Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

30 361 0
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Ph n m uầ ởđầ 2 1. Lý do ch n t iọ đề à 2 2. M c ích nghiên c uụ đ ứ 3 3. Nhi m v nghiên c uệ ụ ứ 4 4. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 4 5. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 4 Ph n n i dungầ ộ 5 Ch ng 1 C s khoa h c c a vi c ch o giáo d c o c h c sinh ươ ơ ở ọ ủ ệ ỉ đạ ụ đạ đứ ọ trong tr ng THPTườ 5 1.1. M t s c s lý lu n c a vi c ch o giáo d c o c h c sinh ộ ố ơ ở ậ ủ ệ ỉ đạ ụ đạ đứ ọ trong tr ng THPT.ườ 5 1.2. M t s c s pháp lý c a vi c ch o giáo d c o c h c sinh ộ ố ơ ở ủ ệ ỉ đạ ụ đạ đứ ọ trong tr ng THPT.ườ 9 1.3. C s th c ti nơ ở ự ễ 10 Ch ng 2 Th c tr ng c a vi c ch o nh m nâng cao ch t l ng giáo d c ươ ự ạ ủ ệ ỉ đạ ằ ấ ượ ụ o c c a h c sinh tr ng THPT Bán công Nguy n Du, huy n Tr n Yên, đạ đứ ủ ọ ườ ễ ệ ấ t nh Yên Báiỉ 12 2.1. c i m chung c a tr ng THPT Bán công Nguy n Du, huy n Tr nĐặ để ủ ườ ễ ệ ấ Yên, t nh Yên Báiỉ 12 2.2. M t s k t qu t c trong công tác giáo d c o cộ ố ế ảđạ đượ ụ đạ đứ 13 Ch ng 3 M t s bi n pháp ch o nh m nâng cao ch t l ng giáo d c ươ ộ ố ệ ỉ đạ ằ ấ ượ ụ o c h c sinh tr ng THPT Bán công Nguy n Du, huy n Tr n Yên, đạ đứ ọ ở ườ ễ ệ ấ t nh Yên Báiỉ 18 3.1. T ng c ng s lãnh o c a chi b ng trong tr ng h că ườ ự đạ ủ ộĐả ườ ọ 18 3.2. T ng c ng vai trò, trách nhi m c a cán b qu n lý trong công tác ă ườ ệ ủ ộ ả giáo d c o c h c sinhụ đạ đứ ọ 19 3.3. Nâng cao vai trò trách nhi m c a i ng giáo viên trong vi c giáo ệ ủ độ ũ ệ d c o c h c sinhụ đạ đứ ọ 20 3.4. Phát huy vai trò, trách nhi m c a giáo viên ch nhi mệ ủ ủ ệ 22 3.5. Phát huy vai trò xung kích, sáng t o c a o n TNCS H Chí Minh ạ ủ Đ à ồ v h i liên hi p thanh niên.à ộ ệ 23 3.6. Phát huy ho t ng t qu n c a t p th h c sinhạ độ ự ả ủ ậ ể ọ 25 3.7. K t h p gi a nh tr ng - xã h i - gia ình giáo d c o c h cế ợ ữ à ườ ộ đ để ụ đạ đứ ọ sinh 26 Ph n k t lu n v ki n nghầ ế ậ à ế ị 28 1. M t s k t lu nộ ố ế ậ 28 2. M t s ki n nghộ ố ế ị 28 T i li u tham kh oà ệ ả 30 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển của nhân loại cho chóng ta thấy rằng: Giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Sau đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986, công cuộc đổi mới diễn ra sâu sắc trong phạm vi cả nước. Sự nghiệp giáo dục đang được coi trọng, được xem là "Quốc sách hàng đầu" (NQuyết 2 - TW khoá VIII). Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh phổ thông cần được cải tiến và đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục toàn dân, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Trong văn kiện hội nghị lần 2 BCH TW Đảng khoá VIII khẳng định rằng: "Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phát triển nguồn lực con người là phát triển đức và tài". Hồ chủ tịch luôn coi trọng sự nghiệp trồng người với câu nói "Vì lợi Ých mười năm trồng cây, vì lợi Ých trăm năm trồng người". Bác thường xuyên nhắc nhở và căn dặn Đảng ta "Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho đời sau là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết". Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử và là động lực của mọi sự phát triển xã hội. Con người có nhân cách càng cao đẹp thì sự tác động của con người đến xã hội càng to lớn, do đó không thể xem nhẹ vai trò giáo dục trong sự phát triển của xã hội. Trong các mặt giáo dục toàn diện "Đức, trí, thể, mỹ" thì giáo dục đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng "Được xem là nền tảng, gốc rễ để tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác". Qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực phát 2 triển kinh tế xã hội, văn hoá, giáo dục …; đặc biệt đời sống của nhân dân có những chuyển biến không ngừng. Song mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là thế hệ trẻ một số tệ nạn xã hội đã len lỏi vào các trường học làm cho một số bộ phận thanh thiếu niên sống không có lý tưởng, không có mục đích, chạy theo thị hiếu tầm thường sống thích hưởng thụ, không muốn cống hiến tài năng cho xã hội, lười lao động, có sự suy thoái về đạo đức. Trước tình hình và thực trạng này trong những năm qua các cấp, các ngành đặc biệt là ngành giáo dục đã quan tâm đầu tư chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh. Vấn đề giáo dục đạo đức được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các nhà trường. Nhưng thực tế hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường nói chung và trường THPT bán công Nguyễn Du nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy khi quản lý trường, THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thấy cần phải định hướng tìm tòi các biện pháp tốt nhất cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường mình đang quản lý. Xuất phát từ những lý do chủ quan và khách quan trên tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái". Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của trường lên một bước mới, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2006-2010. Đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái nói riêng và của huyện Trấn Yên nói chung, góp phần đào tạo ra những con người phát triển toàn diện Đức, trí, thể, mỹ - nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong giai đoạn CNH-HĐH. 2. Mục đích nghiên cứu 3 Tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT. 3.2. Phân tích đánh giá thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 3.3. Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các tài liệu của Đảng về giáo dục và đào tạo của các cơ quan khác có liên quan. 5.2. Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, các kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục đạo đức học sinh được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo. 5.3. Khảo sát, điều tra, so sánh thống kê chất lượng giáo dục đạo đức trong 3 năm học 2003-2004, 2004- 2005 và kỳ I của năm học 2005-2006 của trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 4 Phần nội dung Chương 1 Cơ sở khoa học của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT 1.1. Một số cơ sở lý luận của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT. Xét về góc độ tâm lý lứa tuổi. Theo tổ chức y tế thế giới WHO độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi, ở Việt Nam qui định độ tuổi vị thành niên là dưới 18 tuổi, theo điều tra tỷ lệ thanh niên ở nước ta năm 1999 chiếm 23% dân số trong đó 81% đang theo học. Nh vậy học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên. Giai đoạn này các em phát triển mạnh về thế chất, sinh lý. Là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em luôn có xu hướng tự khẳng định mình, có ý thức vươn lên làm chủ bản thân, ở lứa tuổi này các em đã có tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, muốn khám phá, tìm tòi những điều mới mẻ của cuộc sống, các em muốn có quyền tự quyết trong các công việc, việc làm của mình và không muốn bị ràng buộc của gia đình, bố mẹ và các người lớn tuổi, ở giai đoạn này sự chỉ bảo, kiểm tra, giám sát của người lớn tuổi làm các em khó chịu, bực bội dễ nổi nóng. Xét về góc độ xã hội. Ở lứa tuổi này sù giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu hướng tụ tập thành nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi, đùa nghịch. Có những lúc, những nơi các em có hành động không đúng, không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển sinh lý ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em: Rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lỗi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng kiềm chế thấp, ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, thường dễ nổi cáu, có khi quá sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi chán nản. Đối với các em ở lứa tuổi này cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, luôn ở 5 trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì vậy dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà không biết. Chính vì vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức trong xã hội cần phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng. Để chỉ đạo và quản lý tốt quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT, người cán bộ quản lý cần nắm vững những vấn đề sau: 1.1.1. Đạo đức. Có nhiều cách khác nhau về khái niệm đạo đức. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm này dưới 2 góc độ: a. Góc độ xã hội Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được phản ánh dưới dạng nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, qui tắc điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản thân mình. b. Góc độ cá nhân Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thãi quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình. Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con người là quá trình tác động qua lại giữa xã hội và cá nhân để chuyển hoá những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức - xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức, ý thức công dân và đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Đặc điểm của đạo đức - Đạo đức mang tính lịch sử, xã hội: Không có đạo đức vĩnh hằng, các điều kiện kinh tế xã hội luôn vận động, biến đổi, do đó đạo đức cũng biến đổi cùng sự vận động, biến đổi của các điều kiện kinh tế. - Đạo đức mang tính giai tầng. 6 - Đạo đức có tính dân tộc và thời đại. - Đạo đức có tính đặc thù của cá thể (cá nhân). - Quá trình giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội. + Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức - Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Tính biện chứng, phức tạp trong quá trình phát triển biến đổi về nhân cách của học sinh về mặt đạo đức. - Tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức. - Tính đột biến và khả năng tự biến đổi. - Phát triển thông qua hoạt động giao lưu tập thể. - Tính cá thể hoá cao - Chứa nhiều mâu thuẫn - Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng được giáo dục. - Tính chất khó khăn trong việc đánh giá kết quả sự phát triển đạo đức của cá nhân. + Chức năng, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức. Vị trí của giáo dục đạo đức - Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục bắt buộc một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường học, tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường và xã hội, con người với cuộc sống. 7 - Giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các giáo dục khác. Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức Quán triệt các quan điểm tư tưởng chỉ đạo giáo dục của NQTW2 - Khoá VIII, nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu trong đó giáo dục đạo đức là cái gốc. Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức đó là: + Giáo dục khái niệm đạo đức, niềm tin đạo đức. + Giáo dục tình cảm đạo đức + Giáo dục kỹ xảo và thói quen đạo đức. Những nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức này không chỉ định hướng cho các hoạt động dạy học nói chung dạy học môn đạo đức nói riêng (môn GDCD…) Với tư cách là người quản lý giáo dục trước hết cần phải hiểu sâu sắc những vấn đề chung của quá trình giáo dục đạo đức, từ đó mới có định hướng sâu sát với thực tế, xây dựng được những chương trình, kế hoạch khả thi và có những biện pháp tổ chức chỉ đạo thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quản lý giáo dục nói chung quá trình giáo dục nói riêng. Nội dung giáo dục đạo đức. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang diễn ra công cuộc đổi mới sâu sắc trong phạm vi toàn xã hội. Sự nghiệp giáo dục được coi trọng, là quốc sách hàng đầu. Công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh cần được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. - Giáo dục tư tưởng - chính trị, đạo đức cần phải tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng cách mạng XHCN cho học sinh. Qua giáo dục đạo đức phải nâng cao lòng yêu nước XHCN, tăng cường giáo dục ý thức lao động và tự lao động (động cơ, thái độ đúng đắn đối với lao động). 8 - Bên cạnh đó đồng thời tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ luật, giáo dục lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hoá. - Trong điều kiện hiện nay cần chú ý giáo dục cho họ ý thức và khả năng ngăn ngừa, khắc phục nhiều biểu hiện sai trái như: Ých kỷ, thờ ơ lạnh lùng với người khác, ăn nói chưa đúng mức, thiếu lễ độ và thiếu tôn trọng người khác đặc biệt với thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ. - Trong nhà trường phổ thông cần trau dồi các phẩm chất đạo đức cho học sinh một cách liên tục, khoa học hợp lý và được phân thành từng nhóm, theo từng quan hệ xã hội. - Quan hệ cá nhân với xã hội, cộng đồng (trung thành với lý tưởng CNXH và CNCS, yêu nước XHCN, yêu hoà bình, tự hào dân tộc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc tin yêu Đảng và kính yêu Bác Hồ). - Quan hệ cá nhân với lao động (các phẩm chất yêu lao động, quý trọng thành quả lao động xã hội). - Quan hệ cá nhân với người khác (người ruột thịt bạn bè, thầy cô giáo, những người khác trong xã hội) đồng thời giáo dục đạo đức gia đình, quan hệ bạn tình yêu giáo dục cho học sinh có phẩm chất: tự trọng, thật thà, giản dị, khiêm tốn, kiên trì dũng cảm, lạc quan và sống có lý tưởng. 1.2. Một số cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT. Trong văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII đã nêu rõ: "nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH - HĐH đất nước giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực nội lực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa hồng vừa 9 chuyên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã khẳng định "giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ và thẩm mỹ… góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong điều 23 mục 2 chương II Luật giáo dục đã nêu rõ "Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" Giáo dục đạo đức học sinh phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp, có mục tiêu phù hợp, phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường mới đạt kết quả cao. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phó linh hoạt phù hợp với lứa tuổi học sinh đồng thời phải biết kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Làm tốt công tác xã hội hoá để huy động mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ của tất cả các tổ chức cơ quan ban ngành, các đoàn thể cùng phối hợp để góp phần nâng cao giáo dục đạo đức học sinh. 1.3. Cơ sở thực tiễn - Trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái được thành lập 5 năm là mô hình trường bán công vì vậy chất lượng đầu vào thấp (cả về văn hoá lẫn đạo đức). - Trường chưa có đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học - Mặt khác do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường tệ nạn xã hội ở khu vực xung quanh trường có ảnh hưởng không tốt đến đạo đức, lối sống của một số học sinh trong nhà trường. Vì vậy trong những năm qua cán bộ quản lý, tập thể sư phạm nhà trường đã có rất nhiều cố gắng song chất lượng giáo dục - đào tạo chưa cao. 10 [...]... nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Thực hiện mục tiêu của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục, tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong thời kỳ mới, trên cơ sở thực trạng của nhà trường tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du,. .. "giáo dục là quốc sách hàng đầu" như vậy đòi hỏi mỗi nhà trường, nhất là công tác quản lý phải đặt sự nghiệp trồng người lên hàng đầu đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh xuất phát từ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo. .. cường giáo dục đạo đức học sinh đó là nền tảng, là gốc rễ tạo ra nội lực vững chắc cho mặt giáo dục khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay 11 Chương 2 Thực trạng của việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 2.1 Đặc điểm chung của trường THPT Bán. .. chất lượng đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trên cơ sở nhiệm vụ chúng tôi nhận thấy nhiệm vụ cụ thể cần đặt ra là: + Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chi bộ đảng trong chỉ đạo nhà trường + Tăng cường vai trò, trách nhiệm, có kế hoạch chỉ đạo của cán bộ quản lý trong công tác giáo dục đạo đức học sinh + Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên... trên đối với một trường bán công là sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của hội đồng sư phạm nhà trường, sự cố gắng néi lực tự rèn luyện của học sinh trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Bên cạnh những kết quả đạt được song trong trường công tác giáo dục đạo đức của nhà trường vẫn còn tồn tại những hạn chế nh sau: a Tồn tại trong công tác chỉ đạo 14 - Công tác giáo dục truyền thống... việc giáo dục đạo đức cho học sinh 2.3 Đối với trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái - Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội - Cần bổ sung cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động ngoài giờ để nâng cao hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho học sinh 29 Tài liệu tham khảo 1 Nghị quyết TW2 - khoá VIII 2 Chỉ thị 40 của BCHTW Đảng CSVN 3 Luật giáo. .. học sinh đầu vào có chất lượng học tập vô cùng yếu, đại đa số gia đình học sinh còn nghèo nên ảnh hưởng trực tiếp nhu cầu đến trường của các em Từ những thuận lợi và khó khăn đó của nhà trường đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh và đạt được những kết quả nh sau: 2.2 Một số kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức 2.2.1 Thành tích Nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức giáo dục đạo đức. .. trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội ở địa phương Trấn Yên là một huyện thuộc tỉnh miền núi Yên Bái địa bàn huyện nằm trải dọc hai bên bờ sông Hồng nơi đây có nhiều anh em dân tộc cùng chung sống Huyện Trấn Yên có 29 xã và thị trấn, trong đó có 10 xã thuộc vùng sâu, vùng xa, đời sống của nhân dân và đặc biệt sự nghiệp giáo dục của huyện đã có sự... Tuy nhiên, huyện Trấn Yên là một huyện của tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, tiềm năng kinh tế còn hạn chế trình độ dân trí chưa thực sự nâng cao do vậy có phần nào ảnh hưởng tới nhận thức của người dân đối với nhu cầu cho con em đến trường, đến lớp 2.1.2 Đặc điểm của nhà trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Nhà trường được thành lập từ năm 2000 là trường bán công duy nhất... những học sinh có hoàn cảnh khó khăn b Tồn tại trong đạo đức học sinh Trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái với đặc điểm là thu hút những học sinh thi trượt trường công lập do vậy nhận thức của các em yếu Nên vẫn còn: - Học sinh vi phạm nội quy: hút thuốc lá, mất trật tự, nói năng chưa đúng mực - Ý thức tu dưỡng, rèn luyện chưa thường xuyên liên tục đặc biệt là rất lười học (không . tài " ;Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái& quot;. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 2.1. Đặc điểm chung của trường THPT Bán công Nguyễn Du, huyện Trấn. sở pháp lý của một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT. 3.2. Phân tích đánh giá thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Bán công Nguyễn

Ngày đăng: 22/04/2015, 23:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan