TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC

22 529 0
TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Đặc biệt trước bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Các Doanh Nghiệp luôn phải nỗ lực hềt mình để khẳng định vị trí cũng như tìm kiếm hiệu quả kinh doanh cho chính doanh nghiệp mình. Các công ty vận tải biển cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trước cơ hội nhu cầu về vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một tăng cao đã mở ra triển vọng phát triển cho ngành vận tải biển Việt Nam. Và công ty vận tải Biển Bắc cũng đã không ngừng cải tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm tận dụng những cơ hội đó một cách tốt nhất. Bằng sự cạnh tranh về chất lượng phục vụ và sự đầu tư đúng hướng vào tài sản chủ yếu là phương tiện vận tải công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong quá trình nền kinh tế hội nhập và bước đầu vươn ra thị trường thế giới, cũng giống như các doanh nghiệp Việt Nam khác Biển Bắc cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, áp dụng các hình thức quản lý, tổ chức để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trước sự cạnh tranh gay gắt của các đội tàu nước ngoài thì việc tăng thị phần vận tải nước ngoài cũng như vận tải xuất nhập khẩu là việc hết sức khó khăn. Trước tình hình đó đòi hỏi công ty cần tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất để vươn lên cạnh tranh, đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh trở thành một trong những công ty hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó và sau thời gian ngắn học tập, tìm hiểu về môn học kinh doanh dịch vụ quốc tế, phần nào hiểu được ý nghĩa nghĩa vai trò của ngành vận tải biển, em đã quyết định lựa chọn công ty vận tải Biển Bắc để đi sâu nghiên cứu hoạt động sản xuất,kinh doanh,quản lý của công ty. Với đề tài: “TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC” * Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát thực trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - Trên cơ sở phân tích thực trạng đó đánh giá được các cơ hội và thách thức đối với công ty vận tải Biển Bắc nói riêng và ngành vận tải nói chung của tự do hóa thương mại. Đồng thời đưa ra một số giải pháp để giúp công ty tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua được các thách thức mà tự do hóa thương mai đem lại. * Đối tượng vá phạm vi nghiên cứu: Bài viết tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý ở công ty cổ phần vận tải Biển Bắc trong những năm gần đây. Đứng trên góc độ doanh nghiệp để nắm bắt những cơ hội và thách thức, đề xuất một số giải pháp để công ty hoạt động có hiêu quả hơn. * kết cấu của bài viết: I. Những vấn đề cơ bản của tự do hóa thương mại và kinh doanh vận tải quốc tế II. Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh,quản lý ở công ty cổ phần vận tải Biển Bắc III. Kết luận I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH VẬN TẢI QUỐC TẾ 1. Tự do hóa thương mại: Sơ lược về tự do hóa thương mại: Thương mại là gì? Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trện thị trường, là lĩnh vực phân phối lưu thong hang hóa. Thương mại quốc tế: là hoạt động mua bám trao đổi hàng hóa dịch vụ vượt qua phạm vi biên giới quốc gia. Tự do hoá thương mại là gì? Để bảo hộ nền thương mại trong nước hoặc thực hiện các mục tiêu xác định trong chính sách thương mại quốc tế của mình, chính phủ các nước đã áp dụng những biện pháp nhất định: Thuế quan và các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan. Khi đó các hoạt động thương mại không còn thuần tuý được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế, mà còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách của các chính phủ. Như vậy tự do hoá thương mại chính là loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại của các chính phủ. Điều kiện để tự do hoá thương mại? Để phát huy lợi thế so sánh khi thực hiện tư do hoá thương mại, cần phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau: - Đảm bảo sự ổn định vĩ mô, nhất là ổn định chính trị, kinh tế, tạo không khí hợp tác hoà bình hữu nghị và thuận lợi chocác hoạt động hợp tác kinh doanh. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. - Cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của các cơ quan chính phủ, nhất là các cơ quan có liên quan đến hoạt động ngoại thương. - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trước hết là những trung tâm giao lưu kinh tế và cửa ngõ thông thương với thị trường thế giới như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, và các dịch vụ thiết yếu đạt trình độ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư quốc tế. - Đào tạo và xây dựng một nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, nhất là giới kinh doanh, doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại quốc tế, có đủ chuyên môn và bản lĩnh để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài. Cần thiết phải tự do hoá thương mại theo trình tự? Tự do hoá thương mại là việc cần phải làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại cần phải được thực hiện theo những bước đi phù hợp, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu không chú trọng đến trình tự tự do hoá, các nước này có thể phải gánh chịu những bài học đắt giá. Việc xác định lộ trình tự do hoá thương mại cần dựa vào đặc điểm, điều kiện, và nội lực của mỗi nước. 2. Kinh doanh vận tải quốc tế: 2.1. Khái niệm vận tải hàng hóa quốc tế và kinh doanh hàng hóa quốc tế ▪ Vận tải hang hóa: là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằn làm thay đổi vị trí hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. ▪ Vận tải hàng hóa quốc tế: là một hoạt động kinh tế để đưa hàng hóa hay chuyên chở hàng hóa vượt ra ngoài pham vi biên giới quốc gia. ▪ Kinh doanh vận tải quốc tế: là cách tổ chức một cách hợp lý và khoa học quá trình chuyên chở, di chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. 2.2. Đặc điểm kinh doanh vận tải quốc ▪ Mang những đặc diểm của ngành sản xuất vật chất □ Hoạt động có mục đích của con người □ Có tạo ra sản phẩm □ Là sự kết hợp 3 yếu tố: lao động, hàng hóa(đối tượng lao động), phương tiện vận tải( tư liệu lao đông) ▪Mang những dặc điểm chung của kinh doanh dịch vụ quốc tế □ Có sự hình thành và phát triển lâu đời □ Uy tín là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp □ Có liên quan tới trách nhiệm đối với hàng hóa □ Đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều phương thức vận tải ▪ Mang những đặc diểm của kinh doanh vận tải ▪ Ngoài những đặc điểm trên còn mang những đặc điểm đặc thù 3. Tự do hóa thương mại và lĩnh vực vận tải biển của Việt Nam Vận tải biển và dịch vụ hàng hải tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam, là một loại hình kinh doanh có điều kiện. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm với cơ chế thị trường, vừa phải chịu tác động trực tiếp của quy luật cung cầu, quy luật giá cả và giá trị tại thị trường trong nước và thế giới, đồng thời lại bị chi phối mạnh bởi pháp luật Việt Nam, tác động mạnh bởi thị trường hàng hải thế giới cũng như của các công ước hàng hải quốc tế. Mỗi khi thị trường trong nước và trên thế giơí có biến động hoặc thay đổi, đặc biệt khi có sự thay đổi cơ chế, chính sách, pháp luật về xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì doanh nghiệp vận tải biển và dịch vụ hàng hải hoạt động taị Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh. Trong quá trình phát triển, hôị nhập kinh tế quốc tế và khu vực, ngành vận tải biển Việt Nam cũng phải chấp nhận và tuân thủ những quy định chung của tổ chức quốc tế như IMO, APEC, ASEAN và tương lai là WTO. Thị trường vận tải biển Việt Nam trong đó có cảng biển, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển và dịch vụ bổ trợ hàng hải do đó phải mở cửa, hội nhập, chấp nhận cạnh tranh, thách thức nhưng đồng thời cũng tranh thủ được những cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ… Hiện tại, Việt Nam đang có quan hệ thương mại với gầm 200 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 25, 56 % năm. 10 bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ và Indonesia, chiếm 84, 3 % thị phần xuất khẩu. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 90 % tổng số hàng hoá xuất, nhập khẩu. Tỷ lệ này sẽ không đổi trong khoảng 10 năm tới. Thị phần vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của đôị tàu Việt Nam dự báo năm 2010 khoảng 25 % và đến 2020 khoảng 35 %. Thị trường chủ yếu là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Mỹ, trong đó Châu Á chiếm khoảng 50%. Về tấn trọng tải (DWT), đội tàu biển Việt Nam xếp thứ 60/ 150 nước trên thế giơí, xếp thứ 4/10 nước ASEAN; Đội tàu phát triển nhanh cả về lượng và chất. Hàng hoá thông qua cảng tăng mạnh mỗi năm. Dịch vụ hàng hải dần khẳng định uy tín, vị thế Có thể nói, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, ngành HHVN đã và đang xoá dần hình ảnh một Việt Nam chỉ “đứng trước biển”. Tàu tăng, sản lượng vận tải tăng Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, nếu như thời điểm cuối năm 2006, đội tàu Việt Nam mới có 1.107 tàu với tổng trọng tải đạt hơn 3,4 triệu DWT thì sau 3 năm thực hiện Chiến lược biển, đội tàu quốc gia đã có 1.598 tàu với tổng trọng tải đạt hơn 6,2 triệu DWT, độ tuổi trung bình 11,8 tuổi. Ông Vương Đình Lam - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, đội tàu được đầu tư theo hướng trẻ hoá, hiện đại hoá và chuyên dụng hoá này đã từng bước đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoa và hành khách trong nước, chú trọng tăng nhanh sản lượng vận tải nội địa nhằm giảm bớt sự quá tải của các loại hình vận tải khác. Cũng theo ông Lam, từ khối lượng vận tải nội địa chỉ đạt trên 13 triệu tấn năm 2006, đến nay lượng hàng vận tải nội địa do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển đã đạt 28 triệu tấn, bằng 215% so với năm 2006). Bên cạnh đó, đội tàu biển Việt Nam cũng đã tham gia hiệu quả vào thị trường vận tải biển khu vực và thế giới, chú trọng từng bước tăng mạnh sản lượng vận tải quốc tế nhằm tăng thị phần, bảo đảm hợp lý lợi ích vận tải ngoại thương. Con số 81 triệu tấn hàng hoá vận tải trên thị trường quốc tế vào năm 2009 là minh chứng rõ rệt cho sự tăng trưởng này bởi năm 2006, con số này chỉ là 49,5 triệu tấn. Về thị phần vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, mảnh đất màu mỡ nơi thương thuyền Việt Nam chưa giành được thế thắng, tình hình cũng đã có những tiến triển nhưng chưa đáng kể. Trong năm 2007, đội tàu biển quốc gia mới giành được 21% thị phần, sang năm 2008 là 21,4% thị phần. Số liệu năm 2009 hiện vẫn chưa được thống kê nhưng chắc chắn không có đột phá. Khai thác cảng: Đột phá Ba năm 2007 - 2009, ngành HHVN đã đẩy mạnh phát triển kinh tế khai thác cảng biển đầu mối tại các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Con số thống kê cho thấy nếu như năm 2006, hệ thống cảng biển Việt Nam thông qua 154,5 triệu tấn hàng hoá thì đến nay, sản lượng hàng hoá thông qua đã đạt 251 triệu tấn, tương đương 78,44% sản lượng dự báo năm 2015 là 320 triệu tấn. Riêng năm 2009, dù vẫn còn rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các cảng biển lớn trên cả nước vẫn gặt hái được những thành công rực rỡ. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế khai thác cảng biển, ngành HHVN cũng đã chú trọng phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ hỗ trợ khai thác cảng biển nhằm đáp ứng tốt nhu cầu và góp phần không nhỏ vào doanh thu của hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển trên cả nước. Các loại hình dịch vụ hàng hải khác như hoa tiêu, bảo đảm ATHH, lái dắt tàu biển, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, thu gom rác, nước thải, dịch vụ thông tin liên lạc, xếp dỡ hàng hoá, thông quan, kho bãi, logistics, vận tải đa phương thức cũng đã được nâng cao hơn cả về uy tín, chất lượng. Có được kết quả trên, theo ông Vương Đình Lam, không gì khác hơn là nhờ ngành hàng hải nước ta đã có một chiến lược đầu tư đúng đắn, một kế hoạch phát triển bài bản, lâu dài và quan trọng là chúng ta đã có được một hệ thống pháp luật hàng hải tương đối hoàn thiện Hơn 251 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2009 Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2009, cả nước có hơn 108.000 lượt tàu ra vào hệ thống cảng biển Việt Nam với tổng dung tích lên tới hơn 425 triệu GT, tăng 9,56% so với năm 2008. Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2009, cả nước có hơn 108.000 lượt tàu ra vào hệ thống cảng biển Việt Nam với tổng dung tích lên tới hơn 425 triệu GT, tăng 9,56% so với năm 2008. Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt trên 251 triệu tấn, tăng 27,79% so với năm 2008. Cũng theo Cục Hàng hải Việt Nam, hàng hóa tăng chủ yếu là hàng khô (trên 126 triệu tấn, tăng 43,94% so với năm 2008). Hàng container đạt trên 5.539 triệu TEUs, hàng lỏng đạt trên 42,5 triệu tấn. Về vận tải biển, trong năm 2009, đội tàu biển quốc gia vận chuyển được trên 81 triệu tấn, tăng 16,99% so với năm 2008, trong đó sản lượng vận tải nước ngoài đạt trên 53 triệu tấn, sản lượng hàng hóa vận tải nội địa đạt gần 28 triệu tấn, bằng 126,47%. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, QUẢN LÝ Ở CÔNG TY BIỂN BẮC 1. Giới thiệu tổng quan về công ty Tên công ty : Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc - NORTHERN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY- NOSCO. Trụ sở chính : 278 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : 04.8515805 Fax: 04.8514377 Email : NOSCO@fpt.vn 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty vận tải biển bắc tiền thân là công ty vận tải Thuỷ Bắc, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1108/QĐ/TCCB-LĐ ngày 03/06/1993 của Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. Ngày 30/07/1997, tại quyết định số 598/TTg, Thủ Tuớng Chính Phủ chuyển công ty vận tải Thuỷ Bắc vào làm thành viên của Tổng Cộng Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/04/2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, đổi tên công ty vận tải Thuỷ Bắc thành công ty vận tải Biển Bắc, trực thuộc Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam. Ngày 01/08/2007 công ty vận tải Biển Bắc chuyển đổi thành công ty cổ phần. Vốn điều lệ công ty của công ty đạt 40.000.000.000 VNĐ. Hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng chủ yếu là vận tải biển và xuất khẩu lao đông.Quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Trong quá trình phát triển của của công ty, với sự đoàn kết và góp sức của cán bộ công nhân viên có trình độ cao của công ty công ty đạt nhiều thành tựu to lớn, doanh thu của công ty tăng theo hàng năm. Cụ thể năm 2003 đạt gần 98 tỷ VNĐ, năm 2004 đạt 148 tỷ VNĐ, năm 2005 đạt 156 tỷ VNĐ, năm 2006 đạt 155 tỷ VNĐ, doanh thu năm 2007 đạt 356 tỷ VNĐ, năm 2008 doanh thu đạt được 953 tỷ VNĐ. 1.2. Nhiệm vụ của công ty - Thực hiện báo cáo hàng kì về kết quả kinh doanh với cơ quan cấp trên và với tổng công ty. - Tuân thủ các quy định của pháp luật và các chính sách của nhà nước về công tác hoạt động kinh doanh dịch vụ. - Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan. - Không ngưng nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ congo nhân viên qua đó nâng cao khả năng canh tranh của công ty. - Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện công tác bồi dưỡng cán công nhân viên tronbg công ty. - Xây dựng chiến lược kinh daonhy ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. - Tổ chức công tác nhân sự, luôn củng cố bộ máy quản lý gồm cơ cấu tổ chức, sự phân cấp trong bộ máy, và các mối quan hệ trong quản lý điều hành, phải có kế hoạch tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, đánh giá đề bạt,đào tạo,tiền lương, tiền thưởng và các hình thức khác - Tổ chức hoạt động marketing,các chính sách căn bản và tình hình quản lý các yếu tố vật chất trong kinh doanhvaf lĩnh vực quản lý, quản lý chất lượng, dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn do nhà nước giao bao gồm: vốn kinh doanh và vốn đầu tư, nhận và sử dụng lao động tài nguyên, đất đai và các nguồn tài nguyên khác do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình. 2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Trong quá trình hình thành và phát triển, để tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách, thì công ty tổ chức được bộ máy quản lý thích hợp,làm việc hiệu quả cao và không ngừng đổi mới để thích nghi với tình hình mới để đạt các mục tiêu của cộng ty.Với đội ngũ nhân sự có chất lượng và có trình độ cao, có tinh thần đoàn kết, hết lòng vì công việc, hết lòng vì công ty, độ tuổi của cán bộ công nhân viên còn rất trẻ có lòng nhiệt huyết và mong muốn được cống hiến cho công ty bao gồm: tổng số lượng lao động là 322 người, trong đó nam chiếm 276 người, nữ 46 người. Trình độ cán bộ công nhân viên trên đại học có 2 người, trình độ đại học có 116 người, trình độ cao đẳng 13 người, trình độ trung cấp là 125 người, sơ cấp 56 người, khác 10 người.Tình hình ký hợp đồng lao động của công ty là hợp đồng lao động 3 năm 81 người, hợp đồng lao động một năm là 36 người, hợp đồng không xác định thời hạn là 199 người, không kí hợp đồng lao động là 06 người. - Ban lãnh đạo của công ty gồm đại hội cổ đông của công ty có quyền lực cao nhất, dưới là hội đồng quản trị và ban kiểm soát. - Ban điều hành công ty gồm tổng giám đốc là Nguyễn Cảnh Việt và hai phó tổng giám đốc là Trần Anh Quang và Lê Thị Lý, dưới là các phòng chức năng gồm văn phòng tổng giám độc, phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng tài chính kế toán, phòng đầu tư đối ngoại, ban an toàn hàng hải, phòng vận tải biển, phòng vật tư, phòng kỹ thuật, phòng thuyền viên, phòng pháp chế, ban tàu sông, khách. - Văn phòng tổng giám đốc là bộ phận tham mưu, tư vấn cho tổng giam đốc ra quyết định, quyết sách. - Phòng tổ chức cán bộ và lao động - Phòng tài chính kế toán - Phòng đầu tư đối ngoại - Ban an toàn hàng hải là phòng chức năng chịu trách nhiệm về an toàn của các tàu, thuyền của công ty và các thuyền viên. - Phòng vận tải biển là phòng chức năng điều động tàu thuyền và thuyền viên của công ty để thực hiện hợp đồng vận tải cảu công ty. Và là nơi tìm kiếm ký kết hợp đồng vận tải. - Phòng vật tư là phòng cung cấp thiết bị vật tư cho toàn công ty - Phòng kỹ thuật là phòng có chức năng đảm bảo kỹ thuật cho các thiết bị toàn công ty, quản lý làm dự an phát triển về kỹ thuật của công ty. - Phòng thuyền viên - Phòng pháp chế là phòng chức năng tìm hiểu và đưa ra và thục hiện các quy định quản lý, quản lý thưởng phạt công bằng cho tất cả nhân viên tàon công ty qua giám - Ban tàu sông, khách là phòng chức năng quản lý, điều động tàu và thuyền viên vận tải sông, vận tải khách. Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực kinh doanh, gồm nhiều xí nghiệp và chi nhánh phụ trách từng lĩnh vực kinh doanh với 8 chi nhánh thành viên. [...]... xuất kinh doanh 3.1 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc ■ Công ty hoạt đông nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm: + Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển; + Vận tải hành khách bằng đường sông, đường bộ, đường biển; + Vận tải đa phương thức; + Dịch vụ logistic; + Thuê tàu, cho thuê tàu, môi giới cho thuê tàu, đại lý vận tải, dịch vụ côngtenơ, dịch vụ vận tải và các dịch... Nhưng công ty vẫn tâp trung vào và hoàn thành được các mục tiêu quan trọng Việc xây đầu tư cho xây dựng cơ bản và đào tạo vẫn được công ty chú trọng nhằm tạo bước đệm chạy đà trong năm 2010 khi nên kinh tế được dự báo sẽ sáng sủa hơn khi đã có dấu hiệu phục hồi từ cuối năm, 4 Cơ hội và thách thức Tình hình hiện tại của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc là nền móng vững chắc cho sư phát triển của công ty. .. VNĐ Thành tích sản xuất kinh doanh của công ty vận tai Biển Bắc trong những năm vừa qua, năm sau cao hơn năm trước: Năm 2006 là năm công ty tập trung vào quá trình chuyển đổi sang công ty cổ phần nên phần nào ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2006 là 155.917.000.000 VNĐ trong đó vận tải biển chiếm 68.429.000.000 VNĐ, vận tải sông đạt 5.003.000.000 VNĐ, xuất... Tháng 6/2008, Công ty sẽ tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Nosco Victory với trọng tải 45.585 tấn với giá trị đầu tư 61,500 triệu USD, nâng tổng trọng tải đội tàu biển của Công ty lên 200.000 tấn Tháng 9/2008, Công ty sẽ khởi công xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại Yên Hưng, Quảng Yên, Quảng Ninh với diện tích 100ha với tổng mức đầu tư 100 triệu USD Ngoài ra, trong năm 2008, Công ty cũng sẽ đóng... vượt bậc Tổng doanh thu toàn công ty là 356.778.000.000 VNĐ đạt 226.9% so với năm 2006, trong đó vận tải biển đạt doanh thu 232.506.000.000VNĐ đạt 339.77% so với năm 2006, doanh thu vận tải sông là 7.028.000.000 VNĐ đạt 140.4% so với năm 2006, dịch vụ, đại lý, vận tải doanh thu là 1.828.000.000 VNĐ, xuất nhập khẩu-máy móc thiết bị là 97.796.000.000 VNĐ, doanh thu khác 14.620.000.000 VNĐ Công ty vẫn tiếp... công ty cổ phần sẽ tạo được cho công ty tính tự chủ trong việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh .và tạo nên động lực phát triển cho Công ty khi những người lao động là chủ sở hữu từ đó phát huy tính làm chủ của người lao động - Sự hỗ trợ tích cực của các cổ đông chiến lược Chuyển sang mô hình công ty cổ phần, NOSCO sẽ nhận được sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Công. .. Đây là cơ hội vàng giúp Công ty khẳng định mình, nâng cao tính tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh, để từ đó không ngừng gia tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường Hơn nữa, NOSCO có thể tham gia đầu tư tài chính vào các dự án hoặc các công ty có tiềm năng như một hình thức đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh 4.1.2 Các yếu tố nội tại - Sự thay đổi hình thức hoạt động Việc chuyển đổi hình thức. .. lữ hành của Công ty dần chiếm được lòng tin và sự hài lòng của khách du lịch trong và ngoài nước với phương châm lấy chất lượng phục vụ là thước đo hiệu quả -Vận tải đường biển: Tiền thân từ vận tải đường sông, NOSCO tham gia hoạt động trong ngành vận tải đường biển tại Việt Nam mới được hơn 16 năm NOSCO hiện đang quản lý một đội tàu với tổng trọng tải là hơn 200.000 tấn,chủ yếu vận tải biển Quốc tế,... Xây dựng các công trình giao thông dân dụng; + Dịch vụ - kinh doanh nhà khách; + Sửa chữa, sản xuất, lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường thuỷ, đường bộ, sản xuất kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn,vật liệu xây dựng; ■ Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc với nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh thành cung cấp sản phẩm dịch vụ chủ của công ty rộng rãi bao gồm - Vận tải sông, khách:... trọng tải lớn nhất mới 50.000 tấn 3.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải Biển Bắc Quy mô tài sản của của công ty ngày càng tăng, vốn điều lệ của công ty hiện tại là 120.560.000.000 VNĐ.Tình hình tài sản của công ty thời điểm đầu năm 2009 là 3.480.194.232.551 VNĐ trong đó tài sản dài hạn là 3.345.164.969.557 VNĐ, tài sản ngắn hạn là 135.029.262.994 VNĐ Thành tích sản xuất kinh doanh . chọn công ty vận tải Biển Bắc để đi sâu nghiên cứu hoạt động sản xuất,kinh doanh,quản lý của công ty. Với đề tài: “TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI. thách thức đối với công ty vận tải Biển Bắc nói riêng và ngành vận tải nói chung của tự do hóa thương mại. Đồng thời đưa ra một số giải pháp để giúp công ty tận dụng tốt các cơ hội và vượt. doanh vận tải quốc tế II. Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh,quản lý ở công ty cổ phần vận tải Biển Bắc III. Kết luận I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH VẬN

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan