Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp

57 959 5
Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản chuyên đề tốt nghiệp này là quá trình nghiên cứu của cá nhân tôi trong thời gian thực tập tại đơn vị, nó được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, phân tích tình hình thực tiễn tại đơn vị thực tập dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Trần Thị Thu. Tôi xin cam đoan bản chuyên tốt nghiệp này của tôi không sao chép từ bất cứ tài liệu nào và tôi xin chịu trách nhiệm nếu bị phát hiện sao chép. Người viết cam đoan Cầm Bá Chái SV: Cầm Bá Chái Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SV: Cầm Bá Chái Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập DANH MỤC VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận tổ quốc GDTX: Giáo dục thường xuyên KT – XH: Kinh tế xã hội. THPT: Trung học phổ thông. SV: Cầm Bá Chái Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xóa đói giảm nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu đang được thực hiện theo con đường đổi mới. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc xoá đói, giảm nghèo, coi đó là một nội dung của nhiệm vụ cách mạng, một nhu cầu bức thiết của nhân dân, nhất là khi đất nước ở trong tình trạng nghèo nàn và trải qua chiến tranh. Nghèo đói không chỉ làm cho con người ta không được thụ hưởng những văn minh tiến bộ của loài người, gay hậu nghiêm trọng về kinh tế xã hội trong việc phát triển đất nước. Nếu không giải quyết được vấn đề nghèo đói thì vấn đề tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hòa bình ổn định, đảm bảo quyền con người, công bằng xã hội sẽ gặp không ít khó khăn. Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội mang tính cơ bản hướng vào sự phát triển của con người nhất là người nghèo, nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội, phát triển sản xuất, giúp họ cải thiện được cuộc sống và thoát được nghèo đói. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, một trong những chủ trương hàng đầu của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là “diệt giặc đói”. Sau khi lãnh đạo toàn dân thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đảng ta lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Để thực hiện thành công nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, Đại hội VI của Đảng đã đề ra mục tiêu là “bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ. Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện”. Đại hội IX Đảng đã đưa nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo vào trong chính sách phát triển văn hóa - xã hội của đất nước. Đại hội chỉ rõ: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo, nhóm dân cư nghèo” . Đến Đại hội X của Đảng, vấn đề xóa đói giảm nghèo trở thành một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: “Đa SV: Cầm Bá Chái 1 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế”. Đại hội XI của Đảng, tiếp tục nhấn mạnh phải “Tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”. Đảng và Nhà nước ta coi việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thể hiện ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định chủ nghĩa xã hội là làm cho nhân dân thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, là “Người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu có thêm”, “Là làm sao cho dân giàu, nước mạnh làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc” . Do đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa là đối tượng chính của nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, bởi vì họ còn ở trình độ dân tri thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu thông tin nghiêm trọng về sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Huyện Thường Xuân là huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Thanh Hóa có tỷ lệ hộ nghèo cao 51,66% năm 2007 và là huyện nằm trong 61 huyện nghèo của cả nước. Do vậy cùng với HĐND- UBND đã sớm triển khai thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thành lập ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện đến xã, thị trấn. Như vậy công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Thường Xuân là vấn đề cấp thiết, không chỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi gia đình mà còn góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sự phát triển của đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thường Xuân nói riêng. Tuy nhiên trước yêu cầu của tình hình mới, công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Thường Xuân còn bộc lộ nhiều hạn chế, do đặc điểm địa trình độ dân trí thấp, cấp ủy Đảng chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức về các chính sách về xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ những vấn đề trên và một sinh viên đang thực tập tai huyện nhà, bằng những kiến thức đã học và nghiên cứu tài liệu mà đặc biệt là thực tế tại địa phương, nên em chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu cho mình. SV: Cầm Bá Chái 2 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập 2. Mục đích nghiên cứu Đi sâu vào nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện Thường Xuân, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trên địa bàn huyện Thường Xuân, giúp tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân trên địa bàn huyện. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu trên 16 xã và 1Thị trấn trong địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Thời gian: Tập trung nghiên cứu các chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006- 2007- 2008- 2009 và 2010. 3.2 Phương pháp nghiên cứu. - Phân tích và xử lý số liệu. 4. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm 3 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận. Chương 1: Tổng quan về huyện Thường Xuân- Thanh Hóa Chương 2: Phân tích thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của Huyện Thường Xuân- Thanh hóa Chương 3: Các giải pháp công tác xoá đói giảm nghèo của Huyện Thường Xuân- Thanh Hóa. SV: Cầm Bá Chái 3 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THƯỜNG XUÂN- THANH HÓA 1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Thường Xuân là Huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía tây nam thành phố Thanh Hóa, huyện Thường Xuân được xếp vào hàng khó khăn nhất, nhì tỉnh Thanh Hoá. Thị trấn Thường Xuân là trung tâm kinh tế - văn hóa của huyện, nằm trên đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A, tỉnh lộ 507. Hiện nay Thường Xuân có 16 xã và 1 thị trấn với tổng số 142 thôn bản, dân số toàn huyện là 87.141 người gồm 3 dân tộc chủ yếu sinh sống là Thái, Mường, Kinh. Có tạo độ địa lý: 90 0 - 42’- 45’’ đến 20 0 - 07’- 15’’ vĩ độ Bắc 104 0 - 54’- 33’’ đến 105 0 - 23’- 55’’ kinh độ Đông. Phía Nam giáp Huyện Như Xuân và Tỉnh Nghệ An Phía Tây giáp Tỉnh nghệ An và Tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân và Triệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa Phía Bắc giáp Huyện Ngọc Lạc và Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa. 1.1.1.2 Địa hình. Địa hình huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Đông Nam, có các dãy núi lớn như Bù Rinh, Tà Leo. Độ cao tuyệt đối của địa hình Thường Xuân từ trên 1.000m đến dưới 100m. Do hệ thống núi vừa cao, vừa hiểm trở nên có nhiều hệ thống sông ngòi chia cắt địa hình đã gay ra nhiều khó khăn trong xây dựng các tuyến đường giao thông và sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trên địa bàn huyện Thường Xuân nhất là mùa mưa lũ. Do địa hình như vậy ta có thể chia thành 3 vùng địa hình sinh thái như sau: SV: Cầm Bá Chái 4 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập - Vùng cao: Gồm 4 xã Bát Mọt, Yên Nhân, Xuân Lẹ, Xuân Chinh. Với tổng diện tích tự nhiên là 49.936 ha, trong đó đất Nông nghiệp 1889,25ha; đất Lâm Nghiệp có rừng 20.034,12ha còn lại là đất khu dân cư. - Vùng giữa: Gồm 8 xã Lương Sơn, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân lộc, Vạn Xuân, Luận Khê, Luận Thành và Xuân Cao. Có tổng diện tích tự nhiên là 51.936,3ha trong đó đất nông nghiệp 3.115,44ha, đất trồng cây hàng năm 3.020,14ha còn lại là đất chuyên dùng và đất ở - Vùng thấp: Gồm 5 xã, Thị Trấn: Xuân Cẩm, Thọ Thanh, Xuân Dương, Ngọc Phụng và Thị Trấn Thường Xuân. Với tổng diện tích tự nhiện là 14.375,70ha trong đó đất nông nghiệp 1.921,13ha, phần còn lại là đất ở Do sự chênh lệch về độ cao như vậy nên ở vùng cao và vùng giữa gặp không ít khó khăn về địa hình mà còn chịu sự khắc nhiệt của khí hậu mùa đông nhiệt độ xuống thấp đến 4 0 c, mùa hè nhiệt độ có lúc lên tới 42 0 c gây khó khăn cho đời sống nhân dân vốn nghèo lại còn nghèo hơn. 1.1.1.3 Khí hậu. Thường Xuân nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của vùng núi cao, nền nhiệt độ cao với 2 mùa chính: Mùa Hè khí hậu nóng đặc biệt là sự xuất hiện gió phơn Tây Nam vào đầu mùa Hạ (cuối tháng 4, đến tháng 6 có tới 20-30 ngày gió Tây). Mùa Đông lạnh giá khô hanh các xã miền núi cao hay có sương muối. Xen kẽ giữa 2 mùa chính khí hậu chuyển tiếp từ Hè sang Đông là mùa Thu ngắn thường có bão lụt, mưa tập trung và gây lũ cục bộ, lũ ống, lũ quét gây tổn hại đến sản xuất và các công trình xây dựng cơ bản. Giữa Đông sang Hè là mùa Xuân không rõ rệt khí hậu ẩm ướt có sương mù và mưa phùn. Nhiệt độ trung bình năm 22 - 24 0 C. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20 0 C (từ tháng 12 đến tháng 3). Biên độ nhiệt giao động ngày đêm 9- 12 0 C. Nhiệt độ cao nhất năm từ 37 0 C – 38 0 C ( tháng 6,7,8 ). Nhiệt độ thấp nhất nhiều năm xuống tới 4 0 C - 3 0 C ( tháng 1,2,3 ) 1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên Thường Xuân có tổng diện tích tự nhiên là 111.323,79ha, trong đó: đất nông nghiệp 99.148,2ha, chiếm 89,06%; đất phi nông nghiệp 7.168,62ha, chiếm 6,44%; SV: Cầm Bá Chái 5 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập đất chưa sử dụng 5.006,97ha, chiếm 4,5%. Đất sản xuất chỉ có 8.730,24ha, chiếm 7,84% diện tích đất tự nhiên 1.1.2.1 Tài nguyên nước. Thường Xuân có hệ thống sông ngoài khá phong phú, là nguồn tài nguyên lớn về nguồn nước tưới đối với nông nghiệp; hàng năm tổng lượng nước sông, suối cung cấp cho vùng ước đạt 23 triệu m³ nước. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn nên lượng nước phân bố không đều, có nơi thừa nhưng có nơi lại thiếu.gồm có các sông như sau: - Sông Chu bắt nguồn từ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chảy qua huyện có chiều dài 50km - Sông Đặt chảy qua huyện có chiều dài 34km - Sông Đằn chảy qua huyện có chiều dài 42km - Sông Khao chảy qua huyện có chiều dài 40km - Sông Âm chảy qua huyện có chiều dài 6km Hiện nay, trên địa bàn huyện được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thủy điện Cửa Đạt khánh thành tháng 10 năm 2010, đây là công trình đa chức năng vừa phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp các huyện đồng bằng, vừa phục vụ phát điện cho nhà máy điện Cửa Đặt công suất trên 97MW đồng thời vừa thau chua rửa mặn vùng hạ lưu sông Mã 1.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản. Trên địa bàn huyện có rất nhiều loại khoáng sản như: Thiếc, Sắt, Cao Lanh, đất Sét làm gạch, Cát sỏi, Đá vôi, vàng, sa khoáng đá quý nhưng trữ lượng ít. 1.1.2.3 Tài nguyên rừng. Tổng diện tích rừng hiện nay là 90.417,96ha chiếm 80,4% tổng diện tích tự nhiên, độ che phủ rừng đạt 66,3%. Cụ thể là: - Rừng đặc dụng 23.475,05ha, - Rừng phòng hộ 28.739,76ha, - Rừng sản xuất 38.203,15ha SV: Cầm Bá Chái 6 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập Rừng Thường Xuân chủ yếu là rừng lá rộng, rừng hỗn giao, gỗ nứa, giang, vầu, cây lá kim như: Phơ mu, sa mu tập trung ở độ cao từ 700m trở lên, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài gỗ quý hiếm có Lim Xanh, Dôi, De, trò chỉ Cây luồng là cây trồng chính của rừng sản xuất (diện tích khoảng chiếm 22.000 ha), ngoài ra còn một số cây nguyên liệu khác như: Nứa, Keo, Xoan và một số cây lấy gỗ khác phục vụ phát triển nông sản và nguyên liệu giấy. Ngoài các loài thực vật, rừng của huyện Thường Xuân có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: Bò tót, nai, gấu, sói và loài linh trưởng, các loài chim, 1.1.2.4 Nguồn nguyên liệu. Sự đa dạng về địa hình và có diện tích rộng lớn đã tạo cho huyện Thường Xuân có nguồn nguyên liệu đa dạng và dồi dào. Nguồn nguyên liệu từ rừng có thể khai thác phục vụ cho công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp phát triển. Cụ thể như: Tổng diện tích rừng 90.417,96ha, đa số thuộc loại rừng hỗn giao. Trong đó, cây quế 210,7 ha; cây luồng 3.967,6 ha; cây phân tán 1.583.000 cây; bảo vệ 52.700 ha, khoanh nuôi 14.300 ha, chăm sóc 4.413 ha. Thường Xuân là vùng nguyên liệu lớn các loại cây công nghiệp ngắn ngày: mía, sắn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Lam Sơn và nhà máy chế biến tinh bột sắn Như Xuân. Hiện nay, huyện đang có chủ trương quy hoạch 1 phần diện tích đất có tầng canh tác dày, dộ dốc nhỏ sang trồng cây Cao su. 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thường Xuân là huyện miền núi đặc biệt khó khăn của Thanh Hóa, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Cơ cấu kinh của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tinh và cả nước song vẫn ở mức thấp so với mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm Nông- lâm nghiệp, tăng Công nghiệp- xây dựng, Dịch vụ- thương mại SV: Cầm Bá Chái 7 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 [...]... thuật hiện đại vào sản xuất làm tăng thêm thu nhập góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện và giúp những người vươn lên thoát nghèo, xóa đói và giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện Thường Xuân- Thanh hóa SV: Cầm Bá Chái 18 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN THƯỜNG XUÂN- THANH HÓA 2.1 Nội dung công tác xóa đói giảm nghèo 2.1.1 Các... chương trình của địa phương để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo 2.1.2 Khái niệm công tác xóa đói giảm nghèo Nghèo đói là nhiều nguyên nhân, nó có thể là từ bản chất nguồn nhân lực, từ văn hóa xã hội hoặc từ bản chất kinh tế Xóa đói giảm nghèo chủ yếu là việc tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu biết về các chính sách xóa đói giảm nghèo, có nghĩa là phải tuyên tuyền cho họ... khá lên và mức thu nhập đã ở trên mức nghèo đói Trong khi đó hộ thoát đói đồng thời hẳn nghèo, ở trên chuẩn nghèo, nhưng đa số trường hợp thoát nghèo đói nhưng vẫn còn ở trong tình trạng nghèo Số hộ nghèo giảm hay tăng trong một khoảng thời gian là hiệu số giữa tổng số hộ nghèo ở thời SV: Cầm Bá Chái 21 Lớp: Quản trị nhân lực KV19 Chuyên đề thực tập điểm đầu và cuối kỳ như vậy giảm số hộ đói nghèo khác... tiên và mong muốn người dân phải tự biết nhận thức được vấn đề của mình để từ đó vươn lên thoát nghèo có cuộc sống ấm no và khấm khá hơn Như vậy công tác xóa đói giảm nghèo: Là quá trình đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, xã nghèo trên cả nước 2.1.3 Vai trò của công tác xóa đói giảm nghèo Thực hiện tốt công tác xóa. .. 2.1.3.3 Xét về mặt văn hóa- giáo dục Công tác xóa đói giảm nghèo cũng ảnh hưởng đến văn hóa- giáo dục khi thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo thì có điều kiện phát triển cơ sở trường lớp học, hỗ trợ những đồ dung cần thiết cho công việc giảng dạy và học tập, nhờ đó mà nhiều tre em được đến trường, đời sống nhân dân cũng được cải thiện và quan tâm hơn Thực hiện chính sách ưu tiên đối với... chuẩn nghèo hiện nay thì vẫn chưa đủ điều kiện thoát nghèo và đã vượt ngưỡng nghèo, và cũng có thể là họ gạp phải những rủ do đột xuất Nhưng cũng có những xã có tỷ lệ khẩu cận nghèo, hộ cận nghèo thấp như xã Xuân Chinh, Xuân Cao, Xuân Lộc ở các xã là do trên địa bàn xã đă chiếm tỷ lệ nghèo qua lớn như phânn tích ở trên bảng số 1 về các hộ nghèo huyện Thường Xuân 2.2.2 Phân tích thực trạng công tác xóa đói. .. số hộ vượt nghèo hay thoát nghèo Số hộ thoát nghèo là số hộ ở đầu kỳ nhưng đến cuối kỳ vượt ra khỏi ngưỡng nghèo ♦ Hộ tái nghèo: Là những hộ vốn dĩ trước đây thuộc hộ nghèo nhưng đã vượt nghèo nhưng do nguyên nhân nào đó lại rơi vào tình cảnh đói nghèo Thực tế cho thấy, hộ tái nghèo do nhiều nguyên nhân hay thiên tai đến bất ngờ Hộ nghèo mới là những hộ ở đầu kỳ không thuộc danh sách đói nghèo nhưng... nhiều hạn chế và bất cập, đặc biệt đội ngũ cán bộ cấp xã, một bộ phận chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo còn thiếu, yếu Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo ở một số xã chưa đúng tầm, chưa thật sự quan tâm nên biện pháp chỉ đạo công tác giảm nghèo chưa cụ thể, chưa đồng bộ, chưa sâu sát và toàn diện; sự phối hợp, tham gia của MTTQ và các đoàn... chất, tinh thần được quan tâm và đầy đủ hơn Điều đó sẽ củng cố được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, Chính quyền và chế độ xã hội Ngược lại không làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, để tình trạng đói nghèo kéo dài, số hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo ngày càng tăng sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong xã hội từ đó sẽ tạo ra kẻ hở cho những ý đồ xấu lợi dụng làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết trong nhân... chứng tỏ sự chuyển dịch kinh tế trên địa bàn huyện đã đạt được kết quả như mong muốn giúp tăng ngân sách những điều đó sẽ là tiền đề cho công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiên một cách tốt hơn và đặc biệt hơn là đã giúp nhân dân trong địa bàn huyện có cai ăn, cái mặc giúp họ xóa được cái đói, giảm được những hộ nghèo Bảng số liệu diện tích trên địa bàn huyện STT 1 2 3 4 5 6 6 Chỉ tiêu Tổng diện . 2: Phân tích thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của Huyện Thường Xuân- Thanh hóa Chương 3: Các giải pháp công tác xoá đói giảm nghèo của Huyện Thường Xuân- Thanh Hóa. SV: Cầm Bá Chái 3. thực tế tại địa phương, nên em chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp “ Công tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Thường Xuân- Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu cho mình. SV: Cầm. đề thực tập 2. Mục đích nghiên cứu Đi sâu vào nghiên cứu công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn toàn huyện Thường Xuân, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan