Tiểu Luận: Thực Trạng Và Thẩm Định Cho Vay Dài Hạn Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Bình Dương

11 432 0
Tiểu Luận: Thực Trạng Và Thẩm Định Cho Vay Dài Hạn Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Thực trạng và thẩm định cho vay dài hạn tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bình Dương nêu cơn sở lý luận về thẩm định và cho vay dài hạn. Một dự án có thể được xác định theo nhiều cách. Các dự án có thể do các bộ, ngành hữu quan đề xuất, chúng có thể bắt nguồn từ quá trình xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc gia, hoặc cũng có thể được đề xướng bởi các động lực chính trị.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG    MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG VÀ THẨM ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GVHD: TS. Lại Tiến Dĩnh HVTH: Kim Hữu Nghĩa Lớp: Ngân hàng 4 - ngày 1 - K17 TP.HCM, tháng 02/2009 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH VÀ CHO VAY DÀI HẠN. 1.1. Vai trò của thẩm định dự án cho vay dài hạn: Ở nhiều nơi trên thế giới, những khái niệm cơ bản đằng sau việc phân tích chi phí và lợi ích kinh tế và tài chính đang dần được chấp nhận. Nhiều diễn biến độc lập hay có liênquan đã góp phần tạo nên tình hình này. Thứ nhất, tài liệu chuyên môn về thẩm định dự ánđã được tăng cường trong những năm gần đây. Thứ hai, các lãnh đạo nhà nước, trong nỗ lựcthúc đẩy những chương trình đầy tham vọng về phát triển kinh tế và xã hội, đã cảm thấy nhucầu phải thực hiện những chọn lựa khó khăn giữa các chiến lược chi tiêu khác nhau nhằm đạtđược mục tiêu của họ. Thứ ba, các nước ngày càng có khả năng hơn trong việc thỏa mãn yêucầu cần có qui trình thẩm định dự án tốt hơn nhờ những khóa học và chương trình đào tạo docác trường đại học, các cơ quan quốc tế và chính các cơ quan nhà nước tổ chức. Một số nướcđã đào tạo đủ lực lượng cán bộ để khởi sự một nỗ lực cấp quốc gia nhằm phân tích một cáchcó hệ thống chi phí và lợi ích của những hoạt động chi tiêu đầu tư sắp đến. 1.2. Môi trường lựa chọn dự án: Một dự án có thể được xác định theo nhiều cách. Các dự án có thể do các bộ, ngành hữu quan đề xuất, chúng có thể bắt nguồn từ quá trình xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc gia, hoặc cũng có thể được đề xướng bởi các động lực chính trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cũng có các dự án đòi hỏi chính phủ phải trợ giúp hoặc phê chuẩn trước khi thực hiện. Bất kể một dự án đầu tư cụ thể trong khu vực công được xác định như thế nào, bao giờ cũng có sự mâu thuẫn tiềm ẩn về lợi ích giữa những người đề xuất dự án hay chương trình và toàn xã hội. Sự mâu thuẫn này không phải là một chuyện gì mới lạ: lợi ích của các dự án và các chương trình công cộng thường được tập trung cho một bộ phận dân chúng tương đối hạn hẹp. Ví dụ, một đập thủy lợi chỉ có thể giúp ích cho các hộ nông dân sinh sống tại vùng tưới tiêu của đập. Những đối tượng này, do nhận biết được những lợi ích mà dự án sẽ đem lại cho mình, sẽ có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ. Đồng thời, nếu các chi phí của dự án được cung cấp phần lớn bằng tiền từ ngân sách chung của chính phủ, là kinh phí được đóng góp rộng rãi bởi toàn xã hội, thì sẽ không có một nhóm người nào thấy mình phải chịu phần lớn gánh nặng chi phí của dự án. Kết quả có thể đoán trước được là những người được hưởng lợi từ dự án có xu hướng tạo thành một nhóm lên tiếng ủng hộ dự án. Trong khi có nhóm người có khả năng bị thiệt hại (là những người phải gánh chịu chi phí của dự án) lại quá phân tán và những mất mát của từng cá nhân trong số họ lại quá nhỏ, nên họ không thể trở thành một đối trọng hiệu quả chống lại nhóm hưởng lợi có tính tập trung cao. Theo cách đó, cán cân chính trị thường nghiêng về phía chấp thuận những dự án này, ngay cả khác dự án gây thiệt hại cho sự phát triển chung của cả quốc gia. Nói một cách cụ thể hơn, một dự án có thể có chi phí cao tới 100, trong khi lợi ích mang lại chỉ là 50 nếu xét chung cho cả xã hội; Tuy nhiên nếu nhóm hưởng lợi chỉ phải chịu 5% mức tổng chi phí của dự án, họ sẽ thấy đó là dự án vô cùng tốt và sẽ gây áp lực mạnh mẽ để dự án được thực hiện - sự ủng hộ của họ cũng không kém ngay cả khi tổng chi phí xã hội của dự án chỉ là 25 và họ phải chịu 20% tổng chi phí đó. Chỉ vì thực tế là những đối tượng hưởng lợi tiềm năng có thể tạo được sức vận động tích cực cho dự án không thể là lý do biệnhộ cho việc thực hiện dự án. Lý do đó lại càng vô lý hơn đối với những dự án mà phần lớnchi phí là do toàn xã hội gánh chịu. Chính vì những trường hợp như vậy mà chúng ta cần phải sớm có một hệ thống thẩm định dự án nhằm bảo vệ được lợi ích tập thể của cả quốc gia. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại tại đó bởi trong thực tế cũng có những áp lực ủng hộ các dự án và chương trình phát sinh từ chính trong bản thân bộ máy chính quyền. Nhiều dự án là do các quan chức từ các bộ, ngành chức năng đề xuất. Họ thường coi trọng công việc của họ cũng như coi các dự án mà họ đề xuất là phục vụ cho lợi ích chung. Tuy nhiên, sự hăng hái của các quan chức này hoàn toàn không đủ để đảm bảo rằng những dự án mà họ đề xuất thực sự có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, bởi vì nếu đúng là như vậy thì chúng ta sẽ không phải cần đến các qui trình thẩm định được chính thức hóa. Chúng ta cần có các qui trình thẩm định đó vì chúng giúp tránh được những lựa chọn đầu tư sai lầm. Chỉ có suy nghĩ ảo tưởng mới khiến cho ta tin rằng nguồn gốc của những sai lầm không phải là sự nhiệt tình của các cơ quan trong chính quyền, của các quan chức đối với các dự án mà họxây dựng và đề xuất. 1.3 Thẩm định dự án: Việc nhận thức được bản chất của bối cảnh lựa chọn dự án cho chúng ta thấy nhu cầu cần phải thực hiện chức năng kiểm tra hoặc kiểm toán trong suốt giai đoạn thẩm định dự án. Ngay cả phương pháp phân tích tinh vi nhất về lợi ích và chi phí của dự án cũng có thể dẫn tới sai lầm nếu sử dụng những ước tính căn bản sai lầm về chi phí và lợi ích của dự án. Vì vậy, chúng ta phải hết sức lưu ý để đảm bảo rằng mọi số liệu ban đầu phải được cân nhắc thỏa đáng. Những ai còn nghi ngờ tầm quan trọng của vấn đề này chỉ cần nhìn lại lịch sử thực hiện các dự án thực tế. Trong hầu hết các trường hợp, kinh nghiệm cho thấy chi phí của dự án bao giờ cũng cao hơn con số dự liệu ban đầu một cách đáng kể, và cũng trong rất nhiều trường hợp việc tính toán chi phí ở mức quá thấp lại thường đi đôi với việc tính toán lợi ích ở mức quá cao. Thông tin tốt hơn và không thiên lệch chỉ có thể có được khi cơ quan thẩm định dự án chịu tốn kém về thời gian và tiền của. Những chi phí này sẽ được bù đắp lại bởi những nguồn lực tiết kiệm được do có thông tin tốt hơn và nhờ đó tránh được việc thực hiện những dự án tồi hoặc những dự án mà việc thiết kế và hoạt động nhằm để đáp ứng các mục tiêu của quốc gia. Xét trên khía cạnh sử dụng tài nguyên khan hiếm của quốc gia, không phải dự án nào cũng có tầm quan trọng như nhau; do đó, phí tổn cũng như thời gian dùng cho việc thẩm định các dự án khác nhau phải rất khác nhau. Cũng giống như các hoạt động kỹ thuật khác, các chuyên gia phân tích dự án có thể tăng rất nhanh hiệu quả làm việc của mình do kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm. Sau khi đã làm việc trong một số dự án lớn và đã xây dựng được một khối lượng thông tin về chi phí kinh tế và tài chính của các nguồn lực trong nền kinh tế, các nhà phân tích dự án sẽ có khả năng xác định được một cách tương đối dễ dàng các yếu tố quyết định sự thành bại của các dự án cỡ nhỏ hơn. Hơn nữa, một phần đáng kể các dự án được chính quyền xem xét sẽ không đòi hỏi sự phân tích tinh vi nhất mới bởi vì chỉ cần một cuộc điều tra sơ bộ sẽ có thể chỉ ra khả năng thành công cao hay xu hướng thất bại rất rõ ràng. Để tiết kiệm tài nguyên hiếm hoi về nhân lực và tài chính có được của công tác thẩm định dự án, chúng ta có thể áp dụng một loạt các giai đoạn khác nhau trong qui trình thẩm định. Mỗi một giai đoạn kế tiếp sẽ được thực hiện với cơ sở dữ liệu mang độ chính xác cao hơn. Vào cuối mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ đi tới quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án mà không cần phân tích thêm nữa. Chỉ trong trường hợp triển vọng thành công của dự án biến thiên rất lớn theo mức độ chính xác của các dữ liệu hiện đang được sử dụng thì chúng ta mới dành thêm công sức cho việc cải thiện độ tin cậy chung của công việc thẩm định dự án. Một sự thẩm định có ý nghĩa ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đòi hỏi phải đánh giá từng khía cạnh tài chính, kinh tế và xã hội của dự án. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ THẨM ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG. 2.1. Quy trình thẩm định cho vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương: Bao gồm các bước phân tích như sau: 2.1.1 Phân tích tình hình tổ chức, tài chính và SXKD của doanh nghiệp: Một dự án đầu tư nói chung sẽ do một doanh nghiệp đứng ra làm chủ đầu tư. Phần mô tả này sẽ cho thấy một hình ảnh tổng thể về chủ đầu tư. 2.1.1.1 Phân tích về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp: - Địa chỉ - Điện thoại - Fax Loại hình doanh nghiệp - Đơn vị chủ quản - Giấy phép kinh doanh - Đối tượng kinh doanh trong giấy phép Tài khoản giao dịch tại các TCTD Thành phần, trình độ, năng lực Ban lãnh đạo Tổng số nhân viên Các đơn vị trực thuộc Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn, còn gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính. Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động. Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận 2.1.1.2 Về tình hình sản xuất kinh doanh Các loại sản phẩm, hàng hóa đang sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá về tình trạng máy móc thiết bị hiện có Đánh giá về số lượng và chất lượng sản phẩm chủ yếu, thị trường tiêu thụ Tình hình hàng tồn kho (nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa thành phẩm,…) Doanh số hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất (trong đó sản lượng sản phẩm chủ yếu là bao nhiêu, doanh thu và kết quả lãi lỗ của từng năm, mức nộp Ngân sách qua các năm, doanh thu, lợi tức, thực trạng sản xuất kinh doanh,…) Xu hướng phát triển sản xuất, kinh doanh và khả năng tiêu thụ, phạm vi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 2.1.2 Thẩm định dự án đầu tư: Theo mục tiêu có thể chia đầu tư thành các loại: Đầu tư tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp Đầu tư đổi mới sản phẩm Đầu tư thay đổi thiết bị Đầu tư mở rộng xuất khẩu sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Đầu tư khác: góp vốn, liên doanh,… 2.1.2.1 Thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ vay vốn: Theo quy định hiện hành tại quyết định số 1627/1998/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của NHNN Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương. 2.1.2.2 Thẩm định dự án về mặt kỹ thuật. a) Tên dự án: - Báo cáo khả thi đã được cấp có thẩm quyền duyệt. - Tên sản phẩm làm ra - Thị trường tiêu thụ: xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước, phạm vi thị trường (tiến hành nghiên cứu thị trường hay chưa). - Công suất thiết kế - Tổng giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu: Trong đó: + Trị giá tài sản hữu hình + Trị giá tài sản vô hình - Thiết bị nhập khẩu mới hay cũ, tên hãng và nước sản xuất, năm sản xuất - Thiết bị sản xuất trong nước - Công nghệ sản xuất, phân tích tính hiện đại, ưu việt và hạn chế của công nghệ - So sánh với các dự án tương tự đã đầu tư ở Việt Nam về giá cả thiết bị, chí phí chuyển giao công nghệ, tính hiện đại của công nghệ, chất lượng thiết bị và sản phẩm, chi phí khai thác….để xem xét vốn đầu tư và suất đầu tư là cao hay thấp. b) Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn để thực hiện dự án (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) đảm bảo dự án có đủ nguồn vốn tài trợ để thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ và khi đi vào hoạt động chính thức. c) Tổ chức xây dựng dự án: - Theo đúng Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng. - Thời gian xây dựng dự án, thời gian khai thác dự án. d) Thẩm định khả năng cung cấp đầu vào của sản xuất - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án. - Nguồn cung cấp điện, nhiên liệu - Nguồn cung cấp lao động - Ngoài ra còn xem xét, kiểm tra, phân tích các yếu tố đầu vào khác của sản xuất như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế,… e) Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm: - Xác định nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai - Xác định khả năng cung cấp hiện tại và trong tương lai 2.1.2.3 Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh a) Xác định công suất của thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay nợ ngân hàng - Công suất lý thuyết - Công suất thiết kế - Công suất khả dụng b) Xác định doanh thu theo công suất dự kiến - Xác định giá bán bình quân - Xác định khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm - Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch c) Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ. - Chi phí biến đổi (biến phí) - Chi phí cố định (định phí) 2.1.2.4 Thẩm định dự án về mặt tài chính a) Khả năng trả nợ b) Phân tích điểm hòa vốn c) Tính hiện giá thuần d) Hệ số thu hồi vốn nội tại e) Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án 2.1.2.5 Thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay: a) Các trường hợp bảo đảm tiền vay b) Xác định giá trị tài sản thế chấp 2.1.2.6 Kết luận Cần nêu rõ các mặt thuận lợi và khó khăn chủ yếu nếu đầu tư cho dự án. Nêu rõ số tiền cho vay, phương thức cho vay, lãi suất và các điều khác kèm theo. 2.2. Thực trạng thẩm định và cho vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương). Thực hiện theo các quy định về cho vay của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, VCB Bình Dương đã xem xét và tài trợ cho nhiều dự án có tính khả thi cao như Dự án đầu tư nhà máy thép Pomina, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Kinh Đô Bình Dương, dự án Nhà máy Vinamit, dự án Nhà máy cà phê Trung Nguyên, Dự án đầu tư nhà máy gia công giày xuất khẩu (Adidas) của Công ty TNHH Shyang Hung Cheng, Dự án Nhà máy chế biến gỗ Trường Thành và nhiều dự án đầu tư khác. Nhìn chung, công tác thẩm định và cho vay tại VCB Bình Dương được tiến hành khá chặt chẽ. Đầu tiên, phòng Quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, thu thập đầy đủ thông tin từ khách hàng,…từ đó có những đề xuất cụ thể về đề nghị vay vốn của khách hàng. Sau đó, hồ sơ đề xuất với các số liệu thông tin đã được Phòng Quan hệ khách hàng thu thập đầy đủ được chuyển sang Phòng thẩm định rủi ro, phòng này có chức năng xem xét lại toàn bộ tính hợp lệ của hồ sơ vay vốn và thẩm định một cách chi tiết, cụ thể về dự án đầu tư theo đề nghị của khách hàng. Từ đó có những kiến nghị cấp phê duyệt. Tùy theo giá trị của từng khoản vay đầu tư tài trợ dự án mà cấp phê duyệt có thể là Giám đốc, Ban giám đốc, Hội động rủi ro tín dụng chi nhánh hoặc cao hơn là cấp Tổng Giám đốc VCB TW và Hội đồng tín dụng TW. Bên cạnh những dự án đầu tư mà VCB Bình Dương đã tài trợ mang lại nhiều hiệu quả, tính khả thi cao, có khả năng thu hồi vốn gốc và lãi đầy đủ thì cũng có những dự án tính khả thi không cao, chủ yếu do một số nguyên nhân chính như sau: + Tình hình tài chính kinh tế thế giới thời gian qua có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… + Do khi xem xét tính toán dự án không lường trước được sự tăng lên đáng kể của các chi phí đầu tư xây dựng mua sắm tài sản cố định, tỷ giá, lãi suất biến động do ảnh hưởng của lạm phát cao dẫn đến tổng chi phí đầu tư bị đội lên khá cao, vượt xa các khoản chi phí dự phòng ước lượng. Vì vậy, dự án triển khai khá chậm, kéo dài, kế hoạch xây dựng và đưa vào vận hành chính thức không đúng tiến độ trong khi phải chịu chi phí lãi vay phát sinh cao (do đa số các khoản nợ vay trung dài hạn theo lãi suất thả nổi, có thời điểm trong năm 2008 đã lên tới 21%). + Do khi tính toán, không xem xét kỹ nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, chủ đầu tư không chứng minh được nguồn vốn tự có tham gia phương án (vốn tự có và vốn lưu động) làm thiếu hụt nguồn vốn đầu tư lúc dự án đang được triển khai và nguồn vốn lưu động khi dự án đi vào hoạt động chính thức. + Một số nguyên nhân khác: do thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, không xem xét kỹ yếu tố cạnh tranh từ các đối thủ khác,… Mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên hiện nay cơ cấu cho vay của VCB Bình Dương khá hợp lý và khá tốt không những về chỉ tiêu dư nợ tín dụng mà còn về chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ cho vay của VCB Bình Dương đến thời điểm 31/12/2008 là 3.900 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 35%, tương đương 1.365 tỷ đồng. CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG BÌNH DƯƠNG. Mặc dù quy trình thẩm định cho vay trung dài hạn tại VCB Bình Dương đã được chuẩn hóa và qua nhiều cấp đề xuất, thẩm định và phê duyệt tuy nhiên không tránh khỏi những rủi ro do không thể lường trước được các trường hợp có thể xảy ra và do biến động của thị trường. Điều quan trọng không phải là né tránh những rủi ro có thể xảy ra để có thể đu đến quyết định cho vay mà phải phân tích kỹ, đi sâu vào những trường hợp rủi ro có thể xảy ra từ đó đề xuất các biện pháp, cách xử lý để rủi ro được giảm xuống mức thấp nhất. Cho vay đầu tư dự án thông thường có thu nhập lãi vay cao hơn do có nhiều rủi ro hơn đúng với câu rủi ro càng cao lãi suất càng cao. Tuy nhiên việc xem xét một dự án tài trợ dự án cho vay trung dài hạn thực sự không đơn giản, đứng dưới góc độ là một người từng làm công tác tín dụng, tôi xin kiến nghị một số vấn đề quan trọng sau đây để có thể xem xét thẩm định một dự án hiệu quả hơn, tránh trường hợp cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt: Trước tiên, khi xem xét một dự án đầu tư ta phải nghiên cứu thật kỹ về chủ đầu tư của dự án đó. Cụ thể là phải xem xét về tình hình pháp lý, năng lực quản lý điều hành của Ban lãnh [...]... những thế mạnh, ưu thế hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai Thứ hai, phải xem xét sơ bộ, một cách tổng quát về dự án như: địa điểm, thời gian đầu tư, dự án đầu tư có phù hợp với chủ trương của Nhà nước, ngành nghề pháp luật quy định và có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng của Chinh phủ Dự án có được cấp đủ thẩm quyền của chủ đầu tư phê duyệt Thứ ba, thẩm định tài chính tính khả... MMTB và nhà xưởng Xem xét công nghệ của MMTB hiện đại như thế nào, công suất có đảm bảo cho những năm dự án đi vào hoạt động ổn định và tăng trưởng, có thể đáp ứng được yếu cầu sản xuất với năng suất và công sức cao Trình độ công nghệ của các đối thủ cạnh tranh Nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của công nghệ MMTB đầu tư lần này so với các đối thủ cùng ngành để từ đó phân loại sản phẩm đầu ra và xác định. .. thành đúng tiến độ và đi vào vận hành chính thức Tính toán, ước lượng các trường hợp biến động có thể xảy ra về giá cả, lãi s uất, tỷ giá,….từ đó xác định khả năng chịu đựng của Doanh nghiệp và kiến nghị biện pháp hỗ trợ + Và sau cùng quan trọng nhất là thị trường tiêu thụ Một thị trường tiêu thụ tốt đảm bảo cho khả năng thanh toán nợ vay của Doanh nghiệp Vì vậy, khi phân tích thẩm định tính khá thi... phân tích thẩm định tính khá thi của dự án phải đưa yếu tố thị trường tiêu thụ lên hàng đầu Phải xác định rõ thị trường tiêu thụ tiềm năng, phong tục tập quán, khả năng phát triển trong tương lai của thị trường, sự co giãn của cầu thị trường trước những biến động về giá cả, sản phẩm thay thế, tình hình kinh tế xã hội và các yếu tố khác . THỰC TRẠNG VÀ THẨM ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG. 2.1. Quy trình thẩm định cho vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –. TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương) . Thực hiện theo các quy định về cho vay của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, VCB Bình Dương đã. TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG BÌNH DƯƠNG. Mặc dù quy trình thẩm định cho vay trung dài hạn tại VCB Bình Dương đã được chuẩn hóa và qua nhiều cấp đề xuất, thẩm định và

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan