MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO VÙNG DTTS

13 1.4K 0
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO VÙNG DTTS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO VÙNG DTTS Kính gửi: Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Kon Rẫy. Bộ phận chuyên môn Mầm Non. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn làm quen văn học cho học sinh DTTS trường Mầm Non Hoa Hồng báo cáo tham luận về một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Làm quen văn học (LQVH) như sau: I / ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay cùng với sự đi lên của xã hội thì những đòi hỏi của ngành Giáo dục nói chung và cấp học mầm non nói riêng cũng có những đổi mới để theo kịp sự tiến bộ chung của toàn xã hội để có thể đáp ứng những yêu cầu đó thì bậc học mầm non của huyện Kon Rẫy nói chung và xã ĐăkTờ Re nói riêng đã tiến hành thực hiện chương trình GDMN mới, để đạt được mục tiêu đó là xây dựng cho xã hội mai sau một con người mới hiện đại con người mới xã hội chủ nghĩa, bắt kịp đà phát triển của xã hội , xây dựng những con người làm chủ tương lai làm chủ kiến thức khoa học công nghệ trong thời đại mới. Như chúng ta đã biết để 1 đứa trẻ phát triển tốt nhất chúng ta không được coi nhẹ bất kì 1 lĩnh vực nào mà cần phải coi trọng tất cả 5 lĩnh vực : phát triển Nhận thức, Phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển tình cảm xã hội và phát triển ngôn ngữ. thực hiện tốt điều đó có nghĩa là chúng ta đã giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất góp phần hình thành nên nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Ở trường Mầm Non trẻ không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng mà trẻ còn được học, được làm quen với rất nhiều môn học khác nhau trong đó có môn làm quen văn học. Đây là một môn học hấp dẫn giúp trẻ được làm quen với một số tác phẩm văn học mang đậm tính nhân văn. Qua môn làm quen văn học trẻ được cảm nhận những vần điệu của thơ ca hò vè, cảm nhận được những tình cảm gia đình ông bà, cha mẹ, anh chị em , tình cảm bản bè. Trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài thơ , ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi của mình , đồng thời trẻ cũng nhận ra được những cái thiện và cái ác qua các tác phẩm….Nhưng để giúp trẻ có thể cảm thụ được hết cái sâu sa và nhận ra được những điều hay lẽ phải của môn học đòi hỏi phải có cách tổ chức tiết dạy phù hợp , hấp dẫn lôi cuốn, đó là cả một quá trình đổi mới về phương pháp giúp trẻ cảm thụ được hết cái đẹp trong tác phẩm văn học điều đó cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức môn làm quen văn học cho trẻ, phải tìm ra được những biện pháp giúp trẻ học tốt môn học này. II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH : 1- Thuận lợi : - Nhà trường luôn được sự quan tâm và chỉ đạo toàn diện của phòng giáo dục & đào tạo Kon Rẫy. Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác XHHGD. - Ban giám hiệu luôn đoàn kết thống nhất cao trong quá trình xây dựng kế hoạch một cách có hiệu quả. - Đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ , nhiệt tình , yêu nghề mến trẻ. Đoàn kết có phẩm chất đạo đức tốt ,có nếp sống văn hoá lành mạnh. - Hội cha mẹ phụ huynh nhiệt tình ủng hộ cùng cộng đồng trách nhiệm trong các hoạt động của nhà trường: Phong trào thi đua"2 tốt",công tác xã hội hoá giáo dục,công tác nuôi dạy con theo khoa học , luôn luôn được duy trì và đạt đựợc kết qủa nhất định . - Cơ sở vật chất nhà trường luôn được cải tạo bổ sung kịp thời theo hướng đồng bộ dần đáp ứng cho nhu cầu dạy và học. đảm bảo cảnh quan môi trường Xanh- Sạch- Đẹp. - Năm thứ sáu thực hiện cuộc vận động " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục " gồm 4 nội dung do Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo phát động, năm thứ năm thực hiện các cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Năm thứ tư thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2 - Khó khăn : - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. - Phụ huynh đa số làm nông nghiệp , không có công ăn việc làm ổn định cho nên việc tham gia đóng góp cho con không có và chưa coi trọng đến việc học tập của con cái. - Đội ngũ giáo viên năng lực không đồng đều, giáo viên mới vào nghề chưa có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ - Đồ dùng trang thiết bị còn thiếu như kệ trưng bày đồ dùng đồ chơi không có, nhất là vi tính để phục vụ cho công tác quản lý, công tác soạn giảng của giáo viên, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học của nhà trường. - Học sinh DTTS nhút nhát , khó hòa đồng cùng bạn , thường xuyên vắng học theo cha mẹ đi nương rẫy. III. THỰC TRẠNG: a. Tình hình cán bộ Cán bộ quản lý – giáo viên : - Tổng số : 13 đồng chí : - Trong đó: + Cán bộ quản lý: 2 đồng chí. + Giáo viên đứng lớp: 11 đồng chí. - Trình độ chuyên môn: + Đại học : 3 đồng chí. + Cao đẳng : 3 đồng chí. + Trung cấp : 7 đồng chí b. Học sinh: - Tổng số học sinh trong toàn trường là 187 nữ 98 DT 152 nữ dân tộc 77 cháu. - Nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh mẫu giáo đầu năm môn làm quen văn học, kết quả như sau: + Giỏi: 15% + Khá : 25% + Trung bình : 35% + Yếu : 25% - Với kết quả trên nhà trường đã tìm ra những biện pháp để triển khai thực hiện đưa chất lượng môn làm quen văn học ngày một tốt hơn: IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trẻ mầm non chưa biết chữ. Tác phẩm văn học đến với trẻ qua lời đọc kể của cô. Cô giáo là người trung gian giữa tác giả, tác phẩm và trẻ. Qua cô trẻ hiểu tác phẩm, hiểu tình cảm thái độ của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và sự rung cảm của trẻ với tác phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo là người tổ chức cho trẻ làm quen văn học, cô đề ra mục đích giáo dục, biện pháp, phương pháp, để đạt được mục đích đề ra, là người quyết định hiệu quả của giờ học làm quen văn học. Để thực hiện tốt việc dẫn dắt trẻ đến với tác phẩm văn học trường Mầm Non Hoa Hồng đã mạnh dạn sử dụng những biện pháp sau: 1. Đối với Cán bộ quản lý: - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cụ thể và chặt chẽ, quán triệt đến giáo viên tầm quan trọng của môn làm quen văn học đến sự phát triển toàn diện của trẻ về ngôn ngữ , tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp tập huấn , dự giờ môn làm quen văn học, chỉ đạo cho tổ cốt cán xây dựng tiết dạy mẫu để thống nhất biện pháp dạy học phù hợp. - Chuyên môn lên kế hoạch giảng dạy môn làm quen văn học đúng nội dung chương trình theo quy định. - Chỉ đạo cho cho giáo viên thực hiện tốt công tác bán trú đối với những lớp có điều kiện, tổ chức việc dạy 2 buổi/ngày để ôn luyện cho học sinh. Chỉ đạo cho tổ chuyên môn 1 tháng 2 buổi vào chiều thứ 6 tổ chức làm đồ dùng đồ chơi cho từng lớp phục vụ tiết dạy. Đồng thời tổ chức thi làm và sử dụng đồ dùng tự tạo mỗi năm 2 đợt 20/11 và 8/3 để phục vụ cho môn làm quen văn học và những môn học khác. 2. Đối với giáo viên. - Làm tốt công tác dân vận, tham gia vào các buổi họp thôn tuyên truyền cho phụ huynh tầm quan trọng của việc học đối với trẻ , không đưa con em đi nương rẫy tạo điều kiện cho trẻ đến trường lớp. - Cô giáo phải mầm non phải có khả năng tìm tòi và nhận ra cái hay cái đẹp trong nội dung và hình thức tác phẩm, phải thật sự rung cảm dù đó chỉ là tác phẩm giành cho trẻ. Muốn vậy giáo viên phải luôn trau dồi kỹ năng cảm nhận văn thơ. - Cô phải đọc trước tác phẩm ở nhà để hiểu được nội dung của tác phẩm , nhịp điệu cửa thơ và nội dưng cốt truyện. - Cần nắm vững đặc điểm lứa tuổi, khả năng cảm nhận thơ văn của trẻ. - Nắm vững nhiệm vụ của môn học. - Có phương pháp dạy thơ văn cho trẻ. - Luôn trau dồi năng lực, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, truyền cảm, giọng đọc phù hợp với các thể loại thơ, phù hợp nội dung tư tưởng cũng như từng nhân vật trong tác phẩm văn để truyền đến cho trẻ những rung cảm đối với tác phẩm. Không ngừng học hỏi, trau dồi, trang bị kiến thức cho mình từ đồng nghiệp, sách báo, tạp chí, các kênh thông tin đại chúng…. - Với tác phẩm thơ văn cho trẻ giáo viên phải luôn giữ tâm hồn mình trong sáng, đẹp. Có tâm lòng nhân hậu, lòng yêu thương trẻ thiết tha. - Luôn có sự sáng tạo sư phạm. - Luôn bám sát phân phối chương trình qui định theo chủ điểm, chủ đề của từng tháng, từng bài dạy, lên nội dung yêu cầu cụ thể của các bài dạy và kế hoạch mọi lúc mọi nơi. 2.1 Sự chuẩn bị của giáo viên Dạy một tiết LQVH công tác chuẩn bị của giáo viên là hết quan trọng. Để một tiết dạy đạt hiệu quả cần phải có sự chuẩn bị chu đáo. - Chuẩn bị trước khi lên lớp: - Giáo viên phải đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ để xác định đúng nhịp, vần . Đọc kỹ câu chuyện kể, nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện, phân tích các tuyến nhân vật, tập thể hiện giọng nói của từng nhân vật cho hợp với bản chất của nhân vật để hiểu thấu đáo nội dung của tác phẩm gồm: Tìm hiểu kỹ nội dung: Giáo viên phải xác định rõ điều gì phản ánh trong tác phẩm mà trẻ có khả năng tự hiểu, điều gì cần hướng trẻ phải chú ý, cần giải thích thì trẻ mới hiểu và tìm cách giúp trẻ hiểu những chi tiết khó hiểu đó. Tìm hiêu về nghệ thuật: Lựa chọn trong tác phẩm những câu, từ, và đoạn thơ, khổ thơ nào có giá trị và phù hợp để làm giàu vốn từ cho trẻ (đối với thơ), tìm hiểu, lựa chọn những câu chuyện có cấu trúc dễ hiểu dễ thuộc và xác định loại Truyên, lựa chọn nội dung sát với đời sống thực tiễn và vốn sống của các cháu (đối với truyện). Giáo viên cần xác định những từ khó cần phải giải thích để trẻ cảm nhận dễ dàng và đúng về nội dung của tác phẩm. Học thuộc lòng và tập đọc diễn cảm bài thơ, câu truyện. Chuẩn bị phương tiện cần thiết như soạn giáo án, giáo cụ trực quan… - Tiến hành dạy (đối với thơ): tuỳ theo nội dung yêu cầu cụ thể của mỗi tiết dạy, mỗi bài thơ. Nếu bài thơ ngắng dễ thuộc thì cô có thể dạy trẻ 1 tiết còn đối với những bài thơ dài khó nhớ cô có thể dạy trẻ 2 tiết tùy vào sự nhận thức của trẻ. Đối với tuyện cũng vậy. 2.2/ Đối với trẻ. Luôn cho trẻ có mối quan hệ thường xuyên, trực tiếp với tác phẩm thơ văn. Lựa chon những tác phẩm cho trẻ làm quen cần phải đảm bảo tính vừa sức, phải phù hợp với trình độ nhận thức với đặc điểm tư tưởng, tình cảm và khả năng ngôn ngữ của trẻ Giúp trẻ hiểu được nội dung bài thơ, câu chuyện và các động cơ hành động của các nhân vật trong mỗi tác phẩm. Tạo cho trẻ sự chú ý, say mê với tác phẩm, hình thành ở trẻ hứng thú nhận thức, cảm xúc thẩm mỹ nghệ thuật. Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kể chuyện diễn tả được giọng của từng nhân vật. Giúp trẻ tập trung vào việc nghe tác phẩm văn học. Hướng sự chú ý của trẻ vào tư tưởng cảm xúc của tác phẩm (đồng cảm với tác phẩm). Giúp trẻ tiếp cận toàn bộ và chi tiết tác phẩm một cách đầy đủ, diễn cảm. Chuẩn bị các vốn sống cần thiết để trẻ hiểu các chi tiết liên quan có trong bài thơ sắp được làm quen. Hình thành ở trẻ một thái độ quan hệ sáng tạo đối với tác phẩm thơ văn nói riêng và nghệ thuật nói chung. * Chuẩn bị cho trẻ: Chuẩn bị cho trẻ trước khi lên lớp là từ 3- 4 ngày gồm: Chuẩn bị vốn sống cần thiết để trẻ có thể hiểu các chi tiết liên quan có trong tác phẩm được làm quen, có thể cho trẻ xem tranh hoặc tổ chức cho trẻ làm quen với cảnh vật, sự việc trong tác phẩm mà cháu sắp làm quen qua các hoạt động khác. Trang bị cho trẻ kiến thức về văn học cần thiết để hiểu tác phẩm: Hiểu nghĩa các từ khó, làm quen trước với các câu đặc trưng của tác phẩm. Học thuộc các câu thơ, câu văn góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật… Các câu có ý nghĩa đặc biệt của tác phẩm. 2.3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). - Muốn ứng dụng được công nghệ hiện đại này vào trong việc dạy học thì trước tiên đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng máy vi tính. Trẻ rất hiếu động, tò mò ham hiểu biết và tiếp thu rất nhanh nên việc tiếp cận với CNTT rất đơn giản. Nhà rường đã chỉ đạo cho giáo viên đưa CNTT vào giảng dạy và đa số giáo viên đã ứng dụng có hiệu quả , qua dự giờ cho thấy học sinh rất hứng thú học và tiếp thu bài tốt. 2.4. Phối hợp với phụ huynh: - Qua hội nghi phụ huynh nhà trường chỉ đạo cho giáo viên kết hợp giới thiệu với phụ huynh về cách trang trí , trưng bày lớp học và những đồ dùng trang trí cho góc bé làm quen văn học , vận động phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng trang trí. - Giáo viên thường xuyên vận động phụ huynh quan tâm đến việc học của con em , để phụ huynh giúp con em mình học tốt hơn ở nhà. 2.5. Phối hợp với địa phương: - Nhà trường luôn phối kết hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh , vận động học sinh ra lớp đầy đủ đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. 2.6. Các hình thức cho trẻ tiếp cận tác phẩm văn học khác ngoài tiết học (mọi lúc mọi nơi). - Mặc dù trong chương trình đã có những giờ qui định để các cháu làm quen với tác phẩm văn học. Nhưng trong những giờ hoạt động khác giáo viên quan tâm tích hợp việc dạy thơ văn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Đối với tiết học tập nói tiếng việt giáo viên cần thường sử dụng thơ ca để miêu tả về loài vật, ví dụ bài thơ “ Đồ dùng, đồ chơi của lớp” khi cho cháu làm quen với những đồ dùng đồ chơi của lớp. Hay về tết nguyên đán đọc bài thơ“ Mùa xuân” khi cho cháu làm quen với thực vật đọc thơ “hoa kết trái” hay truyện “Chú đỗ con” trẻ tìm hiểu về sự trưởng thành của cây.… - Đối với những giờ học tạo hình, học âm nhạc… cháu cùng cô giáo nhớ lại các nhân vật hoặc tình tiết trong những bài thơ mà các cháu sắp vẽ, sắp hát. Ví dụ: Khi dạy cháu vẽ ông mặt trời, hoặc dạy cháu bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” thì cô và cháu cùng đọc bài thơ “ ông mặt trời óng ánh.” Để cháu cảm nhận được vẻ đẹp của ông mặt trời thêm sâu sắc. - Ngoài giờ học ra giáo viên còn đọc cho cháu nghe một câu truyện thơ, một bài thơ nào đó phù hợp với những điều kiện xung quanh đúng với mong muốn của trẻ cũng giúp cho trẻ thêm sảng khoái và có hứng cảm thụ tác phẩm thơ thêm sâu sắc. Ví dụ khi trời mưa giáo viên hướng trẻ quan sát trời mưa rồi đọc cho cháu nghe bài thơ “ Mưa” của Trần Đăng Khoa: - Cháu sẽ thấy được sự thay đổi của thời tiết một ách rõ ràng , và hình ảnh cay cói, hoa cỏ hiện lên trước mắt trẻ qua thơ ca. - Trước khi dạy trẻ học, giáo viên phải thường xuyên đọc cho trẻ nghe về bài thơ, câu truyện sắp dạy, trao đổi với trẻ về nội dung của tác phẩm. - Cho trẻ xem những tranh ảnh trong sách báo có hình ảnh thể hiện nội dung của bài học, gợi ý miêu tả nội dung bài qua những hình vẽ minh hoạ. Thể hiện trong tranh mối liên hệ giữa tranh và những dòng thơ chữ to. - Giúp trẻ hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ, câu chuyện. Qua đó giúp trẻ luyện phát âm các từ khó và cách đọc làm giàu vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: câu truyện: “nhổ củ cải” Cho trẻ vận động theo bài “Củ cải trắng”. Hay môn tập nói tiếng việt : chủ đề: động vật nuôi trong gia đình, câu truyện “Gà trống, mèo con và cún con”. Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình. Còn ở môn toán, dạy bài: “Cao hơn- thấp hơn, liên hệ với câu chuyện “cây khế”. Trẻ áp dụng được sự so sánh đặc điểm về ai cao hơn, ai thấp hơn giữa hai anh em . 2.7. Các hình thức cho trẻ tiếp cận tác phẩm văn thơ trên tiết dạy. -Giáo viên cần rút ra một điều quan trọng khi cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ văn là phải làm sao cho trẻ ghi nhớ được một bài thơ, một câu chuyện theo đúng cách biểu diễn nghệ thuật của thể loại đó. Khi dạy trẻ đọc thơ cô giáo không những truyền đạt nội dung ý nghĩa của nó mà còn truyền đạt cả hình thức và nhạc điệu câu thơ nữa. Lời thơ và tính nhạc, tính trầm bổng, tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ góp phần giáo dục năng khiếu nghệ thuật, giáo dục năng khiếu nhạc cho trẻ . - Còn với truyện kể cô cần khắc họa nổi bật từng nhân vật trong truyện, tính cách của từng nhân vật gắn với giọng nói để thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm đồng thời để khi cháu tập đóng vai được dễ dàng hơn. Tất cả những giờ học cho trẻ làm quen tác phẩm thơ đều đòi hỏi những điều kiện nhất định. Đặc điểm của giờ học này đòi hỏi phải tạo ra được một hoàn cảnh yên tĩnh. Điều quan trọng là làm sao đừng để tác động từ bên ngoài làm phân tán sự tập trung của trẻ trong khi chúng nghe thơ. Cần phải tổ chức một giờ học khoa học, tiến hành giờ học một cách vui vẻ, phấn khởi phù hợp với tính chất khoẻ khoắn và tinh thần lạc quan của các em. Trước hết giáo viên tiến hành dạy đều các tiết dạy trong môn làm quen văn học theo qui định. Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, chú trọng đi sâu vào việc cải tiến phương pháp soạn giảng, thay đổi hình thức tổ chức sao cho giờ học thật sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Để các tiết học bổ trợ cho nhau, sắp xếp lồng ghép tích hợp giữa các môn học vào bài dạy một cách nhẹ nhàng, phù hợp với nhận thức của trẻ, tôi luôn tìm tòi học hỏi ở các chị em đồng nghiệp trong phương pháp giảng dạy rút ra kinh nghiệm truyền thụ kiến thức cho trẻ. Chú trọng đi sâu vào việc cải tiến phương pháp soạn giảng, thay đổi các hình thức tổ chức sao cho thật sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, phát huy tính tích cực của trẻ. Qua đó giúp trẻ dễ dàng cảm nhận nội dung tác phẩm. - Khi soạn giảng phải xác định đúng yêu cầu trọng tâm của từng tiết dạy, đảm bảo tính giáo dục. Trong quá trình soạn bài tôi lựa chọn sắp xếp lồng ghép phương pháp thích hợp giữa các môn học vào bài dạy một cách nhẹ nhàng, sắp xếp những câu chuyện, những bài thơ, ca dao sao cho phù hợp với nhận thức của trẻ. - Khi tổ chức tiết học cần chú ý nhiều đến tính cá nhân khuyến khích những trẻ yếu, trẻ nhút nhát tham gia vào hoạt động giúp trẻ nắm rõ hơn về nội dung bài học tránh tình trạng thực hiện đồng loạt, tập thể quá nhiều. 2.8. Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã chỉ đạo cho giáo viên vận dụng những nguyên vật liệu, những phế liệu sẵn có ở địa phương để tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi đầy đủ để phục vụ cho các tiết học. Mỗi tiết dạy giáo viên phải tự làm tranh minh họa nội dung bài thơ, câu chuyện với những hình ảnh đẹp, thiết thực gần gủi với trẻ; tranh thơ chữ to có hình ảnh minh hoạ; thẻ từ khó, v.v các từ khó trong bài dạy rõ ràng, chính xác; rối minh họa nhân vật trong bài phải ngộ nghĩnh, dễ thương, đáng yêu, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ vào nội dung bài học ; sưu tầm nhiều đồ dùng chuẩn bị đồ dùng tích hợp vận dụng phù hợp với nội dung bài học để giờ học thêm sinh động. Trong lớp giáo viên trang trí góc Văn học - Chữ viết đẹp mắt phù hợp với từng nội dung của chủ đề hàng tháng, của từng bài dạy để lôi cuốn trẻ. Ví dụ chủ đề của tháng 3 là “Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8 tháng 3” thì tôi trang trí tranh thơ bài thơ “ Dán hoa tặng mẹ”, “ Quà tặng cô”, trang trí rối tay bé đang tặng cô hoa…Để cháu thấy được chủ đề của từng tháng một cách rõ ràng và học được [...]... phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học, phối hợp, lồng ghép phù hợp phương pháp dạy học đặc trưng môn học trong dạy học LQVH cho trẻ; luôn tìm tòi những phương pháp hay, sáng tạo để giảng dạy Quan tâm đến việc dạy học tích hợp: thực hiện tốt hoạt động mọi lúc, mọi nơi để chuẩn bị nội dung kết hợp cho bài dạy Ba là, Chuẩn bị tốt học liệu, giáo cụ trực quan và phát huy tối đa giá trị đồ... quanh , với những con người mà các cháu yêu quí Ví dụ như ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè… Đây cùng là một môn học không kém phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ Trên đây là báo có tham luận về những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn LQVH cho trẻ mẫu giáo DTTS của trường Mầm Non Hoa Hồng Kính mong được đồng nghiệp và cấp trên góp ý Tôi xin chân thành... ngành học, để giờ học đạt kết quả như mong muốn người giáo viên cần: Một là, Trẻ mẫu giáo DTTS rất nhút nhát và sợ tiếp xúc chính vì thế trong công tác giảng dạy phải có lòng yêu trẻ, tinh thần trách nhiệm cao, kỷ luật tốt, không ngại khó khăn; nghiên cứu kĩ bài trong quá trình soạn giảng; nắm chắc yêu cầu trọng tâm của bài dạy Hai là, Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt phương pháp. .. cho trẻ vào lớp một phổ thông Trẻ mạnh dạn, hòa đồng cùng các bạn , tham gia vào hoạt động một cách tích cực , thoải mái không gò bó , chủ động trong giờ học, một số trẻ tiếp cận tốt với CNTT qua bài giảng của cô VI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được trường Mầm Non Hoa Hồng đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt các giờ dạy LQVH như sau : Để giúp trẻ. .. thói quen tốt của cháu trong sinh hoạt, vui chơi, học tập và các hoạt động khác ở trường, lớp Tóm lại: Trẻ mẫu giáo DTTS rất nhút nhát và sợ tiếp xúc nên việc dạy trẻ học môn LQVH có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt Các cháu đến với thơ bao giờ cũng thể hiện cảm xúc chân thành, hồn nhiên trong trẻo, bởi sự yêu ghét trong các cháu thường rất... phương pháp , hình thức tổ chức hoạt động LQVH 2 Đối với học sinh: Kết quả cho thấy trẻ rất hứng thú trong giờ học LQVH Thông qua các bài thơ, câu chuyện, ca dao , tục ngữ, hò vè trẻ đã được giáo dục toàn diện các mặt Trẻ biết yêu thương mọi người, có tình cảm tốt đẹp, phát triển toàn diện hơn Thông qua các bài thơ qua đọc thơ chữ to trẻ được làm quen chữ cái, phục vụ tốt hơn cho bộ môn làm quen chữ... phục vụ cho tiết dạy Tích cực làm đồ dùng phục vụ cho tiết học Bốn là, Thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tham gia học tập chuyên đề do trường, do ngành tổ chức; tích cực tham gia dự giờ đồng nghiệp, thao giảng và dự thao giảng chuyên đề nhà trường và phòng giáo dục tổ chức Không ngừng tự học tập, tự nghiên cứu chuyên môn Năm là, quan tâm duy trì và củng cố những nền nếp, thói quen tốt... đề đó Ngoài ra giáo viên còn sử dụng tranh ảnh và các lại sách, báo, truyện tranh phù hợp cho cháu xem và cùng xem với cháu để gợi ý dẫn dắt cháu đến với bài học một cách nhẹ nhàng nhất V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1 Đối với giáo viên: Giáo viên toàn trường đặc biệt là giáo viên dạy chương trình Mầm Non mới đều được mở rộng kiến thức và năng lực sư phạm của bản thân cũng như kinh nghiệm giảng dạy Đặc biệt là . LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ MẪU GIÁO VÙNG DTTS Kính gửi: Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Kon Rẫy. Bộ phận chuyên môn Mầm Non. Nhằm nâng cao chất lượng. cao chất lượng dạy và học môn làm quen văn học cho học sinh DTTS trường Mầm Non Hoa Hồng báo cáo tham luận về một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Làm quen văn học (LQVH) như. làm quen với rất nhiều môn học khác nhau trong đó có môn làm quen văn học. Đây là một môn học hấp dẫn giúp trẻ được làm quen với một số tác phẩm văn học mang đậm tính nhân văn. Qua môn làm quen

Ngày đăng: 21/04/2015, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan