SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC BẬC CHA MẸ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

8 1.9K 17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC BẬC CHA MẸ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT GÒ VẤP TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC BẬC CHA MẸ TẠI TRƯỜNG MẦM NON A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đối vối ngành học mầm non, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giaó dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức khoa học về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mà ngành giáo dục đã đề ra cũng như việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Hiểu được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, với vai trò là Phó Hiệu Trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng Tôi luôn tìm hiểu và suy nghĩ để công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không chỉ ở một phía nhà trường mà phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thì công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả. Đó là lý do Tôi chọn đề tài này. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: - Tuyên truyền là một hình thức truyền thông hiệu quả nhất trong tất cả các hoạt động mà đòi hỏi hưởng ứng số đông người, khi đã hiểu và nhận thức được vấn đề thì hành động sẽ được diễn ra. Ở Trường mầm non không thể thiếu hoạt động tuyên truyền vì Trẻ ở độ tuổi đến trường cùng một lúc nhận 2 nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Dù nhà trường có cố gắng đến bao nhiêu , đổi mới thế nào mà không có sự phối hợp của gia đình thì chất lượng giáo dục trẻ, giáo dục một con người sẽ không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn.Vì vậy giữa 2 nền giáo dục ấy cần phải có sự thống nhất, đồng bộ. 2. Thực trạng của công tác truyền thông dinh dưỡng và sức khỏe: - Với mạng lưới thông tin hiện nay như báo chí, internet… không khó để các bậc cha mẹ trẻ có thể tìm hiểu những thông tin về dinh dưỡng và sức khỏe để chăm sóc trẻ. Thế nhưng không phải phụ huynh nào cũng có thời gian để tìm hiểu thông tin và áp dụng trong công tác chăm sóc trẻ, ngoài ra còn một bộ phận phụ huynh giao phó công việc chăm sóc và giáo dục cho nhà trường mà không có sự quan tâm hổ trợ, phối hợp cùng với nhà trường. - Không thể phủ nhận rằng hiện nay việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được những thành quả nhất định, do huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với nhu cầu về chất lượng và số lượng của xã hội đang phát triển.Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng còn một số trẻ chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục tốt nhất.Bởi vậy công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình càng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em * Khi chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ, Tôi gặp: Thuận lợi: - Nhà trường nằm ở vị trí thuận lợi, yên tĩnh, khu dân cư, dân trí cao - Nhà trường có bề dày về thành tích như: nhiều năm liền nhận danh hiệu tiên tiến xuất sắc,Trường chẩn quốc gia, đang tiến hành hồ sơ để đón kiểm định chất lượng - Đội ngũ tay nghề giáo viên 100% đạt trên chuẩn và luôn nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. - Có được thành tích đáng tự hào này cộng với niềm tin yêu của phụ huynh phải kể đến sự nổ lực của nhà trường trong mọi mặt công tác, từ tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của ngành đến nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên- nhân viên… và một trong những yếu tố mang tính sống còn với nhà trường đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Khó khăn: - Cơ sở vật chất có hạn chế về diện tích, trong khi nhu cầu của phụ huynh muốn gởi con về trường đông, nên việc tổ chức sinh hoạt cũng như tổ chức các hoạt động cho trẻ gặp nhiều khó khăn. 3. Một số nội dung và biện pháp truyền thông về dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc phụ huynh trong nhà trường: 3.1 Nội dung tuyên truyền: - Nội dung tuyên truyền phục thuộc vào nhiệm vụ năm học và các vấn đề đang được xã hội quan tâm mà có liên quan đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ như: - Tuyên truyền về nội dung chương trình giáo dục mầm non mới của trẻ tại trường nhằm tạo sự liên kết thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ học sinh về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ ở lớp học cũng như ở gia đình. - Tuyên truyền nội dung giáo dục lễ giáo, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông,ứng phó giảm ngẹ thiên tai, bộ cuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, giáo dục hòa nhập đến phụ huynh và cộng đồng - Tuyên truyền và phổ biến những kiến thức nuôi con khoa học: về quá trình phát triển của trẻ em, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi bé ở trường, các lại bệnh theo mùa, những dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non, cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong những trường hợp khẩn cấp. 3.2 Các biện pháp thực hiện: 3.2.1. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên trong trường: - Hàng năm Nhà trường mời báo cáo viên về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đồ dùng học cụ hỗ trợ cho các bước tiếp xúc với cha mẹ trẻ thêm phong phú, ấn tượng. - Tạo điều kiện cho đội ngũ tuyên truyền viên tham dự các lớp về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ ; cung cấp tài liệu cho học viên giúp người học nắm chắc củng cố kiến thức và nâng thêm trình độ chuyên môn; cập nhập các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội. Nhờ luyện tập đội ngũ tuyên truyền viên có được sự tự tin của bản thân; tạo được uy tín, niềm tin đối với các bậc cha mẹ; đã thống nhất được với phụ huynh các nuôi dạy con với từng gia đình, từng trường lớp. 3.2.2. Lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học: - Ngay từ đầu năm học bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng, y tế, giáo viên đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh cộng đồng, các Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như: - Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các hoạt động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường - Nội dung được chọn để tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như: + Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp + Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở đề phòng bệnh, xử lý kịp thời. + dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn, béo phì dư cân và tuyên truyền về chế độ ăn ở trường hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm + Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ + Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng. * Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng hành đồng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì tại các trường MN cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như: lực chọn thực phẩm an toàn; cách chế biến hợp vệ sinh cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay trước khi ăn; cách bảo quản thức ăn; giới thiệu hoạt động hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn ra trong trường 3.2.3. Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ: - Nhà trường tuyên truyền, lên lịch thông báo cụ thể để cha mẹ học sinh theo dõi các buổi khám sức khỏe, tư vấn và nhắc nhỡ phụ huynh đưa bé đi tiêm chủng theo qui định và cùng nhà trường theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ qua các góc tuyên truyền tại trường. Qua đó, giáo viên mỗi lớp học và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Qua bảng thông báo, góc tuyên truyền cho cha mẹ của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm lớp về các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động; các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình; hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Giaó viên trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ. - Và một năm học có 3 lần giữa gia đình và giáo viên nhà trường trao đổi thông tin sự phát triển của trẻ qua sổ “Bé chăm ngoan”. - Phát thanh trong nhà trường tuyên truyền phổ biến kiến thức tới cha mẹ trẻ, là hình thức tuyên truyền rất hiệu quả cung cấp các thông tin cần thiết tới phụ huynh do thông tin được phát trong giờ đón và trả trẻ - Mỗi năm học vào 2 dịp nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và 8-3, nhà trường viết thư mời cha mẹ trẻ đến dự các hoạt động của con ở trường, cha mẹ trẻ tự lựa chọn thời điểm hoạt động của trẻ ở trường Mầm non mà mình quan tâm để đến dự và tìm hiểu. Hoạt động này được nhà trường duy trì nhiều năm nay và đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của phụ huynh giúp cho nhà trường có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ, còn cha mẹ trẻ cũng hiểu được thêm những hoạt động của nhà trường của trẻ và thật sự yên tâm khi gửi con ở trường. - Tổ chức họp phụ huynh định kỳ (2 lần/1 năm): Thông báo kết quả chăm sóc giáo dục trẻ, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho cha mẹ. - Thường xuyên tổ chức phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá toàn diện hoặc những vấn đề nhà trường hoặc phụ huynh đang quan tâm có tính “Nhạy cảm” thông qua sổ góp ý tại các lớp hay sổ góp ý tại văn phòng, ban giám hiệu phúc đáp kịp thời những ý kiến đóng góp của phụ huynh - Đặc biệt thông qua các ngày lễ hội ngày hội bé đến trường, chào đón năm mới, tế mùa xuân, 20/11, kết thức năm họccác hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, tổng kết chủ điểm đều có sự tham gia của cha mẹ, học sinh và cô giáo cùng phối hợp thực hiện, chia sẻ tìm những điểm đồng thuận cùng chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả - Đối với lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường của trẻ rất quan trọng. Giáo viên của Trường thường xuyên cung cấp hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm. 3.2.4. Vận động Cha mẹ học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất - Nhà trường tổ chức các hoạt động để cha mẹ học sinh cùng tham gia lao động vệ sinh trường lớp, ủng hộ cây xanh, ủng hộ các nguyên vật liệu sách bao cũ hlàm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/ nhóm, lớp, công trình vệ sinh, theo quy định và theo thỏa thuận. Đóng góp những hiện vật cho lớp hoặc trường mầm non như: bàn, ghế, máy hơ tay, máy vinh tính, cầu trượt, đồ dùng đồ chơi ngoài trời cũng như trong lớp C. KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: * Với những biện pháp đã thực hiện cho công tác tuyên truyền ở trên nhà trường đã đạt được kết quả: - Trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều, trẻ được chăm sóc trong môi trường an toàn, lành mạnh - Các chỉ tiêu đề ra trong năm học đều đạt như: Giảm tỷ lệ suy dd, dư cân béo phì, không xảy ra tai nạn thương tích, không dịch bệnh. - Ban giám hiệu và giáo viên đều nhận thức rất rõ công tác tuyên truyền với phụ huynh là khâu rất quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng của mình nên từng thành viên đều phát huy vai trò của mình, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo sự tin yêu tin tưỡng vào chất lượng của nhà trường và vì vậy số lượng phụ huynh gởi con ngày càng tăng. D. KẾT LUẬN: - Việc tuyên truyền đến cha mẹ học sinh để nhận được sự phối hợp với nhà trường trong các hoạt động đã góp phần đẩy mạnh chất lượng toàn diện trong nhà trường.Điều này càng rõ nết khi Trường đang chuẩn bị cho giai đoạn hoàn tất hồ sơ để đón kiểm định về đánh giá chất lượng nhà trường.Trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh, đổi mới các biện pháp thực hiện trong công tác phối hợp giữa 2 bên để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện theo hướng thực chất và bền vững. Gò Vấp, ngày 4 tháng 1 năm 2014 Người viết sáng kiến . VẤP TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC BẬC CHA MẸ TẠI TRƯỜNG MẦM NON A ngành học mầm non, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức. trẻ mầm non, cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong những trường hợp khẩn cấp. 3.2 Các biện pháp thực hiện: 3.2.1. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên trong trường: - Hàng năm Nhà trường

Ngày đăng: 22/04/2015, 16:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan