháp dạy học mới... thời, kiểm tra thư ng xuyên vở viết của các em trong mỗi tiết học, làm như vậy để cho các em có một thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập - Đối với một số học sinh chậm tiến bộ thì phải thông qua giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình để giúp các em học tốt hơn, hoặc qua giáo viên bộ môn Ngữ văn để giúp đỡ một số học sinh yếu môn Ngữ văn có thể hạn chế được những lỗi chính tả cơ bản Từ... lỗi chính tả và làm tăng kết quả học tập của học sinh hơn rất nhiều V BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Để giúp học sinh hứng thú và hạn chế được lỗi chính tả, điều cơ bản nhất mỗi tiết dạy giáo viên phải tích cực, nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn , - Thư ng xuyên nhắc nhở các em viết sai nhiều lỗi chính tả; động viên, biểu dương các em viết đúng chính tả, cập nhật vào sổ theo dõi và kết hợp với giáo viên chủ nhiệm . kí trong quá trình thảo luận nhóm có làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: Có. Việc thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm có làm hạn chế lỗi chính tả. và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc hướng dẫn cho học sinh thay đổi thư kí trong quá trình thảo luận nhóm trong bộ môn Ngữ văn làm hạn chế lỗi chính tả cho học sinh Trường THCS. 32 học sinh, tôi chia thành 4 nhóm : nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4, mỗi nhóm có 8 học sinh. + Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, nhóm phó, còn thư kí thì tôi thay đổi liên tục trong quá trình thảo

Ngày đăng: 23/04/2015, 07:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan