tóm tắt luận án Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình

24 745 2
tóm tắt luận án Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1- Cơ sở lí luận. Trong nền giáo dục từ xa xưa, ông cha ta vẫn rất đề cao và coi trọng giáo dục đạo đức của con người. Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Như vậy Đức và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá nhân cách của một con người. Việc hình thành những phẩm chất đạo đức của người thầy giáo cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường sư phạm cần được quan tâm ngay từ khi họ bước vào trường. 1.2- Cơ sở thực tiễn. Quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm nói chung và trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nói riêng còn nặng về trang bị, cung cấp kiến thức khoa học chưa chú ý rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp và những phẩm chất đạo đức của người giáo viên Muốn dạy học tốt trước hết phải có tâm hồn đẹp. Tu dưỡng về nghề căn bản nhất và cũng gian khổ là luyện tâm hồn. Không có tâm hồn đẹp khó dạy học sinh thành công. Quá trình luyện tâm hồn đi song song với quá trình luyện tay nghề. Nói cách khác hồng thắm phải tiến hành cùng lúc với chuyên sâu. Là một giáo viên của trường tôi luôn nhận thức được vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho sinh viên, đào tạo sinh viên vừa có kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, vừa phải có đạo đức tốt. Đặc biệt là giúp các giáo sinh yên tâm với nghề mình đã chọn, để họ có thể trở thành những thầy, cô giáo vừa có Đức, vừa có Tài, gắn bó cả đời mình với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Từ những lÝ do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình” để tiến hành nghiên cứu. 2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Xác định một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất luợng đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 1 3- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 3.1- Khách thể nghiên cứu. Quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên ở trường CĐSP. 3.2- Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình. 4- GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Hiện nay trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trước những tác động của cơ chế thị trường đã và đang tạo ra những biến động về giá trị đạo đức trong xã hội nói chung và trong tầng lớp sinh viên nói riêng. Trường CĐSP Thái Bình đã có những biện pháp giáo dục dạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nhưng những biện pháp đó có thể còn hạn chế. Nếu nhà trường có những biện pháp giáo dục phù hợp, đồng bộ sẽ ngăn ngừa được những mặt tiêu cực của sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ giáo viên vừa đức, vừa tài phục vụ đất nước. 5- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 5.1- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường sư phạm hiện nay. 5.2- Tìm hiểu thực trạng các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình. 5.3- Đề xuất những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình và thẩm định những biện pháp đó. 6- PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong phạm vi trường CĐSP Thái Bình trên đối tượng khảo sát là sinh viên năm thứ 1, thứ 2 khoa tự nhiên và khoa xã hội của trường CĐSP Thái Bình. 7- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 7.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận. 7.2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 7.2.1- Phương pháp quan sát. 7.2.2- Phương pháp điều tra bằng ankét 7.2.3- Phương pháp trao đổi trò chuyện. 7.2.4- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 7.2.5- Phương pháp thống kê toán học. 2 NỘI DUNG NGHIÊN CøU Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Ở phương tây, trước công nguyên có nhiều nhà triết học quan tâm đến vấn đề đạo đức. Ở Việt Nam đã có hơn một trăm cuốn sách về giáo dục đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nghiên cứu về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Tư tưởng đạo đức của Người cụ thể và gần gũi với mọi đối tượng. Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức, nhưng nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thì rất Ýt, và đây cũng là một vấn đề mới mẻ chưa có ai nghiên cứu. 2- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 2.1- Khái niệm về đạo đức. 2.1.1- Khái niệm đạo đức. C.Mác cho rằng: “ Đạo đức chính là lực lượng bản chất của con người trong sự phát triển của nó theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích thực của cái thiện”. Trong các định nghĩa về đạo đức đều đề cập đến các khía cạnh sau: - Đạo đức là hình thái ý thức xã hội phản ánh quan hệ giữa cá nhân với xã hội, với người khác và chính mình. - Đạo đức bao gồm hệ thống các giá trị, quy tắc, chuẩn mực xã hội. - Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi của con người. 2.1.2-Khái niệm đạo đức nghề nghiệp. Nói tới khái niệm đạo đức nghề nghiệp là người ta muốn thu hẹp phạm vi của khái niệm đạo đức nói chung nhưng nó được cụ thể hoá và đặc trưng hoá cho từng nghề nghiệp nhất định. Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung: Ví dụ khi nói đến đạo đức của ngành y thì vấn đề “lương y như từ mẫu” được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành này. Trong thời kì chiến tranh, phẩm chất đạo đức “yêu xe như con, quí xăng như máu” là phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người bộ đội lái xe thời kì đó. Với những người làm công tác dịch vụ xã hội thì: “Vui lòng khách đến, vừa 3 lòng khách đi” là biểu hiện đạo đức nghề nghiệp của họ. Với lực lượng công an nhân dân thì phẩm chất đạo đức của họ phải đạt chuẩn theo 6 điều Bác Hồ dạy. Đối với người Đảng viên, cán bộ, Bác dạy phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư”. Tóm lại, từ nội hàm của khái niệm đạo đức nói chung và qua phân tích một số đặc trưng về đạo đức của một vài nghề nghiệp, ta có thể hiểu: Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, qui tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của một bộ phận xã hội nhất định nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa các thành viên và xã hội, nó còn chịu sự chế ước của pháp luật. 2.2- Khái niệm giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. 2.2.1- Khái niệm giáo dục đạo đức. Theo tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt: “Giáo dục đạo đức là quá trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.” [ 22, 128 ]. 2.2.2- Đạo đức gắn liền nghề nghiệp Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong các nhà trường sư phạm là hết sức quan trọng. Do đó giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải đạt những yêu cầu cơ bản: - Giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng nhân ái cho sinh viên. - Giáo dục sinh viên xây dựng nề nếp, thói quen sống có kỉ luật, nêu cao ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác trong học tập. 2.2.3- Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trường sư phạm. Nội dung giáo dục đạo đức phải bao gồm cả ba mặt: phát triển ý thức đạo đức, hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp với nền đạo đức mới, xây dựng hành vi và thói quen đạo đức. Tuy vậy cơ bản vẫn không tách rời những mối quan hệ chủ yếu trong xã hội, bao gồm các mối quan hệ sau: * Mối quan hệ của cá nhân với xã hội. * Mối quan hệ thể hiện lí tưởng sống, nhận thức tư tưởng chính trị của cá nhân. 4 * Quan hệ của cá nhân đối với công việc. * Quan hệ giữa cá nhân với người khác, với dân tộc khác. * Quan hệ của cá nhân với lao động * Thái độ đối với bản thân. * Quan hệ cá nhân với môi trường. 2.2.4- Một số phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường hiện nay: Theo phó Giáo sư - Tiến sĩ Hà Nhật Thăng: “Phương pháp giáo dục là cách thức hoạt động gắn bó với nhau giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục do xã hội đặt ra đối với nhà trường”. [ 35, 72 ]. Trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng thường dùng các nhóm phương pháp sau: * Loại phương pháp hình thành ý thức cá nhân. * Loại phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử. * Loại phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi. * Loại phương pháp kiểm tra, đánh giá hành vi và hoạt động. 2.3- Biện pháp và biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp. - Theo từ điển tiếng Việt phổ thông: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. - Trong nghiên cứu khoa học người ta hiểu biện pháp như là con đường, là cách thức để chuyển tải nội dung. Từ cách hiểu về “Đạo đức”, “Giáo dục đạo đức” và “Biện pháp” như trên, theo chúng tôi: Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp là con đường, là cách thức tác động của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục để họ tự giác biến những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính khách quan và nhu cầu, động cơ bên trong thành ý thức, niềm tin, tình cảm và thói quen, hành vi đạo đức nghề nghiệp của bản thân. 3- TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONGNHÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY. 3.1-Vị trí, chức năng của người thầy giáo trong xã hội. Thực hiện vai trò là lực lượng nòng cốt trong giáo dục, là nhân tố quyết định chất lượng hiệu quả giáo dục, người thầy giáo là những người tiên phong trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. 5 3.2- Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở trường sư phạm hiện nay. Trường sư phạm, nơi đào tạo các thầy cô giáo tương lai chuẩn bị bước vào nghề sư phạm, nghề mà theo nhà giáo dục K.D.Usinxki đã nhận định: Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách, thì việc giáo dục đạo đức là một trong những nội dung quan trọng. Bởi đạo đức là cái gốc quan trọng giúp người thầy giáo đứng vững được với nghề, là cái nâng nghề sư phạm trở nên cao quÝ, là cái khiến người thầy giáo được đặt vào vị trí cao trong xã hội và được xã hội tôn kính. 4- NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CẦN HÌNH THÀNH Ở NGƯỜI SINH VIÊN SƯ PHẠM. 4.1- Đặc điểm tâm lí xã hội của sinh viên nói chung. Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Thanh niên sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. 4.2- Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. * Thế giới quan khoa học. Thế giới quan khoa học không phải là bản tính tự nhiên của nhà giáo, mà nó được hình thành trong quá trình học tập của họ và dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau. Đó là quá trình học tập trong trường phổ thông, trường sư phạm và tự học suốt đời, trong quá trình học các môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là triết học. * Lí tưởng nghề nghiệp. Lí tưởng nghề nghiệp của người thầy giáo thể hiện ở niềm tin sư phạm, niềm say mê nghề nghiệp, tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, với công việc, lối sống giản dị lành mạnh…Điều đó tạo nên sức mạnh, động lực bên trong giúp người thầy vượt qua được những khó khăn trở ngại hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. * Lòng yêu nghề. Lòng yêu nghề gắn liền với tình cảm nghĩa vụ và ý thức trách nhiệm của người thầy giáo, nó là biểu hiện của tình cảm nghề nghiệp. Chính từ yêu cầu và đặc trưng của nghề nghiệp đòi hỏi người giáo viên sự cố gắng 6 và tinh thần trách nhiệm rất cao đối với công việc, đòi hỏi phải có tình yêu thực sự mới vượt qua những khó khăn trở ngại trên con đường sự nghiệp. * Lòng yêu trẻ. Lòng yêu thương thực sự của người giáo viên có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm và hành vi của các em, tạo mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa giáo viên và học sinh, yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong giáo dục. Vì học sinh, vì nghề dạy học, người thầy giáo cũng luôn học tập tu dưỡng để nâng cao trình độ nghề giáo của mình, đồng thời quan tâm giúp đỡ, hợp tác với đồng nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy, người thầy giáo nhất định phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ mới có thể thực hiện được chức năng của người kĩ sư tâm hồn một cách xứng đáng. * Lòng nhân ái, vị tha của người thầy giáo. Để có được tinh thần vị tha, lòng nhân ái cao cả, người thầy giáo phải tìm hiểu học sinh, thực sự quan tâm đến đối tượng của mình, luôn tôn trọng và thiện cảm với các em, không nên thiếu công bằng, định kiến, dồn các em vào ngõ cụt. Có như vậy người thầy giáo mới thực sự là chỗ dựa tin cậy của các em. * Tôn trọng nhân cách học sinh. Tôn trọng nhân cách học sinh thể hiện trước hết ở sự tôn trọng quyền làm người của các em. Biểu hiện ở sự chú ý lắng nghe ý kiến, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các em, có thái độ lịch sự trong giao tiếp với các em bằng những cử chỉ thân mật mô phạm. Bất luận trong trường hợp nào giáo viên cũng không được xúc phạm đến nhân phẩm học sinh, ngay cả khi các em mắc sai lầm. * Trung thực, thẳng thắn. Các em học sinh đến trường đã đặt hết niềm tin vào người thầy giáo, tuyệt đối tin tưởng vào các thầy cô, vào nhà trường. Điều đó đòi hỏi người thầy phải luôn luôn trung thực, thẳng thắn, minh bạch trong mọi công việc, mọi tình huống. Khi các em thoáng có chút Ýt ngờ vực ở người thầy thì mọi sự cố gắng của thầy khó có thể đem lại kết quả nh mong muốn. * Tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ của người thầy giáo. Người giáo viên phải cập nhật kịp thời với những tiến bộ của thời đại, phải thường xuyên học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn 7 của mình. Không nên thoả mãn, bằng lòng với những cái hiện có. Chính vì vậy, tinh thần cầu thị là phẩm chất đạo đức cần thiết của người giáo viên để thầy giáo thực sự là cái dấu nối giữa nền văn hoá nhân loại và dân tộc với thế hệ trẻ. 5- NHỮNG CON ĐƯỜNG CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY. 5.1- Thông qua hoạt động dạy và học các môn trong chương trình đào tạo của nhà trường. Qua một số môn học như giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về những chuẩn mực đạo đức, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân theo yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 5.2- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có ưu thế là rèn luyện, thể hiện bằng hành vi, thái độ, hành động đạo đức trong các mối quan hệ chứ không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lí luận. 5.3- Thông qua tập thể lớp học. Để có tập thể sinh viên lành mạnh, trước hết người giáo viên cần phải có uy tín, có kĩ năng xây dựng tập thể sinh viên theo mục tiêu và kế hoạch xác định. 5.4- Sự tự tu dưỡng của sinh viên. Sự tù tu dưỡng của sinh viên là con đường tác động trực tiếp, có ý nghĩa quyết định trong quá trình giáo dục đạo đức ở mỗi sinh viên. Chương II: THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH. 1- VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH. Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình được thành lập từ năm 1959, là trường Cao Đẳng loại 1, đến năm 1978 trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình là một trong 16 trường CĐSP đầu tiên trong cả nước được thủ tướng 8 chính phủ ký quyết định công nhận là trường CĐSP. Trường có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lí, tổ chức đào tạo. 2- THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP. 2.1- Động cơ thi vào trường sư phạm của sinh viên. Để đánh giá thái độ của sinh viên đối với nghề dạy học, trước hết chúng tôi tiến hành tìm hiểu động cơ thi vào trường của 185 sinh viên năm thứ nhất khoa tự nhiên và năm thứ 2 khoa xã hội. 2.2- Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm. Bảng 2: Thái độ của sinh viên đối với nghề sư phạm. S TT Thái độ đối với nghề sư phạm Năm thứ nhất Năm thứ hai Kết quả chung SL % SL % SL % 1 Rất yêu nghề 15 17,2 14 14,2 29 15,6 2 Yêu nghề 57 65,5 63 64,2 120 64,8 3 Không yêu nghề 2 2,3 4 4 6 3,2 4 Không có ý kiến gì 13 14,9 17 17,3 30 16,2 Nhận xét: Qua kết quả điều tra cho thấy số sinh viên yêu nghề chiếm tỉ lệ cao nhất 64,8%, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy động cơ thi vào trường ban đầu của các em phù hợp với thái độ khi lựa chọn nghề nghiệp. Chỉ có 3,2% ý kiến cho rằng không yêu nghề, vì thế đặt ra cho nhà trường cần có các biện pháp giáo dục thiết thực, tích cực để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao hơn. So sánh kết quả điều tra về lÝ do thi vào trường sư phạm thì lÝ do yêu quí trẻ em đạt tỉ lệ cao nhất 64,8%. Chính từ lÝ do yêu nghề, mến trẻ sẽ là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để các em vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vững bước vào nghề. 2.3- Thực trạng nhận thức của sinh viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất đạo đức của người thầy giáo. Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 185 sinh viên năm thứ nhất, thứ hai khoa tự nhiên và khoa xã hội, với 14 nội dung, gồm những phẩm chất 9 mang tính chất chung của mọi nghề nghiệp, đồng thời mang tính chất đặc trưng cho nghề dạy học, kết quả thể hiện qua bảng 3. Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy những tiêu chí, phẩm chất đưa ra khảo sát ở cả hai khối được sinh viên đánh giá theo những thứ bậc khác nhau. Nếu lấy tiêu chuẩn từ 50% trở lên thì những tiêu chuẩn, phẩm chất sau đây được các em đánh giá cao và cho rằng cần thiết đối với người giáo viên: - Lòng yêu nghề, mến trẻ : 93,5% - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi: 90,8% - Năng lực giảng dạy : 76,7% - Tôn trọng nhân cách học sinh : 73,5% - Lí tưởng nghề nghiệp : 73 % - Ý thức tự học, tự bồi dưỡng : 64,3% - Trình độ văn hoá cao : 62,1% - Trách nhiệm cao với công việc : 60 % Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đều cho rằng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi là cần thiết đối với hoạt động giáo dục của người thầy giáo (chiếm 90,8%), xếp ở vị trí thứ 2. Sau đó là năng lực giảng dạy của người giáo viên: Sinh viên năm thứ nhất đạt 84%; Sinh viên năm thứ hai đạt 70,4%, được xếp ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên có một số phẩm chất không được sinh viên đánh giá cao (dưới mức 50%). Từ 14 nội dung trong bảng điều tra cho thấy sinh viên trường CĐSP Thái Bình bước đầu đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết của những phẩm chất đạo đức đối với người giáo viên. 2.4 – Thực trạng nhận thức của ban lãnh đạo nhà trường và giáo viên về biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình. Bảng 5: Nhận thức của ban lãnh đạo nhà trường và giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. STT Mức độ Kết quả đánh giá SL % 1 Rất quan tâm. 154 83,2 2 Bình thường. 27 14,6 3 Chưa thật quan tâm 4 2,2 4 Không quan tâm 0 0 10 [...]... chức giáo dục, phương pháp, phương tiện giáo dục một cách chặt chẽ để hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy mặt tích cực của mỗi loại 1.2- Một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình 1.2.1- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và sinh viên về vị trí của giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở trường CĐSP Thái Bình a Định hướng: Việc nâng cao đạo đức cho đội ngũ sinh viên. .. một số biện pháp giáo dục đạo đức sau: Chương III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH 1- BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH 1.1- Những nguyên tắc có tính chất định hướng và đề xuất các biện pháp 1.1.1- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo của trường CĐSP Thái Bình Mục tiêu đào tạo của trường. .. giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho người giáo viên tương lai 3-THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÓ 3.1-Thực trạng về thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình Bảng 7: Mức độ thực hiện những yêu cầu cơ bản trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. .. cách người thầy giáo còn có khoảng cách cần vươn tới Từ thực tế giáo dục của nhà trường chúng tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đó là các biện pháp : - Nâng cao nhận thức cho giáo viên, sinh viên về vị trí của giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong trường CĐSP Thái Bình - Chuyên môn hoá đội ngũ giáo viên - Nâng cao yêu cầu về phẩm chất đạo đức đối với người giáo viên và thể hiện... tại của trường CĐSP b Tổ chức thực hiện: Trường CĐSP Thái Bình thực hiện kế hoạch RLNVSP thông qua việc tổ chức cho sinh viên đi kiến tập sư phạm ở trường phổ thông tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc với thực tiễn giáo dục phổ thông 1.2.6- Biện pháp 6: Xây dựng môi trường nhà trường CĐSP Thái Bình thành môi trường giáo dục lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. .. tra cho thấy nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên (chiếm 83,2%) Không có ý kiến nào cho rằng nhà trường không quan tâm Có 14,6% ý kiến đánh giá nhà trường quan tâm ở mức độ bình thường đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp Đây là một tín hiệu đáng mừng vì trường CĐSP Thái Bình đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thực hiện được mục tiêu giáo. .. tay nghề thường xuyên chưa được coi trọng 3.3- Kết quả nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình Nhận xét: Qua việc điều tra tác dụng của các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chúng tôi thấy hầu hết sinh viên đều cho rằng nhà trường đã sử dụng các biện pháp có hiệu quả Trong đó hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, ... phẩm chất đạo đức người thầy giáo là không thể chấp nhận được trong quan niệm xã hội chúng ta Giáo dục đạo đức nghề 20 nghiệp là một nội dung quan trọng, cần quán triệt trong mọi hoạt động của trường sư phạm Nhằm góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và... đề đạo đức sinh viên trong các trường ĐH,CĐ Đặc biệt, giáo dục đạo đức và lối sống sinh viên sư phạm, những người thầy cô giáo tương lai càng cần thiết hơn bất kì nghề nào, bởi đây là nghề đặc thù trong xã hội, nghề giáo dục con người” Vì vậy mà đạo đức người thầy giáo hay đạo đức sư phạm là một loại hình của đạo đức nghề nghiệp đã được định hình khá vững chắc trong đời sống xã hội, do đó sự vi phạm. .. luận và thực tiễn đạo đức cũng nh công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của trường, chúng tôi nhận thấy: Nhìn chung công tác giáo dục đạo đức và kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên nhà trường là tương đối tốt Bên cạnh đó trong hoạt động rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của sinh viên còn một số hạn chế như : Sinh viên có nhận thức chưa đúng, chưa sâu sắc về các chuẩn mực đạo đức, chưa xác định . số biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Thái Bình. 1.2.1- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên và sinh viên về vị trí của giáo dục đạo đức nghề nghiệp ở trường. dục đạo đức ở mỗi sinh viên. Chương II: THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI BÌNH. 1- VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM THÁI. sau: Chương III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH. 1- BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP THÁI BÌNH. 1.1- Những nguyên tắc

Ngày đăng: 23/04/2015, 00:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan