SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

10 2.7K 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ A. ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong những năm gần đây ngành Giáo dục nói chung đang đứng trước những hiện tượng không được sự đồng thuận của xã hội nhưng những hiện tượng ấy chỉ là những hiện tượng đơn lẻ của một số ít người và không ai có thể phủ nhận được một điều là ngành Giáo dục chúng ta hiện nay đang trên đà chuyển biến với chiều hướng tích cực đồng hành cùng với sự vươn lên của xã hội. Vậy những điều nào đã tạo ra sự chuyển biến ấy? Câu trả lời có lẽ trong chúng ta ai cũng hiểu, vâng một trong những điều cơ bản ấy chính là những người thầy cô giáo trong nhà trường. Vậy làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ luôn vững vàng trong công tác chuyên môn để dìu dắt thế hệ trẻ ? Đây chính là điều trăn trở của tất cả ban giám hiệu của các trường nói chung và của trường Thạnh Phú B nói riêng. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Sau đây, chúng tôi xin nêu một vài công việc đã thực hiện nhằm góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường . I. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU : 1/ Vai trò của BGH : 1 - Không những Ban giám hiệu là người quản lyù, giúp Giáo viên định hướng được công việc cần thực hiện, cần tuân thủ mà còn là người bạn cùng song hành với mình trong công tác giáo dục và giảng dạy của chính mình. Luôn xây dựng mối quan hệ thân ái, chan hòa với Giáo viên. - Luôn khuyến khích, động viên người thầy; Luôn đề cao tiêu chí dạy vì học sinh không tự tạo áp lực nặng nề cho tiết dạy và nhất là không phải dạy vì sự đối phó. Người cán bộ quản lý phải thể hiện được mình là chỗ dựa của người giáo viên theo hướng tích cực và động viên thầy cô giáo luôn sẵn sàng bày tỏ những khó khăn, vướng mắc của mình. - Giúp cho giáo viên nhận thức rõ : Ở Tiểu học kiến thức khoa học không nhiều, không phải là tất cả – điều quan trọng nhất là dạy cho học sinh cách lĩnh hội kiến thức đó như thế nào ? Đây là yếu tố cốt lõi nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học mới. - Yêu cầu đối với giáo viên đứng lớp phải xác định đúng mục đích yêu cầu của từng bài học ( đảm bảo nhẹ nhàng ), cân nhắc để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức cho học sinh được hoạt động một cách tự nhiên không gò ép và thông qua các hoạt động của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự lĩnh hội kiến thức , hình thành và rèn luyện được kĩ năng và như vậy hoạt động dạy học chắc chắn sẽ đạt được chất lượng tốt và thực sự có hiệu quả. 2 Vì vậy trong công tác tổ chức ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu đã họp và thống nhất các yêu cầu về công tác phân công lớp để có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau kịp thời dựa trên các tiêu chí: - Khi phân công, Ban giám hiệu cần nắm được điểm mạnh, điểm hạn chế từng giáo viên để xếp lớp cho phù hợp . - Bố trí nhân sự trong các tổ khối chú ý dàn trải lực lượng đồng đều. Xếp lớp, phòng học cũng được nghiên cứu dựa trên yếu tố người có kinh nghiệm kế bên giáo viên mới ra trường, giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế. 2/ Vai trò của Tổ – Khối : Nếu người cán bộ quản lý là một người bạn thì Tổ khối chính là một ngôi nhà nhỏ mà tất cả các thành viên trong ngôi nhà ấy là những anh chị em không những cùng nhau chia ngọt – sẻ bùi mà còn là nơi giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nâng cao tay nghề. Tổ khối cần lập kế hoạch thao giảng – dự giờ theo từng tháng – từng tuần và luôn đi sát để hướng dẫn và tạo điều kiện cho người giáo viên trong khối được học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thao giảng,… . Xây dựng người Tổ – Khối trưởng biết việc và phải luôn năng động, biết cách tổ chức sinh hoạt trong khối để hoạt động khối đồng bộ với hoạt động chung của trường và mang tính thiết thực là nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi thành viên trong khối. Làm thế nào biến buổi sinh hoạt tổ khối thành nhu cầu thật sự đối với giáo viên. Muốn thế , trong các sinh hoạt khối cần có nội dung thật cụ thể, thật thiết thực. 3 Đồng thời cán bộ quản lý phải thường xuyên tham gia và là người luôn khơi gợi cho giáo viên trình bày, đặt vấn đề cho giáo viên suy nghĩ, tìm hướng giải quyết và cùng trao đổi. Qua đó phát huy tính tích cực và khả năng riêng của mỗi giáo viên, giúp giáo viên có khả năng nhận xét, phê bình. II. VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 1/ Xây dựng đội ngũ ý thức tự bồi dưỡng: Đứng trước một yêu cầu cấp thiết của ngành hiện nay là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy thì vấn đề tự bồi dưỡng, tự nâng cao nhận thức của người thầy vô cùng quan trọng, nhận thức về việc đổi mới có thông thì việc thực hiện đổi mới phương pháp mới có hiệu quả. Do đó, việc đổi mới có thành công hay không chính là việc đổi mới tư duy của người thầy. Vì vậy, trong mỗi buổi họp hội đồng sư phạm hoặc khối Chuyên môn, ban giám hiệu hoặc Tổ khối trưởng thường xuyên nhắc nhở bản thân giáo viên nếu không tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, sẽ sớm bị đào thải bằng cách: - Đưa các yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát phát huy tính tích cực học sinh vào các chuẩn đánh giá tiết dạy. Sau khi dự giờ, ban giám hiệu sẽ giúp giáo viên nhận ra những điểm còn thiếu sót, những điểm mạnh cần phát huy trong việc giúp các em chiếm lĩnh các tri thức mới hoặc những chỗ cần khai thác những vốn hiểu biết – vốn sống của các em mà không nhất thiết phải giảng giải nhiều,… 4 - Động viên đội ngũ nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình qua các tài liệu tập huấn chương trình thay sách. Cung cấp các sách báo đến tận Tổ – khối . 2/ Tổ chức Hội thi Giáo viên Giỏi: a/ Đối với hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: Hằng năm nhà trường đều duy trì hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mục đích không phải là để có được danh hiệu “ Giỏi cấp trường” và mỗi Giáo viên trong đơn vị cần xác định đây là dịp để học tập về phương pháp giảng dạy, các kỹ năng đứng lớp, về các hình thức tổ chức lớp, để bổ sung kiến thức, bổ sung trình độ nghiệp vụ cho mình Do đó, sau mỗi tiết dạy cán bộ quản lý đều ngồi lại với khối phân tích những ưu khuyết điểm của từng hoạt động, của từng bài dạy. Việc làm này nhằm mục đích giới thiệu những điểm hay, điểm mới để Giáo viên có thể vận dung, bổ sung cho tiết dạy của mình Cần làm cho hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường không mang tính hình thức, không mang tính phong trào mà qua hội thi mỗi giáo viên khi tham dự đều có một động cơ đúng là để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho chính bản thân mình. Đồng thời với việc làm trên chính là cơ sở để xây dựng tâm lý vững vàng, xây dựng bản lĩnh sư phạm cho người thầy. Song song điều này thì trong điều kiện nếu được chọn dự thi cấp huyện, trên một phương diện nào đó giáo viên có thể đảm bảo được về 5 kỹ năng đứng lớp của mình và điều cốt lõi nhất là xây dựng được bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ của mình: “Vững về nghiệp vụ – Khá, giỏi về chuyên môn” b/ Công tác xây dựng Giáo viên Giỏi cấp huyện: Trên cơ sở hội thi giáo viên dạy giỏi tại trường, dựa trên kế hoạch chuyên môn của Phòng Giáo dục hàng năm, nhà trường đã tiến hành chọn giáo viên đạt thành tích cao trong hội thi tại cơ sở và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phân công cụ thể phó Hiệu trưởng luôn đi sát hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về chuyên môn, về nghiệp vụ, về cách xử lý tình huống sư phạm,… Thường xuyên thăm lớp tạo tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết ngay các vướng mắc, những khó khăn mà người giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ thể. c/ Công tác chuẩn bị: - Tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp trong khối của trường cùng với Ban giám hiệu. - Sau mỗi tiết dự giờ, gợi mở để giáo viên trình bày phương án giảng dạy của mình, qua đó ban giám hiệu phân tích cụ thể để giáo viên lựa chọn được phương án giảng dạy hợp lý phù hợp với lớp mình. Mục đích của việc làm này để giúp cho giáo viên có cơ hội thông qua công tác dự giờ, tham dự rút kinh nghiệm cùng với ban giám hiệu sẽ từng bước hoàn thiện hơn về tay nghề của mình. 6 d/ Thực hiện : Khi nhận được kế hoạch chính thức của Phòng Giáo dục, của về việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, nhà trường đã tiến hành họp toàn bộ giáo viên các khối có giáo viên tham dự hội thi và phân công cụ thể : * Đối với GV dự thi : + Chuẩn bị các thiết kế bài dạy. + Bản thân giáo viên dự thi phải tự tin, bản lĩnh và khả năng tự lập trong việc chuẩn bị các thiết kế bài dạy. * Đối với Khối : - Tăng thời gian họp khối định kỳ để cùng góp ý về các thiết kế bài soạn cho GV (đối với các bài khó), về các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp,… - Kiểm tra lại các đồ dùng dạy học. * Đối với Ban giám hiệu : - Thông báo nội dung và hình thức thi. - Ngày và cung cấp các tài liệu, văn bản liên quan đến vấn đề thi. - Hỗ trợ tinh thần và chuẩn bị cơ sở vật chất. - Luôn định hướng, động viên cho giáo viên cần bình tĩnh, tự tin để có thể giải quyết tốt trước các tình huống. 7 - Đối với các thiết kế bài dạy, ban giám hiệu cùng với tổ khối đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý,… Nhiệm vụ chính trong việc định hướng các hoạt động vẫn là người giáo viên.  Nhìn chung, trong việc dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện sự nỗ lực của giáo viên là chủ yếu , ban giám hiệu hoặc Tổ khối chỉ hỗ trợ về tinh thần .  Để đạt được kết quả tốt, bản thân người giáo viên cần có tinh thần và ý chí tự rèn, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Qua các công việc đã thực hiện, nhà trường đã đạt khá tốt về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Người cán bộ quản lý phải luôn năng động và đi sát với đội ngũ giáo viên để kịp thời hỗ trợ và giúp đỡ. - Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tiếp cận với điều hay của đơn vị bạn, của các giáo viên trong khối. - Có sự tin tưởng và nhận định đúng đắn về năng lực của đội ngũ. - Không nên cầm tay chỉ việc cho người giáo viên hãy để người giáo viên tự suy nghĩ để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu. - Có biện pháp khơi gợi cho giáo viên tự nhận thấy những ưu và khuyết điểm trong từng hoạt động trên lớp và từ những ưu khuyết của mình, giáo viên từng bước hoàn chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình học sinh của lớp mình. 8 - Bản thân người giáo viên phải nâng cao tinh thần tự học – tự rèn. IV. KẾT LUẬN : Như vậy, qua các công việc đã thực hiện, điều thành công lớn nhất mà nhà trường đã đạt được chính là đã nâng cao sự hiểu biết, những kinh nghiệm qúy báu trong công tác giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Và điều quan trọng hơn cả, là giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc dạy thật, học thật. Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắn nhủ trong công tác xây dựng đội ngũ, bồi dưỡng giáo viên đó là nỗ lực của người giáo viên là chủ yếu, mọi tác động khác chỉ mang tính hỗ trợ. Hãy để người giáo viên tự sáng tạo và phát huy ưu điểm của mình có như thế mới thấy được cái “Tài” thực sự trong mỗi giáo viên chúng ta. V. PHẠM VI ÁP DỤNG: Qua các công việc đã thực hiện và đối chiếu điều kiện thực tế, bản thân chúng tôi nhận thấy có thể vận dụng cho các trường trong huyện. Người thực hiện Nguyễn văn Thanh 9 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN 10 . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ A. ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong những năm gần đây ngành Giáo dục nói chung. các công việc đã thực hiện, nhà trường đã đạt khá tốt về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Người cán bộ quản lý phải luôn năng động và đi sát với đội ngũ. tôi xin nêu một vài công việc đã thực hiện nhằm góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường . I. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU : 1/ Vai trò của BGH : 1 - Không

Ngày đăng: 21/04/2015, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan