PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC

48 534 0
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng Lớp : TCNH19D Sinh viên thực hiện : Bùi Minh Ngọc - STT: 56 MỤC LỤC PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ 1 PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 1 A.PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 1 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 1 2.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 4. Chính sách lãi suất 5 5. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2015 6 B. PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU VIỆT NAM 6 I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 6 1.Đặc trưng của ngành cao su tự nhiên. 7 2.Vị trí của cao su tự nhiên trong ngành cao su 8 II- DIỄN BIẾN NGÀNH CAO SU NĂM 2013 9 1.Cao su thiên nhiên thế giới 9 2.Cao su thiên nhiên trong nước 11 2.1.Vị thế ngành cao su thiên nhiên của Việt Nam 11 2.2.Quy mô và cơ cấu phân bổ rừng trồng cao su tại Việt Nam 15 2.3 Tình hình xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam 19 III. TRIỂN VỌNG NGÀNH CAO SU THIÊN NHIÊN NĂM 2013 23 1. Triển vọng ngành 23 2. Chiến lược phát triển 25 PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC 27 (CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH) 27 I-Giới thiệu về doanh nghiệp 27 II-Phân tích các chỉ số tài chính và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. 30 1.Một số thông tin cơ bản về mã chứng khoán TRC 30 2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh 30 2.1.Năng lực sản xuất 30 2.2.Hoạt động đầu tư 32 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2013 32 2.4. So sánh TRC với các doanh nghiệp niêm yết trong ngành 36 2.5.Phân tích SWOT 40 3. Những rủi ro ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và định hướng phát triển của công ty 41 3.1. Những rủi ro ảnh hưởng đến giá cổ phiếu 41 3.2. Định hướng và chiến lược phát triển giai đoạn 2014 – 2015 43 III-ĐÁNH GIÁ 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 1 PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN A.PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM Năm năm kể từ năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả nặng nề; dư chấn vẫn còn, thậm chí rất mạnh. Song nhìn chung, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi. Với Việt Nam, kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, xuất nhập khẩu… có sự ổn định hơn so với các năm trước; lạm phát được kiềm chế, dự trữ ngoại hối cao, thị trường tài chính, thị trường bất động sản tuy chưa khởi sắc, nhưng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, kinh tế Việt Nam vẫn đang còn ở trong giai đoạn trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng và vẫn đang còn phải đối diện với những khó khăn ngắn hạn. Các chính sách của Chính phủ đang thực thi, tuy vẫn ưu tiên mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng đồng thời cũng đang áp dụng nhiều giài pháp để tăng tổng cầu, kích thích phục hồi tốc độ tăng trưởng và từng bước triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành. Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm. Như vậy mức tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức 2 tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%). Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu. Biểu đồ 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 (Năm trước = 100) Đơn vị tính: % Năm 2012 Năm 2013 TỔNG SỐ 5,25 5,42 Phân theo khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,68 2,67 Công nghiệp và xây dựng 5,75 5,43 Dịch vụ 5,90 6,56 Phân theo quý trong năm Quý I 4,75 4,76 Quý II 5,08 5,00 Quý III 5,39 5,54 Quý IV 5,57 6,04 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào thời kỳ tăng trưởng chậm dài nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào thập niên 1980 tới nay. Tăng trưởng GDP giảm từ 6,4% năm 2010 xuống 6,2% năm 2011 và 5,2% năm 2012. Trong năm 2013, GDP của Việt Nam nói chung đã tăng thêm 5,42%, cao hơn mức tăng 5,25% đạt được trong năm 2012, đồng thời cũng cao hơn cả mức dự báo trung bình của các nhà kinh tế học do Hãng Bloomberg khảo sát - 5,3 %. 3 Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP theo Quý từ 2001-2013 (Nguồn: Công ty Chứng khoán MB) 2.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%. Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:  Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường. Ví dụ, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng/giảm và cả năm tăng 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%;  Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp cuối năm;  Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão;  Mức cầu trong dân yếu. 4 Biểu đồ 3: Chỉ số giá tiêu dùng (Nguồn: Tổng cục thống kê) 3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Thu hút đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2013 ước tính đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2013 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 16,6 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%. Như vậy, Vốn FDI tăng mạnh thể hiện việc tái lập niềm tin trong trung hạn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, góp phần gia tăng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá. 5 Biểu đồ 4: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 1091,1 100,0 108,0 Khu vực Nhà nước 440,5 40,4 108,4 Khu vực ngoài Nhà nước 410,5 37,6 106,6 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,1 22,0 109,9 Báo cáo Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 9 đã phản ánh quá trình hồi phục khi có mức tăng từ 49,4 điểm trong tháng 8 lên 51,5 điểm trong tháng 9. Mặc dù vẫn còn yếu do các điều kiện trong nước nhưng chỉ số PMI trong tháng 9 đã cải thiện nhờ vào nhu cầu nước ngoài tăng. 4. Chính sách lãi suất Đầu năm 2011, đứng trước nguy cơ lạm phát cao, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều giải pháp khống chế tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất trong năm 2011 lần lượt là 20% và 16%. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi VND. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm. Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm. Cùng với giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Riêng trong thời gian từ tháng 6/2012 đến 6/2013, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với các lĩnh vực và ngành nghề này. Hiện nay, lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực này dao động trong khoảng 9%/năm so với mức 13%/năm trước đây. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể. Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013. 6 Ngoài ra, việc điều chỉnh giảm lãi suất còn giúp đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán giảm từ 18% cuối năm từ cuối năm 2011 xuống còn 12% năm 2012, tỷ giá được duy trì ổn định từ năm 2011, dự trữ ngoại hối nhà nước được cải thiện đáng kể. Và cuối cùng, về phía doanh nghiệp, việc điều chỉnh giảm lãi suất đã giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời ngăn chặn được nguy cơ tái lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, dù đã điều chỉnh mặt bằng lãi suất nhưng lãi suất nhìn chung vẫn ở mức cao và đa phần các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) vẫn khó tiếp cận tới tín dụng với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng thương mại. 5. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2015 Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường. B. PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU VIỆT NAM I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN Cao su tự nhiên có nguồn gốc từ Nam Mỹ và xâm nhập vào Châu Á từ năm 1989 rồi phát triển mạnh ở đây. Thời tiết cũng như thổ nhưỡng và những điều kiện khác ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á rât thích hợp với loại cây này. Chính vì vậy, các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là các nước có sản lượng khai thác và chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất thế giới. Cao su tự nhiên có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của hầu hết các quốc gia. Sản phầm của ngành đã đi sâu vào đời sống nhân dân và tham gia và hầu hết các lĩnh vực. Mặc dù ngày nay, cao su nhân tạo được sản xuất từ dầu mỏ đang ngày càng phát triển và mở rộng, nhưng vẫn chưa thể 7 thay thế được hết các đặc tính ưu việt của cao su tự nhiên. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên chiếm khoảng 40-50% tổng nhu cầu cao su thế giới. Tại Việt Nam, năm 1907, công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Đồng Nai). Tiếp theo là hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu của người Pháp và tập trung ở vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 800.000 ha trồng cao su, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Sản lượng trung bình hơn 800 nghìn tấn/ năm. 1.Đặc trưng của ngành cao su tự nhiên. Cao su được trồng ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cây cao su có đặc điểm sau:  Cây cao su được xem là loại cây công nghiệp thân thiện với môi trường vì sau quá trình lấy mủ để sản xuất cao su tự nhiên và latex thì cuối đời thân cây sẽ được sử dụng để sản xuất gỗ.  Cây cao su bắt đầu được khai thác thu hoạch nhựa mủ ở độ tuổi 6-7 năm. Các cây già hơn cho nhiều mủ nhựa hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sinh ra nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm.  Cây cao su chỉ được thu hoạch trong 9 tháng (thường là 9 tháng cuối năm), 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này cây sẽ chết.  Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 0 C đến 30 0 C, cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4-5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Chính vì vậy, các nước châu Á chiếm tới hơn 92% tổng diện tích cao su tự nhiên trên thế giới.  Cây cao su khá độc hại trong việc trao đổi khí cả ban đêm và ban ngày, khả năng hiếm khí xảy ra rất cao. Chất mủ cao su có tính độc hại cao ảnh hưởng đến tuổi thọ người khai thác.  Giá cao su tự nhiên phụ thuộc vào biến động giá dầu, tăng trưởng của ngành xe hơi do nhu cầu săm lốp chiếm hơn 70% mức tiêu thụ cao su toàn cầu. ngoài ra, giá cao su tự nhiên còn phụ thuộc vào thời tiết, thiên tai và bệnh dịch. Cao su nói chung và cao su tự nhiên nói riêng là nguyên vật liệu có vai trò quan trọng hàng đầu với hơn 50,000 công dụng được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong đời sống hàng ngày. Với đặc tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén… có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của cao su trong ngành công [...]... phát triển ngành nghề cốt lõi hướng đến sự phát triển bền vững và ổn định hơn trong thời gian tới 26 PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC (CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH) I-Giới thiệu về doanh nghiệp Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (tham gia thị trường chứng khoán năm 2007, mã chứng khoán sàn HOSE: TRC) tiền thân là đồn điền cao su của Pháp, tháng 04/1975 được cách mạng tiếp quản lấy tên là Nông Trường... Campuchia II -Phân tích các chỉ số tài chính và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành 1.Một số thông tin cơ bản về mã chứng khoán TRC     Giá trị vốn hóa: 62 triệu USD Số lượng cổ phiếu lưu hành: 30 triệu Mức cao nhất 52 tuần: 49.000 đồng Mức thấp nhất 52 tuần: 38.000 đồng Cơ cấu cổ đông: Cổ đông nhà nước là Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) chiếm 60% Trong cơ cấu cổ đông của TRC, với quyền... tích cao su lớn nhất nước Tổng diện tích rừng cao su thuộc tập đoàn VRG đạt mức 358.000 ha, trong nước đạt 273.000 ha và nước ngoài đạt khoảng 85.000 ha Tính đến hết năm 2012, tổng diện tích rừng trồng cao su của các doanh nghiệp niêm yết chỉ chiếm khoảng 6% so với tổng diện tích cả nước và chiếm khoảng 15% so với tổng diện tích của Tập đoàn VRG (bao gồm cả diện tích trồng ở nước ngoài) Sản lượng,... thì trong thời gian tới, diện tích khu vực đại điền sẽ nhanh chóng vượt xa khu vực tiểu điền để chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả nước 14 2.2.Quy mô và cơ cấu phân bổ rừng trồng cao su tại Việt Nam Diện tích cao su phân bổ theo vùng miền Theo quy định tại Quyết định số 750/QĐ-TTG và Quyết định số 124/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, diện tích trồng cao su cả nước sẽ ổn... Ninh thành Công ty Cổ phần cao su Tây Ninh cho đến nay Tháng 12, Tổ chức đại hội đồng cổ đông sáng lập lần đầu tiên của Công Ty CP Cao Su Tây Ninh và hoạt động với mức vốn điều lệ là 300 tỉ đồng, tương đương 30 triệu cổ phần phổ thông Công Ty Cổ Phần Cao Su Tây Ninh được nhận giấy phép đăng ký kinh doanh số 4503000058 từ Sở KHĐT tỉnh Tây Ninh, c hính thức hoạt động theo mô hình cổ phần  2007: Niêm... khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước Trong đó, Bình Phước chiếm 22% diện tích cả nước và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ Bình Dương chiếm khoảng 18%, kế đến là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6% diện tích cả nước Theo số liệu kế hoạch của riêng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam VRG, tính đến cuối năm 2012, vùng Đông Nam bộ là khu vực có diện tích cao su lớn... 40 triệu đồng/tấn TRC dự kiến hoàn thành chỉ tiêu doanh thu 2013 la 901,4 tỷ đồng, nhưng kế hoạch LNTT 256,94 tỷ đồng có thể chỉ gần 32 đạt Công ty sẽ vẫn trả cổ tức năm 2013 ở mức 30%, thống nhất chia tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 1 năm 2013 là 15%/mệnh giá Cũng như các doanh nghiệp cao su khác, TRC có nền tảng tài chính rất vững chắc Tuy nhiên dự đoán tăng trưởng lợi nhuận của TRC sẽ đi ngang trong... 2 tấn/ha vào năm 2015) Bên cạnh đó, hiện tại công ty đang dốc toàn lực để đầu tư dự án Cao su Tây Ninh Siêm Riệp tại Campuchia với tổng diện tích là 7.600 ha Nếu so với tổng diện tích rừng cao su khai thác hiện tại ở Việt Nam của TRC là 5.407 ha trên tổng diện tích vườn cây là 7.300 ha thì dự án tại Campuchia được xem là dự án quan trọng bậc nhất tác động đến sự tăng trưởng dài hạn của công ty Hiện... TRC, với quyền chi phối điều hành thuộc VRG, do đó bị ảnh hưởng bởi cơ chế quản lý theo mô hình của doanh nghiệp nhà nước Cổ đông nước ngoài sở hữu nhiều với tỷ lệ 33% so với “room” 49% dành cho cổ đông nước ngoài Tỷ lệ sở hữu này ở mức cao nhất so với các công ty niêm yết trong ngành TRC hiện là công ty sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thị trường chứng khoán, cụ thể tăng trưởng doanh thu đạt... công ty năm 2010 – 2013 chịu thuế TNDN là 7,5%, năm 2014 – 2017 chịu thuế TNDN là 15% Đây là lợi thế của TRC so với các DN cùng ngành Do đặc thù cơ cấu sản phẩm chủ yếu là mủ latex nên hoạt động sản xuất kinh doanh của TRC không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc Thị trường xuất khẩu chính của TRC là Châu Âu với tỷ trọng lên tới 50 – 60%, còn lại là Malaysia, Singapore , Indonexia Về dài hạn, ngành . 2. Chiến lược phát triển 25 PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC 27 (CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH) 27 I-Giới thiệu về doanh nghiệp 27 II -Phân tích các chỉ số tài chính và so sánh với. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU TRC Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung. thực hiện : Bùi Minh Ngọc - STT: 56 MỤC LỤC PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ 1 PHÂN TÍCH NGÀNH CAO SU TỰ NHIÊN 1 A.PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM 1 1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm

Ngày đăng: 20/04/2015, 13:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan