luận văn đại học sư phạm hà nội Rèn tư duy lôgic cho học sinh lớp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính.

115 684 0
luận văn đại học sư phạm hà nội Rèn tư duy lôgic cho học sinh lớp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá VII đã khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học….áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực, tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Thế nhưng, muốn có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo thì cần phải có năng lực tư duy lôgic. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định bởi những lợi Ých mà nó mang lại. Song trong thực tế, việc bồi dưỡng tư duy lôgic ở trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng chưa đáp được yêu cầu của Đảng đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục, còng nh những đòi hỏi của xã hội. Môn toán ở Tiểu học, còng nh việc dạy các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính không chỉ đơn thuần rèn kỹ năng tính toán, giải toán,. mà quan trọng hơn là nhằm phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận cho học sinh. Hình thành phương pháp suy luận không những nâng cao năng lực suy nghĩ cho các em, mà còn là phương tiện để giáo viện truyền thụ kiến thức mới nhằm hình thành, rèn dũa các kỹ năng khác cho học sinh “Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo phải dạy học sinh những nguyên lý cơ bản, toàn diện về mặt đức dục, trí dục, mỹ dục đồng thời tạo điều kiện cho các em phát triển óc thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là rèn luyện óc thông minh và sức suy nghĩ.”[7;137]. Nhưng thực tế trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính, chúng ta chỉ mới chú trọng đến việc giúp học sinh nắm vững các quy tắc, tính chất mà chưa coi trọng đúng mức đến cách thức hoạt động của thầy, trò trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Êy. Chính điều này đã dẫn đến một mặt không phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, mặt khác không phát triển được tư duy lô gíc cho học sinh. 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn Mặc dù phép suy luận quy nạp (đặc biệt là quy nạp không hoàn toàn) không đáng tin cậy song trong việc dạy toán ở tiểu học, phép quy nạp không hoàn toàn đóng vai trò rất quan trọng. Vì học sinh tiểu học còn nhỏ, vốn sống còn hạn chế, tư duy trừu tượng chưa phát triển, các vấn giảng dạy đều phải thông qua thực nghiệm, nên đây là phương pháp chủ yếu, đơn giản nhất, dễ hiểu nhất đối với học sinh. Mặc dù nó chưa cho phép chúng ta chứng minh được chân lý mới nhưng cũng giúp chúng ta đưa các em thật đến gần chân lý Êy; giúp giải thích ở mức độ nào đó các kiến thức mới, tránh được tình trạng bắt buộc phải thừa nhận kiến thức mới một cách hình thức, hời hợt. Đứng trước thực tiễn đó, để nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói chung; các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính ở líp 4 nói riêng nhằm rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh, chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính.” 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới Trên thế giới, đã có nhiểu nhà tâm lí, giáo dục học quan tâm nghiên cứu về tư duy lôgic của học sinh, còng nh vấn đề rèn luyện và bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh. M. A. lêcxeep trong tác phẩm “phát triể tư suy học sinh” của mình đã nêu lên đặc trưng của tư duy lôgic, lợi Ých, cũng như những yêu cầu đối với việc rèn tư duy lôgic cho học sinh. Đặc biệt ông đã đi sâu vào nghiên cứu những biện pháp nhằm bồi dưỡng, phát triển tư duy lôgic cho học sinh. - Ông đã nêu lên hai biểu hiện quan trọng của tư duy lôgic của học sinh. Đó là tính lôgic của của việc đặt vấn đề và tính lôgic của câu trả lời câu hỏi. - Theo tác giả việc rèn tư duy lôgic cho học sinh mang lại nhiều lợi Ých nh giúp chúng ta đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, giúp học 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn sinh nâng cao hiệu quả nhận thức. Tư duy lôgic phát triển thì tất yếu dẫn đến sự phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh - Để việc bồi dướng tư duy lôgic đạt hiệu quả các thì phải đáp ứng được những yêu cầu: Bồi dường tư duy lôgic trong hoạt động, trong quá trình lính hội kiến thức; phải đảm bảo có kế hoạch và có hệ thống. Điều quan trọng là phải gây được hứng thó cho học sinh trong rèn luyện tư duy lôgic, phải tuy vào môn học mà rèn luyện các thủ thuật hay phương pháp tư duy. Các bài tập và giê thực hành về lôgic giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy lôgic cho học sinh - Theo nhà nghiên cứu thì việc bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh và hình thành những ký năng kỹ xảo hợp lôgic và nhất quán. Nhà trường phải dạy học sinh các thủ thuật tư duy, biết khái quát hoá, trừu tượng hoá. Cần phải dạy các em biết cách tư duy một cách lôgic, đặc biệt là phải tập cho học sinh quen đặt vấn đề một cách lôgic, tuân theo lôgic dữ kiện, cân nhắc đến tính chất lôgic của câu hỏi. B.A.Ozahecrh với tác phẩm “Phương pháp giảng dạy toán ở trường trung học” đã làm nổi bật những đặc trưng của tư duy lôgic. Theo ông tư duy lôgic đặc trưng bời kỹ năng đưa ra hệ quả từ những tiền đề, kỹ năng phân chia những trường hợp riêng biệt và hợp chúng lại để được đối tượng đang xét; kỹ năng khắng định lý thuyết một kết quả cô thể hoặc tổng quát những kết quả thu được. Trong quá trình dạy học toán, tư duy lôgic biểu hiện trước hết trong hệ quả quy nạp, lôgic suy diễn Trong tác phẩm (Tâm lý học), tác giả A.A.Larudnaia đề cập đến vai trò của các thao tác của tư duy lôgic. Ông cho rằng hoạt động tư duy của con người là là quá trình giải quyết các nhiệm vụ khác nhau, nhằm giải quyết bản chất của vấn đề đó. Để đi đến bản chất phải thiết lập mối quan hệ giữa các thành tố, các ý nghĩ, phải tiến hành những quá trình tư duy gọi là các thao tác tư duy lôgic để giải quyết nhiệm vụ. Khi nghiêm cứu tài liệu thực tế, con 3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn người thường tiên hành so sánh những thuộc tính của các sự vật hiện tượng đó nếu thiếu những thuộc tính này thì thao tác tư duy lôgic sẽ mù mịt. 2.2. Lịch nghiên cứu vấn đề trong nước Vấn đề bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển tư duy lôgic không chỉ được các nhà nghiên cứu ngoài nước quan tâm, mà còn được nhiều nhà nghiêm cứu trong nước chú ý đến. Đã có nhiều có nhiều công trình các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Các tác giả Hoàng Chúng, Võ Đức Hoài, Nguyễn Văn Bàng trong “PP tổng quan giảng dạy toán” đã đề cập đến tầm quan trọng của việc rèn tư duy lôgic, còng nh ý nghĩa của môn toán đối với việc rèn tư duy lôgic cho học sinh. - Theo các ông: Rèn tư duy lôgic cho học sinh là một vấn đề rất hệ trọng. Bởi trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu con người cũng cần tư duy chính xác, một tư duy lôgic, nếu không có con người sẽ không thể lao động, mà cũng không thể giao tiếp được với nhau. Sự hiểu biết về tư duy lôgic giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong học tập nắm lấy tri thức mới. - Các ông cũng cho rằng môn toán có ý nghĩa rất lớn đối với viền rèn tư duy lôgic cho học sinh: Trong quá trình học tập toán học, học sinh gặp các hình thức và các quy luật khác nhau của tư duy lôgic, học sinh phải dùng các khái niệm toán học, các định nghĩa, biết cách phân loại khái niệm Mặt khác, bất kỳ giê toán nào, học sinh cũng bắt gặp những vấn đề của lôgic học. Cũng tác giả Hoàng Chúng nhưng trong tác phẩm “Một số vấn đề lôgic trong giảng dạy toán”, ông đã nêu lên mối liên hệ giữa tư duy lôgic với năng lực học tập của học sinh líp 4-5: Học sinh cuối bậc tiểu học, những năng lực học tập của học sinh đã được hình thành, được tạo bởi những thành tố như cách làm việc trí óc với những cơ sở ban đầu của tư duy khoa học (tư duy lý luận) 4 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn Trong (Phương pháp dạy học), tác giả Nguyễn Bá Kim đã nhấn mạnh mối quan hệ biệu chứng giữa tư duy lôgic và ngôn ngữ: Tư duy không thể tách rời ngôn ngữ, nó phải diễn ra với các hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong sù trao đổi bằng ngôn ngữ của con người và ngược lại, ngôn ngữ được hình thành nhờ tư duy. Vì vậy, việc rèn tư duy lôgic gắn liền với việc rèn luyện ngôn ngữ chính xác.Trên cơ sở đấy, tác giả đã nêu ra ba hướng nhằm phát triển tư duy lôgic và ngôn ngữ chính xác ở học sinh qua môn toán: - Làm cho học sinh nắm vững, hiểu đúng và sử dụng đúng những liên kết lôgic: và, nếu thì, hoặc - Phát triển khả năng định nghĩa và làm việc với những định nghĩa. - Phát triển khă năng hiểu chứng minh, trình bày lại chứng minh và độc lập tiến hành chứng minh.[16; 50] Trong “giáo duc học môn toán”, các tác giả Phạm Văn Hoàn, Trần Trúc Trình, Phạm Gia Cốc cho rằng: Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kỹ năng tính toán cơ bản cho học sinh, môn toán còn giúp học sinh phương pháp suy luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề để phát triển tư duylôgic cho học sinh “Làm cho học sinh nắm được phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập để tư đấy rèn luyện năng lực tư duy lôgic.”[15; 47] Các tác giả Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đinh Hoan, Đỗ Trung Hiệu trong “Phương pháp dạy học toán” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các thao tác tư duy như trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp đối với tư duy lôgic “Đó là những thao tác tư duy cơ bản, có mặt trong mọi quá trình nhận thức”[13; 44]. Các tác giả cũng đã khẳng định “Đối với các em (học sinh tiểu học), việc phát triển tư duy lôgic chủ yếu dùa trên phương pháp quy nạp. Trong dạy - học toán, quy nạp và suy diễn tồn tại trong sự phối hợp với nhau, nhưng suy diễn chỉ được dùng dần với quy nạp ở các líp trên.” [13; 42] 5 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn Tóm lại, vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy lôgic lôgic cho học sinh đã được nhiều nhà tâm lí và giáo dục trong nước còng nh ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đó là năng lực quan trọng trong cấu trúc năng lực toán học của học sinh. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tư duy lôgic và các phép suy luận quy nạp trong dạy học toán ở tiểu học, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học bốn phép tính. 4. Những luận điểm cơ bản và những đóng góp mới của đề tài 4.1. Những luận điểm cơ bản của đề tài +Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu ta cũng cần phải có một tư duy chính xác, một tư duy lôgic, nếu không con người sẽ không thể lao động mà còn không thể giao tiếp với nhau được. Trong quá trình học tập, duy lôgic giúp chúng ta hiểu được nội dung mau chóng và sâu sắc hơn, tìm thấy và phân tích được những cái chủ yếu va cơ bản trong vấn đề đang nghiên cứu. Nó giúp chúng ta trình bày rõ ràng, nhất quán từ đầu đến cuối tư tưởng và lập luận của mình. Chỉ có thể phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh trên cơ sở của tư duy lôgic. Tư duy lôgic cũng giống nh bất kỳ loại tư duy nào khác có thể rèn luyện và phát triển. Sét đến cùng, dạy học toán bên cạnh việc trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức, rèn khả năng vận dụng thì điều quan trọng và cốt lõi, cũng là mục đích cuối cùng là nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Trong dạy học toán, người thầy không chỉ là người khuyến khích, uốn nắm, định hướng, mà còn là người tổ chức quá trình (nhận thức) tư duy của học sinh nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng + Rèn tư duy lôgic thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học nội dung cụ thể. Điều đó không những làm cho quá trình rèn luyện tư duy diễn ra một cách tự nhiên, mà còn mang lại hiệu quả cao. 6 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn + Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ xem xét và nghiên cứu trong nội dung các quy tắc, tính chất thực hành bốn phép tính ở líp 4. 4.2. Mét số đóng góp của đề tài - Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề về tư duy và tư duy lôgic. - Đề tài đã làm sáng tỏ một số đặc điểm về tư duy và tư duy lôgic của học sinh tiểu học. - Đề tài đã xác định được những căn cứ để rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các quy tắc, tính chất thực hành bốn phép tính. - Đề tài đã xây dựng được một số biện pháp nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề về tư duy của học sinh tiểu học. - Tìm hiểu về suy luận nói chung, quy nạp nói riêng. - Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa toán 4 (bốn phép tính). - Tìm hiểu thực trạng dạy học bốn phép tính. - Nghiên cứu quy trình dạy học bốn phép tính bằng con đường suy luận quy nạp. - Đề xuất một số giải pháp nhằm rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học bốn phép tính. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đánh giá các lập luận đã nêu trong đề tài. - Bước đầu kiểm nghiệm được tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đề xuất. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học toán. 7 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn Đối tượng nghiên cứu: Rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học bốn phép tính. 7. Giả thuyết khoa học Nếu dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính thông qua các phép suy luận quy nạp thì sẽ góp phần quan trọng vào việc rèn tư duy lôgic cho học sinh lơp 4. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu liên quan nh phương pháp dạy học toán, sách giáo khoa, lôgic toán 8.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 8.3. Phương pháp điều tra, quan sát Phỏng vấn, dự giê, điều tra một số trường tiểu học tỉnh Thanh Hoá, Vĩnh Phóc, Hà Nội. 8.4. Phương pháp thống kê toán học Thu thập và xử lý, đánh giá số liệu. 8.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm một số tiết nhằm kiểm chứng tính khả thi, hiệu qua của một số giải pháp đề ra. 9. Dù kiến cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Mét số giải pháp rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính, quy tắc thực hành bốn phép tính. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 8 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn 9 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số vấn đề về tư duy 1.1.1.1 Khái niệm tư duy Theo A.B. Pêtroski thì tư duy được hiểu “Như một quá trình tâm lý xã hội” liên quan chặt chẽ với tiếng nói, quá trình tìm tòi và sáng tạo ra cái chính yếu, quá trình phản ánh từng phần hay một cách khái quát thực tế trong khi phân tích và tổng hợp nó. Tư duy sinh ra trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ nhận thức cảm tính, sau đó vượt qua giới hạn của nó”. Ở Việt Nam, tư duy được hiểu là quá trính nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng mà trước đó ta chưa biết [33; 45]. Quá trình tư duy của con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng thực hiện được trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm mà họ tích luỹ được. Không phải nhiệm vụ nào cũng phải nhờ đến quá trình tư duy, có những nhiệm vụ được giải quyết chỉ bằng trí nhớ Nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính, tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng, những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân, cần phải tìm tòi, giải quyết. Con người chủ yếu dùng tư duy để nhận thức, để tiến hành thao tác trí tuệ và để biểu đạt sản phẩm của tư duy. Không những thế, con người không chỉ tư duy nhằm giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra mà còn cần phải tư duy để lĩnh hội nền văn hoá, để hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời bằng tư duy sáng tạo mà con người đóng góp kết quả lao động trí tuệ của mình vào kho tàng văn hoá của xã hội loài người. 10 [...]... đó các kiến thức mới Bởi vậy, phép suy luận quy nap (không hoàn toàn) thường được sử dụng để hình thành các tính chất, quy tắc thực hành cho học sinh líp 4 và cũng là con đường chủ yếu để rèn tư duy lôgic cho học sinh “Đối với các em, việc phát triển tư duy lôgic chủ yếu dùa trên phương pháp quy nạp [ 14; 25] 1.2.5 Điều tra thực trạng rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 trong dạy học các tính chất, quy. .. cộng, phép nhân 31 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn - Tính chất phân phối 1.2.2 Đặc điểm của hệ thống các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính ở líp 4 Các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính ở líp 4 là trọng tâm, đồng thời là hạt nhân của nội dung toán 4 Các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm: Líp trên bao hàm líp dưới, nhưng được... thành kiến thức của các mạch kiến thức khác Bên cạnh đó, các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính ở líp 4 được xây dựng trên tinh thần kết hợp lý thuyết với thực hành, rèn luyện kỹ năng vận dụng, quán triệt quan điểm dạy học phát triển, chú ý phát triển tinh thần, phát triển tư duy trừu tư ng cho học sinh 1.2.3 Vấn đề hình thành các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính cho học sinh líp 4. .. tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính Như vậy, bên cạnh việc xây dựng cơ sở lý luận, thì chương I còn giúp chúng ta nhận thức vị trí, tầm quan trọng của việc rèn tư duy lôgic cho học sinh tiểu học trong dạy học toán, đặc biệt trong dạy các tính chất, quy tăc thực hành bốn phép tính Thế nhưng vấn đề đặt ra là thực tế việc rèn tư duy lôgic trong dạy học toán nói chung, các tính chất, quy tắc nói riêng... các phép suy luận quy nạp đối với việc rèn tư duy logic cho học sinh líp 4 trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bôn phép tính Mặc dù kết luận của suy luận quy nạp không đáng tìn cậy, vì chúng có thể đúng cũng có thể sai Nhưng đối với học sinh líp 4, tư duy còn mang tính cụ thể, các em có tư duy trừu tư ng được thì cũng phải dùa trên các ví dụ cụ thể, rõ ràng, những kiến thức có sẵn, các vấn... chung, tư duy của học sinh tiểu học còn trong quá trình hình thành và phát triển: Tư duy cụ thể đang còn chiếm ưu thế, các thao tác tư duy chưa hoàn thiện, bước đầu hình thành khả năng suy luận những còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, vấn đề hình thành các tính chất quy tắc thực hành bốn phép tính cho học sinh líp 4 cần dùa vào kinh nghiệm của các em, 20 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn thông qua. .. đơn vị), cách thực hiện (nhân theo thứ tự từ phải trái ) Từ đó lập nên quy tắc nhân số tự nhiên có nhiều chữ số với số có hai chữ số Việc hình thành các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp không hoàn toàn và tư ng tự không những phù hợp với đặc điểm tư duy của học sinh, nội dung hình thành tính chất, quy tắc Mà còn là phương pháp dạy, phương... toán 4 đã thể hiện tư ng đối đầy đủ các phép suy luận trong lôgic toán Các phép suy luận được vận dụng từ việc sắp xếp nội dung tri thức, hình thành các tính chất, quy tắc đến việc rèn kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh Chính vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để rèn tư duy lôgic cho học sinh 1.1.3 Tư duy lôgic 1.1.3.1 Tư duy lôgic là gì? Theo tiến trình phát triển của cá thể, tư duy của cá nhân cũng hình thành... Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn Có được điều đó là do sù phong phó trong các tính chất và quy tắc thực hành bốn phép tính Nh chóng ta đã biết các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính chỉ được giới thiệu thông qua các ví dụ cụ thể, nhưng đến líp bốn chúng đã được khái quát thành các quy tắc, tính chất với các tên gọi cụ thể Chính vì vậy, chúng mang tính khái quát và trừu tư ng cao... thế nào để vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức, lại vừa góp phần rèn tư duy lôgic cho hoc sinh là một vấn đề quan trọng 33 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn Trong môn toán ở líp 4 nói chung, nội dung các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính nói riêng, phép suy luận quy nạp không hoàn toàn và phép suy luận tư ng tự không được dùng để trình bày các lý thuyết toán học nhưng chúng lại . pháp rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính, quy tắc thực hành bốn phép tính. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 8 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. nạp trong dạy học toán. 7 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trịnh Lưu Tuấn Đối tư ng nghiên cứu: Rèn tư duy lôgic cho học sinh líp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học bốn phép tính. 7 thuyết khoa học Nếu dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính thông qua các phép suy luận quy nạp thì sẽ góp phần quan trọng vào việc rèn tư duy lôgic cho học sinh lơp 4. 8. Phương

Ngày đăng: 22/04/2015, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan