giải pháp phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

49 1.1K 7
giải pháp phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiêt của đề tài Phát triển các khu công nghiệp là đòi hỏi khách quan của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khu công nghiệp đóng góp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiếp nhận và chuyển giao công khoa học- công nghệ, đào tạo lao động có tay nghề cao… Khu công nghiệp là trung tâm kinh tế- công nghiệp, đầu tàu và động lực kinh tế của một vùng. Có thể nói, các khu công nghiệp là trụ cột chính, là xương sống của nền kinh tế trong thời đại công nghiệp. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải tập trung phát triển mạnh các khu công nghiệp, nếu không thì công cuộc công nghiệp hóa nền kinh tế không thể thành công Trong những năm qua, từ Nghị quyết Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng xác định đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, các khu công nghiệp được hình thành và phát triển mạnh ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Thanh Hóa. Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, thực sự là đầu tàu và là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết lao động, việc làm, tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tình Thanh Hóa vẫn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập . Việc quản lí nhà nước đối với các khu công nghiệp đang còn thiếu sót như: thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc, chồng chéo, việc quy hoạch các khu công nghiêp chưa bài bản, chưa có kế hoạch tổng thể còn mang tính tự phát, chính sách liên quan tới đất đai, giải phóng mặt bằng, đền bù cho nhân dân mất đất, vấn đề giải quyết lao động, việc làm cho lực lượng lao động quanh khu vực công nghiệp, vấn đề xử lí vi phạm vệ sinh môi trường…đang còn nhiều lúng túng, chưa rõ ràng. Quan điểm phát triển khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay cũng chưa thống nhất, bộ máy và nguồn nhân lực quản lí khu công nghiệp đang còn nhiều bất cập, hoạt động kém hiệu quả, công tác thanh tra, kiểm tra chưa phát huy hết tác dụng… Tất cả tình hình trên đang là trở ngại cho việc thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa. Để giải quyết những tồn tại, thiếu khuyết nêu trên đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tế các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bài báo cáo tốt nghiệp đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lí luận vè quản lí nhà nước với các KCN Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của báo cáo tốt nghiệp là công tác quản lí nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 3.2. phạm vi nghiên cứu hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 8 khu công nghiệp, việc quản lí nhà nước, giải pháp phát triển các khu công nghiệp trong công cuộc “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” hiện nay là một vấn đề rất được quan tâm. Bài báo cáo tốt nghiệp sẽ đi vào những nội dung cơ bản về tình hình phát triển khu công nghiệp của tỉnh, và từ đó đưa ra các giải pháp trong giai đoạn hiện nay và các phương hướng giải pháp xác định cho tới năm 2020 4. phương pháp nghiên cứu Bài báo cáo sử dụng phương pháp luận cơ bản: phương pháp logic lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, thống kê, trong đó chú trọng phương pháp điều tra, khảo sát và tổng kết thực tiễn để rút ra vấn để. Từ thực tiễn thực tập tại vụ quản lí các khu kinh tế thuộc bộ kế hoạch đầu tư tôi chọn đề tài “ giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” làm báo các thực tập với mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng nhanh và đạt nhiều hiệu quả tốt hơn nữa Đề tài được kết cấu thành 3 phần: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển KCN Chương 2: Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm và phân loại các KCN 1.1.1. Quá trình hình thành KCN KCN hình thành và phát triển sau khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành. Theo đó, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới nhiều hình thức. Sau đó, phát triển KCN đã được Đảng và Nhà nước ta nhiều lần khẳng định chủ trương qua các lần Đại hội Đảng. Chính sách phát triển KCN được chính thức ra đời cùng với sự ra đời KCx Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh (1991) và việc ban hành Quy chế KCX. Đây là những cơ chế đầu tiên đư ra hệ thống các quy định điều chỉnh hoạt động của các KCN, trong đó có những quy định tương đối đầy đủ và cơ bản về khái niệm KCN Bảng so sánh một số chỉ tiêu phát triển KCN ở Việt Nam (tính đến tháng 12/2010 STT Tỷ suất đầu tư hạ tầng/ha đất TN (tr.USD) Tỷ suất đầu tư 1 dự án/ha đất CN đã cho thuê Tổng số LĐ/ha đất CN đã cho thuê Dự án FDI(tr USD) Dự án DDI(tỷ đồng) 1 Trung du miền núi phía bắc 0,13 0,83 22,72 59,65 2 Đồng bằng Sông Hồng 0,17 3,29 16,97 82,81 3 Duyên hải Miền Trung 0,11 0,89 15,76 62,00 4 Tây nguyên 0,06 0,29 22,05 35,48 5 Đông Nam B 0,10 3,22 13,82 87,28 6 Đồng bằng Sông Cửu Long 0,13 0,91 20,28 48,88 Bình quân cả nước 0,12 2,55 15,97 76,76 Các giai đoạn phát triển KCN có thể tóm lược như sau: - Giai đoạn 1- kế hoạch 5 năm 1991- 1995 - Giai đoạn 2- kế hoạch 5 năm 1996- 2000 - Giai đoạn 3- kế hoạch 5 năm 2001-2005 - Giai đoạn 4- từ 2006 đến nay - Giai đoạn 1- Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995: Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là giai đoạn đầu và thí điểm phát triển KCN, KCX. Trong bối cảnh nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng chính trị tại Liên Xô, hệ thống viện trợ duy trì cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bị cắt đứt, nước ta đứng trước đòi hỏi phải thu hút đầu tư trong và ngoài nước để khắc phục khó khăn, ra khỏi khủng hoảng. Đây là thời kỳ hình thành các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, trong đó cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Cụ thể hoá chủ trương này, năm 1991, Nghị định số 322/HĐBT đã ban hành quy chế KCX, nhằm thể chế hoá mô hình KCX như một giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong giai đoạn này, một số KCX được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất thử nghiệm, gồm KCX Tân Thuận (1991) và KCX Linh Trung (1992), đây đều là những KCX được đầu tư hạ tầng theo hình thức liên doanh với nước ngoài (Trung Quốc, Đài Loan). Từ hiệu quả bước đầu của hai KCX nêu trên, KCX được chính thức công nhận trong Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992 và năm 1994, Chính phủ đã ban hành Quy chế KCX (kèm theo Nghị định 192/CP) tiếp tục triển khai thêm mô hình KCN. Sau khi mô hình KCN, KCX được thể chế hoá tại các văn bản nêu trên, một số KCN đã được hình thành ở những tỉnh, thành phố lớn, có điều kiện thuận lợi, đầu tiên là KCN Nomura (Hải Phòng), sau đó là KCN Nội Bài, KCN Đà Nẵng (Đà Nẵng), KCN Amata (Biên Hoà, Đồng Nai) đều được thành lập năm 1994 và đều được đầu tư dưới hình thức liên doanh. Năm 1995 hình thành thêm 5 KCN đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và 1 KCN do nước ngoài đầu tư (KCN Hà Nội - Đài Tư) nâng tổng số các KCN, KCX trong thời kỳ này lên 12 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Trong giai đoạn này, mới có 2 Ban quản lý các KCN được thành lập tại Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng vào năm 1995. Trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, phần lớn các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, do đó số dự án có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được mới đạt 155 dự án với tổng vốn 1.550 triệu USD, chủ yếu tập trung tại KCX Tân Thuận và KCX Linh Trung. Chỉ có gần 50 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 200 tỷ VNĐ đầu tư vào các KCN, KCX. Đóng góp của KCN, KCX vào GDP không đáng kể. - Giai đoạn 2 - Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000: Đây là giai đoạn kết thúc giai đoạn thí điểm thành lập KCN, KCX, tiến hành mở rộng thành lập KCN, KCX trên phạm vi rộng hơn và với số lượng nhiều hơn. Riêng trong năm 1996, đã thành lập thêm 10 KCN với tổng diện tích 1.830 ha, bằng xấp xỉ 80% về số lượng và diện tích so với cả giai đoạn trước. Trong giai đoạn này có thể nói các chủ trương của Đảng, hệ thống pháp luật về KCN, KCX tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Nghị Quyết Đảng VIII (1996) đã chủ trương phát triển KCN, KCX gắn với bảo đảm giải quyết các vấn đề xã hội và hạn chế ô nhiễm; Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996 đã quy định về KCN, KCX về khái niệm, hình thức đầu tư, quan hệ xuất nhập khẩu Đáng chú ý trong giai đoạn này, Quy chế KCN, KCX, KCNC được ban hành năm 1997 (kèm theo Nghị định 36/CP) đã đưa ra một hệ thống đầy đủ các quy định về hoạt động của KCN, KCX, KCNC và đặc biệt đã đưa ra mô hình tổ chức, hoạt động, quyền hạn trách nhiệm của Ban quản lý KCN, KCX, KCNC. Đồng thời Quy hoạch phát triển KCN, KCX đã được ban hành nhằm định hướng phát triển và phân bố KCN, KCX trên cả nước. Các Quy hoạch KCN, KCX đã được phê duyệt và triển khai là một bước cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm và khu công nghiệp, khu chế xuất. Danh mục các KCN, KCX ưu tiên thành lập đến năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996, số 713/TTg ngày 30/8/1997 và số 194/1998/QĐ-TTg ngày 01/10/1998 với tổng số 56 KCN, KCX dự kiến thành lập. Đây là cơ sở để thành lập các KCN, KCX trong các năm sau của Kế hoạch 5 năm 1996-2000. Cùng với việc ban hành văn bản trên, KCN, KCX được thành lập với số lượng lớn, từ 1997 – 2000, có thêm 43 KCN, KCX được thành lập mới với tổng diện tích 7.876,12 ha. Một số địa phương mới được thành lập KCN trong giai đoạn này như Khánh Hoà, Long An, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tiền Giang, Tổng số các KCN, KCX được thành lập trong cả giai đoạn này là 53 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên 9.706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991–1995, nâng tổng số KCN, KCX đến cuối năm 2000 lên cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 thành lập. Trong số 53 KCN được thành lập trong giai đoạn này có 8 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư hạ tầng. Trong giai đoạn này, có thêm 26 Ban quản lý các KCN được thành lập thêm ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương và Ban quản lý KCN Việt Nam – Singapore, Quảng Ninh, Phú Thọ, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Khánh Hoà, Đồng Tháp, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Bình Định, Nghệ An, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bình Thuận, Bắc Ninh. Số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm đạt 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7.213 triệu USD, tăng gấp 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991–1996. Số dự án trong nước tăng thêm đạt 450 dự án, tăng 9 lần so với kế hoạch 5 năm 1991–1995, tổng vốn đầu tư trên 35.000 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX đều tăng dần qua các năm, trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX đều vượt so với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX thời kỳ 1996 – 2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trên cả nước chỉ đạt 12%. Trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 là kế hoạch triển khai phân cấp, uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý các KCN. Năm 1997, tại công văn số 07/KCN ngày 16/6/1997, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận để Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cấp, điều chỉnh, bổ sung, thu hồi Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN, KCX ở 10 địa phương gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Dương, Cần Thơ và Bà Rịa – Vũng Tàu và Dung Quất. Sau đó tại Quyết định 233/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho các Ban quản lý KCN cả nước cấp, điều chỉnh, bổ sung, thu hồi Giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư của các dự án đầu tư vào KCN, KCX có quy mô vốn dưới 40 triệu USD. Từ năm 1997 đến năm 2000, gần 30 Ban quản lý các KCN đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền theo các Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1996, 2000 là những năm đánh dấu sự thay đổi của cơ quan quản lý nhà nước KCN, KCX ở trung ương. Tại Quyết định số 969/TTg ngày 28/12/1996, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban quản lý các KCN Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển KCN, hoạch định chính sách và thực hiện hướng dẫn, theo dõi hoạt động của các KCN, KCX cả nước. Đến ngày 17/8/2000, tại Quyết định số 99/2000/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuyển giao nguyên trạng Ban quản lý các KCN Việt Nam vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ đó đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Quản lý KCN và KCX) là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về KCN, KCX. Giai đoạn 3 – Kế hoạch 5 năm 2001 – 2005: Trong Kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, các KCN tiếp tục được thành lập mới và mở rộng, có thêm 66 KCN, KCX được thành lập mới với tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 35,4% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996 - 2000. Các dự án phát triển hạ tầng trong giai đoạn này chủ yếu do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư, chỉ có 3 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư (Linh Trung III, Thuận Đạo – Bến Lức và Phúc Khánh). Số dự án đầu tư nước ngoài tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2001–2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8.080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996 – 2001. Tốc độ tăng bình quân về số dự án và tổng vốn đầu tư luỹ kế giai đoạn 2001-2005 là 23% và 14%. Về đầu tư trong nước, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thu hút được 1870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kế hoạch 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trong nước tăng thêm trong kỳ kế hoạch trên 80.000 tỷ VNĐ. Trong 2 kế hoạch 5 năm 1996-2000 và 2001-2005, xu hướng gia tăng đầu tư trong nước vào KCN, KCX ngày càng rõ rệt. Đặc biệt năm 2003, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài về cơ bản áp dụng một hệ thống ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chung, do đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước tiến hành đầu tư vào KCN, trong 2 năm 2004 và 2005, số dự án trong nước còn hiệu lực đầu tư vào các KCN, KCX đã vượt số dự án đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong giai đoạn này ở mức cao và ổn định. Trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN, KCX (kể cả trong nước và nước ngoài) đạt khoảng 44,4 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với kế hoạch 5 năm trước và tăng bình quân khoảng 32%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân cả nước chỉ đạt 16%. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và từ mức 17% năm 2001 lên khoảng 28% năm 2005. Đến cuối năm 2005, toàn bộ 46 Ban quản lý các KCN được thành lập đều đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền. Năm 2006 đến nay Trong năm 2006, có thêm 9 KCN được thành lập mới với tổng diện tích đất tự nhiên 2.081 ha và 3 KCN mở rộng với tổng diện tích 526 ha, nâng tổng số KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập lên 139 KCN với tổng diện tích 29.392 ha. Theo Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP, việc uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho Ban quản lý trong quản lý hoạt động đầu tư đã chấm dứt từ thời điểm Nghị định trên có hiệu lực (ngày 25/10/2006). Các Ban quản lý KCN được phân cấp cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trong KCN, KCX. Đây là chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về KCN, KCX, quá trình phân cấp sẽ nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và tính chủ động của các Ban quản lý KCN, KCX; đồng thời tập trung nhiệm vụ thanh tra, giám sát và hoạch định chính sách vào cơ quan trung ương. Tính đến 12/2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 76000 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa lí kinh tế, tiềm năng của các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lí một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm tạo ddieuf kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển Hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương đang có sự điều chỉnh về mô hình, tổ chức và nhận thức để triển khai nhiệm vụ theo Nghị định mới. 1.1.2. Định nghĩa về KCN Trong đời sống đương đại, khái niệm khu công nghiệp là khái niệm được dùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, việc hiểu đầy đủ nội hàm các khái niệm này cũng chưa thống nhất. không ít người đồng nhất khu công nghiệp với khu chế xuất hoặc khu kinh tế. Dưới góc độ khoa học quản lí, điều hành. Theo nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của chính phủ khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định Khu chế xuất là khu một dạng khu công nghiệp có tính đặc thù, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có danh giới địa lý xác định được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định Giống và khác nhau giữa khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Khu công nghiệp về cơ bản giống như khu chế xuất, đều là địa bàn sản xuất công nghiệp mà phần lớn là công nghiệp tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đều gồm những doanh nghiệp vừa và nhỏ, được xây dựng ở những khu không có dân cư sinh sống Tuy vậy, điểm khác nhau cơ bản của hai loại hình này là : sản phẩm sản xuất ra trong khu chế xuất chủ yếu là xuất khẩu, còn sản phẩm của khu công nghiệp vừa xuất khầu, vừa tiêu thụ ở thị trường nội địa, quan hệ giữa các doanh nghiệp khu chế xuất và thị trường nội địa là quan hệ ngoại thương, còn quan hệ giữa khu công nghiệp với thị trường nội địa là quan hệ nội thương. Hơn nữa, xét trên góc độ thị trường quốc tế, khu chế xuất có thể được coi là khu thương mại tự do vì không có thuế xuất nhập khẩu, lại ít ràng buộc bởi các biện pháp phi thuế quan Khu kinh tế có mô hình rộng hơn, là khu kinh tế đa năng, tổng hợp, tổ chức thành các khu chức năng như khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế Khu công nghiệp là hình ảnh của một thể chế pháp lý đơn giản hơn các mô hình phát triển kinh tế khác, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư một cách thỏa đáng, tạo sự an toàn yên tâm đầu tư cho họ 1.1.3. Phân loại khu công nghiệp Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa cùng với các điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia và với sức ép của thời đại, thế giới ngày nay đã định hình ra các mô hình KCN khác nhau, các mô hình KCN này có những đặc điểm chung và các đặc điểm riêng, song ranh giới giữa chúng rất mỏng manh, dễ sử dụng nhầm lẫn. Tuy nhiên, xét về quy mô và tính chất hoạt động KCN có thể phân ra theo các nhóm sau: - Phân theo quy mô: có 2 loại: + KCN tập trung: có quy mô từ 50 ha trở lên + KCN vừa và nhỏ: có quy mô nhỏ hơn 50 ha - Phân theo chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN: có 3 loại + KCN do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm chủ đầu tư + KCN do liên doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước Đặc trưng của các KCN này là được xây dựng hiện đại có quy mô thường lơn hơn 100 ha, xuất đầu tư bình quân 1triệu USD/ha. Thường ở các KCN này khi xây dựng hoàn chỉnh mới cho các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng + KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư. Đặc trưng của các KCN này thường được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu (xây dựng đến đâu cho các nhà đầu tư thuê sau đó mới tiếp tục xây dựng tiếp), xuất đầu tư của các KCN này bình quân 120.000 USD/ha Điển hình ở Việt Nam có các khu: KCN Tiên Sơn (Bắc Ninh), KCN Lễ Môn (Thanh Hóa) - Phân theo mục đích phát triển KCN. Có các hình thức sau: +KCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thường tập trung ở các thành phố lớn của đất nước. quy mô thường lớn hơn 100 ha + KCN nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn. Thường tập trung ở các thành phố lớn, có quy mô nhỏ hơn 100 ha. Đơn cử như KCN Phú thị (Hà Nội), KCN Thanh Trì (Hà Nội) + KCN gắng với ưu thế của địa phương. Thường có quy mô nhỏ hơn 100 ha, gắn với lợi thế của địa phương và chế biến của nông sản, thực phẩm do địa phương đó sản xuất ra. Điển hình ở Việt Nam có các khu: KCN Tiền Hải (Thái Bình), KCN Tâm Thắng (Đắc Lắc)… - Phân theo đặc điểm ngành công nghiệp + KCN tập trung các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo: như KCN Phú Mỹ 1 (Bà Rịa – Vũng Tàu) tập trung các dự án về thép, phân bón, điện, khí + KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng: sản xuất các sản phẩm : may mặc, điện tử, da – giấy, xe máy, …vv. Như KCN Biên Hòa II (Đồng Nai), KCN Đồng An (Bình Dương) + KCN tập trung các ngành công nghiệp dịch vụ: chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp như : bao bì, đóng gói … vv. Như KCN Bình Dương (Bình Dương) + KCN gắn với nông nghiệp, nông thôn: gồm các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn. Như KCN Phúc Khánh ( Thái Bình), Tâm Thắng (Đắc Lắc 0 vv - Phân theo trình độ công nghệ hóa: + KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ tha và trung bình tương đương với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài khu. Như KCN Bình Đường (Bình Dương), KCN Lê Minh Xuân (Hồ Chí Minh) [...]... công nghiệp Đình hương Khu công nghiệp Tây Nam Thanh Hóa Ban quản lí khu công nghiệp Thanh Hóa KCN Bỉm Sơn KCN Lễ Môn KCN Tây Bắc Ga KCN Đình Hương KCN Lam Sơn 5A Hạc Thành, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa TP .Thanh Hóa, Thanh Hóa TP .Thanh Hóa, Thanh Hóa TP .Thanh Hóa, Thanh Hóa H.Thọ Xuân, Thanh Hóa Khu công nghiệp Lễ Môn: Đây là khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh nằm cách Thành phố Thanh. .. đã phát hiện, xử phạt 9.698 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tạm giữ 347 phương tiện các loại, phạt vi phạm 3,2 tỷ đồng 2.2 Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 2.2.1 Số lượng, quy mô các KCN Trong định hướng phát triển, Thanh Hóa đã cho quy hoạch phát triển 5KCN tập trung là: - Khu công nghiệp Lễ Môn Khu công nghiệp Bỉm Sơn Khu công nghiệp Lam Sơn Khu công. .. năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xếp ở vị trí thứ 24/63 tỉnh thành.Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán Một số khu công nghiệp:  Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia  Khu công nghiệp Lễ Môn - Thành phố Thanh Hóa  Khu công nghiệp Đình Hương (Tây... sản phẩm Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ công nghiệp Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận, để khu công nghiệp phát triển thì các doanh nghiệp cũng phải phát triển Vì thế thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, gần khu công nghiệp dân cư như thế nào, thị hiếu, sở thích, thu nhập được doanh nghiệp chú ý để phát triển sản... động trong khu công nghiệp gia tăng cùng với sự gia tăng của các khu công nghiệp trong tỉnh và các dự án hoạt động trong khu công nghiệp Khu công nghiệp là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế do đố khu công nghiệp góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Thanh Hóa để hình thành đội ngũ lao dộng của nền công nghiệp hiện... hiện thực hóa ước mơ phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhanh việc phát triển sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực; trong đó tập trung phát triển và đưa kinh tế ven biển trở thành "đầu tàu kinh tế" Tỉnh lựa chọn những ngành nghề trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, đồng thời quan tâm phát triển các ngành... thủ công mỹ nghệ; chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ Khu công nghiệp Tây Bắc Ga - khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được đầu tư bằng phương thức "đổi đất lấy công trình", đồng thời cũng là khu công nghiệp đầu tiên trong tỉnh xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Khu công nghiệp Tây Bắc Ga do thành phố Thanh Hóa. .. tồng Các dự an đầu tư vào KCN chủ yếu là các dư án có công nghệ cao thuộc các tập đoàn lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Canada, Malaysia, Pháp, … CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH THANH HÓA 2.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Thanh hóa ảnh hưởng đến phát triển KCN 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Thanh hóa. .. sản Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, phấn đấu đến năm 2015 lấp đầy 60% diện tích đất công nghiệp của Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Hoằng Long (Hoằng Hóa) Trước mắt, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa công suất của các cơ sở sản... trong Khu kinh tế Nghi Sơn Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhất là chiếu cói, và các sản phẩm từ cói, mây tre đan, thêu ren, đồ mỹ nghệ, đồ trang sức Cùng với phát triển công nghiệp, Thanh Hóa tập trung phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, hàng hải, vận tải biển và du lịch Tỉnh cũng ưu tiên phát triển . trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 1.1 của báo cáo tốt nghiệp là công tác quản lí nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 3.2. phạm vi nghiên cứu hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 8 khu công nghiệp, việc. triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa. Để giải quyết những tồn tại, thiếu khuyết nêu trên đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp.

Ngày đăng: 21/04/2015, 08:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.3.1. Công nghiệp

  • 2.1.3.2. Nông nghiệp

  • 2.1.3.3. Lâm nghiệp

    • 2.1.3.5. Ngân hàng

    • 2.1.3.6. Bảo hiểm

    • 2.1.3.7.Thương mại dịch vụ

    • 2.1.3.8. Giao thông

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan