Đề thi thử TS ĐH môn Sinh học số 25

6 281 0
Đề thi thử TS ĐH môn Sinh học số 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ SỐ 25 Thời gian: 90 phút Câu 1: 1 phân tử mARN dài 5100A 0 được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỷ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo 1 đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp 1 đoạn ADN trên là a. G = X = 600, A = T = 900 b. G = X = 525, A = T = 975 c. G = X = 900, A = T = 600 d. G = X = 975, A = T = 525 Câu 2: Ở người, bệnh máu khó đông do 1 gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%? a. X m X m x X m Y b. X M X m x X m Y c. X m X m x X M Y d. X M X M x X M Y Câu 3: Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là a. NMU b. cônsixin c. EMS d. 5BU Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây không phản ánh sự thoái hóa bộ sinh học? a. Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn. b. Số lượng cá thể giảm dần, tỷ lệ sống sót ngày càng thấp. c. Nội bộ ngày càng ít phân hóa,1 số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng sẽ bị diệt vong. d. Tiêu giảm 1 số bộ phận của cơ thể do thích nghi với đời sống ký sinh đặc biệt. Câu 5: Cho 1 cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với 1 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn ở đời con là a. 1 6 b. 1 12 c. 1 36 d. 1 2 Câu 6: Trên 1 đảo mới được hình thànhdo hoạt động của núi lửa, nhóm sinh vật có thể cư trú đầu tiên là a. sâu bọ. b. thực vật thân cỏ có hoa. c. thực vật hạt trần. d. địa y. Câu 7: 1 quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 F 1 : 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 F 2 : 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 F 3 : 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 F 4 : 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1 Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? a. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. b. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. c. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. d. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. Câu 8:Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? a. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa b. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa c. 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa d. 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa Câu 9: Hình thành loài mới a. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong 1 thời gian ngắn. b. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật. c. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. d. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Câu 10: Có 7 phân tử ADN tự nhân đôi 1 số lần bằng nhau đã tổng hợp được 431 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là a. 4 b. 6 c. 5 d. 3 Câu 11: Khi trong 1 sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn gốc sống thì cạnh tranh giữa các loài sẽ a. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. b. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. c. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. d. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. Câu 12: Có 3 tế bào sinh trứng củ 1 cá thể có kiểu gen AB/ab DdEeHh liên kết hoàn toàn tiến hành giảm phân bình thường hình thành trứng. Số loại trứng tối đa có thể tạo ra là a. 32 b. 16 c. 8 d. 3 Câu 13: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có 1 người mang gen bạch tạng. 1 cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là a. 0,0125% b. 0,025% c. 0,25% d. 0,0025% Câu 14: 1 số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người là a. chữ viết và tư duy trừu tượng. b. các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt). c. sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống. d. sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống. Câu 15: 1 loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể 3 kép (2n + 1 + 1) có thể có ở loài này là a. 21 b. 42 c. 7 d. 14 Câu 16: Ở ruồi giấm, 2n = 8. 1 nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở 3 nhiễm sắc thể thuộc 3 cặp tương đồng số 1, số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tổng tỷ lệ các loại giao tử có thể mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là a. 1 2 b. 1 4 c. 7 8 d. 7 16 Câu 17: Trên 1 nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5cM, BC = 16,5cM, BD = 3,5cM, CD = 20cM, AC = 18cM. Trật tự đúng của ácc gen trên các nhiễm sắc thể đó là a. CABD b. DABC c. ABCD d. BACD Câu 18: Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do a. sự xuất hiện các đột biến cổ dài. b. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên. c. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao. d. sự chọn lọc các đột biến cổ dài. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng với tháp sinh thái? a. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. b. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. c. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. d. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. Câu 20: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng? a. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa của gen. b. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn. c. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN d. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. Câu 21: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong 1 tế bào của thể không đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là a. 60 b. 20 c. 36 d. 42 Câu 22: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, 1 gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu gen mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ a. 27 256 b. 9 64 c. 3 64 d. 3 256 Câu 23: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp? a. ADN pôlimeraza và amilaza b. Restrictaza và ligaza c. amilaza và ligaza d. ARN - pôlimeraza và peptidaza Câu 24: Ở 1 loài thực vật, tính trạng về màu sắc hoa do 2 gen không alen quy định. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa đỏ thu được F 1 có 163 cây hoa tím, 107 cây hoa đỏ và 18 cây hoa trắng. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ cây hoa đỏ ở F 1 dị hợp trong tổng số cây hoa đỏ ở F 1 là a. 2 3 b. 3 8 c. 1 8 d. 1 6 Câu 25: 1 gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỷ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.10 4 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là a. T = A = 601 và G = X = 1199 b. T = A = 598 và G = X = 1202 c. T = A = 599 và G = X = 1201 d. T = A = 600 và G = X = 1200 Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa? a. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến. b. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể. c. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền. d. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. Câu 27: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. 2 cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai AB/ab X D X d x AB/ab X D Y cho F 1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỷ lệ 15%. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ ruồi đực F 1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là a. 2,5% b. 5% c. 15% d. 7,5% Câu 28: Ở người, kiểu gen I A I A , I A I O quy định nhóm máu A; kiểu gen I B I B , I B I O quy định nhóm máu B; kiểu gen I A I B quy định nhóm máu AB; kiểu gen I O I O quy định nhóm máu O. Tại 1 nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào? a. 2 người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, 2 đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A. b. 2 người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, 2 đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB. c. 2 người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, 2 đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A. d. 2 người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, 2 đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O. Câu 29:Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là a. 3 256 b. 1 16 c. 81 256 d. 27 257 Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng? a. 1 bộ 3 mã di truyền có thể mã hóa cho 1 hoặc 1 số axit amin. b. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C 5 H 10 O 5 và các bazơ nitric A, T, G, X c. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin d. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng về người đồng sinh? a. Những người đồng sinh khác trứng thường khác nhau ở nhiều đặc điểm hơn người đồng sinh cùng trứng. b. Những người đồng sinh cùng trứng không hoàn toàn giống nhau về tâm lí, tuổi thọ và sự biểu hiện các năng khiếu. c. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó do kiểu gen quy định là chủ yếu d. Những người đồng sinh cùng trứng sống trong hoàn cảnh khác nhau có những tính trạng khác nhau thì các tính trạng đó chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường. Câu 32: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? a. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. b. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là ácc sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. c. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền 1 chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. d. năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hòa và được sử dụng trở lại. Câu 33: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi tổ chức sống, trong đó quan trọng nhất là sự chọn lọc ở cấp độ a. phân tử và tế bào. b. quần xã và hệ sinh thái. c. quần thể và quần xã. d. cá thể và quần thể. Câu 34: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trệ cùng một cặp nhiễm sắc thể. Câu dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn: 190 cây thân cao. quả dài :440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xỷ ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là a. 12%. b. 36%. c. 24%. d. 26%. Câu 35: Ở một loại thực vật. gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng.Một quần thêr của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là a. 0,2A và 0,8a. b. 0,4A và 0,6a. c. 0,5A và 0,5a. d. 0,6A và 0,6a Câu 36: Các động vật ở sa mạc thường hoạt động ban đêm có kích thước cơ thể nhỏ. Điều đó thể hiện dạng thích nghi a. cấu tạo giải phẫu. b. sinh lý. c. tập tính. d. giải phẫu và tập tính. Câu 37 : Theo Đácuynh, quá trình nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật ? a. tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài. b. tác động trực tiếp của ngoại cảnh trên cơ thể sinh vật trong qú trình phát triển cá thể. c. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị có lợi, không liên quan tới chọn lóc tự nhiên. d. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 38: Thành tự nào sau đây không phải là ứng dụng kĩ thuật di truyền a. chuyển nhiền gen quý hiếm từ vi sinh vật vào thật vật. b. sản xuất hocmôn ínulin chũa bệnh tiểu đường. c. sản cuất hocmôn sinh trưởng điều trị các khuyết tật về sinh trưởng. d. sản xuất các loại thuốc trùe âu hóa học để tiêu diệt saau bọ gây hại. Câu 39: Trong phường thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trúc tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen của quần thể gốc là a. cách li địa lí. b. cách li sinh thái. c. tập quán họat động. d. chọn lọc tự nhiên. Câu 40: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gâu độ biến a. lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. b. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. c. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể . d. đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 41: Có các loại động vật A, B,C,D với các ổ sinh thái được biểu diễn trên sơ đồ sau: Loài bị canh tranh nhiều nhất là a. loài A b. loài B c. loài C. d. loài D Câu 42: Nếu trong kì sau quá trình nguyên phân có hai NST képkhông tuơng đồng không phân li, cùng về mọt cực thì sẽ tạo ra a. thể một và thể ba. b. thể bốn và thể không c. thể một kép và thể ba kép. d. thể tứ bội và thể đơn bội . Câu 43: Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là a. tạo được ưu thế lai tốt hơn. b. tái tổ hợp thông tin di truyêng giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thanh phân loại. c. hạn chế được hiên tượng thoái hóa giống. d. khắc phục được hiện tượng bất thụ. Câu 44: Điều nào sau đây được coi là 1 nhân tố không phụ thuộc mật độ, tác động đến sự tăng trưởng của ácc quần thể tự nhiên? a. Cạnh tranh cùng loài. b. Cạnh tranh khác loài. c. Hán hán hoặc lụt lội. d. Sự di cư của ácc cá thể từ quần thể này sang quần thể khác. Câu 45: Dùng cônsixin để xử lý các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được ácc thể tứ bội. Cho ácc thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cặp bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lý thuyết tỷ lệ phân li kiểu gen ở đời con là a. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa b. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa c. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 8Aaaa : 1aaaa d. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa Câu 46: Phương pháp gây đột biến ít có hiệu quả với đối tượng a. cây trồng. b. gia súc, gia cầm. c. vi sinh vật. d. nấm men. Câu 47: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây? a. Hoán vị gen. b. đột biến gen. c. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. d. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 48: Các cây thông trong rừng thường tạo ra bông và do đó giết chết các cây thong non phát tán gần đó. Điều này khiến cho quần thể thông thường phân bố theo kiểu a. ngẫu nhiên. b. theo nhóm. c. đồng đều. d. cân bằng. Câu 49: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy ácc mẫu mô của 1 cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. bằng kỹ thuật chia cắt 1 phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào trong tử cung của ácc con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của 2 phương pháp này là a. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. b. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. c. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất. d. các cá thể được tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Câu 50: 1 con kiến chúa tìm thấy 1 ổ sinh thái phù hợp với nguồn sống dồi dào và chưa có sinh vật nào cạnh tranh. Nếu không có những thiên tai xảy ra ở vùng đó, sự tăng trưởng ban đầu của quần thể kiến sẽ diễn ra theo kiểu a. thực tế. b. tiềm năng (hàm mũ) c. theo đường bằng phẳng. d. vòng tròn. HẾT . bạch tạng. 1 cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là a. 0,0 125% b. 0, 025% c. 0 ,25% d. 0,0 025% Câu 14: 1 số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc. sự thoái hóa bộ sinh học? a. Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn. b. Số lượng cá thể giảm dần, tỷ lệ sống sót ngày càng thấp. c. Nội bộ ngày càng ít phân hóa,1 số nhóm trong đó. trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là ácc sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. c. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền 1 chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản

Ngày đăng: 22/04/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan