Tiểu luận Thực trạng và những giải pháp nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức

27 11.7K 149
Tiểu luận Thực trạng và những giải pháp nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề bài : Thực trạng và những giải pháp nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với quá trình đó là sự phát triển không ngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Quá trình đó đã tạo cho đất nước chúng ta những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng có những thách thức không nhỏ mà chúng ta cần phải cố gắng để vượt qua Tình hình mới đòi hỏi những người cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước, không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương củng phải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đưa nước ta vượt qua những thách thức và khó khăn để đưa nước ta tiến lên con đường XHCN mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của vấn đề”. Đội ngũ cán bộ, công chức nước ta là lực luợng nòng cốt của Bộ máy hành chính Nhà nước, đóng vai trò rất quan trọng, cán bộ công chức là công bộc của dân, là người thực thi chính sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều mối quan hệ đã được thiết lập, như vậy có nghĩa là gia tăng khối lượng các vấn đề, các công việc cần nghiên cứu. Cán bộ, công chức là những người phải đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là phát triển kinh tế, xã hội, giới thiệu Việt Nam đến với thế giới, để thế giới biết đến dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường. Muốn được như vậy thì người cán bộ, công chức phải không ngừng học hỏi, trao dồi các kiến thức, phát huy nội lực của bản thân để tạo sức mạnh cho tập thể. Tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực thực hành công vụ của cán bộ, công chức còn nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công cuộc đổi mới dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý cũng như trách nhiệm phục vụ nhân dân. Với đề tài: “Thực trạng và những giải pháp nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.”, tôi muốn đóng góp một chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong Bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 2 phần: Phần I : Đặt vấn đề nghiên cứu Chương I : Mục đích và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Chương II : Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Phần II : Nội dung Chương I : Cơ sở lý luận Chương II : Pháp luật hoặc chế độ pháp lý về vấn đề nghiên cứu Chương III : Thực trạng về năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Chương IV : Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Mục đích và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Hiện nay, cải cách hành chính nhà nước Việt Nam và thực trạng năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề nhức nhối được quan tâm hàng đầu. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại vấn đề chất lượng cán bộ, công chức trong điều kiện hiện nay, từ đó tìm ra những giải pháp hạn chế những điểm yếu và nâng cao những điểm mạnh của họ để cho nền hành chính của nước ta thực sự trong sạch và vững mạnh hơn, để nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bài luận này ra đời nhằm mục đích giúp cho chúng ta có một cái nhìn sơ lược về cán bộ, công chức của Việt Nam. II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam, trong đó làm rõ thực trạng: vị trí, vai trò,điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ cán bộ, công chức và nêu lên những giải pháp để nâng cao năng lực thực hành công vụ của họ. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận - C.Mác và Enghen cho rằng: “ Giai cấp vô sản và chính đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững chính quyền thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ trung thành và tài năng, đáp ứng được nhiệm vụ của cách mạng”. - V.I Lênin, người đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cho phong trào cách mạng vô sản. Sau thắng lợi Cách mạng Tháng 10 Nga, khi đánh giá về việc thực hiện xây dựng CNXH của chính quyền Xô Viết, Lênin nhấn mạnh: “Nghiên cứu con người, tìm người cán bộ có bản lĩnh, có năng lực, hiện nay đó là vấn đề then chốt, nếu không mọi mệnh lệnh chỉ là mớ giấy lộn”. - Và theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Người khẳng định “Cán bộ là cái gốc của vấn đề…” và “ công việ thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém” hay “ cán bộ là người đầy tớ của nhân dân”. Như vậy có nhiều cách suy nghĩ khác nhau về vai trò của cán bộ nhưng họ đều khẳng định tầm quan trọng của một đội ngũ cán bộ có năng lực trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Các quan điểm của Đảng trong thời kỳ mới: trước tình hình mới và có nhiều thay đổi, Đảng ta đưa ra 5 quan điểm, trong đó có quan điểm cho rằng: “ Phải quán triệt quan điểm của công nhân, của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc. Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng, giáo dục các lập trường, quan điểm ý thức tổ chức cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực cho họ”. 1. Hành chính và cải cách hành chính. a.Khái niệm về hành chính Là hệ thống tổ chức của nhà nước bao gồm bộ máy nhân sự và thể chế nhà nước về tổ chức và cơ chế hoạt động, có chức năng thực thi quyền hành pháp bằng hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tức là quản lý công việc hằng ngày của nhà nước còn gọi là hành chính công hay hành chính công quyền. b.Tính tất yếu của việc cải cách hành chính Cải cách hành chính là vấn đề của mọi chế độ nhà nước. Hành chính, xét từ giác độ thể chế trong nhà nước pháp quyền là một cơ cấu của quyền hành pháp. Khi nói hành pháp là để đặt bộ máy quản lý bên cạnh các quyền lập pháp và quyền tư pháp. Như ở nước ta là mối quan hệ giữa Chính phủ - cơ quan thực thi pháp luật, Quốc hội - cơ quan lập pháp và Tòa án - cơ quan tư pháp. Nhưng hành pháp với nghĩa là cơ quan ở trung ương muốn thực hiện được vai trò quản lý các quá trình của đời sống xã hội thì cần có một hệ thống tổ chức theo chiều ngang và chiều dọc. Chiều ngang như các cơ quan cùng vị thế nhưng khác nhau về chức năng và đối tượng và chiều dọc như các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương ở nước ta. Thực chất quyền hành pháp và quyền hành chính chỉ là một: một bộ máy, một đội ngũ, một hệ thống điều hành, hệ thống chính sách. Có khác chỉ là đặt nó trong quan hệ khác nhau mà thôi. Hiện nay, vấn đề cấp hành chính đã được Hiến pháp quy định, nhưng sự bất cập về tầng nấc các cấp chính quyền ở đô thị vẫn còn không ít sự tranh luận, Mấu chốt pháp lý xuất phát từ hiến pháp. Nhưng hiến pháp là sản phẩm tư duy có tính ổn định tương đối, còn sự vận động nhất là trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế của xã hội có khi diễn ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Hành chính là cơ quan quản lý xã hội nên thiên chức của nó gắn với thực tiễn sinh động của xã hội. Xã hội luôn là một thực thể vận động vì thế hành chính với tính cách là bộ máy điều hành các hoạt động xã hội không thể “ nhất thành bất biến” nghĩa là nó phải thay đổi, bám sát đời sống. Nói cách khác xã hội thay đổi thì quản lý hành chính phải thích ứng. Cải cách hành chính phải được coi là quyết sách của Nhà nước nói chung và Chính phủ nói riêng. Cải cách hành chính về tổ chức, thể chế có liên quan đến con người từ các giác độ: kĩ năng, bản lĩnh, kiến thức… Khi thay đổi phương thức quản lý ắt sẽ dẫn đến thay đổi đối tượng, phạm vi, quy trình của quản lý. Vì thế việc từ bỏ cơ chế chủ quản được chấp nhận và thực hiện, chắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản trong rèn luyện và thực hành chuyên môn, trong phong cách, lề lối, thậm chí tính cách của người công chức: thay lối làm việc kiểu quan liêu, quan hệ xin cho, sự trì trệ vê nghiệp vụ…bằng việc giúp cho các chính trị gia, cho những người điều hành ở bên trên trong hoạch định chính sách, tăng cường công tác và nghiệp vụ thanh tra. Xét theo bản chất cố hữu nhà nước là công cụ giai cấp, mà còn có giai cấp có nghĩa là còn có kẻ no, người đói. Vậy nên tham nhũng là căn bệnh của nhà nước nói chung, không phải chỉ của nhà nước bóc lột. Thực trạng hiện nay tham nhũng như một mặt trận mà ngày nào cũng có “ súng nổ”. Lãng phí trong công vụ là một khái niệm có vẻ không “ nguy hại” mấy nhưng những số liệu khổng lồ về thất thoát, kém hiệu quả trong quản lý do lãng phí cho thấy sự nguy hại của lãng phí ở chỗ nó góp phần làm nghèo đất nước, làm hư cán bộ. Vì vậy chống tham nhũng và chống lãng phí chắc chắn phải là nội dung quan trọng trong xây dựng thể chế rèn luyện con người của cải cách hành chính hiện nay. Một lần nữa phải khẳng định rằng vấn đề nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức là một vấn đề then chốt trong công cuộc cải cách hành chính nước ta hiện nay. 2. Cán bộ công chức a. Các khái niệm cơ bản - Khái niệm cán bộ Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Luật CBCC 2008: “ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đây gọi chung là cấp tỉnh) , ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Khái niệm công chức Theo khoản 2 Điều 4 Luật CBCC 2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” - Khái niệm viên chức Theo nghị định 1 1 6/2003/NĐ-CP ngày 10- 10-2003, Viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Như vậy, Viên chức là những nhân viên làm việc trong các cơ quan y tế, giáo dục, khoa học- công nghệ, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, . . . của Đảng, nhà nước và của các đoàn thể nhân dân, các hội nghề nghiệp, mà lâu nay vẫn được gọi là công chức sự nghiệp. - Khái niệm công chức dự bị Công chức dự bị. Theo pháp lệnh công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và nghị định số 1 1 5/2003/NĐ-CP ngày 1 0- 10-2003 của chính phủ về chế độ công chức dự bị, " công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29-4-2003" b. Phân loại cán bộ, công chức - Theo đặc thù và tính chất công việc + Công chức lãnh đạo. Đây là những công chức giữ những cương vị chỉ huy trong điều hành công việc, họ là những người được quyền ra các quyết định quản lý, tổ chức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc. + Công chức chuyên gia. Họ là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có khả năng nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi công việc chuyên môn phức tạp. + Công chức thi hành công việc. Đây là những người thực thi công việc thi hành công vụ, thừa hành công việc, nhân danh quyền lực của nhà nước. Họ không có thẩm quyền ra quyết định như các cán bộ, công chức lãnh đạo, họ cũng được trao những thẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác của mình khi thực thi công việc. [...]... dưỡng Để đánh giá năng lực của cán bộ, công chức cần tiến hành các kì tập huấn kĩ năng quản lý hành chính nhà nước định kì bằng các tình huống phù hợp với vị trí công tác của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính 5 Xây dựng chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ, công chức 6 Các giải pháp khác Ngoài ra để năng cao năng lực thực hành công vụ của cán bộ, công chức còn có các giải pháp khác như: khen... đội ngũ cán bộ, công chức vừa “hồng” vừa “chuyên” đều phải thực hiện: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ cán bộ, công chức - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Tăng cường sự quản lý, lãnh đạo đội ngũ cán bộ, công chức - Gắn liền công tác đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức - Cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cán bộ, công chức - Công khai hóa công tác... và tuyển dụng cán bộ, công chức - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng ( hệ chính quy và không chính quy) cho cán bộ, công chức - Thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức 1 Thực hiện cải cách tiền lương, nâng cao đời sống cho cán bộ công chức - Tiền lương cho cán bộ, công chức là một vấn đề phức tạp đang được bàn luận tất nhiều trong các cuộc họp của. .. năm 2003 - Văn kiện của Đảng và nhà nước về cải cách hành chính - Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức - Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức III Thực trạng về năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức 1 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay... các giải pháp mạnh để điều chỉnh tiền lương khu vực nhà nước tương đương với tiền lương do thị trường quyết định - Cần có một hẹ thống quản lý nguồn nhân lực chặt chẽ và phát triển, các chức danh, chức vụ phải được xác định rõ ràng IV Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức • Giải pháp chung Là nhóm giải pháp mà bất cứ cơ quan hành chính nào muốn có được đội ngũ. .. nhiệm vụ nhưng vẫn giữ các chức cao như: Trưởng phòng hay Phó Trưởng phòng Như vậy việc quy hoạch cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, gây ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ công chức - Thứ hai là công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức là một khâu then chốt, có vai trò quyết định năng lực cán bộ, công. .. hàng năm Đảng và nhà nước cần có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong đó hai lực lượng chủ yếu là cán bộ, công chức hành chính và cán bộ, công chức cơ sở, trên cơ sở đó cải tiến công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Thứ hai, chuyển hướng căn bản về nội dung: từ cung sang cầu, từ đào tạo theo tiêu chuẩn sang đào tạo, bối dưỡng theo chức danh, năng lực - Thứ ba,... dụng cán bộ công chức không đúng chuyên môn, nghiệp vụ là nguyên nhân dẫn đến năng lực cán bộ công chức yếu kém - Thứ năm, nguyên nhân xuất phát từ bản thân người cán bộ công chức: Nhiều cán bộ công chức tự thỏa mãn với trình độ, kỹ năng mà mình hiện có nên không cần tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao Những cán bộ công chức có năng lực thực sự có tâm lý chung là muốn làm việc trong cơ quan, hành. .. cao hơn Và thời thế luôn thay đổi, do đó các giải pháp cũng phải được thay đổi tùy theo tình hình để nâng cao năng lực thực hành công vụ một cách tối đa Kết luận Đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện chương trình cải cách hành chính để nền hành chính có thể phục vụ nhân dân một cách tốt nhất Trên đây là những cái nhìn sơ lược về cán bộ, công chức trong công cuộc cải cách hành chính Việt Nam Để nâng cao. .. Nam Để nâng cao năng lực thực hành công vụ của cán bộ, công chức theo đúng tinh thần của Đảng và Nhà nước đã đề ra đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực của các ban ngành, đoàn thể Tài liệu tham khảo 1 Các trang web… 2 Tạp chí cải cách hành chính nhà nước 3 Tạp chí Lao động- thương binh- xã hội 4 Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa . cứu Chương III : Thực trạng về năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Chương IV : Giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. PHẦN I. trạng và những giải pháp nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. ”, tôi muốn đóng góp một chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp. Đề bài : Thực trạng và những giải pháp nâng cao năng lực thực hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và đang trong

Ngày đăng: 21/04/2015, 20:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan