SKKN Hình thành kỹ năng sống cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm lớp

25 2.1K 13
SKKN Hình thành kỹ năng sống cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " HÌNH THÀNH KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THPT QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP" 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những nguyên lí giáo dục cơ bản của đất nước chúng ta là giáo dục con người toàn diện. Nhiệm vụ của hệ thống giáo dục Việt Nam là đào tạo, bồi dưỡng học sinh cả đức lẫn tài. Học sinh đến trường không chỉ để học chữ, hay chỉ để trang bị cho mình vốn tri thức cần thiết cho hành trang nghề nghiệp mai sau mà còn để rèn luyện tu dưỡng đạo đức, kỹ năng sống và hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho con người Việt Nam hiện đại. Là một giáo viên giảng dạy ở trường BTTHPT hàng năm, ngoài nhiệm vụ chuyên môn tôi đều kiêm nhiệm thêm công tác chủ nhiệm lớp. Trước những sự phát triển như vũ bão của xã hội và cuộc sống thay đổi nhanh chóng như hiện nay tôi không khỏi băn khoăn và lo lắng sẽ có những tác động không tốt đến học sinh của mình. Vì ở lứa tuổi này các em rất dễ bị tác động, dễ có những hành động bồng bột và nông nổi. Và hơn nữa là sự lo ngại trước sự suy thoái về đạo đức thấy rõ của học sinh hiện nay nên càng ý thức được trọng trách không nhỏ đặt trên vai người giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục nhân cách của học sinh. Xuất phát từ trăn trở trên nên tôi có một mong muốn là làm thế nào để giúp học sinh có đạo đức lành mạnh và kỹ năng sống phong phú vận dụng những kinh nghiệm đó vào cuộc sống lao động sản xuất. Nên tôi chọn đề tài này mong muốn chia sẻ với đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp của mình đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh, điều mà tôi cho là quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm lớp. II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: 2 Khái niệm Kỹ năng sống của UNESCO: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” Khái niệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Kỹ năng sống là kỹ năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh( gia đình, lớp học, thế giới, bạn bè), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống” Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm: - Kỹ năng tự nhận thức. - Kỹ năng xác định giá trị. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. - Kỹ năng đặt mục tiêu và hoàn thành công việc. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng. - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. - Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin. - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng làm việc theo nhóm. - Kỹ năng rèn luyện sức khỏe và bảo vệ sức khỏe. - Kỹ năng phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. 3 Theo PGS – TS Nguyễn Thanh Bình – Viện nghiên cứu sư phạm – Trường ĐHSP Hà Nội trong bài viết: “Tạo động lực học tập và hoàn thiện nhân cách cho học sinh” (được in trong tài liệu “Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS, THPT”) thì: “một trong những tư tưởng chủ yếu trong chiến lược phát triển giáo dục thế kỉ XXI của UNESCO là giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức. Tư tưởng đó nhấn mạnh người giáo viên phổ thông trong thời đại mới phải biết phát triển ở người học ý thức về các giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mĩ tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống riêng của dân tộc. Giáo viên hơn ai hết phải là nhà giáo dục bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh” và cũng theo PGS “Người giáo viên chủ nhiệm lớp là người phải chăm lo giáo dục động cơ học tập, giá trị hành vi tích cực, lành mạnh về mọi mặt cho học sinh; là người kìm hãm, ngăn chặn những hành động tiêu cực của học sinh và kích thích tích cực hoá những hành động có giá trị xã hội và là người hình thành, rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống”. - Để chuyển hoá những giá trị xã hội thành giá trị cá nhân thì người giáo viên chủ nhiệm phải có những tác động tích cực giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. PGS.TS Hà Nhật Thăng trong tài liệu “Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông”(NXB GD – 2005) cho rằng: “Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động và giao lưu của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển của họ. Dù diễn ra trong điều kiện hoàn cảnh nào, mọi hoạt động và giao lưu đều góp phần hình thành bộ mặt đạo đức của con người”. Nói như vậy thì giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện cho học sinh nên cần chủ động triển khai các hoạt đọng giao lưu chứa đựng những giá trị đạo đức và kĩ năng sống cho các em. Hơn 4 nữa trong xã hội hiện đại có rất nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi con người phải có năng lực ứng phó để tránh rủi ro, thất bại. Những năng lực đó phải được dựa trên nền tảng của giá trị đích thực hướng tới hạnh phúc, hoà bình và chất lượng cuộc sống cho con người. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống trở thành những nội dung cấp thiết hiện nay. - Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng nên biết bốn trụ cột trong giáo dục thế kỉ XXI được xác định là:  Học để biết (Kiến thức).  Học để làm (Kĩ năng).  Học để khẳng định mình (Nhân cách).  Học để chung sống (Hội nhập). Nói chung người giáo viên chủ nhiệm lớp cần giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. 2. Thực trạng của vấn đề: - Hai năm học 2009 – 2010 và 2010 – 2011 Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động chủ đề “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục” với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và trường học không còn tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó Bộ giáo dục còn phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013 ( trong đó Bộ giáo dục đã nhấn mạnh vai trò của công tác chủ nhiệm lớp). - Tại trung tâm giáo dục thường xuyên nơi tôi công tác các cấp lãnh đạo, quản lí hết sức quan tâm, hỗ trợ và có nhiều giải pháp đôn đốc, thúc đẩy công tác chủ nhiệm, trung tâm còn xây dưng phong trào “Phấn đấu trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi” 5 - Bản thân được tập huấn công tác chủ nhiệm lớp, được tham khảo tài liệu về công tác chủ nhiệm. Nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi có tình yêu sâu sắc đối với nghề và cũng tạo dựng trong tôi tình cảm đặc biệt về con người, những thế hệ học sinh và công tác chủ nhiệm lớp. - Đối tượng học viên bổ túc tuy hạn chế về năng lực nhận thức, điều kiện và thời gian học nhưng họ có mặt mạnh là vốn kinh nghiệm sống và lao động sản xuất, có vốn hiểu biết thực tế thiên nhiên và xã hội. - Thách thức lớn nhất đối với giáo viên chủ nhiệm – Người làm công tác giáo dục là những tác động từ phía bên ngoài xã hội dã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm hồn, tính cách, tâm lý của học sinh như: Cơ chế thị trường, đời sống hiện đại và nhu cầu thời đại sớm làm cho học sinh có tính thực dụng, thiếu lí tưởng, xa rời các giá trị văn hoá truyền thống, sự ảnh hưởng của văn hoá phẩm thiếu lành mạnh và thế giới game trên mạng cũng khiến cho học sinh bỏ bê học hành đắm chìm trong thế giới ảo, không xác định được mục tiêu phương hướng cho đời mình. Nhiều biểu hiện không tốt nổi bật của học sinh hiện nay như: Yêu sớm, bạo lực Nói chung là suy thoái về đạo đức một cách đáng lo ngại. Làm sao lôi kéo được học sinh về phía mình, phát triển nhân cách như mình mong muốn không phải là vấn đề dễ. Đây là một thách thức lớn. - Hơn nữa học sinh ở lứa tuổi 15 – 18 đang trưởng thành có nhiều nông nổi, bồng bột, dễ bị kích động, dễ bị cám dỗ và sa ngã nếu thiếu sự quan tâm, thấu hiểu và uốn nắn và giáo dục kịp thời của gia đình và nhà trường. - Đối với học sinh bổ túc đa số vừa yếu về năng lực nhận thức vừa yếu về đạo đức, phần lớn thiếu sự quan tâm của gia đình, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như gia đình quá nghèo, bố mẹ không hoà thuận, bố mẹ li hôn Đây cũng là một “gánh nặng” cho người làm công tác chủ nhiệm ở trường bổ túc THPT. 6 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề: 3.1 Tổ chức các tiết học giáo dục kỹ năng sống: * Nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. * Các bước tổ chức tiết học kỹ năng: Bước 1: Công tác chuẩn bị - Giáo viên lựa chọn chủ đề của tiết học dựa vào đối tượng học sinh. - Thông báo trước 1 tuần để học sinh có cơ hội tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ đề của tiết học. - Giáo viên chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề đã chọn. Bước 2: Tổ chức tiết học - Ổn định tổ chức. - Giáo viên nêu chủ đề, mục đích, yêu cầu của tiết học. - Dựa vào đối tượng học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp. Bước 3: Kết thúc tiết học - Giáo viên củng cố lại kiến thức đã học. - Cho học sinh làm 1 bài kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu và vận dụng. Ví dụ: Tổ chức 1 tiết học về chủ đề HIV/AIDS. 7 * Mục đích, yêu cầu: Sau khi học học sinh cần nắm được - Khái niệm HIV/AIDS. - Các con đường lây truyền HIV/AIDS. - Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. * Bước 1: chuẩn bị: Các thông tin liên quan đến tiết học - Khái niệm HIV: HIV là cụm từ viết tắt của tiếng Anh chỉ loại virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể HIV sẽ phá hủy dần hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể suy yếu và cuối cùng là mất khả năng chống lại bệnh tật. - AIDS là cụm từ viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”, dùng để chỉ giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể đã suy yếu nên người nhiễm HIVdễ dàng mắc các bệnh như ung thư, viêm phổi, lao viêm da, lở loét toàn thân hoặc suy kiệt. Những bệnh này nặng dần lên có thể dẫn đến cái chết. - Các con đường lây truyền HIV/AIDS + Quan hệ tình dục: Bệnh AIDS có thể lây truyền khi quan hệ tình dục bất kể bằng cơ quan bộ phận nào, bất kể với ai. Tỉ lệ lây truyền HIV qua con đường quan hệ tình dục lên tới 80%. + Đường máu: HIV truyền qua kim tiêm, truyền máu, châm cứu, trích lễ, phẫu thuật, nhổ răng nếu không đảm bảo vô trùng. + Đường dọc: Mẹ truyền sang con qua rau thai trong lúc mang thai. 8 - Các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS: Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau: + Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua con đường tình dục: Chung thủy một vợ, một chồng không nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: Phổ biến là Nonoxynol-9 được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su + Phòng nhiễm HIV qua đường máu: Không tiêm chích ma túy. Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV. Hạn chế tiêm chích: Chỉ sử dụng kim tiêm vô trùng, không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay + Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con: Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỉ lệ lây truyền sang con là 30%, nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. * Bước 2: Tổ chức dạy học: - Ổn định tổ chức lớp. 9 - Giáo viên nêu chủ đề, mục tiêu của tiết học: + Chủ đề HIV-AIDS + Mục tiêu: Sau bài học học sinh cần nắm được: Khái niệm về HIV/AIDS, các con đường lây truyền và các biện pháp phòng tránh. - Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Sau đó lần lượt từng nhóm trình bày nội dung của mình, các nhóm còn lại có thể chất vấn nhóm trình bày. - Giáo viên lắng nghe và hướng dẫn học sinh thảo luận đúng hướng. - Giáo viên có thể yêu cầu từ 1, 2 học sinh nêu lại nội dung bài học. Bước 3: Kết thúc tiết học: - Giáo viên củng cố lại toàn bộ kiến thức của bài. - Giáo viên đưa ra các con số có liên quan đến HIV: + Người đầu tiên trên thế giới được phát hiện là ở Châu Phi. + Việt Nam phát hiện ca nhiễm bệnh đầu tiên vào tháng 12/1990. + Tính đến năm 2008 thì trên thế giới có khoảng 60 triệu người bị nhiễm HIV, khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh liên quan đến AIDS. - Giáo viên cho học sinh làm bài trắc nghiệm đánh giá mức độ thông hiểu, vận dụng của học sinh. 3.2 Lồng ghép môn học: 10 [...]... kỹ năng sau: Kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao bài tập, kỹ năng phản hồi, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tự nhận thức 15 Ví dụ: Thảo luận về chuyên đề: Chống bạo lực học đường Mục đích: - Nhằm giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về bạo lực học. ..- Thông qua các tiết học hình thành cho học sinh một số kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giúp học sinh có kỹ năng đối phó với các tình huống không mong muốn - Thông qua tiết học giáo viên giúp các em rèn các kỹ năng như: Kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng lắng nghe tích cực… - Các bước thực hiện: Bước 1: Chuẩn... thay đổi của cuộc sống biến động Người trưởng thành cũng cần học kỹ năng sống - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với học sinh 2 Kiến nghị, đề xuất: - Với các cấp quản lí: Quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh - Với các... nhà trường: Cần sự hợp tác, hỗ trợ của đoàn thể trong nhà trường trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 23 Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp của bản thân, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các đồng nghiệp Thanh Hoá,ngày 30 tháng 5 năm 2013 XÁC NHẬN Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình CỦA THỦ... - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội hoá trong việc giáo dục học sinh - Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù... do, giới thiệu đại biểu, thông qua chương trình hội thi - Tổ chức thi Bước 7: Kết thúc hội thi - Ban tổ chức công bố kết quả, tổng kết, đánh giá hội thi 4 Kết quả nghiên cứu: Sau khi thực hiện 1 số biện pháp "Hình thành kỹ năng sống cho học sinh bổ túc trung học phổ thông qua công tác chủ nhiệm lớp" tôi nhận thấy: - Các em đã cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia và có cơ hội trình... - Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các bài học - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp Đối với học sinh: - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp Bước 2: Tổ chức tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống - Ổn định tổ chức lớp - Dựa vào đối tượng học sinh để lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp - Trong quá trình dạy học giáo viên khuyến khích các em... định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi: + Chủ đề: Bảo vệ môi trường + Mục tiêu hội thi: Qua hội thi học sinh nắm được khái niệm môi trường, các loại môi trường, tình hình ô nhiễm ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường Ngoài ra học sinh còn được rèn các kỹ năng như: Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đặt mục tiêu và hoàn thành công. .. (84%) 4 Kỹ năng phòng ngừa các tệ nạn xã hội 20/45 (44%) 26/45 (57%) 5 Kỹ năng ra quyết định 23/45 (51%) 28/45 (62%) 6 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 26/45 (57%) 33/45 (73%) 7 Kỹ năng giao tiếp 21/45 (46%) 26/45 (57%) 8 Kỹ năng đặt mục tiêu và hoàn thành công việc 18/45 (40%) 24/45 (53%) Rõ ràng là có sự chuyển biến đáng kể III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 Kết luận: 22 - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông... trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh 17 Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc . năng sau: Kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao bài tập, kỹ năng phản hồi, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm. cuộc sống Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm: - Kỹ năng tự nhận thức. - Kỹ năng xác định giá trị. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc. - Kỹ năng đặt mục tiêu và hoàn thành công việc. - Kỹ năng. “Phấn đấu trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi” 5 - Bản thân được tập huấn công tác chủ nhiệm lớp, được tham khảo tài liệu về công tác chủ nhiệm. Nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi có

Ngày đăng: 21/04/2015, 06:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan