TÀI LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG

14 4.8K 17
TÀI LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rừng là một thành phần và là thành phần chủ yếu nhất của sinh quyển. Có thể nói rừng quyết định đến sự sinh tồn của sinh vật trên trái đất nói chung và con người nói riêng. Đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, Từ xưa, cha ông ta có câu Rừng vàng, biển bạc nói lên giá trị to lớn của tài nguyên rừng không chỉ đối với nền kinh tế quốc dân mà còn tạo ra môi trường có lợi cho sự tồn tại, sự hình thành và hoạt động của con người, quyết định đến môi trường sống của con người. Tuy nhiên, do mật độ dân số tăng, nhu cầu về nguyên liệu , nhiên liệu ngày càng nhiều nên rừng đã bị khai thác quá mức. Kèm theo đó là những tác động của thiên nhiên như bão lũ, núi lửa, cháy rừng.. đã làm cho tài nguyên rừng đang từng ngày suy giảm một cách nghiêm trọng. Trước đây diện tích rừng thế giới có diện tích khoảng 6 tỉ ha, đến 1958 chỉ còn 4,4 tỉ ha và đến năm 1973 còn 3,84 tỉ ha với độ che phủ là 29,1 %, bình quân theo đầu người 1,9ha. Rừng phân bố không đồng đều trên các Châu lục về diện tích cũng như về thể loại. Tính tổng thể thì rừng chiếm 29% diện tích của các đại lục tương ứng với 3.837 triệu ha gồm 1.280 triệu ha rừng thông ở vùng ôn đới và hàn đới, 2.557 triệu ha rừng rậm ở vùng nhiệt đới và xích đạo(1973) (5). Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, diện tích rừng đã giảm đi từ 3,8 tỉ ha xuống còn 3,2 tỉ ha, với tốc độ giảm trung bình 16triệu hanăm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 1,9 triệu hanăm . Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%. Từ 2000 đến 2005 mỗi năm thế giới mất 7,3 triệu hecta rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầu và tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, với 8,9 triệu hecte rừng bị biến mất hàng năm. Nam Mỹ là khu vực có tình trạng phá rừng diễn ra tồi tệ nhất do các hoạt động phá rừng trong 5 năm qua, làm mất 4,3 triệu hecta rừng mỗi năm, theo sau là châu Phi với 4 triệu hecta rừng biến mất hàng năm.

I. THỰC TRẠNG Rừng là một thành phần và là thành phần chủ yếu nhất của sinh quyển. Có thể nói rừng quyết định đến sự sinh tồn của sinh vật trên trái đất nói chung và con người nói riêng. Đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, Từ xưa, cha ông ta có câu " Rừng vàng, biển bạc" nói lên giá trị to lớn của tài nguyên rừng không chỉ đối với nền kinh tế quốc dân mà còn tạo ra môi trường có lợi cho sự tồn tại, sự hình thành và hoạt động của con người, quyết định đến môi trường sống của con người. Tuy nhiên, do mật độ dân số tăng, nhu cầu về nguyên liệu , nhiên liệu ngày càng nhiều nên rừng đã bị khai thác quá mức. Kèm theo đó là những tác động của thiên nhiên như bão lũ, núi lửa, cháy rừng đã làm cho tài nguyên rừng đang từng ngày suy giảm một cách nghiêm trọng. Trước đây diện tích rừng thế giới có diện tích khoảng 6 tỉ ha, đến 1958 chỉ còn 4,4 tỉ ha và đến năm 1973 còn 3,84 tỉ ha với độ che phủ là 29,1 %, bình quân theo đầu người 1,9ha. Rừng phân bố không đồng đều trên các Châu lục về diện tích cũng như về thể loại. Tính tổng thể thì rừng chiếm 29% diện tích của các đại lục tương ứng với 3.837 triệu ha gồm 1.280 triệu ha rừng thông ở vùng ôn đới và hàn đới, 2.557 triệu ha rừng rậm ở vùng nhiệt đới và xích đạo(1973) (5). Theo tài liệu mới công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi gần 13%, diện tích rừng đã giảm đi từ 3,8 tỉ ha xuống còn 3,2 tỉ ha, với tốc độ giảm trung bình 16triệu ha/năm. Sự mất rừng lớn nhất xãy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp 1,9 triệu ha/năm . Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%. Từ 2000 đến 2005 mỗi năm thế giới mất 7,3 triệu hecta rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầu và tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, với 8,9 triệu hecte rừng bị biến mất hàng năm. Nam Mỹ là khu vực có tình trạng phá rừng diễn ra tồi tệ nhất do các hoạt động phá rừng trong 5 năm qua, làm mất 4,3 triệu hecta rừng mỗi năm, theo sau là châu Phi với 4 triệu hecta rừng biến mất hàng năm. Phạm Hữu Sơn Đến năm 2010 tổng số diện tích rừng của thế giới đã tăng lên hơn 4 tỷ ha với độ che phủ 31% và bình quân theo đầu người 0,6 ha. Trong đó năm quốc gia có nhiều rừng nhất bao gồm Liên bang Nga, Brazil, Canada, Hoa Kỳ Mỹ và Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng diện tích Giai đoạn 1990 và 2010 :Ở Châu Phi từ, đã thực hiện một số chương trình trồng rừng chống sa mạc hóa nên xu hướng mất rừng chậm lại, diện tích rừng trồng ngày càng tăng, đặc biệt ở Tây và Bắc Phi. Ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương diện tích rừng đã thay đổi đáng kể trong hai thập kỷ qua. Trong những năm 1990 khu vực này mất 0,7 triệu ha mỗi năm, sau một thập kỷ diện tích rừng tăng 1,4 triệu ha/ năm. Tuy nhiên diện tích chủ yếu là rừng trồng còn rừng nguyên sinh lại có xu hướng giảm mạnh trong khu vực. Ngược lại với 2 khu vực trên thì ở khu vực Nam Á và Châu Đại Dương, diện tích rừng sản xuất giảm . Châu Âu là khu vực có diện tích rừng lớn nhất so với các khu vực khác, tổng cộng khoảng 1 tỷ ha. Từ năm 1990 và 2000 và 2010, diện tích rừng ở châu âu tiếp tục tăng . Ở Châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê : Diện tích rừng giảm ở Trung và Nam Mỹ do nạn phá rừng diễn ra cao và việc khai thác rừng bừa bãi, các hàng hóa từ rừng tăng 30% trong vài năm gần đây. Tại Bắc Mỹ diện tích rừng tăng nhẹ, diện tích rừng trồng tăng lên và tương đối ổn địnhỞ nước ta , vào năm 1943 ước tính có khoảng 14 triệu ha với độ che phủ 48,3%,do sự tàn phá của chiến tranh và mở rộng sự du canh du cư ở nhân dân đến năm 1975 còn 9,5 triệu ha rừng với độ che phủ 29.1%. Trong khoảng thời gian này cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha năm (sthai) . Từ 1975 đến 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha. Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng như Tây Nguyên (mất 440.000 ha), vùng Đông Nam Bộ (mất 308.000 ha), vùng Bắc Bộ (mất 242.500 ha) đến năm 1995 còn 8 triệu ha, tích rừng bình quân cho 1 người là 0,13 ha và tỷ lệ che phủ còn 28%. Theo FAO, trong năm 2010 tốc độ phá rừng chậm lại nhưng vẫn ở mức báo động. Trong những năm 1990 diện tích rừng giảm khoảng 16 triệu ha mỗi và đến những năm gần đây thế giới mất khoảng 13 triệu ha/năm . Tính từ năm 1990 đến nay, thế giới đã mất khoảng 3% diện tích rừng và 76 nước không còn rừng nguyên sinh .Mất rừng nhiều nhất là ở các nước và các khu vực ở vùng nhiệt đới. Một tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong chính sách phát triển rừng của các quốc gia. Theo báo cáo của FAO 2010 có 76 quốc gia phát hành hoặc cập nhật luật lâm nghiệp, gần 75% quốc gia trên thế giới cam kết quốc tế thực hiện các chính sách bảo vệrừng 2 Phạm Hữu Sơn Trong những năm gần đây, theo công bố về hiện trạng rừng của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn qua các năm 2000, 2005, 2007, 2009 như sau : Năm 2000, cả nước có 11.314.626 ha rừng các loại, độ che phủ tương ứng là 34,4%; trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 9.675.700 ha, chiếm 85,5% diện tích rừng cả nước, Diện tích rừng trồng 1.638.926 ha, chiếm 14,5% diện tích rừng cả nước. Đến năm 2005, cả nước có 12,616 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,28 triệu ha, còn lại là rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 37% . Vào năm 2007 nước ta có 12.837.333 ha rừng, trong đó có 10.283.965 ha rừng tự nhiên và 2.553.369 ha rừng trồng , với độ che phủ là là 38,2 %. Đến năm 2009 tổng diện tích rừng và rừng mới trồng của nước ta là 13.258.843 ha trong đó rừng tự nhiên có 10.339.305 ha, rừng trồng có 2.919.538 ha, diện tích rừng mới trồng là 359.409 ha. Với độ che phủ 39.1%. Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng diện tích rừng ở nước ta năm 2000- 2009 tăng từ 11.314.626 ha đến 13.258.843 ha và độ che phủ của rừng cũng tăng từ 34,4% đến 39.1%. Có được kết quả đó là do chính sách trồng rừng của nước ta, đi kèm với việc khoanh nuôi tái sinh diện tích rừng tự nhiên .đặc biệt là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2006- 2009, cả nước trồng mới gần 864,5 nghìn ha rừng (trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng được hơn 190,6 nghìn ha; rừng sản xuất hơn 673,8 nghìn ha . Bên cạnh đó chúng ta cũng chú trọng nâng cao cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua việc lồng ghép chương trình rừng và đảm bảo người dân có đủ lương thực, thoát nghèo. “Gần đây, chính phủ đã bắt đầu sáng kiến trả tiền cho các dịch vụ môi trường rừng”,. “Sáng kiến trên giúp người nghèo có thêm cơ hội cải thiện cuộc sống và quản lý rừng bền vững” . Năm 2009, nước ta trồng mới được 359.409 ha rừng, trong đó có 7.599 ha rừng đặc dụng, 70.826 ha rừng phòng hộ, 267.597 ha rừng sản xuất và 13.387 ha loại rừng khác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính trên tổng diện tích rừng, đến hết năm 2009, nước ta có 1.992.316 ha rừng đặc dụng, 4.762.136 ha rừng phòng hộ và 6.020.649 ha rừng sản xuất, không kể 124.333 ha diện tích rừng khác ngoài 3 loại rừng trên. Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 42% - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Và trong thực tế, đến năm 2010, độ che phủ rừng của nước ta đã đạt 39.1 %. hiện nay chúng ta có khoảng 13,4 triệu ha rừng, trong đó, gần 11 triệu ha là rừng tự nhiên, hơn 2 triệu ha rừng trồng. 3 Phạm Hữu Sơn Cùng với những kết quả đạt được thì từ năm 2007 đến nay, tổng diện tích rừng bị mất của chúng ta cũng khá lớn chủ yếu là do bị cháy khoảng 14.573 ha. Trong đó, 4.746 ha diện tích rừng bị cháy năm 2007, năm 2010 diện tích rừng bị cháy 6.718 ha. cao gấp hơn 4,2 lần so với năm 2009. Ngoài ra, trong vòng gần 4 năm qua, tổng diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng trái phép 7.110 ha, trong đó năm 2009 là năm có diện tích phá rừng cao nhất với 2.120 ha. Tuy diện tích rừng tăng nhưng diện tích rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ ngày càng giảm do nạn khai thác bừa bãi của con người. Diễn biến của nạn khai thác gỗ đang ngày càng phức tạp và quy mô ngày càng lớn là nguyên nhân chính gây nên sự duy giảm ngiem trọng của rừng nguyen sinh ở nước ta. Bên cạnh suy giảm về diện tích rừng là sự suy giảm về sự đa dạng thành phần loài của rừng, tỉ lệ các loài gỗ quý đang ngày càng giảm và nhiều loài trong số đó có nguy cơ tuyệt chủng cao . II. NGUYÊN NHÂN Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây: - Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60% rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xãy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh. - Nhu cầu lấy củi: Chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m 3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m 3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người chủ yếu dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun. - Chăn thả gia súc: Sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích đồng cỏ với tốc độ 20 nghìn km2/năm trong giai đoạn 1950 – 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazone đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc nuôi bò. 4 Phạm Hữu Sơn - Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: Việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xãy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaisia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2 diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn. - Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản; nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để thu được lợi nhuận cao mà không quan tâm đến lĩnh vực môi trường. Ở Thái Lan, một diện tích lớn rừng đã bị chặt phá để trồng sắn xuất khẩu, hoặc trồng côca để sản xuất sôcôla. Ở Pêru, nhân dân phá rừng để trồng côca; diện tích trồng côca ước tính chiếm 1/10 diện tích rừng của Pêru. Các cây công nghiệp như cao su, cọ dầu cũng đã thay thế nhiều vùng rừng nguyên sinh ở các vùng đồi thấp của Malaisia và nhiều nước khác. - Cháy rừng: Cháy rừng là nguyên nhân khá phổ biến ở các nước trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh chóng. Ví dụ, năm 1977 đã xảy ra cháy rừng ở nhiều nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Chỉ tính riêng ở Indonesia trong một đợt cháy rừng (năm 1977) đã thiêu hủy gần 1 triệu ha rừng. Còn ở Mỹ, trong năm 2000 đã có 2,16 triệu ha rừng bị cháy. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng diện tích rừng bị mất trên thế giới. Đó là các chính sách quản lý rừng, chính sáh đất đai, chính sách về di cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác. Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta , tuy diện tích rừng có tăng lên trong các năm vừa qua ,nhưng hàng năm vẫn có một số lớn diện tích rừng bị mất đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh. Bên cạnh đó là thành phần các loài gỗ quý trong rừng bị giảm sút, các tài nguyên trong rừng bị khai thác cạn kiệt. Có nhiều Nguyên nhân gây ra tình trạng mất rừng nêu trên, trong đó gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan : Nguyên nhân chủ quan : 5 Phạm Hữu Sơn - Chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc trách nhiệm quản lí nhà nuớc về rừng và đấtt lâm nghiệp, ở một số nơi do lợi ích cục bộ, đã làm ngơ, thậm chí còn có các biểu hiện tiếp tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu thụ lâm sản…nhưng không bị kiểm điểm hoặc xử lí nghiêm túc. - Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cơ chế chính sách về lâm nghiệp còn hạn chế và chưa thực hiện có hiệu quả. Nhiều dân, nhất là ở vùng sâu , vùng xa do khó khăn về cuộc sống, nhận thức về pháp luật chưa đầy đủ, nên vần tiếp tục phá rừng. Nhiều địa phuơng do kinh phí hạn hẹp, chưa chú ý đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, vì vậy rất khó khăn cho công tác bảo vệ rừng. - Công tác quản li Nhà nuớc về bảo vệ rừng nhìn chung chưa theo kịp cơ chế đổi mới, thể hiện ở việc thiếu những cơ chế chính sách hợp lí tạo động lực thu hút các nguồn nhân lực cho bảo vệ rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng chưa rõ.Thiếu các qui định về các biện pháp phối hợp để xử lí các hành vi vi phạm của lâm tặc và nguời có trách nhiêm quản lí nhà nuớc. - Phối hợp giữa các lực luợng công an, quan đôi, kiểm lâm ở nhiều địa phuơng chưa thật sự có hiệu quả, ở nhiều địa phuơng còn mang tính hình thức, nhiều tụ điểm phá rừng trái phép chưa có phuơng án giải quyết cụ thể của liên ngành. Việc xử lí các vi phạm chưa kịp thời, chưa xử lí nghiêm chỉnh gây ra hiện tuợng lâm tặc coi thuờng pháp luật và tiếp tục chống nguời thi hành công vụ ở mức độ phổ biến và hung hãn hơn. - Lực luợng kiểm lâm còn mỏng, tổ chức thiếu thống nhất, trang thiết bị, phuơng tiện thiếu thốn, lạc hậu. Chế độ chính sách chưa tuơng ứng với nhiệm vụ đuợc giao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế( nhất là vận động quần chúng). Công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chưa đuợc coi trọng đúng mức, chưa có cơ sở vật chất cho việc đào tạo, huấn luyện. - Cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng rất khó khăn. Những năm qua nguồn đầu tư cho bảo vệ rừng chủ yếu từ chuơng trình 661, các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, công trình nghiệp vụ khác đuợc xây dựng không đáp ứng đuợc yêu cầu bảo vệ rừng bền vững. Cho nên khi xảy ra các vụ cháy không thể thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời làm đám cháy lan rộng, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Nguyên nhân khách quan 6 Phạm Hữu Sơn - Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh do tăng cơ học, di cư tự do từ nơi khác, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tuợng này chủ yếu là các hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào phát nuơng làm rẫy, khai thác lợi dụng tài nguyên rừng. - Cơ chế thị truờng, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao, nhu cầu về đât canh tác của các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích thích nguời dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao - Nhiều công trình xây dựng, đuờng xá, và cơ sở hạ tầng khác đuợc xây dựng gây áp lực lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi truờng thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép. - Tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, khô hạn kéo dài, bão lũ xảy ra thuờng xuyên gây thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng. Ví dụ như ở vùng Tây Nguyên, do đặc thù khí hậu có mùa khô kéo dài từ 5 đến 7 tháng, trong đó có từ 2 đến 3 tháng liên tục hầu như không có mưa, trong khi nhiệt độ lại cao, độ ẩm không khí thấp và gió mạnh làm cho nguy cơ bị cháy của những cánh rừng ở Tây Nguyên trở nên rất cao . Cháy rừng ở Tây Nguyên phần nhiều do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếua thận trọng trong rừng, Trong mùa khô, chỉ cần một tàn lủa nhỏ cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày. Ngoài ra, sau nhiều năm chịu sự tàn phá từ phía con người, rừng Tây Nguyên ở nhiều nơi trở nên nhỏ lẻ, nằm xen kẽ với nương dãy, làng bản của đồng bào nên nguy cơ cháy lại càng trở nên nghiêm trọng, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực tại chỗ và phương tiện khác để dập tắt lửa III. HẬU QUẢ 1. Xói mòn đất : Phá rừng ở các địa hình cao, dốc hoặc rừng đầu nguồn đã gây ra nạn xói mòn nghiêm trọng sau những trận mưa lớn. Theo các nhà nghiên cứu thì để hình thành một lớp đất mặt 3-5 cm bằng con đường tự nhiên cần hàng nghìn năm, muốn có một lớp đất mặt 20-30cm canh tác được cần hàng chục năm trong điều kiện đất không bị phá hủy. Trong lúc đó sự xói mòn sẽ lấy đi lớp đất mặt mặt như thế trong thời gian rất ngắn.(sthai). Do hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững, qua nhiều thế hệ (du canh, du cư, độc canh, quảng canh) nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng, nhiều 7 Phạm Hữu Sơn nơi mất khả năng sản xuất và xu hướng hoang mạc hóa ngày càng phát triển, nhất là ở các vùng đất trống đồi núi trọc. Tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội của con người là 2 quá trình đồng hành và làm xuất hiện các quá trình dẫn đến hoang mạc hóa . Phá rừng gây ra hiện tượng xói mòn, do đó sẽ làm cho đất mất đi sự màu mỡ, tạo thành các bãi đất hoang ngèo chất dinh dưỡng , tạo nên các vùng đồi trọc. Theo nghiên cứu thì năm 1983 nước ta có 8 triệu ha đất hoang đồi trọc trong đó có 4 triệu ha trảng cây bụi và 3,9 triệu ha đồi trọc (Hoàng Hòe 1983 ). Các số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2008 cho thấy, Việt Nam có khoảng 25 triệu ha đất dốc nên nguy cơ xói mòn và rửa trôi rất lớn. Theo các quan trắc có hệ thống từ năm 1960 đến nay thì có khoảng 10-20% lãnh thổ bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh. Đặc biệt là khu vực miền núi và trung du. Do thảm thực vật che phủ bị tàn phá đã dẫn đến hiện tượng sụt lở đất, làm giảm diện tích đất đồi, thu hẹp đất ruộng. Quan trắc ở 14 khu vực thuộc Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Đắk Lắk cho thấy, tỷ lệ mất đất tới 1-2%/năm. Kết quả nghiên cứu về xói mòn đất của Hội Khoa học đất Việt Nam ở huyện Quỳnh Nhai - Sơn La cũng cho phép ước tính lượng đất mất hàng năm lên tới hơn 800 nghìn tấn. 2. Nguồn nước bị cạn kiệt Việc tàn phá rừng gây ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ thủy văn trong một vùng rộng lớn. Do không có thảm thực vật che phủ, vào mùa mưa đất bị xói mòn đem xuống các sông suối làm sông suối bị cạn, nước không thoát kịp ra biển ngập vào các vùng đồng bằng gây ra lũ lụt. Ngoài ra một phần lớn các chất cặn lắng đọng lại trong các hồ chứa nước cung cấp cho đồng ruộng hay trong các hồ của nhà máy thủy điện làm giảm lượng nước ở các hồ gây nên thiếu nước dự trữ, vào mùa khô gây nên hạn hán. Ví dụ như hồ Thác Bà hàng năm nhận khoảng 2. 7 triệu tấn chất lắng đọng, hồ Cấm Sơn ở Hà Bắc trong vòng 10 năm đã cạn gần 2m. Cây hút nước trong lòng đất và giải phóng vào không khí. Khi rừng bị phá bỏ, cây không còn làm bay hơi lượng nước này, điều này khiến khí hậu trở nên khô hạn hơn rất nhiều. Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí, độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất. Ngoài ra phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ 8 Phạm Hữu Sơn lụt hơn khi có rừng bảo vệ. Quá trình làm giảm thoát hơi nước, từ đó làm giảm độ ẩm không khí, trong một vài trường hợp có thể làm giảm lượng mưa theo hướng gió từ khu vực bị phá rừng, vì nước không được tuần hoàn trở lại rừng do bị mất trong quá trình rửa trôi và đổ thẳng ra biển. Sự tàn phá rừng gây ra thiếu nước rõ nhất là ở châu phi, khi mà rừng ở đây bị khái thác nặng nề do nhu cầu của người dân, tập quán du canh du cư làm mất vai trò điều tiết lượng nước của rừng. Từ đó gây ra hạn hán kéo dài nhiều năm trên vùng đất này. Ở nước ta, đặc biệt là vùng tây nguyên có khoảng 1 triệu ha đất đỏ badan và rừng ở đây rát phong phú. Nhưng do trong những năm qua, tình trạng mất rừng diễn ra, dưới tác động của mùa khô kéo dài làm cho nguồn nước dự trữ dưới khe suối cạn kiệt, nhiều chỗ đã và đang biến thành hoang mạc hóa. 3. Khí hậu thay đổi Đây là hậu quả nặng nề nhất của việc phá rừng mà co người đang và sẽ phải gánh chịu nếu không có biện pháp kịp thời. Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với khí quyển là sự cung cấp oxy, oxy là nhân tố đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật. Thành phần oxy trong không khí không đổi mặc dù oxy liên tục đi vào các phản ứng oxy hóa dưới nhiều dạng khác nhau như đảm bảo cho quá trình hô hấp của động vật và thực vật, sự biến đổi các hợp chất hữu cơ và tham gia hàng loạt các phản ứng hóa học trong tự nhiên Lượng oxy của khí quyển bị mất đi sẽ được hoàn trả lại bằng con đường quang hợp của cây xanh. Ngoài vai trò cung cấp oxy cho khí quyển, rừng còn là màng lọc không khí trong lành như cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây hại cho con người và các động vật. Ngoài ra rừng còn có vai trò quan trọng trong sự điều hòa khí hậu của quả đất. Vì vậy, rừng được xem là lá phổi xanh của quả đất Thế nhưng phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý , Phá rừng gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng theo chiều hướng tiêu cực : - Sự nóng lên của trái đất : rái đất nóng dần lên là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của biến đổi khí hậu. Theo Trung tâm Dữ liệu Khí hậu quốc gia Mỹ, nửa đầu năm 2006 là giai đoạn khí hậu toàn cầu ấm nhất kể từ khi cơ quan này đi vào hoạt động năm 1895. Bầu khí quyển Trái Đất đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết do lượng khí dioxyd carbol (CO2) thải vào khí quyển đã ở mức cao nhất trong vòng 650 ngàn năm qua. 5 năm nóng 9 Phạm Hữu Sơn kỷ lục kể từ năm 1890 đều diễn ra trong 10 năm trở lại đây. Tiểu ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ cho biết nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ 20 trung bình tăng 0,550C, nhiệt độ toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục tăng 2 đến 5 0c trong thế kỷ 21 này kèm theo những hậu quả rất nặng nề cho con người và môi trường. - Hiệu ứng Nhà Kính. "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính". Hiệu ứng nhà kính có thể gây các hiệu ứng liên đới bao gồm :Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới. Đối với Các tài nguyên bờ biển: Chỉ tại riêng Hoa Kỳ, mực nước biển dự đoán tăng 50 cm vào năm 2100. Với Sinh vật, Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. Với Sức khỏe, Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm. Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quảđất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyế ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy.Rừng nhiệt đới bị phá hủy là tác nhân của 20% lượng khí nhà kính. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu, việc phá rừng, chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, đóng góp 1/3 lượng khí thải carbon dioxit do con người gây ra. Theo dự báo của tổ chức của khí tượng thế giới OMM, một loạt những tai biến đang chờ loài người, các sa mạc sẽ nóng bóng hơn nữa, các trận bão táp sẽ tàn phá nhiều vùng hơn nữa, các trận lũ quét sẽ diễn ra mạnh hơn nữa, bởi vì khí hâu cảu trái đất đang nóng dần lên, vỏ quả đất ở vài nơi bị rạn nứt, mực nước ở các đại dương sẽ dâng cao lên Hậu quả của biến đổi khí hậu gần đây nhất mà chúng ta có thể thấy là sóng thần ở Nhật Bản vào tháng 3/2011. Một trận động đất dữ dội, có cường độ 9.0, đã xảy ra ở duyên hải đông bắc Nhật Bản, làm bùng ra một trận sóng thần cao 10 mét cuốn trôi tàu bè, nhà cửa, xe cộ dọc theo bờ biển và gây thiệt hại về con người và tài sản lớn nhất từ trước đến nay. 10 [...]... mà nguyên nhân chính là do mất rừng Ở nước ta, nhận thức được vai trò to lớn của tài nguyên rừng, đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ rừng, phát triển tài nguyên rừng đã làm tăng đáng kể diện tích rừng của quốc gia Tuy nhiên do điều kiện kinh tế còn khá khó khăn , đặc biệt là đời sống của người dân vùng núi còn thấp và nhận thức của họ còn chưa cao Vì thế diến biến về khai thác rừng. .. những người làm nghề rừng, những người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, tạo động lực thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, chính sách khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu và trồng rừng nguyên liệu thay thế gỗ rừng tự nhiên … - Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc bảo vệ rừng bằng các hội thảo bảo tồn và phát triển rừng Tổ chức các... phá rừng tại địa phương, ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng; chỉ đạo xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng và những kẻ bao che, tiếp tay cho lâm tặc Tăng cường cung cấp trang thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng trái phép trên địa bàn - Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của chủ rừng trong việc bảo vệ rừng. .. nhiệm của chủ rừng trong việc bảo vệ rừng Chủ rừng phải chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ rừng được nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của Pháp luật Tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối 12 Phạm Hữu Sơn tượng để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến Pháp luật, giáo... và tình trạng mất rừng còn xảy ra ở nhiều nơi Từ những thực trạng đó, đòi hỏi chúng ta cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của đất nước, cụ thể như sau : - Thực hiện chương trình “trồng cây gây rừng , làm xanh hóa các bãi cát, đồi trọc Ví dụ: dự án trồng keo, phi lao ở các vùng đất cát gần biển - Quy hoạch và xác định lâm phận các loài rừng ổn định Đẩy mạnh... Hữu Sơn Nạn phá rừng đã góp tới 20% khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính nên việc bảo vệ rừng và trồng rừng là một trong những hành động tác động tích cực tới chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu của cộng đồng thế giới hiện nay 4 Hậu quả Sinh thái Phá rừng làm giảm sự đa dạng sinh thái và làm môi trường bị suy Rừng cung cấp đa dạng sinh thái, là nơi trú ẩn của các loài động vật, rừng tạo ra các... thay thế các tài nguyên rừng như: lợn, nai, hươu… - Củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm - Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế Ví dụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình giám sát và điều tra đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng - Triển khai thực hiện tốt các Điều ước quốc tế như: Công ước về buôn bán... Việc phá rừng sẽ làm mất môi trường sinh thái và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài động vật, Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, 80% đa dạng sinh học của thế giới được tìm thấy ở rừng nhiệt đới., sự phá hủy các khu vực rừng dẫn đến thoái hóa môi trường và giảm đa dạng sinh học Ước tính chúng ta đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trùng mỗi ngày do phá rừng mưa,... mạnh công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp để moi diện tích đất lâm nhiệp đều có chủ thực sự, giảm tối đa các diện tích đất lâm nghiệp do các chính quyền cơ sở đang quản lý Có như vậy các chủ rừng mới thấy quyền lợi và nghĩa vụ của mình là phải bảo vệ rừng - Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật Xây dựng chính sách về bảo vệ rừng theo hướng đảm bảo lợi... ăn Ngoài ra Các sản phẩm từ rừng là một phần quan trọng của nền kinh tế ở cả các nước phát triển lẫn đang phát triển Các lợi nhuận kinh tế ngắn hạn từ chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp, hay việc khai thác gỗ quá mức, thường dẫn đến những hậu quả kinh tế lâu dài, ảnh hưởng tới nguồn thu nhập lâu dài và sản lượng của rừng IV GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Hậu quả của sự tàn phá rừng là rất nghiêm trọng đối . hậu mà nguyên nhân chính là do mất rừng. Ở nước ta, nhận thức được vai trò to lớn của tài nguyên rừng, đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ rừng, phát triển tài nguyên rừng. trong rừng bị giảm sút, các tài nguyên trong rừng bị khai thác cạn kiệt. Có nhiều Nguyên nhân gây ra tình trạng mất rừng nêu trên, trong đó gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan : Nguyên. triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên là 10,28 triệu ha, còn lại là rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 37% . Vào năm 2007 nước ta có 12.837.333 ha rừng, trong đó có 10.283.965 ha rừng

Ngày đăng: 20/04/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4. Hậu quả Sinh thái

  • 5. Tác động tới kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan