KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT HỌC VIỆN HẬU CẦN

82 816 1
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT HỌC VIỆN HẬU CẦN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA: GIÁO DỤC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT HỌC VIỆN HẬU CẦN Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Thủy Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phượng Lớp : TLGD K1B Chuyên ngành : TLGD Hà nội, tháng 12 năm 2011 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Thuần thục 45 Chưa thuần thục 45 Chưa biết cách 45 Sl 45 % 45 Sl 45 % 45 Sl 45 % 45 Đọc sách 45 19.0 45 43.5 45 12.9 45 Nghe giảng và ghi chép 45 Lời cảm ơn 2 Để có được luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Học viện Quản lý giáo dục đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn đến tập thể thầy cô, ban lãnh đạo Học viện Hậu cần, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S Thân Trung Dũng và tập thể các lớp năm thứ nhất chuyên ngành tài chính, doanh trại và chỉ huy tham mưu hậu cần đã có sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Thị Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi theo học và hoàn thành khóa học này. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2011 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 Viết tắt Viết đầy đủ CHTMHC Chỉ huy tham mưu hậu cần TC Tài chính DT Doanh trại NXB Nhà xuất bản PVS Phỏng vấn sâu TB Trung bình SL Số lượng DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 1. Bảng Bảng Tên Trang Bảng 1 Phân bố khách thể nghiên cứu thực trạng 4 Bảng 2 Số lượng và mức độ khó khăn tâm lý trong học tập của học viên Bảng 3 Tổng quan thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ trong học tập của ,sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần. Bảng 4 So sánh mức độ các khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các chuyên ngành: Bảng 5 Khó khăn tâm lý trong học tập qua biểu hiện về mặt hành vi của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần Bảng 6 Thực trạng của hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần Bảng 7 Bảng tương quan hiệu quả hoạt động học tập do ảnh hưởng của khó khăn tâm lý Bảng 8 Tổng quan thực trạng nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần. Bảng 9 Tổng quan thực trạng các biện pháp khắc phục khó khăn Bảng 10 Thời gian tự học của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần. 2. Biểu Biểu 1 Mức độ gặp khó khăn tâm lý trong học tập nói chung của học viên năm thứ nhất học viên Hậu Cần. Biểu 2 Tương quan mức độ thực hiện các kỹ năng đọc sách giữa các 5 chuyên ngành. Biểu 3 Tương quan mức độ thực hiện các kỹ năng nghe giảng và ghi chép giữa các chuyên ngành. Biểu 4 Tương quan mức độ thực hiện các kỹ năng ôn tập giữa các chuyên ngành. Biểu 5 Tương quan mức độ thực hiện các kỹ năng thuyết trình thảo luận giữa các chuyên ngành. Biểu 6 Tương quan mức độ thực hiện các kỹ năng kiểm tra, đánh giá giữa các chuyên Biểu 7 Tương quan mức độ thực hiện các kỹ năng nghiên cứu khoa học giữa các chuyên ngành. Biểu 8 So sánh thực trạng hiệu quả của hoạt động học tập do ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý theo ngành học Biểu 9 Tương quan giữa ngành học về việc sử dụng các biện pháp khắc phục những khó khăn tâm lý trong học tập. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đối với con người, học tập là một trong những hình thức hoạt động chính không thể thiếu nhằm tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ. Đối với sinh viên đại học, học tập là một dạng hoạt động cơ bản mà thông qua nó người sinh viên có thể “nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về nghề, có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành 6 đào tạo” [17], trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, có khả năng lao động nghề, nuôi sống bản thân và đóng góp, phục vụ cho xã hội trong tương lai. Do đó hoạt động học tập cần sự quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cũng như giảm bớt những khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên. Đối với sinh viên năm thứ nhất, để phát triển, xây dựng và hoàn thiện nhân cách, hình thành bước đầu kinh nghiệm về tương lai, họ phải tiến hành hoạt động học tập với sự làm quen, thích nghi với một môi trường học tập mới hoàn toàn so với ở bậc phổ thông. Trong quá trình này sẽ nảy sinh ra nhiều khó khăn , gây cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập của họ, dẫn đến hiệu quả trong học tập không cao. Như vậy, khó khăn tâm lý trong học tập chính là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh, tồn tại trong hoạt động học tập của người sinh viên, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động học tập của chính người sinh viên đó. Thực tiễn cho thấy việc thay đổi môi trường học tập đã gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần nói riêng. Phần lớn họ là học sinh thực hiện bước chuyển tiếp từ môi trường học tập phổ thông sang môi trường học tập ở bậc đại học với rất nhiều khác biệt như về khối lượng,nội dung tri thức, phương pháp giảng dạy Ngoài ra, Học viện Hậu cần là một trường khối quân đội, trong hoạt động học tập, học viên phải gặp nhiều những khó khăn, vất vả hơn do phải thực hiện hai nhiệm vụ vừa học tập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vừa phải rèn luyện sức khoẻ, học tập những kiến thức quân sự, thực hiện điều lệnh, điều lệ và kỷ luật nghiêm minh của quân đội Những sự khác biệt này đòi hỏi sinh viên năm thứ nhất của trường cần phải có tính thích nghi cao, khả năng làm quen tốt với môi trường mới. Chính điều này đã tạo ra những khó khăn tâm lý tác động tiêu cực đến hoạt động học tập của sinh viên. Vì vậy, việc phát hiện khó khăn tâm lý và tìm ra biện pháp khắc phục những khó 7 khăn tâm lý này trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng hoạt động học tập, rèn luyện của họ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất học ở Học viện Hậu cần”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: * Mục tiêu: Phân tích thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất ở Học viện Hậu cần. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn trong học tập của sinh viên. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập, hoạt động học tập của học viên khối quân đội, những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên khối quân đội năm thứ nhất. - Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần, xác định những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của họ. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần. 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, đối tượng khảo sát: - Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất hệ quân sự Học viện Hậu cần. - Khách thể nghiên cứu: Sinh viên năm thứ nhất hệ quân sự Học viện Hậu cần. 4. Giả thuyết khoa học của đề tài: Đa số sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần đều gặp phải những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập. Những khó khăn tâm lý này có sự 8 khác biệt về mức độ xét theo phương diện khối học, nếu có các biện pháp tác động tích cực phù hợp sẽ tác động hỗ trợ giúp sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần giảm bớt những khó khăn tâm lý đó. 5. Giới hạn đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: 5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất. 6.2 Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6.1.1 Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. 6.1.2 Phương pháp phân loại, thống kê lý thuyết. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 7.2.1 Phương pháp quan sát 7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.3 Phương pháp phỏng vấn 7.3 Phương nghiên cứu hỗ trợ Phương pháp Thống kê toán học NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử nghiên cứu tâm lý, khó khăn tâm lý đã được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều loại khách thể, nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: 9 1.1 .1 Ở Việt Nam: Trong tác phẩm "Nỗi khổ của con em chúng ta", bác sỹ Nguyễn Khắc Viện đã nêu ra những khó khăn tâm lý mà học sinh lớp một gặp phải đó là: Trẻ phải giữ kỷ luật lớp học; trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo;trẻ ít được bố mẹ vỗ về âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra, đánh giá của bố mẹ…[6]. Nhà giáo dục Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm "6 tuổi vào lớp 1" đã phát hiện ra nhiều khó khăn tâm lý mà trẻ lớp một phải vượt qua. Tác giả cho rằng "trong quá trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển tư giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ em phải thay đổi phương thức sinh hoạt một cách triệt để". Đồng thời tác giả cũng nêu ra một số khó khăn tâm lý cụ thể mà trẻ lớp một phải vượt qua: (1) Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tùy hứng ở mẫu giáo và khép mình vào kỷ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông; (2)Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với giáo viên; (3)Trẻ bị "vỡ mộng" khi vào học lớp một vì sự hân hoan hồi hộp chờ đón những điều hấp dẫn được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ [14]. Năm 1995, tác giả Nguyễn Minh Hải trong bài "Những khó khăn tâm lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểu học" đã đề cập đến các nguyên nhân khác nhau hạn chế năng lực giải toán của học sinh tiểu học.[15, tr.25] Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, trong bài viết "Những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam" [5], đã phân tích những khó khăn của của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam và chỉ ra những khó khăn mà học sinh gặp phải là: Hoàn cảnh giao tiếp thông tin của học sinh miền núi bị hạn chế; vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn thiếu và yếu; năng lực cảm thụ một câu thơ, một đoạn thơ yếu… Theo tác giả, nguyên nhân của những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam là do tầm văn hoá, vốn sống, vốn hiểu biết 10 [...]... gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần Tìm hiểu sự khác biệt về những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý ở các nhóm học viên theo các tiêu chí: khối học, vùng miền - Tìm hiểu kết quả học tập do những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần - Tìm hiểu một số biện pháp học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần 33... thực trạng khó khăn tâm lý và các nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu mức độ khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức, thái độ - tình cảm, xúc cảm và kỹ năng học tập trong hoạt đông học tập của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần So sánh mức độ các khó khăn tâm lý này theo các tiêu chí: khối học, vùng... việc học của sinh viên năm thứ nhất Trên cơ sở đó xây dựng phiếu điều tra và tìm ra một số giải pháp tháo gỡ khó khăn tâm lý trong học tập của học viên năm thứ nhất 1.2.2.5 Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến các chuyên gia tâm lý học và các cán bộ giảng dạy nhằm xây dựng và khái niệm khó khăn tâm lý, các biểu hiện, nguyên nhân những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất Học viện. .. quan tâm giải quyết cả ba dạng biểu hiện khó khăn tâm lý trên 2.2.1.4 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên khối quân đội năm thứ nhất Khó khăn tâm lý của học viên quân đội năm thứ nhất được biểu hiện qua các mặt sau: Đặc trưng của hoạt động học tập ở bậc đại học so với bậc phổ thông được xác định bởi sự khác biệt trong phương pháp học tập, cách thức tổ chức học tập mà trong đó vai trò của. .. chung, của sinh viên sư phạm năm thứ nhất nói riêng Bàn về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh, tồn tại trong hoạt động học tập của người sinh viên, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động học tập của chính người sinh viên đó 2.2.1.3 Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong. .. trong quá trình học tập làm ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả học tập Tóm lại, khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên quân đội 21 năm thứ nhất biểu hiện ở mặt thái độ chính là những thái độ, tình cảm, xúc cảm âm tính của chủ thể học tập với hoạt động học tập Những khó khăn tâm lý này sẽ làm giảm đi tính tích cực, chủ động, tự giác trong hoạt động học tập của sinh viên quân đội năm thứ. .. quan điểm, khái niệm trên, khó khăn tâm lý trong đề tài này được hiểu: khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể 2.2.1.2 Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên 14 Đối với sinh viên năm thứ nhất nói chung, sinh viên quân đội năm thứ nhất nói riêng, để phát triển,... hoạt động học tập với sự làm quen, thích nghi với môi trường học tập mới hoàn toàn khác so với ở bậc phổ thông Trong quá trình này sẽ nảy sinh ra nhiều khó khăn tâm lý, gây cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất, dẫn đến hiệu quả hoạt động học tập không cao Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là một hiện tượng tâm lý phức tạp, nảy sinh trong quá trình học tập của con... dẫn của giáo viên, làm bài tập theo mẫu, học thuộc lòng để thay thế cho việc học tập khoa học, có hệ thống và nắm bản chất vấn đề, một điều mà theo người nghiên cứu là quan trọng chủ yếu của học tập ở đại học Cụ thể khó khăn tâm lý được biểu hiện ở các mặt sau: * Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên quân đội năm thứ nhất biểu hiện ở nhận thức... phỏng vấn học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài Cụ thể chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 5 học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần 1.2.2.3 Phương pháp quan sát - Mục đích: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập những thông tin về khó khăn thông tin về khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất để bổ sung, . mức độ khó khăn tâm lý trong học tập của học viên Bảng 3 Tổng quan thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức và thái độ trong học tập của ,sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần. Bảng. khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên các chuyên ngành: Bảng 5 Khó khăn tâm lý trong học tập qua biểu hiện về mặt hành vi của học viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần Bảng 6 Thực trạng của. đội năm thứ nhất. - Tìm hiểu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Học viện Hậu cần, xác định những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động học

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

    • Thuần thục

    • Chưa thuần thục

    • Chưa biết cách

    • Sl

    • %

    • Sl

    • %

    • Sl

    • %

    • Đọc sách

    • 19.0

    • 43.5

    • 12.9

    • Nghe giảng và ghi chép

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan