Đề thi thử TS ĐH số 26

5 190 0
Đề thi thử TS ĐH số 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 26 Thời gian: 90 phút Câu 1: Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì diễn ra các sự kiện nào? 1. Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp 1 loại prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành. 2. Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hóa chất ức chế. 3. Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN 4. Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi pôlipeptit Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 1, 3 c. 1, 4 d. 2, 4 Câu 2: 1 gen khi tự sao đã bắt cặp nhầm tại 1 nuclêôtit trên 1 mạch đơn, gen đó phải qua mấy lần tự sao nữa sẽ xuất hiện 8 gen đột biến? a. 2 lần tự sao. b. 3 lần tự sao. c. 4 lần tự sao. d. 5 lần tự sao. Câu 3: Gen B đột biến thành gen b. Khi gen B và gen b cùng tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho gen B ít hơn so với cho gen b là 30 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen B là a. mất 1 cặp nuclêôtit. b. mất 2 cặp nuclêôtit. c. thêm 1 cặp nuclêôtit d. thay thế 1 cặp nuclêôtit Câu 4: Sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma sẽ tạo ra a. tế bào 2n b. giao tử 2n c. tế bào 4n d. giao tử 4n Câu 5: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không có vai trò nào sau đây? a. Đảm bảo quá trình giảm phân diễn ra bình thường. b. Dẫn đến sự thay đổi các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. c. Góp phần dẫn đến hiện tượng biến dị tổ hợp. d. Là cơ chế chủ yếu của hiện tượng đột biến gen. Câu 6: Tác nhân đột biến không phải là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện a. mất đoạn nhiễm sắc thể. b. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. c. tiếp hợp nhiễm sắc thể. d. phân li không bình thường nhiễm sắc thể. Câu 7: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể của ngô, người ta thấy trật tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể số 3 của 2 dòng ngô thu được ở 2 nơi khác nhau như sau: Dòng 1: A B C D E F G H I K Dòng 2: A B F G H I K Dạng đột biến làm phát sinh các dòng đó thường a. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. b. làm tăng mức độ biểu hiện của tính trạng. c. làm tăng sự đa dạng giưac các nòi trong cùng 1 loài. d. làm giảm mạnh mức độ biểu hiện của tính trạng. Câu 8: ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Với phép lai AAaa x Aa thì kết quả nào sau đây ở F 1 là thích hợp? a. 3 đỏ : 1 vàng. b. 1 đỏ : 1 vàng. c. 11 đỏ : 1 vàng. d. 35 đỏ : 1 vàng. Câu 9: Trong 1 nhóm người Châu Phi, có khoảng 4% số người chết vì bệnh hồng cầu hình liềm. Giả sử quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec, những người chống được sốt rét trong quần thể đó có tỷ lệ là a. 4% b. 8% c. 16% d. 32% Câu 10: Việc chuyển gen chống chịu từ cỏ dại vào cây trồng là ứng dụng của hiện tượng a. chuyển đoạn nhỏ. b. mất đoạn nhỏ. c. đảo đoạn nhiễm sắc thể. d. lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 11: Ở thực vật, muốn tạo cành tứ bội trên cây lưỡng bội người ta đã dùng bông tẩm hóa chất quấn vào đỉnh sinh trưởng của cành cây đó. Loại hóa chất được sử dụng là: a. 5BU b. cônsixin c. AMS d. NMU Câu 12: Trong 1 gia đình, mẹ có kiểu gen X A X a , bố có kiểu gen X A Y. Nếu quá trình giảm phân tạo giao tử của mẹ bị rối loạn, cặp nhiễm sắc thể XX không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, còn quá trình giảm phân của bố xảy ra bình thường thì có thể tạo thành các loại hợp tử bị đột biến ở đớiau là a. X A X A X a , X A X a Y, X A O, XO b. X A X A X a , X A X a Y, X A O, YO c. X A X a X a , X A X a Y, X A O, YO d. X A X A X a , X a X a Y, X A O, YO Câu 13: Tế bào giao tử của loài A có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 24, loài B có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 52, thể song nhị bội được tạo ra từ 2 loài này có bộ nhiễm sắc thể gồm: a. 24 cặp. b. 26 cặp. c. 50 cặp. d. 76 cặp. Câu 14: Kiểm tra tế bào học của 1 con chấu chấu đực, người ta phts hiện số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma của nó có cặp nhiễm sắc thể giới tính chỉ có 1 chiếc, các cặp khác đều có 2 chiếc. Con châu chấu này thuộc thể a. 1 nhiễm. b. khuyết nhiễm. c. bình thường. d. đơn bội. Câu 15: Loại đột biến đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng số lượng gen trong vốn gen của quần thể là a. đột biến điểm. b. đột biến lặp đoạn. c. đột biến đảo đoạn. d. đột biến thay đổi trình tự sắp xếp các nuclêôtit. Bài 16: 1 quần thể có 600 cá thể mang kiểu gen AA, 600 cá thể mang kiểu gen Aa và 300 cá thể mang kiểu gen aa. Tỷ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là a. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49aa b. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa c. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa d. 0,64AA : 0,32Aa : 0,049aa Câu 17: Cho thân cao, quả tròn (A-B-) lai với cây thân thấp, quả bầu dục (aabb), F 1 thu được tỷ lệ: 19 cây (A-bb) : 21 cây (aaB-) : 79 cây (AABB) : 81 cây (aabb). Kiểu gen của P và tần số hoán vị gen sẽ là a. AB/ab và f = 10% b. Ab/aB và f = 10% c. AB/ab và f = 20% d. Ab/aB và f = 20% Câu 18: 1 giống lúa có năng suất tối đa là 80 tạ/ha. Giới hạn năng suất giống láu này được gọi là a. thường biến. b. đột biến gen. c. biến dị tổ hợp. d. mức phản ứng. Câu 19: Trình tự ácc khâu của kỹ thuật chuyển gen là a. tách ADN của tế bào cho và ADN của plasmit  cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp  chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. b. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp  tách ADN của tế bào cho và ADN của plasmit  chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. c. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp  chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận  tách ADN của tế bào cho và ADN của plasmit . d. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận  tách ADN của tế bào cho và ADN của plasmit  cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit tạo ADN tái tổ hợp. Câu 20: Tế bào sinh trưởng và nhân đôi các bào quan và nhiễm sắc thể của nó trong a. pha S b. pha G 1 c. kỳ trung gian. d. nguyên phân. Câu 21: Kỹ thuật di truyền không cho phép tạo ra a. chủng vi khuẩn E.coli mang gen tổng hợp hoocmôn insulin. b. giống đâuh tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh pentunia c. giống khoai tây mang gen chống được 1 số chủng virut d. cành tứ bội trên cây lưỡng bội. Câu 22: Tại sao ưu thế lai được biểu hiện rõ nhất ở cây F 1 rồi giảm dần qua các thế hệ nếu sử dụng con lai F 1 làm giống? a. Do sự xuất hiện của các thể đồng hợp lặn có hại. b. Do sự xuất hiện của các thể đồng hợp trội có hại. c. Do bộ gen của ácc thế hệ sau chủ yếu ở dạng dị hợp tử. d. do tác động của môi trường. Câu 23:Để gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học ở cây trồng, người ta không dùng cách nào sau đây? a. Tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy. b. Tiêm dung dịch hóa chất vào thân cây. c. Quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất lên đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. d. Ngâm hạt khô hoặc hạt đang nảy mầm trong dung dịch hóa chất. Câu 24: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là a. 3 256 b. 1 16 c. 81 256 d. 27 256 Câu 25: Thông thường, các loài được nhận dạng bởi hình thái ngoài của chúng. Tại sao lại thế? a. Vì nếu 2 cá thể trông giống nhau, chúng có thể thuộc cùng 1 loài. b. Vì nếu 2 cá thể trông khác nhau, chúng có thể thuộc 2 loài khác nhau. c. Đây là tiêu chuẩn dùng để phân biệt các loài sinh học. d. Đây là cách đơn giản nhất để phân biệt các loài. Câu 26: Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò chủ yếu trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài? a. Quá trình đột biến. b. Quá trình giao phối. c. Quá trình phân li tính trạng. d. Quá trình chọn lọc tự nhiên. Câu 27: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào sau đây? a. Con đường địa lí và con đường sinh thái. b. Con đường địa lí và lai xa kèm đa bội hóa. c. Con đường sinh thái và lai xa kèm đa bội hóa. d. Con đường địa lí và cách li tập tính. Câu 28: Ở thỏ, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng. Trong 1 quần thể thỏ đang ở trạng thái cân bằng có 21 con thỏ lông trắng, chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Tần số của alen A là a. 0,09 b. 0,7 c. 0,3 d. 0,21 Câu 29: Vai trò của yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền) trong tiến hóa nhỏ là a. cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. b làm thay đổi đột ngột thành phần kiểu gen của quần thể. c. làm biến đổi tần số các alen theo 1 hướng xác định. d. dẫn đến sự hình thành loài mới trong 1 thời gian dài. Câu 30: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì a. dễ xảy ra. b. có lợi cho sinh vật. c. phổ biến và ít ảnh hưởng tới sức sống, sự sinh sản của cá thể mang chúng. d. tạo kiểu hình thích nghi cho vi sinh vật. Câu 31: Hiện tượng nào sau đây là 1 ví dụ về hàng rào cách li sau hợp tử? a. 1 loài ếch giao phối vào tháng tư, 1 loài ếch khác giao phối vào tháng năm. b. Tinh trùng của cầu gai đực chỉ có thể xâm nhập vào các trứng cùng loài. c. 2 ruồi giấm khác nhau giao phối với nhau cho thế hệ con vô sinh. d. Hạt phấn của 1 loài cà chua không thể nảy mầm trên đầu nhụy của các cây khác loài. Câu 32: Khi lâ ndfdâ ùtêin được sử dụng, thuốc diệt côn trùng đã tiêu diệt được phần lớn ruồi, muỗi. Vài thập kỷ sau, chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ côn trùng bị chết khi phun thuốc. Lí do của hiện tượng này là a. các côn trùng sống sót sau khi tiếp xúc với thuốc đã phát triển hệ miễn dịch với thuốc. b. nhiều côn trùng hiện nay là con cháu của côn trùng mang đặc tính kháng thuốc ngày xưa. c. lần phun thuốc đầu tiên đã mang đột biến kháng thuốc ở côn trùng, làm côn trùng có gen kháng thuốc. d. côn trùng chủ động thay đổi để thích nghi với các điều kiện nhân tạo của môi trường. Câu 33: Điểm khác biệt cơ bản giữa người và động vật có vú là: a. sự sắp xếp củ các nội quan. b. đẻ con, nuôi con bằng sữa. c. lao động, tiếng nói, tư duy. d. khả năng đi bằng 2 chân. Câu 34: Vượn người giống người ở a. dáng đi. b. 4 nhóm máu. c. hoạt động thần kinh. d. thể tích não. Câu 35: Đặc trưng không phải của quần thể là a. độ đa dạng. b. mật độ. c. tỷ lệ tử vong. d. tỷ lệ đực cái. Câu 36: Ở đảo mới hình thành do núi lửa thì nhóm sinh vật đầu tiên có thể cư trú được là a. thực vật thân bò có hoa. b. thực vật thân có co hoa. c. địa y d. thực vật hạt trần. Câu 37: Các loài ở những vùng khí hâuk nóng có xu hướng so với các loài ở những vùng khí hậu lạnh. a. có tỷ số S V lớn hơn. b. có tỷ số S V nhỏ hơn. c. có màu sắc kém sặc sỡ hơn. d. ít có sự cạnh tranh khác loài hơn. Câu 38: Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng hình thành loài mới ở thực vật vì thực vật a. không có hệ thần kính. b. không có khả năng cảm ứng. c. có khả năng sinh sản sinh dưỡng. d. có khả năng sinh sản bằng hạt. Câu 39: Ở người, bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Kiểu gen P như thế nào để đời con phân li theo tỷ lệ: 0,25X A X A : 0,25X A X a : 0,25X A Y : 0,25X a Y? a. X A Y x X A X A b. X A Y x A A X a c. X a Y x X A X a d. X a Y x X A X A Câu 40: Trong quá trình phát sinh sự sống, giai đoạn hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ diễn ra theo trình tự a. chất vô cơ  hidrôcacbon  saccarit, lipit  prôtêin, axit nuclêic b. chất vô cơ  hidrôcacbon  prôtêin  côaxecva c. chất vô cơ  hidrôcacbon  prôtêin, axit nuclêic  côaxecva d. chất vô cơ  hidrôcacbon  côaxecva  prôtêin, axit nuclêic Câu 41: Loại đột biến đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng số lượng các alen về 1 gen nào đó trong vốn gen của quần thể là a. đột biến điểm. b. đột biến lặp đoạn. c. đột biến đảo đoạn. d. đột biến dị bội. Câu 42: 1 quần thể ngẫu phối có tần số alen B = 0,8; b = 0,2. Trong đó alen B trội hoàn toàn so với alen b, tỷ lệ kiểu hình của quần thể là a. 0,8 trội : 0,2 lặn. b. 0,96 trội : 0,04 lặn. c. 0,64 trội : 0,36 lặn. d. 0,98 trội : 0,02 lặn. Câu 43: Quá trình hình thành loài mới là quá trình a. biến đổi tần số alen của 1 lôcut gen. b. duy trì trạng thái cân bằng của quần thể giao phối. c. duy trì tần ốa len của tất cả các gen. d. cải biến thành phần kiểu gen quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. Câu 44: Ở ngô kiểu gen A-B- quy định than cao; A-bb, aaB-, aabb đều quy định cây thân thấp. Kiểu gen P thế nào để F 1 có tỷ lệ 3 cây cao : 1 cây thấp? a. AaBb x aabb b. AABb x aabb c. AaBB x AaBB d. AaBb x AaBb Câu 45: Ở cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Số loại thể đột biến kiểu fị bội (2n + 1) khác nhau có thể có của loài là a. 12 b. 24 c. 48 d. 36 Câu 46: Cây mắm biển trong rừng ngập mặn ven biển có thể sống trong môi trường có độ mặn 90%NaCl, nó sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở độ mặn 5% - 15%. Khoảng độ mặn từ 5% - 15% được gọi là a. giới hạn sinh thái. b. khoảng ức chế sinh lí. c. khoảng thuận lợi. d. giới hạn chịu đựng. Câu 47: Trong rừng mưa nhiệt đới khi cường độ chiếu sáng thay đổi thì nhiệt độ. độ ẩm không khí cũng thay đổi theo ảnh hưởng đến khả năng dinh dưỡng khoáng của thực vật. Hiện tượng trên phản ánh quy luật a. hình tháp sinh thái. b. giới hạn sinh thái. c. tác động tổng hợp của ácc nhân tố sinh thái. d. tác động không đồng đều các nhân tố sinh thái. Câu 48: Loài 1 sống ở hồ nước ngọt, loài 2 sống ở cửa sông, loài 3 sống ở bờ biển, loài 4 sống ở vùng khơi. Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất về độ mặn là a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu 49: Ví dụ nào sau đây mô tả kiểu thích nghi bắt chước? a. Sự thích nghi mà trong đó vi khuẩn kháng lại penicillin b. Sự thích nghi mà trong đó 1 số loài thú thở được khí ở dưới nước. c. Sự thích nghi mà trong đó có các loài chung nhau 1 môi trường sống. d. Sự thích nghi mà trong đó 1 loài có hình dạng giống với loài khác. Câu 50: Tín hiệu chính để khởi động nhịp sinh học ở sinh vật là a. độ ẩm. b. nhiệt độ. c. độ dài chiếu sáng trong ngày. d. trạng thái sinh lí. HẾT . tố sinh thái. d. tác động không đồng đều các nhân tố sinh thái. Câu 48: Loài 1 sống ở hồ nước ngọt, loài 2 sống ở cửa sông, loài 3 sống ở bờ biển, loài 4 sống ở vùng khơi. Loài có giới hạn sinh. loài này có bộ nhiễm sắc thể gồm: a. 24 cặp. b. 26 cặp. c. 50 cặp. d. 76 cặp. Câu 14: Kiểm tra tế bào học của 1 con chấu chấu đực, người ta phts hiện số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma của. ĐỀ SỐ 26 Thời gian: 90 phút Câu 1: Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan