đề tài thảo luận “nghiên cứu về các rủi ro của doanh nghiệp bán lẻ ( vừa và nhỏ ) ở việt nam hiện nay

43 519 0
đề tài thảo luận “nghiên cứu về các rủi ro của doanh nghiệp bán lẻ ( vừa và nhỏ ) ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hội nhập hiện nay, rủi ro luôn tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống…. Mỗi lĩnh vực đều có rủi ro riêng của nó. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh buôn bán thì luôn tồn tại nhiều rủi ro trong việc mua bán và quản lý. Để chủ động trong việc phòng tránh và giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro gây ra, chúng tôi thực hiện đề tài thảo luận “Nghiên cứu về các rủi ro của doanh nghiệp bán lẻ ( vừa và nhỏ ) ở Việt Nam hiện nay”. Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nhận dạng các rủi ro mà doanh nghiệp bán lẻ và khách hàng gặp phải, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra những rủi ro trên. Từ đó đưa ra biện pháp kiểm soát,quản trị giúp cho hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ được tốt hơn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nguồn tài liệu hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong cô và các bạn thông cảm. Nhóm rất mong nhận được những đóng góp ý kiến, nhận xét đánh giá để bài làm hoàn thiện hơn. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái luận rủi ro 1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro trong kinh doanh Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 1 Rủi ro là những sự kiện bất ngờ, không lường trước được, có thể xảy ra hoặc không, gây tổn thất cho chủ thể, cản trở quá trình thực hiện mục tiêu. Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất ngờ, chưa chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai, làm cho chủ thể không đạt được mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động và làm mất cơ hội kinh doanh trên thị trường, gây ra những tổn thất vể vốn, tài sản, nhân lực, thị trường và uy tín của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí về nhân lực và vật lực cũng như thời gian. 1.1.2. Đặc trưng của rủi ro Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể xảy ra tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, có thể gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được. Tổn thất: là những thiệt hại, mất mát về tiền của, tài sản hoặc những cơ hội về vật chất và tinh thần mà rủi ro mang đến cho chủ thể. Tổn thất có thể nặng hay nhẹ, nhiều hay ít, hoặc cũng có thể đó là những mất mát hay cơ hội mà cá nhân tổ chức nhận được. Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện. Tần suất rủi ro có thể nhiều hay ít, có thể 2-3 lần trong năm,… Biên độ rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể. Biên độ rủi ro có thể cao hoặc thấp tùy theo tính chất của rủi ro. 1.1.3. Phân loại rủi ro • Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội - Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, do những yếu tố bên ngoài chủ thể mang đến như sự thay đổi của nền kinh tế, chính trị, luật pháp tác động đến doanh nghiệp. Đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi. Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 2 - Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể. Rủi ro này mang tính chủ quan và do nguyên nhân từ yếu tố bên trong doanh nghiêp. • Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán - Rủi ro thuần túy: tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thể. - Rủi ro suy đoán: tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất. • Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán - Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp (như tài sản, tiền bạc…) và chia sẻ rủi ro. - Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gì đến việc giảm bớt tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung. 1.2. Quản trị rủi ro 1.2.1. Nhận dạng rủi ro a. Khái niệm Nhận dạng rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b. Nội dung nhận dạng RR • Mối hiểm họa (hazard) :gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng tổn thất và mức độ của rủi ro suy tính. • Mối nguy hiểm (peril): các nguyên nhân của tổn thất • Nguy cơ rủi ro: là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất. 1.2.2. Phân tích rủi ro a. Phân tích hiểm họa Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 3 - Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra - Nhà quản trị có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa b. Phân tích nguyên nhân rủi ro - Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người - Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro - Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Kết hợp cả 2 nguyên nhân kể trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần phục thuộc vào yếu tố con người c. Phân tích tổn thất Có thể phân tích tổn thất thông qua 2 cách thức - Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra - Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất có thể có 1.2.3. Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro a. Khái niệm kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra. b. Nội dung kiểm soát rủi ro  Né tránh rủi ro Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 4 Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức: - Chủ động né tránh - Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro  Ngăn ngừa rủi ro Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức độ rủi ro khi chúng xảy ra - Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích, đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác. Sự can thiệp đó là: + Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa + Thay thế hoặc sửa đổi môi trường + Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi trường kinh doanh  Giảm thiểu rủi ro Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những chương trình giảm thiểu tổn thất được đề xướng nhằm làm giảm mức độ thiệt hại. Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. 1.2.4. Tài trợ rủi ro a. Khái niệm Tài trợ rủi ro là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù những tổn thất xảy ra hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất. Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 5 b. Nội dung tài trợ rủi ro • Trong thực tế có 2 biện pháp cơ bản để tài trợ rủi ro: - Tài trợ rủi ro bằng các biện pháp tự khắc phục rủi ro của doanh nghiệp: - Tài trợ rủi ro bằng biện pháp chuyển giao rủi ro CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ( VỪA VÀ NHỎ ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây 2.1.1 Tổng quan ngành bán lẻ ở Việt Nam Trong những năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trải qua thăng trầm, cạnh tranh khốc liệt. Theo chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI), Việt Nam từ một thị trường có sức hấp dẫn hàng đầu thế giới (giai đoạn trước năm 2008), đến năm 2011 tụt xuống vị trí thứ 23 và năm 2012 tiếp tục tụt xuống vị trí thứ 32. Kể từ thời điểm 1/1/2009, Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, nhiều tập đoàn bán lẻ tên tuổi của nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam như: BigC, Metro, Lotte Mart, Seven Eleven, Central Group…vì thế đã tạo ra một làn sóng trong thị trường bán lẻ Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất giai đoạn 2013-2015 do quy mô dân số lớn (trên 90 triệu người) và kinh tế vĩ mô đang dần phục hồi và phát triển. Chính vì vậy, thời gian qua, hàng loạt các đại gia bán lẻ nước ngoài vẫn tiếp tục Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 6 mở rộng mạng lưới trên các tỉnh, thành phố của Việt Nam như: Tập đoàn Thái-lan Berli Jucker Pcl đã tiến hành mua 65% cổ phần của công ty Thái An – đơn vị vận hành 41 cửa hàng tiện lợi B’s mart ở TP Hồ Chí Minh. Berli Jucker đặt mục tiêu năm tới sẽ có thêm khoảng 100 cửa hàng B’s mart và dự kiến đến năm 2015 nâng lên thành 300 cửa hàng. Chuỗi siêu thị Big C của Pháp hiện đang có trên 20 siêu thị tại các thành phố lớn của Việt Nam nhưng vẫn tiếp tục phát triển hệ thống thêm trên các địa bàn khác… 2.1.2. Mạng lưới hoạt động Phân bổ không đồng đều Hiện nay thì việc quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ ở nước ta chưa được đồng đều, chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn của các tỉnh hay các nơi có kinh tế phát triển như Thị xã, thị trấn và thưa thớt ở những khu vực nông thôn, những nơi có nền kinh tế còn kém phát triển. Nguyên nhân dẫn đến sự việc phân bố không đồng đều này chính là sự phát triển kinh tế không đồng đều. Tại những nơi có nền kinh tế phát triển thì sức mua hàng hóa là lớn còn những vùng kinh tế còn kém phát triển thì sức mua kém. Vd: Theo Sở Công thương đến năm 2012 (trước khi quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt), trên địa bàn thành phố có 110 siêu thị và 20 trung tâm thương mại (TTTM), trong đó có 13 siêu thị hạng 1; 26 siêu thị hạng 2; 48 siêu thị hạng 3; 4 TTTM hạng 1; 1TTTM hạng 2; 7 TTTM hạng 3; còn lại là chưa phân hạng. trong khi đó tại các khu vực thuộc xã vùng cao thì việc tìm kiếm một cửa hàng bán lẻ hết sức khó khăn. Quy hoạch đô thị Hiện tại Sở Công thương cũng đang thực hiện kế hoạch Quy hoạch ngành bán buôn, bán lẻ đặc biệt là trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 7 năm 2030 được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV 2.1.3. Môi Trường hoạt động Thứ nhất: Dân số học. Việt Nam là quốc gia có dân số đông với tỷ lệ người trẻ chiếm đa số. Người trẻ sẽ có khả năng thay đổi thói quen tiêu dùng. Ngoài ra, khi đã thay đổi thói quen tiêu dùng, người trẻ sẽ có thời gian gắn bó với thương hiệu mới lâu hơn. Đây chính là đối tượng khách hàng mà các chuỗi cửa hàng bán lẻ nhắm vào. Thứ hai: Dư địa phát triển ngành. Nhiều người cho rằng ngành bán lẻ tại Việt Nam còn phát triển manh mún ở quy mô nhỏ lẻ, người tiêu dùng còn chưa quen với việc mua sắm trong các chuỗi bán lẻ có thương hiệu. Tuy nhiên, với các thương hiệu quốc tế, đó là tín hiệu của dư địa phát triển ngành còn lớn. Nhà bán lẻ quốc tế sẽ không chỉ nhìn vào thị trường nội tại mà họ còn nhìn vào tiềm năng của thị trường trong tương lai. Và tại thị trường Việt Nam, mua sắm tại các chuỗi bán lẻ có thương hiệu là một xu hướng có thể đoán trước. Thứ ba: Sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh. Tại Việt Nam mới có sự xuất hiện của hai ông lớn với nhãn hiệu toàn cầu đáng kể nhất là Metro và Big C. Những thương hiệu Việt khó có thể được các đại gia bán lẻ nước ngoài coi là đối thủ đáng kể. Có thể thấy, trong ngành bán lẻ, Việt Nam là mảnh đất nhiều tiềm năng và sức cạnh tranh chưa cao. Những con số trên cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đặc biệt hấp dẫn đối với cả doanh nghiệp (DN) bán lẻ trong và ngoài nước. Nhiều cơ hội đang mở ra với các DN nội địa nếu biết nghiên cứu kỹ thị trường, có chiến lược kinh doanh Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 8 hợp lý, tận dụng xu hướng tiêu dùng của người dân và liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương. 2.2. Rủi ro của các doanh nghiệp bán lẻ ( vừa và nhỏ ) ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Nhận dạng rủi ro chung của ngành bán lẻ Từ ngôi vị quán quân thế giới năm 2008, ngành bán lẻ Việt Nam đã “rớt không phanh” xuống thứ 5 năm 2009, năm 2010 đứng thứ 14, năm 2011 xuống thứ 23 và năm 2012 bị bật ra khỏi top 30 các thị trường bán lẻ tốt nhất trên thế giới theo báo cáo đánh giá xếp hạng các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm 2012 của hãng tư vấn A.T.Kearney (Mỹ). Báo cáo của A.T. Kearney dựa trên phương pháp đánh giá 4 tiêu chí lớn là rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh; độ hấp dẫn của thị trường; độ bão hòa của thị trường và áp lực thời gian. Vậy chính những rủi ro từ quốc gia và trong kinh doanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp bán lẻ. Có nhiều rủi ro trong quá trình kinh doanh mà các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam gặp phải, do tác động của môi trường ngoài hay đến từ chính doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến những rủi ro phổ biến trong thời kỳ này như: Dân số học : Việt Nam là quốc gia có dân số đông với tỷ lệ người trẻ chiếm đa số và họ thường xuyên thay đổi thói quen tiêu dùng. Khi đã thay đổi thói quen tiêu dùng, người trẻ sẽ có thời gian gắn bó với thương hiệu mới lâu hơn, sẽ xảy ra hiện tượng “có mới nới cũ”. Các doanh nghiệp bán lẻ khó bắt kịp xu thế sẽ khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa. Hàng hóa không được tiêu thụ như kỳ vọng làm lượng hàng tồn kho cao, tốn kém trong chi phí mặt bằng, bảo quản sản phầm. Rủi ro đến từ chính chính sách của nhà nước. Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Theo đó, sau 6 năm mở cửa nhiều tập đoàn bán lẻ tên tuổi của Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 9 nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam như: BigC, Metro, Lotte Mart, Seven Eleven, Central Group tràn vào đã tạo ra một làn sóng trong thị trường bán lẻ. Sự xuất hiện của hai ông lớn với nhãn hiệu toàn cầu đáng kể nhất là Metro và Big C. Những thương hiệu Việt khó có thể được các đại gia bán lẻ nước ngoài coi là đối thủ đáng kể. Có thể thấy, trong ngành bán lẻ, Việt Nam là mảnh đất nhiều tiềm năng nhưng sức cạnh tranh chưa cao. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cho rằng chính sách phân cấp đầu tư trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và quy hoạch ngành kém là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trở nên yếu thế trước đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Theo ông Trần Nguyên Năm, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), “bản thân các doanh nghiệp trong nước khi đi các tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, tiếp cận với đất đai, mặt bằng. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh lại có “cảm tình” và tạo điều kiện nhiều cho các doanh nghiệp nước ngoài”. Các cuộc đấu giá các mặt bằng lớn, các mặt bằng đẹp đều thuộc về các công ty nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đa số có quy mô nhỏ và vừa, vốn hạn chế, sức cạnh tranh yếu, cơ sở vật chất lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt, tài chính và nguồn nhân lực là hai vấn đề lớn mà các doanh nghiệp bán lẻ trong nước gặp phải. Rủi ro từ nguồn cung cấp bên ngoài như: đảm bảo việc cung cấp sản phẩm sẽ đúng hạn, đủ số lượng, chất lượng, giá cả cạnh tranh Đến từ chính doanh nghiệp phải kể đến: - Các siêu thị bán lẻ còn thường xuyên để hết hàng trên giá kệ, trưng bày hàng hóa kém trong khi việc chú trọng trưng bày hàng hóa trên bề mặt kệ siêu thị có thể đóng góp đến 60% thành công của ngành bán lẻ, đương nhiên khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng hàng của đối thủ cạnh tranh. - Các thị trường thứ cấp đang cố gắng thu hút các nhà bán lẻ khiến giá thuê tăng tới mức kỉ lục, giá thuê cửa hàng tại nhiều khu vực tại Hà Nội tăng gấp đôi so Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 10 [...]... đông đảo nhưng các doanh nghiệp bán lẻ việt nam hoạt động trong thời gian dài mà hiệp hội các nhà bán lẻ việt nam mới được thành lập Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam liên kết với nhau thường về hình thức, chưa biết kết hợp với nhau để chia sẻ thông tin, phân tích và trao đổi kinh nghiệm Các doanh nghiệp đến với nhau nhưng vẫn chưa có cái nhìn cục diện mà vẫn khăng khăng giữ lợi ích của riêng mình không... rủi ro cho công ty bảo hiểm Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 34 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG THỰC TẾ - RỦI RO Ở DOANH NGHIỆP BÁN L ( VỪA VÀ NHỎ ) Ở VIỆT NAM 3.1 Rủi ro đến từ phía nhân viên, hàng hóa, cơ sở vật chất Vào ngày 26/06/2014, chị Đặng Trang có đến siêu thị Thành Đô 86 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân – Hà Nội để mua hàng Trong số các mặt hàng chị chọn mua có 1 hộp trà Atiso loại 20 gói Khi tính tiền tại quầy của. .. tại các quán bán lẻ, tạp hóa 2.2.2.7 Rủi ro từ phía nhà cung cấp Doanh nghiệp bán lẻ việt nam chưa xác lập được mô hình hoạt động có tính hệ thống, có tính liên kết cao và ổn định, gắn bó giữa sản xuất và tiêu dùng… để đảm bảo cho sự lưu thông hàng hóa được thông suốt, hoạt động trao đổi mua bán được thuận lợi Mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ và các nhà sản xuất đã để lộ tính thiếu chuyên nghiệp. .. doanh nghiệp đề ra b Rủi ro về thiên tai, ảnh hưởng của thiên nhiên ( bão lũ, động đất, mưa gió ) ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến hàng tồn kho c Thời gian mở cửa, đóng cửa trễ Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 21 d Thất thoát hàng hóa do trộm cắp e Kinh doanh không có lãi f Hệ thống siêu thị quá tải vào các dịp lễ Tết g Trong siêu thị có hiện tượng cháy nổ i Tai nạn trong lao động... chất lượng vào thị trường Giá cả hàng hóa là một trong những rủi ro từ phía nhà cung cấp giá cả qua mỗi thời kì thay đổi lên xuống biến động theo giá cả thế giới tác động đến Việt Nam, xu hướng tăng giảm khối lượng và giá trị hàng hóa Vì vậy các doanh nghiệp bán lẻ cần chủ động dự báo sớm về thị trường để can đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu Hiện nay mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau... trạnh của DNBL giảm Có thể điểm qua một số tên tuổi nước ngoài đã thành công tại thị trường Việt Nam như Mertro Cash & Carry ( ức), nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam từ năm 2011, Casino Group (Pháp), nhà bán lẻ hàng đầu thế giới với thương hiệu BigC, Lion Group (Malaysia) được biết đến với thương hiệu trung tâm thương mại cao cấp Parkson với 7 chi nhánh và. .. thủ cạnh tranh Sự xâm nhập của các Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài Trước sự xâm nhập ồ ạt của các DNBL nước ngoài, phải chăng để đứng vững và phát triển ngành bán lẻ thì sản phẩm dịch vụ cần dị biệt Sự khác biệt có nghĩa là phải có sự độc đáo, tính chất hơn hẳn của sản phẩm dịch vụ của mình đối với sản phẩm dịch vụ của các nhà cạnh tranh Sự khác biệt mà cac nhà bán lẻ Việt Nam khai thác thành công là... toàn hệ thống 2.2.2.8 Rủi ro khác a Rủi ro trong quản lý - Quản lý đội ngũ bán hàng không chặt chẽ: Nhóm 3- Quản trị rủi ro 1453 20 Đây là một trong những rủi ro khó xử lý nhất, đặc biệt với những doanh nghiệp có mạng lưới phân phối rộng và lượng nhân viên lớn (từ hàng trăm người trở lên) Làm sao để biết có bao nhiêu nhân viên thực sự đang làm việc? Làm sao biết “chất lượng” của nhân viên có được duy... chuyên nghiệp của thị trường bán lẻ việt nam Tại doanh nghiệp bán lẻ thì nhân viên sẵn sang tiêu cực, bắt bí các nhà sản xuất khi đưa hàng vào DNBL Còn các nhà sản xuất, cung cấp cho các mặt hàng thì sẵn sàng phá bỏ hợp đồng hợp đồng khi thị trường có biến động ngoại trừ ít các doanh nghiệp như Unilever, Công ty sữa vinamilk, có hệ thống phân phối được tổ chức chặt chẽ, tạo sự gắn kết giữa các khâu, quản... - Thị trường Việt Nam hiện có khoảng 130 trung tâm thương mại, 700 siêu thị, hơn 1000 cửa hàng tiện lợi Có tên tuổi trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang có đến 21 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Nhiều tập đoàn bán lẻ của nước ngoài đang nhắm đến Việt Nam như một thị trường tiềm năng Với năng lực tài chính mạng thì các siêu thị lớn này có được các mặt hàng đa dạng phong phú và chất lượng hàng . tài thảo luận “Nghiên cứu về các rủi ro của doanh nghiệp bán lẻ ( vừa và nhỏ ) ở Việt Nam hiện nay . Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nhận dạng các rủi ro mà doanh nghiệp bán lẻ và khách. DOANH NGHIỆP BÁN L ( VỪA VÀ NHỎ ) Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây 2.1.1 Tổng quan ngành bán lẻ ở Việt Nam Trong những. của người dân và liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương. 2.2. Rủi ro của các doanh nghiệp bán lẻ ( vừa và nhỏ ) ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Nhận dạng rủi ro chung của ngành bán lẻ Từ

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan