Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5Eu3+

24 1.4K 4
Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5Eu3+

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ MỤC LỤC CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU HUỲNH QUANG 2 1.1. Giới thiệu về huỳnh quang [1] 2 1.3 Các dịch chuyển phát xạ và không phát xạ 6 Trong đó Ek, Ei là năng lượng tương ứng với mức k và mức i 6 1.4 Sự dập tắt huỳnh quang 8 1.5.2 Vật liệu huỳnh quang đất hiếm[2] 12 1.5.3 Huỳnh quang của vật liệu Sr3SiO5:Eu3+ 23 Sv: Phạm Long Huân Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển của đất nước và thế giới nói chung trong mọi lĩnh vực đã Kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày một lớn. Vì vậy vấn đề nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho sự ổn định nguồn năng lượng điện đang thiếu hụt là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Tại Việt Nam, Cuộc khảo sát thị trường của EVN thực hiện tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh tháng 1/2007 cho thấy, có tới 89% người được hỏi không quan tâm đến việc tiết kiệm điện trong chiếu sáng và cho rằng chiếu sáng chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ trong tổng số điện năng tiêu thụ tại gia đình, văn phòng và nhà xưởng. Thực tế là điện chiếu sáng tiêu tốn tới 17% tổng điện năng tiêu thụ. Hiện nay nhiều nghiên cứu về vật liệu phát quang đã cho ra đời những vật liệu có ứng dụng rất cao trong chế tạo các loại đèn huỳnh quang góp phần cải thiện nguồn năng lượng đang ngày một thiếu hụt trên toàn thế giới. Với mục tiêu đó, Viện HAST đã thử nghiệm chế tạo bột huỳnh quang ba màu cơ bản Red, Green và Blue để tổng hợp LED sáng trắng với hiệu suất cao với việc sử dụng nguyên tố đất hiếm pha tạp. Trong phạm vi tốt nghiệp đại học, đồ án giới hạn ở việc nghiên cứu chế tạo bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 : Eu 3+ phát ánh sáng đỏ dưới kích thích của bức xạ cực tím và tử ngoại. Trong một thời gian ngắn đã đạt được một số những kết quả cụ thể. Những kết quả này sẽ được trình bày trong nội dung của đồ án. Do thời gian có hạn cùng với việc nhập khẩu Eu 2 O 3 về hơi muộn nên kết quả của em chưa được nhiều, kính mong thầy cô thông cảm cho em. Sv: Phạm Long Huân 1 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU HUỲNH QUANG 1.1. Giới thiệu về huỳnh quang [1] Vật liệu huỳnh quang nói đến trong đề tài là vật liệu có khả năng phát ánh sáng trong vùng quang phổ mà mắt người cảm nhận được khi bị kích thích. Hiện tượng khi các chất nhận năng lượng kích thích từ bên ngoài và phát ra ánh sáng được gọi là sự phát quang. Tùy theo các loại năng lượng kích thích khác nhau người ta phân thành các loại huỳnh quang khác nhau: năng lượng kích thích bằng ánh sáng được gọi là quang phát quang; năng lượng kích thích bằng điện trường được gọi là điện quang phát quang vv… Quá trình phát quang xảy ra ngay sau khi được kích thích (ι F ≈ ns) được gọi là huỳnh quang. Còn nếu quá trình phát quang xảy ra chậm (ι F ≈ μs) thì được gọi là sự lân quang. Khi hấp thụ năng lượng kích thích, nguyên tử, phân tử chuyển từ mức năng lượng ban đầu lên các trạng thái năng lượng khác cao hơn. Từ trạng thái kích thích, điện tử trong nguyên tử, phân tử có thể trở về trạng thái cơ bản bằng các con đường khác nhau: tái hợp không bức xạ hoặc tái hợp bức xạ. Theo lý thuyết Pauli, mỗi ô lượng tử chỉ có hai điện tử. Giả sử phân tử có N điện tử (N chẵn) thì ở trạng thái cơ bản phân tử sẽ có nhiều nhất N/2 ô lượng tử được lấp đầy. Hai điện tử cùng một ô sẽ có spin đối song, nên spin tổng S = 0, có độ bội bằng 1. Khi một trong hai điện tử nhảy lên mức trống cao hơn, ta sẽ có hai điện tử ở trạng thái tự do và có spin song song nên spin tổng S = 1, có độ bội bằng 3. Thế năng trung bình của các điện tử ở trạng thái bội ba thấp hơn thế năng trung bình của các điện tử ở trạng thái bội đơn. Dựa trên thuyết lượng tử, người ta đã đưa ra giản đồ năng lượng của các mức năng lượng điện tử trong nguyên tử, phân tử như sau: Sv: Phạm Long Huân 2 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ Hình 1.1: Cấu trúc mức năng lượng và chuyển dời quang học của nguyên tử, phân tử. Ký hiệu S i và T i (i = 0, 1, 2, …) biểu diễn trạng thái điện tử bội đơn và bội ba, tương ứng với spin toàn phần S = 0 và S = 1. Ở 0K, điện tử nằm ở trạng thái cơ bản S 00 , khi nhiệt độ tăng điện tử ở các mức dao động cao hơn của trạng thái dao động S 0V (v = 1, 2, 3, … là các mức dao động của phân tử). Sau khi hấp thụ ánh sáng, điện tử nhảy từ trạng thái cơ bản lên các trạng thái kích thích đơn cao hơn S 1 , S 2 … Do xác suất dịch chuyển từ S 0V lên S 1V lớn, nên điện tử thường nhảy lên trạng thái S 1 , cụ thể là dịch chuyển lên các trạng thái kích thích dao động S 1V . Sau đó, các điện tử trở về trạng thái cơ bản theo các cách sau: - Sự hồi phục dao động không bức xạ của điện tử trên mức S 1V về trạng thái S 10 và từ trạng thái S 0V về trạng thái S 00 trong thời gian rất nhanh cỡ 10 -12 s. Sự hồi phục điện tử từ trạng thái S 10 tới trạng thái S 0V có thời gian sống tương đối dài (10 -9 ÷ 10 -8 s), đây là bước chuyển chủ yếu cho bức xạ huỳnh quang của phân tử. Quá trình này ứng với sự hình thành phổ huỳnh quang của phân tử. - Sự hồi phục dao động từ các trạng thái kích thích đơn cao về trạng thái S 10 cũng diễn ra như đã nói ở trên. Bên cạnh các dịch chuyển bức xạ còn có các dịch Sv: Phạm Long Huân 3 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ chuyển không bức xạ. Các quá trình dịch chuyển không bức xạ do các dịch chuyển cùng độ bội, và các dịch chuyển không cùng độ bội. Thời gian diễn ra của các loại dịch chuyển này cỡ 10 -11 s. Phổ huỳnh quang là hàm phân bố năng lượng do chất huỳnh quang bức xạ theo tần số υ. Phổ huỳnh quang phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc của các tâm bức xạ và các tác nhân bên ngoài. Phổ huỳnh quang có một số đặc điểm sau đây: - Phổ huỳnh quang luôn có tần số bé hơn tần số của ánh sáng kích thích. Nghĩa là năng lượng huỳnh quang nhỏ hơn năng lượng dùng để kích thích huỳnh quang. Vì một phần năng lượng đã biến thành nhiệt độ, những quá trình chuyển dời không bức xạ. Tần số huỳnh quang trong trường hợp này gọi là tần số Stocke. - Dạng của phổ huỳnh quang không phụ thuộc vào năng lượng ánh sáng kích thích, vì sau khi kích thích chỉ cần một thời gian rất ngắn, sự phân bố các phân tử trên các trạng thái kích thích sẽ tuân theo phân bố Boltzmann. - Phổ huỳnh quang phụ thuộc rất nhiều vào các tạp chất nằm trong mẫu. Những tạp chất này ảnh hưởng rất lớn đến phổ huỳnh quang và trong nhiều trường hợp làm tắt ánh sáng huỳnh quang. Những chất này gọi là những chất tắt. 1.2 Cơ chế phát quang của vật liệu [2] Có rất nhiều vật liệu khi được kích thích có khả năng phát quang. Sự phát quang về cơ bản là sự phát ánh sáng khi có sự chuyển mức điện tử của vật liệu từ mức cao về mức thấp hơn. Nếu sự chênh mức năng lượng này bằng lượng tử ánh sáng, điện tử chuyển lên mức cao nhờ quá trình kích thích còn quá trình trở về xảy ra tự nhiên và phát ra các photon. Như vậy, năng lượng mà vật liệu hấp thụ sẽ được chuyển thành năng lượng tái phát xạ từ vật liệu. Để vật liệu phát huỳnh quang, có rất nhiều cách kích thích khác nhau, tùy theo cơ chế kích thích mà ta có các loại huỳnh quang như: quang huỳnh quang được kích thích bởi bức xạ điện từ, điện huỳnh quang được kích thích bởi điện trường… Sv: Phạm Long Huân 4 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ Có nhiều loại cơ chế chuyển mức phát xạ khác nhau trong vật liệu quang như: Phát xạ do chuyển mức tái hợp điện tử lỗ trống, chuyển mức giữa các exciton, chuyển mức vùng - vùng Trong phạm vi đồ án nghiên cứu về cơ chế phát quang của ion đất hiếm pha tạp trong mạng nền. Chúng tôi chỉ đề cập đến phát xạ do chuyển mức của điện tử trong nguyên tử. Cơ chế phát quang của vật liệu phụ thuộc vào cấu hình điện tử của các nguyên tố đất hiếm pha tạp, có vai trò là các tâm pha tạp. Đối với vật liệu huỳnh quang pha tạp gồm hai phần chính: + Chất nền (mạng chủ) là những chất có vùng cấm rộng do được cấu tạo từ các ion có cấu hình điện tử lấp đầy nên thường không hấp thụ ánh sáng nhìn thấy. + Chất pha tạp (tâm kích hoạt) là những nguyên tử hay ion có cấu hình điện tử với một số lớp chỉ lấp đầy một phần (ví dụ như các ion kim loại chuyển tiếp có lớp d chưa bị lấp đầy, các ion đất hiếm có lớp f chưa bị lấp đầy) sẽ có những mức năng lượng cách nhau bởi những khe không lớn lắm tương ứng với năng lượng ánh sáng nhìn thấy, ta nói chúng nhạy quang học. Khi kích thích vật liệu bằng bức xạ điện từ, các photon bị vật liệu hấp thụ. Sự hấp thụ có thể xảy ra tại chính tâm kích hoạt hoặc tại chất nền. Trường hợp thứ nhất: Tâm kích hoạt hấp thụ photon, nó sẽ chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích, quá trình quay trở về sẽ bức xạ ánh sáng. Trường hợp thứ hai: Chất nền hấp thụ photon, khi đó điện tử ở vùng hóa trị sẽ nhảy lên vùng dẫn làm sinh ra một lỗ trống ở vùng hóa trị. Sự tái hợp giữa điện tử ở vùng dẫn và lỗ trống ở vùng hóa trị thường không xảy ra mà điện tử và lỗ trống có thể sẽ bị bẫy tại các bẫy, sự tái hợp giữa điện tử và lỗ trống lúc này sẽ không bức xạ ánh sáng. Một khả năng nữa có thể xẩy ra khi chất nền hấp thụ photon đó là điện tử không nhảy hẳn từ vùng hóa trị lên vùng dẫn mà chỉ nhảy lên một mức năng lượng gần đáy vùng dẫn, lúc này điện tử và lỗ trống không hoàn toàn độc lập với nhau Sv: Phạm Long Huân 5 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ mà giữa chúng có một mối liên kết thông qua tương tác tĩnh điện Coulomb. Trạng thái này được gọi là exciton, nó có năng lượng liên kết nhỏ hơn một chút so với năng lượng vùng cấm E g . Bán kính Bohr exciton (ab) được tính theo công thức sau: ) 11 ( 4 **2 heo o B mmem a +=  επε Trong đó, ε 0 ε là hằng số điện môi của vật liệu, m o là khối lượng nghỉ của điện tử m e * và m h * : khối lượng hiệu dụng (là khối lượng đã tính đến những tác động của trường tinh thể lên tính chất của các hạt tải) tương ứng của điện tử và lỗ trống. Sự tái hợp exciton sẽ bức xạ ánh sáng. 1.3 Các dịch chuyển phát xạ và không phát xạ Chỉ xét đối với một tâm kích hoạt: * Dịch chuyển phát xạ Hình 1.2: Quá trình dịch chuyển phát xạ Khi tâm kích hoạt được kích thích, điện tử trên mức kích thích k sẽ chuyển đến mức năng lượng thấp hơn i và phát xạ một photon có năng lượng: hυ= E k -E i Trong đó E k , E i là năng lượng tương ứng với mức k và mức i. Có hai quá trình phát xạ có thể xảy ra: Phát xạ tự nhiên và phát xạ cưỡng bức. Đối với phát xạ tự nhiên: Sv: Phạm Long Huân 6 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ Công suất phát xạ tự nhiên: ε = N k A ki hυ. Cường độ vạch phổ phát xạ là đại lượng tỉ lệ với công suất bức xạ trong một đơn vị thể tích I ∼ N k A ki hυ. Với N k là số nguyên tử trong một đơn vị thể tích ở trạng thái k, A ki là xác suất dịch chuyển tự nhiên. Từ việc tính toán A ki sẽ đưa đến các quy tắc chọn lọc đối với các dịch chuyển phát xạ đối với dịch chuyển lưỡng cực điện: Quy tắc chọn lọc spin: Cấm các dịch chuyển điện tử giữa các mức có trạng thái spin khác nhau ∆S ≠ 0. Quy tắc chọn lọc chẵn lẻ: Cấm các dịch chuyển điện tử giữa các mức có cùng tính chẵn lẻ ví dụ như các dịch chuyển điện tử bên trong lớp d, trong lớp f và giữa lớp d và s… Đối với dịch chuyển lưỡng cực từ thì ngược lại. Dịch chuyển lưỡng cực từ chỉ xảy ra khi dịch chuyển lưỡng cực điện bị cấm hoặc rất yếu. Tuy nhiên, khi dịch chuyển lưỡng cực từ được phép thì nó cũng rất nhỏ so với dịch chuyển lưỡng cực điện. Trong trường tinh thể thì các quy tắc chọn lọc này không được coi là quy tắc tuyệt đối mà nó có thể được giảm nhẹ đi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như tương tác của điện tử với dao động mạng… Cơ học lượng tử đã tính toán được xác suất dịch chuyển tự nhiên A ki tỷ lệ với υ 3 (với hυ là năng lượng của photon). Như vậy khi một ion ở trạng thái kích thích nó có thể dịch chuyển phát xạ đến trạng thái thấp hơn với xác suất thay đổi theo lũy thừa bậc ba của khe năng lượng giữa trạng thái đầu và trạng thái cuối. Nếu khe năng lượng càng lớn thì A ki càng lớn. * Dịch chuyển không phát xạ: Sv: Phạm Long Huân 7 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ Hình 1.3: Quá trình dịch chuyển không phát xạ Không phải mọi tâm kích hoạt khi chuyển từ mức kích thích k về mức i đều phát xạ ánh sáng mà có những tâm không hề phát xạ. Sự dịch chuyển không phát xạ của tâm có nguồn gốc từ sự tương tác giữa tâm kích hoạt với dao động mạng, sự dịch chuyển này tương ứng với sự phát xạ nhiều phonon. Điều này có nghĩa là năng lượng của trạng thái kích thích được dùng để kích thích dao động mạng tức là làm nóng vật liệu. Người ta đã tính toán được xác suất dịch chuyển không phát xạ từ mức k về mức i tỉ lệ với       ∆− ω  E exp , trong đó ћω là năng lượng của phonon. ΔE = E k -E i = nћω Ta thấy rằng xác suất dịch chuyển không phát xạ giảm khi khe năng lượng tăng, ngược với quá trình dịch chuyển phát xạ. Điều này dẫn đến sự tồn tại một giá trị năng lượng giới hạn E gh để biết quá trình nào trội hơn. Nếu ∆E>E gh thì quá trình dịch chuyển phát xạ sẽ trội hơn quá trình dịch chuyển không phát xạ và ngược lai. 1.4 Sự dập tắt huỳnh quang Sự dập tắt huỳnh quang có thể có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một trong các nguyên nhân là do tạp chất. Với loại vật liệu phát quang thì tâm phát quang là phần hết sức quan trọng. Tuy nhiên lại xuất hiện sự dập tắt huỳnh quang do tạp Sv: Phạm Long Huân 8 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ chất do các tâm phát quang va chạm với các phân tử tạp, hoặc là liên kết với tạp do vậy mất năng lượng. Dưới đây ta xét huỳnh quang từ vật liệu có nồng độ pha tạp cao: Mục đích khi pha tạp các ion với nồng độ cao nhằm tăng hiệu suất huỳnh quang. Tuy nhiên, khi nồng độ pha tạp lớn hơn giá trị tới hạn dẫn tới hình thành các đám tạp chất có thể dẫn đến làm giảm hoặc dập tắt huỳnh quang. Điều này được gọi là sự dập tắt do nồng độ và nó xuất phát từ hiệu ứng truyền năng lượng giữa các ion xảy ra ở nồng độ cao. Xác suất truyền năng lượng tới các ion bên cạnh lớn hơn xác suất phân rã phát xạ, do vậy các di chuyển kích thích ở trong mẫu có thể qua hàng triệu ion trước khi phát ra bức xạ. Điều này có thể được giải thích ở trên hình 1.4. Hình 1.4: Sự phát triển huỳnh quang khi nồng độ pha tạp thấp (a) và sự dập tắt huỳnh quang do pha tạp với nồng độ cao (b). 1.5 Vật liệu huỳnh quang 1.5.1 Vật liệu phát quang sử dụng cho đèn huỳnh quang Sv: Phạm Long Huân 9 [...]... 11 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ liệu huỳnh quang nói chung, các hạt có hình cầu và phân bố kích thước từ nanomét đến vài micromét tùy trong từng lĩnh vực ứng dụng 1.5.2Vật liệu huỳnh quang đất hiếm[2] 1.5.2.1 Đặc điểm cấu tạo và tính chất chung của các nguyên tố đất hiếm Cấu tạo của các nguyên tố đất hiếm Các nguyên tố đất hiếm (NTĐH) bao gồm: Sc, Y, La và các.. .Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ Vật liệu huỳnh quang là một trong những thành phần quan trọng nhất, sử dụng trong các thiết bị huỳnh quang, quyết định đến chất lượng của thiết bị Ngày nay, có rất nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu trong các loại thiết bị huỳnh quang: Màn hình sử dụng ống phóng tia catốt (CRT), màn hình hiển thị phát xạ trường, bóng đèn huỳnh. .. những tính chất không giống nhau, từ Ce đến Lu một số tính chất biến đổi tuần tự một số tính chất biến đổi tuần hoàn Sự biến đổi tuần tự các tính chất của chúng được giải thích bằng sự co lantanit và việc điền electron vào các obitan 4f Sự co lantanit là sự giảm bán kính nguyên tử theo chiều tăng của số thứ tự nguyên tử Sv: Phạm Long Huân 13 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang. .. trọng đến tính chất của đa số lantanit Như vậy tính chất của lantanit được quyết định bởi chủ yếu các electron ở Sv: Phạm Long Huân 12 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ phân lớp 5d16s2 Các lantanit giống với nhiều nguyên tố d nhóm IIIB có bán kính nguyên tử và ion tương đương Sự khác nhau trong cấu trúc nguyên tử ở lớp thứ ba từ ngoài vào ít ảnh hưởng đến tính chất hóa... -2,27 16 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ Sơ lược tính chất hóa học của samari, europi, tuli, ytecbi Samari, europi, tuli, ytecbi là chất khử mạnh, phản ứng được với nước nóng, axit loãng, phản ứng ngay lập tức với C, N2, B, Se, Si, P, S và halogen Sơ lược tính chất các hợp chất của samari, europi, tuli, ytecbi - Các oxit Ln2O3 (Ln: Sm, Eu, Tm, Yb) là chất màu trắng,... Tuy nhiên, vật liệu huỳnh quang chỉ là sự kết hợp của một số vùng bức xạ Đối với mắt Sv: Phạm Long Huân 10 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ người, do cấu tạo của các tế bào nhạy sáng nhạy với ba vùng bức xạ đỏ, xanh lục và xanh lam nên vật liệu huỳnh quang cần có phổ bức xạ trải đều ít nhất ở trong ba vùng này Người ta đưa ra thông số đánh giá chất lượng của nguồn... đến Lu Hydroxit Ln(OH)3 là những bazơ khá mạnh, tính bazơ nằm giữa Mg(OH)2 và Al(OH)3 và giảm dần từ Ce đến Lu Chúng tan trong axit, không tan Sv: Phạm Long Huân 14 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ trong dung dịch amoniac bão hòa và dung dịch KOH Một số hydroxit có thể tan ít trong kiềm nóng chảy tạo thành những hợp chất như : KNdO2, NaPr(OH)4,… Các Ln3+ kết tủa... sóng dài hơn Năng lượng đỉnh phát quang là của sự chuyển mức giữa lớp 5d-4f của Eu2+ và Ce3+ là cái ảnh hưởng lớn nhất bởi giới hạn tinh thể được biểu hiện qua lực đẩy e-e Sv: Phạm Long Huân 22 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ Thời gian sống của huỳnh quang Eu2+ là 10-5-10-6s Đây là thời gian sống tương đối dài cho sự dịch chuyển Huỳnh quang xanh da trời (blue) của... sau đó dịch chuyển về trạng thái mức năng lượng cơ bản 7F2 và phát ra ánh sáng màu đỏ với bước sóng 613 nm Sv: Phạm Long Huân 21 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ Sơ đồ các mức năng lượng và các dịch chuyển quang trong ion Eu 3+ được chỉ ra trên hình 2.2 Hình 2.2: Giản đồ mức năng lượng của các dịch chuyển quang trong ion Eu3+ Europium II (Eu2+) Cấu hình điện tử của... được hình thành do cơ chế độ rộng phổ (do sự thăng giáng nhiệt hoặc do thời gian sống nội tại của mức) và nó không thay đổi theo vị trí của ion đất hiếm Các dịch chuyển 4f-4f của các ion đất hiếm tự do phải tuân theo quy tắc con Laporte, các dịch chuyển chỉ được phép khi chúng cùng tính chẵn lẻ trong một tâm Sv: Phạm Long Huân 18 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr3SiO5:Eu3+ đối . Long Huân 1 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU HUỲNH QUANG 1.1. Giới thiệu về huỳnh quang [1] Vật liệu huỳnh quang nói đến. Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ MỤC LỤC CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU HUỲNH QUANG 2 1.1. Giới thiệu về huỳnh quang [1] 2 1.3 Các. nhiên lại xuất hiện sự dập tắt huỳnh quang do tạp Sv: Phạm Long Huân 8 Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất bột huỳnh quang Sr 3 SiO 5 :Eu 3+ chất do các tâm phát quang va chạm với các phân

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU HUỲNH QUANG

    • 1.1. Giới thiệu về huỳnh quang [1]

    • 1.3 Các dịch chuyển phát xạ và không phát xạ

      • Trong đó Ek, Ei là năng lượng tương ứng với mức k và mức i.

      • 1.4 Sự dập tắt huỳnh quang

      • 1.5.2 Vật liệu huỳnh quang đất hiếm[2]

      • 1.5.3 Huỳnh quang của vật liệu Sr3SiO5:Eu3+

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan