SKKN Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình THPT

11 925 2
SKKN Một số kinh nghiệm dạy tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT I. PHẦN Mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Văn học là nghệ thuật ngôn từ được các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra bằng tiếng nói, chữ viết, lưu hành trong xó hội từ đời này sang đời khác, có chức năng, nhận thức giáo dục thẩm mĩ, giúp con người vươn tới cái chân, thiện, mĩ. Văn học là tấm gương phản ánh trung thành đời sống của một dân tộc. Văn học giúp cho con người củng cố lũng tự hào dõn tộc chõn chớnh, cựng với hoài bóo nối gút người trước, khai thác và làm giàu thêm di sản ông cha. Như chúng ta đã biết, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước nói chung và sự phát triển văn học nói riêng thì yêu cầu đặt ra là phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học. Xuất phát từ việc đổi mới này dẫn đến việc tổ chức các hoạt động học tập cũng phải có sự thay đổi vì : phương pháp cũ học sinh sẽ thụ động trong quá trình học tập. Học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu và khám phá bài học. Thêm vào đó khả năng cảm thụ và tư duy của học sinh còn yếu, học sinh ít có khả năng độc lập suy nghĩ. Vì vậy đổi mới sách giáo khoa hiện nay gắn với mục đích” tích cực” học tập của học sinh và “’tích hợp’’ của giáo viên trong các bài dạy. Do đó yêu cầu của giáo viên phải tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh để giúp các em khám phá kiến thức bài học một cách tự giác. Văn học trung đại ( VHTĐ ) là một mảng lớn trong cấu trúc chương trình Ngữ văn THPT và được phân phối giảng dạy chủ yếu ở lớp 10, 11. Nhìn chung khi giảng dạy VHTĐ đối với đối tượng học sinh lớp 10 gặp rất nhiều khó khăn so với các phần văn học khác, như học sinh khó tiếp nhận, ít hào hứng, từ đó dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao. I.2. Mục đích nghiên cứu: Khắc phục những hạn chế, những khó khăn khi dạy phần văn học Trung Đại đối với đối tượng học sinh lớp 10, 11, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. I.3. Đối tượng nghiên cứu : Đặc trưng của văn học là một môn nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng. Bởi thế người giáo viên dạy văn phải giúp cho học sinh tự tạo được bản lĩnh để có thể chiếm lĩnh được tác phẩm văn chương, giúp học sinh biết tìm tòi, chủ động nắm bắt kiến thức một cách sáng tạo hào hứng. Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 10, khối 11 I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu : - Đề tài chỉ thực hiện đối với học sinh khối 10, khối 11. - Đi sâu nghiên cứu tình hình học tập của học sinh đối với phần văn học trung đại, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. I.5 Phương pháp nghiên cứu : - Nghiên cứu cơ sở lý luận : dựa vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn Ngữ văn trong trường THPT. - Nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, tổng kết kinh nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận. a. Đặc điểm của VHTĐ VN : * Về nội dung : Văn học trung đại cũn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX, văn học trung đại phát triển trong một môi trường xó hội phong kiến với ý thức hệ nho giỏo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự. - Cảm hứng yêu nước: Cảm hứng yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐ VN. Cảm hứng này gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”. Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng, có khi là âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm, có khi là âm điệu bi tráng lúc nước mất nhà tan, có khi là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình - Cảm hứng nhân đạo: Khi vận mệnh cá nhân con người, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa thỡ cảm hứng nhõn đạo lại thăng hoa rực rỡ. Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Cảm hứng nhân đạo có hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người, qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tỡnh với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực bạo tàn. - Cảm hứng thế sự: Cảm hứng thế sự biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối đời Trần, văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân. Cảm hứng thế sự trong VHTĐ đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực trong thời kỳ sau. b. Đặc điểm nghệ thuật: - Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: Tính quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đó được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quỏ trỡnh sỏng tỏc. Bất quy phạm cú nghĩa là khụng chịu gũ mỡnh, tự cởi trúi khỏi khuụn khổ, những quy định ràng buộc trong quỏ trỡnh sỏng tỏc. Các tác giả VHTĐ, đặc biệt là những tác giả tài năng, một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm, mặt khác vừa phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện. - Tính trang nhã: Văn học trung đại có đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng, hỡnh tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhó, mĩ lệ với ngụn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Kết luận : Với nội dung và đặc điểm như vậy có thể nói lâu nay, văn học trung đại vẫn là một mảng khó tiếp cận đối với số đông người học, không chỉ bởi rào cản về ngôn ngữ, văn tự, khoảng cách về văn hóa giữa quá khứ và hiện tại mà cũn vỡ những khú khăn trong việc tỡm kiếm tư liệu tham khảo, đặc biệt là dạng sách tuyển chọn những tác phẩm nguyờn gốc. Dẫn đến việc dạy và học phần VHTĐ gặp rất nhiều khó khăn. II.2. Thực trạng Một thực tại khách quan đang tồn tại mà bản thân tôi khi đưa ra đề tài này đã khảo sát khá kỹ lưỡng: Thực ra trong tổ chức hoạt động của giáo viên cho học sinh tiếp nhận kiến thức và kỹ năng cũng dựa trên hai hình thức hoạt động cơ bản: Hoạt động độc lập và hoạt động tập thể. Tuy nhiên cả hai hoạt động này kết quả mà giáo viên thu được đều không cao, nhất là khi dạy phần VHTĐ. Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi thì có ba nguyên nhân cơ bản sau : * Về phía văn bản : - Văn học trung đại viết theo hệ thống thi pháp cũ: dùng nhiều điển tích, điển cố, sử dụng lối tả ước lệ tượng trưng, có nhiều từ ngữ cổ hiện nay ít sử dụng, khó thuộc khó nhớ. - Đời sống được phản ánh trong VHTĐ là bối cảnh xã hội từ những thế kỷ trước nên xa lạ với học sinh dẫn đến làm cho các em khó cảm nhận về giá trị nội dung tư tưởng. - Tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của con người ngày xưa khác rất nhiều ngày nay, khiến cho học sinh rất khó cảm nhận. * Về phía giáo viên: - Giao nhiệm vụ cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể mà còn chung chung và đại khái. Vấn đề được giao chưa hấp dẫn học sinh tìm tòi , khám phá sáng tạo. - Thời gian dành cho việc hướng dẫn, tổ chức chưa đủ, * Về phía học sinh: - Phần lớn tác phẩm VH TĐ được viết bằng chữ Hán, thứ chữ vay mượn nên khó hiểu, khô khan. Văn xuôi, văn vần đều viết theo lối biền ngẫu, sử dụng nhiều điển tích điển cố nên gây nhiều trở ngại cho việc gây dựng hứng thú học tập ở học sinh. - Khả năng tự lập để phát hiện vấn đề, còn hạn chế còn mang tính chất ỷ lại cho giáo viên khi đi tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Đặc biệt đối với học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa. II.3 Giải phỏp, biện phỏp a. Một số giải pháp cụ thể: Trước hết giáo viên cần chú trọng và thực hiện nghiêm túc các khâu chuẩn bị và tổ chức dạy học của mình. Đồng thời bằng các nghiệp vụ sư phạm có tính giáo dục cao, giáo viên rèn cho học sinh một cách nề nếp ý thức chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần, thái độ học tập trên lớp . ►Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Đây là bước cực kỳ quan trọng vì vừa củng cố lại kiến thức cũ ( học bài cũ) đồng thời bước đầu tự tìm hiểu, khám phá kiến thức mới ( chuẩn bị bài mới). Nhưng bước này có thu được hiệu quả hay không là tùy thuộc không chỉ ở học sinh mà còn phụ thuộc vào cả giáo viên vì nếu giáo viên không tổ chức hướng dẫn công việc ( giao việc ) cụ thể cho học sinh thì học sinh sẽ rất lúng túng. Do vậy, yêu cầu quan trọng là giáo viên phải giao việc cụ thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà. + Nhằm tạo hứng thú thu hút học sinh chuẩn bị bài GV cần dành khoảng 2 phút để kể tóm tắt ( thật ngắn gọn ) hoặc đọc diễn cảm một đoạn văn ( thơ ) của văn bản sắp học hoặc kể lại một điển tích, điển cố được nói đến trong văn bản. Tuỳ vào từng bài cụ thể để chọn hình thức hấp dẫn. Có nhiều cách, nhưng dù là cách nào thì cũng phải làm cho học sinh có ấn tượng về văn bản sắp học. + Căn cứ vào đặc trưng của thể loại, dung lượng kiến thức của từng bài cụ thể GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chi tiết từ nội dung như : tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, điển cố, điển tích, của văn bản; cho đến cách thức và phương pháp chuẩn bị: đọc phần mục tiêu bài học, đọc nhiều lần phần văn bản, tìm hiểu phần chú thích và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong SGK. Nếu có điều kiện tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến tác phẩm. * Ví dụ 1 : Giảng dạy đến bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. GV nên dành 1 khoảng thời gian thích hợp ( khoảng 2 – 3 phút ) từ tiết học trước tạo tâm thế và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Đầu tiên nhằm thu hút được sự chú ý của học sinh GV có thể đề cấp tới một quan niệm sống nào đó, chẳng hạn như quan niệm sống hưởng thụ của một bộ phân thanh niên ngày nay từ đó cho học sinh biết bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về một quan niệm sống. - Sau đó GV hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị bài theo gợi ý : + Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, bối cảnh xã hội lúc bài thơ ra đời. ( Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Bối cảnh xã hội lúc bấy giờ ra sao? ) + Chủ đề bài thơ ? ư + Những điển tích điển cố được sử dụng trong bài thơ, có ý nghĩa như thế nào? Tác giả sử dụng nhằm mục đích gì? ( Đặt điển tích điển cố đó để hiểu câu thơ như thế nào cho đúng? ) - Sau đó trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài ( Tất cả các câu hỏi trong phần này đều là đều mang tính gợi mở, giúp học sinh dần chiếm lĩnh tác phẩm ) - Cuối cùng yêu cầu học sinh phải có được cách hiểu của mình về quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là quan niệm sống tích cực hay tiêu cực? Từ đó học sinh đưa ra quan niệm sống của bản thân mình trong hoàn cảnh hiện nay. * Ví dụ 2 : Khi dạy đến bài “Phú sông Bặch Đằng” của Trương Hán Siêu. Đây là bài học 2 tiết, dung lượng kiến thức nhiều, trong tác phẩm dùng nhiều điển tích điển cố và nhiều từ cổ ngày nay ít sử dụng. GV dành thời gian để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà. - Đầu tiên GV giới thiệu sơ qua về bài phú nhằm gây ấn tượng đối với học sinh : Việt Nam là đất nước của những dòng sông. Những dòng sông hoặc trong xanh hiền hoà, hoặc ngầu đỏ phù xa không chỉ bồi đắp bờ bãi thành những dải đồng bằng phì nhiêu nuôi sống người dân Việt Nam mà còn là nơi chiến trường thuỷ chiến, nơi ghi dấu những chiến thắng, chiến công vang lừng của dân tộc trong trường kỳ chống ngoại xâm. Sông Bạch Đằng là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất. Chỉ trong vòng ba thế kỷ ( X – XIII ) nơi đây đã trở thành niềm tự hào của quân dân Đại Việt. Và từ đó đến nay dòng sông và những chiến công hiển hách đã là niềm cảm hứng hoài cổ hào hùng của bao thế hệ thi nhân mà Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một trong những tác phẩm đầu tiên và thành công nhất. - Sau đó yêu cầu học sinh chuẩn bị bài theo gợi ý : + Tìm hiểu về tác giả Trương Hán Siêu. + Tìm hiểu địa danh Bạch Đằng với những chiến công lịch sử? Tìm những bài thơ viết về sông Bạch Đằng mà em biết ? + Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài phú ? + Bố cục bài phú chia làm mấy phần ? + Sử dụng những điển tích, điển cố nào? ý nghĩa của nó ? - Sau đó trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. ► Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: Sau khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, thì nhất thiết phải có sự kiểm tra. Đây cũng là bước quan trọng đòi hỏi sự kiên trì của GV. Nhiều GV giao việc cho học sinh, song lại không chú trọng kiểm tra xem học sinh đã chuẩn bị bài như thế nào, thì sẽ dẫn đến tình trạng học sinh lười suy nghĩ, soạn bài một cách chống đối. Nếu GV duy trì tốt công việc này sẽ tạo được cho học sinh nề nếp, thói quen chuẩn bị bài ở nhà. Tuy nhiên thực hiện việc kiểm tra như thế nào vừa không mất nhiều thời gian, lại vừa thu được hiệu quả? Công việc này cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải linh hoạt khéo léo. Xin đưa ra một số cách như sau: ● Tiến hành kiểm tra vở soạn của học sinh: - Khi tiến hành kiểm tra vở soạn, GV nên chú ý đến nội dung bài soạn, soạn như thế nào, có đầy đủ không, còn thiếu nội dung gì, bài soạn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu … ? - Chú ý đến hình thức trình bày của học sinh, phát hiện ra những lỗi về trình bày văn bản từ đó có thể uốn nắn một cách kịp thời. Việc kiểm tra vở soạn không phải lúc nào, tiết học nào cũng tiến hành kiểm tra, vì thời gian trên lớp là không nhiều. GV cần linh hoạt sao cho việc kiểm tra có hiệu quả. Ví dụ : Vào đầu giờ học, GV yêu cầu học sinh mở sẵn vở soạn để ra đầu bàn, sau đó GV kiểm tra điểm một vài vở soạn bất kì ( nếu có nhiều thời gian có thể tiến hành kiểm tra nhiều hơn ) Hoặc : cuối buổi học GV thu một số vở soạn, tranh thủ thời gian kiểm tra sau đó trả lại ngay cho học sinh. Cuối mỗi kì học, GV thu tất cả vở soạn bài về chấm và có nhận xét cụ thể về nội dung, hình thức, ý thức soạn bài. ● Kiểm tra miệng kết hợp với kiểm tra sự chuẩn bị bài : Mỗi giờ lên lớp mọi GV đều phải kiểm tra việc học bài cũ của học sinh, trong quá trình kiểm tra bài cũ GV có thể kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh. Khi gọi học sinh lên bảng kiểm tra miệng, sau khi học sinh đã hoàn thành việc kiểm tra bài cũ, GV có thể đưa ra câu hỏi nhằm kiểm tra xem học sinh đã chuẩn bị bài mới hay chưa ( việc này sẽ tránh được tình trạng học sinh về nhà chép tài liệu mà không hiểu gì, hoặc lên lớp tranh thủ mượn vở của bạn chép lại ) có nhiều cách để đưa ra câu hỏi kiểm tra . Ví dụ : khi dạy đến bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, GV có thể đặt câu hỏi “ bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, bối cảnh xã hội lúc đó ra sao ?” “ Bài thơ thể hiện quan niệm sống như thế nào cuả Nguyễn Bỉnh Khiêm ?” Hoặc : khi dạy đến bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu GV có thể yêu cầu học sinh đọc một đoạn thơ mà mình thích hoặc thấy ấn tượng? Nếu có thể yêu cầu học sinh kể lại một điển tích, điển cố được sủ dụng trong bài thơ ? Đây là những câu hỏi đơn giản, nếu học sinh đã chuẩn bị bài thì việc trả lời tốt những câu hỏi này không phải là khó khăn. GV nên linh hoạt trong cách đặt câu hỏi, sao cho có thể nắm bắt được sự chuẩn bị bài của học sinh, không nên lúc nào cũng chỉ đặt ra một dạng câu hỏi, và câu hỏi đưa ra không nên yêu cầu quá cao. Bên cạnh đó, nếu học sinh nắm được nội dung cần thiết của bài học, thể hiện rằng mình đã chuẩn bị bài chu đáo, GV có thể cộng thêm điểm cho học sinh, nhằm động viên khuyến khích các em. Còn nếu học sinh không trả lời được, hoặc trả lời lơ mơ, GV cũng nên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời ( tuy nhiên không được trừ điểm của học sinh ). Tuỳ theo nội dung bài học, kinh nghiệm của GV và tuỳ vào đối tượng học sinh từng lớp mà người GV đưa ra những cách kiểm tra khác nhau sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. Song điều cần thiết là phải kiên trì, nhiệt tình và trách nhiệm, tránh tình trạng giao việc rồi lại để đó, không kiểm tra. ► Cách tổ chức các hoạt động dạy học: - Vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kiểu dạy học. Đặc biệt chú ý đến cách tổ chức cho học sinh thảo luận: + Tình huống thảo luận không đưa quá nhiều, cần có gợi ý cụ thể. + Không chia nhóm quá đông, tránh lộn xộn. + Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học. + Bao quát việc thảo luận của học sinh, nhắc nhở khuyến khích kịp thời. - Trong dạy học Ngữ văn làm việc theo nhóm là một hoạt động tích cực đã thu được nhiều thành công. Sản phẩm của hoạt động nhóm thường có kết quả rất khả quan. - Tăng cường yờu cầu tự học, tự nghiờn cứu bài học đối với học sinh trờn cơ sở cú sự hướng dẫn, định hướng và giỳp đỡ của giỏo viờn. Chỳ ý bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sỏng tạo những kiến thức đó học, trỏnh thiờn về ghi nhớ mỏy múc khụng nắm được bản chất. III. PHẦN KẾT LUẬN Văn học cổ giống như một tảng băng trôi, có phần nổi, có phần chìm. phần nổi học sinh có thể tự tìm hiểu, cảm nhận được, phần chìm rất lớn kia tuỳ theo tình hình mà hướng dẫn các em lĩnh hội được theo đúng mục tiêu bài học. Để giờ học tác phẩm văn học trung đại thành công, trong quá trình thực hiện đề tài điều tôi rút ra ở đây là : 1- Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, tạo hứng thú, nề nếp, ý thức chuẩn bị bài. 2- Linh hoạt trong cách kiểm tra vở soạn, và kiểm tra miệng kết hợp với kiểm tra sự chuẩn bị bài mới. 3- Chú trọng đầu tư thời gian cho việc soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu phụ vụ cho bài giảng. 4- Tổ chức một cách khoa học các hoạt động dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kiểu dạy học. Trên đây là một số ít ỏi kinh nghiệm của tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các [...]...đồng nghiệp để bản thân có thể hoàn thiện hơn giờ dạy của mình Mong rằng trong một chừng mực nhất định, kinh nghiệm giảng dạy này sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho việc dạy tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông và cũng phần nào giúp được người học trên con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn chương đạt hiệu quả cao nhất . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT I. PHẦN Mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài: Văn học là nghệ thuật ngôn. thức bài học một cách tự giác. Văn học trung đại ( VHTĐ ) là một mảng lớn trong cấu trúc chương trình Ngữ văn THPT và được phân phối giảng dạy chủ yếu ở lớp 10, 11. Nhìn chung khi giảng dạy VHTĐ. Văn học trung đại cũn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX, văn học trung đại phát triển trong một môi trường

Ngày đăng: 20/04/2015, 15:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan