Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây

117 710 1
Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, tất cả các quốc gia đều nhận thức rõ vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của quốc gia, dân tộc mình. Vào đầu thế kỷ XXI tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới sự chăm lo, phát triển con người; năng động, toàn diện, hướng tới việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành lớp người đáp ứng một cách nhanh nhạy đối với sự đổi thay, phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và thời đại. Giáo dục là bước mở đầu của chiến lược con người, là điều kiện cơ bản để hình thành phát triển và hoàn thiện lực lượng sản xuất của xã hội. Con người cùng với tri thức đã trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội. Con người cũng là nguyên nhân làm tăng của cải xã hội "Sự giàu có và thịnh vượng này càng phụ thuộc vào tri thức và kỹ năng; khoa học và kỹ thuật bây giờ được xác lập là những lực lượng có sức mạnh to lớn trong việc định hướng tương lai. Các nước đang phát triển phải đối mặt với sự thách thức cần phải tạo ra cho chính họ nhưng con đường học hỏi có thể giúp họ tiếp cận được xu thế của cuộc cách mạng tri thức" (Ravaroy-singh - nền giáo dục cho thế kỷ XXI: những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương ) . - Ngày nay dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất mang tính bùng nổ. Trong đó tri thức khoa học công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu. Sự phát triển kinh tế, tương lai sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố tri thức - trí tuệ. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao cho sự nghiệp đào tạo của nước nhà. - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã đề ra mục tiêu "từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp". Để thực hiện mục tiêu này Nghị quyết hội nghị TW2 khoá VIII (tháng 12/1996) đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo của nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đến 1 năm 2000. Đồng thời nêu ra giải pháp chủ yếu là: Tăng cuờng các nguồn lực cho Giáo dục - Đào tạo xây dựng đội ngũ giáo viên. Tạo động lực cho người dạy, người học; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp Giáo dục - Đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, đổi mới công tác quản lý giáo dục. Trong đó quản lý giáo dục được xem là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo. - Đại hội Đảng IX một lần nữa đã khẳng định "Phát triển Giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Đại hội chủ trương "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá" (Văn kiện đại hội Đảng IX). Trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục được xem như một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo. 1.2. Những năm qua Giáo dục - Đào tạo cả nước và tỉnh Hà Tây nói chung, huyện Chương Mỹ nói riêng đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi, nhưng nhìn chung chất lượng và hiệu quả còn hạn chế, phần nào chua đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Nguyên nhân đầu tiên của sự yếu kém đó đã được chỉ ra từ Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) là:"Công tác quản lý Giáo dục - Đào tạo còn những mặt yếu kém, bất cập". Đến hội nghị TW 6 (khoá IX) đánh giá. "Năng lực quản lý Nhà nước về Giáo dục còn bộc lộ nhiều yếu kém, lúng túng trước yêu cầu mới, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng về đối phó vụ việc đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, tư duy và phương thức quản lý Giáo dục còn chịu ảnh hưởng của cơ chế hành chính bao cấp". Kết luận Hội nghị TW 6 (khoá IX). Vì vậy để khắc phục yếu kém thì một trong những biện pháp chủ yếu là "Đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện". 2 Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý Giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong đơn vị quản lý của mình. Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Vì thế người Hiệu trưởng phải là hạt nhân chủ yếu trong việc ứng dụng khoa học quản lý. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp quản lý, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục. Thực tế ở huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây các trường THPT đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý chuyên môn, song kết quả đạt được chưa cao. Những biện pháp quản lý chuyên môn mà Hiệu trưởng đã áp dụng vào công tác quản lý của mình hầu hết là do kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm của người đi trước truyền lại cho người đi sau đồng thời tự học là chính. Vì cho đến hết năm học 2004 - 2005 hầu hết cán bộ quản lý và Hiệu trưởng của trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ chưa được đào tạo dài hạn về công tác quản lý Giáo dục cho nên dù rất cố gắng trong việc quản lý đơn vị, nhà trường các đồng chí Hiệu trưởng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế. Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với phát triển của giáo dục trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế nước nhà là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ . Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao 3 chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây". Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các biện pháp quản lý nhà trường. Đặc biệt là biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT. 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng. 2.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng. 2.3. Khách thể điều tra: - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng : 15 đồng chí. - Giáo viên 04 trường THPT huyện Chương Mỹ : 200 đồng chí - Chuyên viên Sở GD-ĐT : 20 đồng chí. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu về quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT. - Nghiên cứu 4 trường THPT huyện Chương Mỹ đó là trường THPT Chương Mỹ A, THPT Chương Mỹ B, THPT Xuân Mai, THPT Chúc Động. 5. Giả thuyết khoa học: Hiện nay chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ chưa cao, người Hiệu trưởng đã tiến hành nhiều biện pháp quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên vẫn còn có những bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý chuyên môn phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học của giáo viên THPT . 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục , quản lý nhà trường, quản lý chuyên môn. - Tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT huyện Chương Mỹ - Hà Tây. - Đề xuất một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 7. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Để có cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu. Tôi tiến hành thu thập tài liệu lý luận, nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, các công trình khoa học về quản lý giáo dục, quản lý chuyên môn từ đó phân tích tổng hợp vấn đề từ góc lý luận có liên quan đến luận văn. - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát các hình thức thể hiện công tác quản lý của Hiệu trưởng và hoạt động giảng dạy của người giáo viên các trường THPT. + Phương pháp điều tra: * Điều tra thu thập số liệu bằng các phiếu, biểu mẫu thống kê về thực trạng quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. * Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của các bộ phận quản lý nhà trường, nhằm mục đích đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng. * Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, các chuyên gia, các chuyên viên để nhằm đánh giá thực trạng một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT. + Phương pháp phỏng vấn: 5 Phỏng vấn các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ở các trường THPT làm rõ thực trạng quản lý dạy học của Hiệu trưởng. + Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các phiếu thu thập được. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6 1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT là một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại rất khó khăn phức tạp và cơ bản. Vì thực chất công tác quản lý trường học của Hiệu trưởng chủ yếu là quản lý chuyên môn với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển Giáo dục - Đào tạo của xã hội để nâng cao chất lượng giảng dạy, vai trò đóng góp của các biện pháp đó là hết sức quan trọng. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Họ đã nghiên cứu thực tiễn nhà trường để tìm ra các biện pháp quản lý chuyên môn sao cho hiệu quả nhất. 1.1. Các nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết trong những công trình nghiên cứu của mình đã cho rằng "Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên". Với kinh nghiệm thực tiễn 26 năm làm Hiệu trưởng V.A XUKHOM Linxki đã tổng kết được những thành công cũng như thất bại của mình, cùng với nhiều tác giả khác ông đã đưa ra một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THPT như sau: - Việc phân công hợp lý công việc qua các thành viên trong Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ sự thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt mục tiêu đề ra. Các tác giả đều khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, trong thực tế cùng tham gia quản lý nhà trường với Hiệu trưởng còn có vai trò của Phó hiệu trưởng, đặc biệt là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn. Tất 7 nhiên công việc của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đều nhằm tiến tới mục tiêu chung của nhà trường. Song làm thế nào để công việc của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đạt hiệu quả cao nhất, tránh "dẫm chân" lên nhau, tránh bị "lấn sân" của nhau, mà làm thế là huy động tốt nhất sức mạnh của tập thể giáo viên. Đó là vấn đề các tác giả đặt ra trong những công trình nghiên cứu của mình. Vì vậy V.A.Xukhom linxki cũng như các tác giả trước chú trọng đến. Sự phân công hợp lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng ở đây được hiểu theo nghĩa: Hiệu trưởng là người lãnh đạo tập thể sư phạm của nhà trường, chịu trách nhiệm về các vấn đề chung, song không xa rời công tác dạy học. Bằng việc Hiệu trưởng có thể trực tiếp quản lý một công tác chuyên môn cụ thể nào đó và am hiểu công tác dạy học môn chuyên ngành thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Còn Phó hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng đề ra kế hoạch công tác dạy học tối ưu nhất trong điều kiện cụ thể và là người tổ chức thực hiện kế hoạch này. Khi đã cùng nhau bàn bạc thống nhất và đề ra kế hoạch nghĩa là giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đã có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ với nhau. Đây cũng chính là một mặt của sự phân công hợp lý, không phải là dẫm chân lên nhau mà hơn thế còn là "thống nhất với nhau". Bởi vậy các tác giả rất coi trọng sự thoả thuận giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng về những thành công hay thất bại trong công tác quản lý nhà trường cùng tìm ra biện pháp quản lý nhà trường để đạt đuợc hiệu quả cao. V.A xukhom linxki đã viết "Trong khi trao đổi ý kiến vối nhau, chúng tôi đã chính xác hoá những quan điểm của mình, trong những cuộc trao đổi này đã nảy sinh ra những dự định mà sau này được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm". - Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: +Trong những trang viết của mình V.A.Xukhom linxki cũng như các tác giả V.P xtrezicodin, Gigoocscaia, zakhanôp đều cho rằng một trong những chức năng của Hiệu trưởng nhà trường là phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong lao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện vì tay nghề sư phạm của mình. Muốn xây dựng 8 được đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tâm huyết với nghề, người Hiệu trưởng phải có quyền lựa chọn đội ngũ giáo viên cho trường mình đó là những người mà nói theo V.A.Xukhom linxki thì "Người giáo viên tốt nhất phải là người yêu trẻ, phải biết giao tiếp với trẻ, nắm vững chuyên môn giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan đến các môn trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lý học trong thực tiễn công tác của mình, đồng thời phải thành thạo kỹ năng trong lĩnh vực đó". Hiệu trưởng phải biết đề ra yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của từng giáo viên trong trường, từ đó có nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp. Những biện pháp bồi dưỡng có hiệu quả được các tác giả đề cập đến là tổ chức cho giáo viên học tập có hệ thống về triết học, kinh tế chính trị học, lý luận về Chủ nghĩa Cộng sản khoa học với các hình thức phong phú và hấp dẫn, trao đổi thông tin, triển lãm khoa học, giao lưu với giáo viên dạy giỏi nhằm mục đích: Nâng cao nhận thức của giáo viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng cao trình độ về bộ môn của mình giảng dạy, đồng thời cũng hoàn thiện tay nghề sư phạm của mình. + Tổ chức hội thảo khoa học: Mét trong những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là tổ chức hội thảo khoa học. Bởi tổ chức hội thảo khoa học là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên. Vì "Giáo viên càng hiểu biết nhiều anh ta vạch ra trước học sinh những triển vọng của khoa học, thường xuyên hơn, càng làm cho học sinh hiểu kỹ, tính ham hiểu biết của học sinh bộc lộ ra nhiều hơn, ở các em sẽ nảy sinh ra nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc hơn, những câu hỏi các em đặt ra sẽ thông minh hơn, thú vị hơn và khó hơn". Tuy nhiên để hoạt động này đạt hiệu quả cao, nội dung các cuộc hội thảo khoa học được chuẩn bị kỹ phù hợp và có tác dụng thiết thực đến việc dạy học, tổ chức hội thảo sinh động thu hút được nhiều giáo viên tham gia thảo luận, trao đổi. Vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tính thực tiễn cao, phải là vấn đề 9 được nhiều giáo viên quan tâm và có tác dụng thiết thực đối với việc dạy và học. Qua các buổi hội thảo Hiệu trưởng hiểu thêm được các quan điểm của giáo viên về việc dạy học, bản thân các giáo viên nắm vững hơn, hiểu sâu hơn về khoa học cơ bản, về các vấn đề còn mơ hồ và họ sẽ mở rộng hơn về tầm nhìn, tầm hiểu biết vận dụng vào trong giảng dạy từ đó để nâng cao chất lượng dạy học. - V.A.Xukhom linxki và Xvecxlerơ còn nhấn mạnh biện pháp dự giờ và phân tích bài học. Xvecxlerơ cho rằng việc dự giờ và phân tích bài học là đòn bẩy quan trọng nhất trong công tác quản lý quá trình dạy học của giáo viên. Việc phân tích bài học trước hết phải nêu cho giáo viên biết cách khắc phục thiết sót, phát huy các mặt mạnh để nâng cao chất lượng bài giảng, tác giả đã đề ra các yêu cầu và quy trình phân tích một giờ dạy để giúp cho Hiệu trưởng thực hiện có hiệu quả biện pháp quản lý này. Trong cuốn "Vấn đề quản lý và nhà lãnh đạo nhà trường". Tác giả V.A.Xukhom linxki đã nêu lên rất cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích bài học. Theo ông trước hết phải giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy bằng việc phân tích sư phạm của sách giáo khoa, nội dung dạy trong chương trình. Sau đó giáo viên và Hiệu trưởng dự giờ lẫn nhau và cùng nhau dự giờ giáo viên giỏi, cứ như vậy, giáo viên đã được Hiệu trưởng dạy cho rất nhiều về phương pháp dạy học, về cách thức tổ chức dạy học để nâng cao trình độ học vấn của học sinh. 1.2. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu về mặt lý luận như quản lý và chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các phẩm chất cần có của người quản lý, về vai trò của Hiệu trưởng trường THPT, về sự liên hệ giữa khoa học quản lý và khoa học khác. Cũng có những công trình nghiên cứu riêng về chân dung người Hiệu trưởng trường học, có thể kể đến là các công trình của các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ, NguyÔn Văn Lê, Lê Tuấn Trong các công trình đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý 10 [...]... qun lý, cht lng dy hc nh trng THPT c bit rt ít cỏc nh qun lý tham lun cỏc chuyờn v vic qun lý chuyờn mụn nh th no nõng cao cht lng dy hc ca giỏo viờn, vn qun lý hot ng dy hc ca giỏo viờn trng THPT nh th no? Bin phỏp thc hin ra sao t hiu qu cao trong ging dy v hc tp t c mc tiờu o to ca nh trng THPT ú l vn m tụi mun cp trong lun vn ny 2 Lý lun v qun lý v qun lý giỏo dc: 2.1 Khỏi nim qun lý: ... vt cht Hot ng qun lý ca ngi qun lý l phi lm sao cho h thng cỏc thnh t vn hnh liờn kt cht ch vi nhau a n kt qu mong mun, ngi qun lý trng hc l Hiu trng cỏc trng 3.2 Qun lý trng THPT: Trong qun lý nh trng thỡ qun lý trng THPT l vn tt yu c t ra, v nu trng THPT l mt c s giỏo dc thỡ qun lý trng ph thụng c hiu l qun lý giỏo dc theo ngha hp Nh chúng ta ó bit, trong cỏc trng hc c bit l trng THPT thỡ hot ng dy... phỏp qun lý hot ng dy v giao lu thy trũ nhm nõng cao cht lng giỏo dc hc sinh THPT tnh Gia Lai" ca Trn Ngc Chi (1997) "Mt s bin phỏp qun lý chuyờn mụn ca Hiu trng nhm gúp phn nõng cao kt qu hc tp cho hc sinh THPT th xó Sn La" ca Nguyn Khc Tõm (2000) ; Cỏc bin phỏp qun lý hot ng dy ca Hiu trng trng THPT tnh Thỏi Nguyờn ca inh Th Tuyt Mai (2002) nhỡn chung cỏc ti ó nghiờn cu lý lun qun lý, qun lý giỏo... tụi khỏi nim qun lý cú th c hiu: Qun lý l mt quỏ trỡnh tỏc ng gõy nh hng ca ch th qun lý n khỏch th qun lý nhm t c mc tiờu chung Bn cht ca qun lý l mt loi lao ng iu khin lao ng xó hi ngy cng phỏt trin, cỏc loi hỡnh lao ng phong phỳ, phc tp thỡ hot ng qun lý cng cú vai trũ quan trng - t c nhng mc tiờu ó nh, qun lý phi thụng qua cỏc chc nng qun lý 2.1.2 Chc nng qun lý: Chc nng qun lý l mt hot ng c... c im ch yu ca nhim v v cỏc c trng v mc tiờu qun lý nh trng THPT Hiu trng vi vai trũ nh qun lý l nhõn t quyt nh hiu qu vic qun lý nh trng Do vy cú s qun lý phự hp nõng cao hiu qu giỏo dc ca nh trng 4.2 Vai trũ, v trớ ca Hiu trng trong trng THPT: Trng THPT l c quan n v giỏo dc ca ng v Nh nc Hiu trng l th trng c quan ú, nờn Hiu trng qun lý nh trng, qun lý giỏc dc theo nguyờn tc tp trung dõn ch, tp th... phỏp qun lý giỏo dc, trc ht chỳng ta xem xột n cỏc phng phỏp qun lý giỏo dc Phng phỏp qun lý giỏo dc l b phn ụng nht, linh hot trong h thng qun lý Phng phỏp qun lý cng th hin rừ nht tớnh nng ng, sỏng to ca ch th qun lý trong mi tỡnh hung, mi i tng nht nh Ngi cỏn b phi bit s dng phng phỏp qun lý thớch hp Tớnh hiu qu ca qun lý ph thuc mt phn quan trng vo vic la chn ỳng n v ỏp dng cỏc bin phỏp qun lý Bin... qun lý cỏc cp lờn i tng qun lý nhm a hot ng giỏo dc ca tng c s v ca ton b h thng giỏo dc t ti mc tiờu ó nh Trong qun lý giỏo dc ch th qun lý cỏc cp chớnh l b mỏy qun lý giỏo dc t Trung ng n a phng, cũn i tng qun lý chớnh l 18 ngun nhõn lc, c s vt cht k thut v cỏc hot ng thc hin chc nng ca giỏo dc o to Hiu mt cỏch c th l: - Qun lý giỏo dc l h thng tỏc ng cú k hoch, cú ý tng, cú mc ớch ca ch th qun lý. .. tng b qun lý - Qun lý giỏo dc l s tỏc ng lờn tp th giỏo viờn, hc sinh v cỏc lc lng giỏo dc trong v ngoi nh trng, nhm huy ng h cựng phi hp tỏc ng tham gia cỏc hot ng giỏo dc ca nh trng t mc ớch ó nh Trờn c s lý lun chung ta thy rng thc cht ca ni dung qun lý hot ng dy hc ca giỏo viờn v hot ng ca hc sinh nhm t hiu qu cao nht trong vic hỡnh thnh nhõn cỏch ca hc sinh 3 Qun lý nh trng v qun lý trng THPT: 3.1... lm cụng tỏc qun lý giỏo dc phi khụng ngng ci tin nõng cao cht lng iu hnh v qun lý ca mỡnh qua ú tỏc ng cú hiu qu vo quỏ trỡnh ci tin cht lng cỏc khõu, cỏc b phn ca h thng giỏo dc cp vi mụ cng nh v mụ" cỏc cụng trỡnh khoa hc ny vi tm vúc quy mụ cng nh ý ngha, lý lun v thc tin nht nh trong qun lý, qun lý giỏo dc, qun lý trng hc, tuy nhiờn cỏc cụng trỡnh ny ch yu ch nghiờn cu v mt lý lun, song vn ... l ú chỳng tụi cho rng, Qun lý nh trng THPT l iu kin hin nay Bờn cnh nhng iu kin thun li, thc s gp nhiu khú khn, trong iu kin ấy vic qun lý nh trng THPT ũi hi ngi qun lý phi tn tõm vi cụng vic v cú mt phng phỏp lm vic khoa hc Hiu qu ca cụng tỏc qun lý khụng phi c o bng thi gian ngi qun lý ginh cho cụng vic m chớnh bng kt qu cụng vic t c Cú th thy, nu hot ng trng tõm ca trng THPT l hot ng chuyờn mụn thỡ . huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu về quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất. giáo dục , quản lý nhà trường, quản lý chuyên môn. - Tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT huyện Chương Mỹ - Hà Tây. - Đề xuất một số biện pháp quản lý chuyên. hội 12 nghị quản lý chuyên môn nhằm nâng chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Tôi thấy chủ yếu là các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, sinh hoạt chuyên

Ngày đăng: 22/04/2015, 23:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái quát về giáo dục của huyện Chương Mỹ:

    • BGH

      • Chương Mĩ A

        • Bậc

        • 11

        • 11

        • Một số biện pháp

        • Chương Mĩ A

          • Một số biện pháp

          • Một số biện pháp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan