Thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện nay

67 929 7
Thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan nội dung chuyên đề đã viết là do bản than thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai phạm, em xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày 18 tháng 5, năm 2013 Ký tên SV: Nguyễn Hồng Quang SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng MỤC LỤC SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trường ÔNMT: Ô nhiễm môi trường VSMT: Vệ sinh môi trường CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt CTRSHĐT: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị CTRSHNT: Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân LHPN: Liên hiệp phụ nữ NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn TN&MT: Tài nguyên và môt trường TNTN: Tài nguyên thiên nhiên KTXH: Kinh tế Xã hội SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt Error: Reference source not found Bảng 1.2: Lượng CTRSHĐT theo vùng địa lý ở VN đầu năm 2009.Error: Reference source not found Bảng 1.3. Tình hình phát sinh Chất thải rắn Error: Reference source not found Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu ở huyện Yên Thành năm 2011 Error: Reference source not found Bảng 2.2: Hệ số phát thải trong quá trình sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm Error: Reference source not found Bảng 2.3: Khối lượng rác thải phát sinh của một số sản phẩm nông nghiệp Error: Reference source not found năm 2011 Error: Reference source not found Bảng 2.4: Dự báo CTR trên 11 xã ở huyện Yên Thành giai đoạn 2012-2017 Error: Reference source not found Bảng 2.5: Phân tích theo mô hình SWOT Error: Reference source not found SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt Hình 1.2: Số lượng CTRSH phát sinh ở các loại đô thị khác nhau Error: Reference source not found Hình 2.1: Bản đồ huyện Yên Thành Error: Reference source not found Hình 2.2 : Sơ đồ Nguồn phát sinh CTRSH của huyện Yên Thành Error: Reference source not found Hình 2.3: Sơ đồ thu gom rác ở thị trấn Yên Thành Error: Reference source not found Hình 2.4: RTSH được bỏ vào bì tải, thùng bê tông… trước cửa nhà Error: Reference source not found Hình 2.5: Bãi rác tạm của thị trấnYênThành Error: Reference source not found Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống quản lý CTR của huyện Yên Thành Error: Reference source not found Hình 3.1: Sơ đồ Phương thức thu gom, vận chuyển rác Error: Reference source not found SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ liên tục phát triển với tốc độ khá và toàn diện. Trong nông nghiệp đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để không ngừng tăng năng suất cây trồng; phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với việc hình thành các trang trại, gia trại. Tốc độ đô thị hóa nông thôn ngày càng cao ở tại thị trấn, các thị tứ, trung tâm xã, các tuyến giao thông chính. Hình thành và phát triển nhiều ngành nghề mới, thu hút được lao động; bộ mặt nông thôn và đô thị từng bước thay đổi, đời sống của nhân dân càng ngày được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với việc tăng trưởng kinh tế - xã hội và tăng dân số là sự gia tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Đó là chất thải rắn nông thôn tăng một cách nhanh chóng, đa dạng về chủng loại, tạo sức ép lớn lên công tác thu gom và xử lý. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn phổ biến tình trạng vứt rác, xả rác bừa bãi trong tất cả các hoạt động sinh hoạt và lao động sản xuất của đời sống; bên cạnh đó công tác quản lý Chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn và chưa được chú trọng, hiệu suất thu gom và xử lý rác thải còn chưa cao… Những điều này khiến cho môi trường nông thôn của huyện Yên Thành bị đe dọa và tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn như: lan truyền dịch bệnh, suy thoái môi trường đất, nước, không khí. Có thể nói việc quản lý Chất thải rắn nông thôn ở một huyện nông nghiệp như huyện Yên Thành đã, đang và sẽ là một vấn đề đáng chú ý của người dân cũng như UBND huyện Yên Thành. Vì vậy, tôi, vốn là một người con của đất Yên Thành, đề xuất được triển khai, nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện nay”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý chất thải nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích cụ thể hiện trạng công tác quản lý môi trường của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng - Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của các dự án quản lý Chất thải rắn nông thôn của huyện Yên Thành. Phân tích các lợi ích đạt được, cũng như các bất cập, thách thức mà công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành gặp phải. - Tìm hiểu về dự án xây dựng khu xử lý rác thải tập trung ở huyện Yên Thành, cho thấy sự cần thiết và cấp bách của việc thực hiện dự án đó. - Đưa ra các kiện nghị nhằm khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào xử lý chất thải, đề xuất các chính sách kinh tế nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa tài liệu: tác giả thu thập thông tin thứ cấp từ tình hình thu gom, xử lý rác thải từ Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Thống Kê,… của UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia có sự nghiên cứu về môi trường huyện Yên Thành. Từ đó tổng hợp lại các ý kiến có liên quan đến công tác quản lý chất thải nông tôn của huyện Yên Thành. - Phương pháp phân tích, so sánh: Các thông tin được tổng hợp theo từng chủ đề liên quan và được phân tích theo công cụ SWOT: điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội thách thức. SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn nông thôn Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của các đô thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Bởi ở Việt Nam, một đất nước nông nghiệp, vấn đề rác thải nông thôn cũng đang là một vấn đề đang được quan tâm không kém. Trong những năm qua, khu vực nông thôn Việt Nam đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự thay đổi đáng kê, đời sống của người nông dân được nâng lên một mức mới, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề cũng ngày càng phát triển… song đi liền với đó là sự phát triển tự phát thiếu quy hoạch cụ thể, để lại nhiều vấn đề môi trường bức xúc trong khu vực nông thôn mà đặc biệt là vấn đề chất thải rắn nông thôn. Chất thải rắn nông thôn là những vật chất mà được tạo ra trong các hoạt động sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người ở khu vực nông thôn, chúng bị vứt bỏ đi trong chính khu vực nông thôn đó và không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ này đồng thời chúng được xã hội nhìn nhận như là một thứ mà cả khu vực nông thôn phải có trách nhiệm thu dọn. Thực tế ở nông thôn Việt Nam trước kia, việc phân loại rác vốn được thực hiện rất tốt. Lượng rác thải ở nông thôn vốn nhỏ, chủ yếu là rác thải hữu cơ. Lượng rác thải hữu cơ này nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn thừa, được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Một lượng chất thải rắn khác là phân người và gia súc được tận dụng làm phân bón ruộng. Các phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, được dung làm đun nấu và thức ăn gia súc. Ý thức người dân về sử dụng và phân loại rác rất tốt, và hầu như không có rác thải đổ ra môi trường. Trong mô hình canh tác kiểu truyền thống cộng với điều kiện kinh tế xã hội trước kia của nông thôn Việt Nam thì lượng rác thải sinh ra là rất nhỏ và hầu như được tận dụng hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, lượng rác thải nông thôn tăng mạnh, cùng với đó là sự xuất hiện của túi ni lông, là chất không phân hủy hay tái chế được, khiến tình hình rác thải ở nông thôn trở thành vấn đề nghiêm trọng. Các mô hình canh tác mới được triển khai cùng với lượng thuốc trừ sâu và các chất thải độc hại được mang vào sử dụng càng ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng về dân số, tạo thêm một áp lực lớn cho vấn đề rác thải trong sinh hoạt ở nông thôn. Mặt khác, sự mở rộng quy mô của các làng nghề cũng tạo ra một lượng lớn rác thải rất khó xử lý. Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính của ô nhiễm môi trường nông thôn là do chất thải rắn từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, chất thải rắn từ hoạt động làng nghề và rác thải từ sinh hoạt. Hiện nay, chất thải rắn nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm. Lượng chất thải rắn nông thôn phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Chất thải rắn nông thôn có thể chia làm ba dạng chính: - Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn - Chất thải rắn nông nghiệp - Chất thải rắn làng nghề 1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là loại chất thải phát sinh trong hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân ở nông thôn tại từng cá nhân, hộ gia đình…… Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt động sinh hoạt của con người, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, bệnh viện Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau quả, kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xương động vật, lông gà, Hình 1.1: Sơ đồ Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng Dân số ngày càng tăng, điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và khu dân cư nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng thành phần và tải lượng rác thải sinh hoạt nông thôn. Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính Chất thải rắn sinh hoạt khu v ự c nông thôn có tỷ lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn). Với dân số 60,703 triệu người sống ở khu vực nông thôn (năm 2010), lượng phát sinh chất thải của người dân ở các vùng nông thôn khoảng 0,3 kg/người/ngày , ta có thể ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 18,21 nghìn tấn/ngày, tương đương với 6,6 triệu tấn/ năm. Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất, do đó có mức độ hoạt động sản xuất nông nghiệp cao. Theo Bộ Xây Dựng, đến tháng 7 năm 2012, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở các khu dân cư nông thôn ước tính là 30,5 nghìn tấn/ngày, tăng hơn 2 nghìn tấn/ngày so với năm 2010 . Trong khi đó, việc thu gom rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn đến bây giờ vẫn còn phần nhiều là tự phát, Số rác thải chôn lấp hợp vệ sinh ở các huyện đạt khoảng 50-60%, còn lại do người dân tự giải quyết. Không chỉ thế, lượng rác thu gom được xử lý chủ yếu bằng chôn lấp hoặc đốt thủ công, phần lớn là các bãi rác tạm, lộ thiên gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không khí và cảnh quan môi trường. 1.1.3. Chất thải rắn nông nghiệp Chất thải rắn nông nghiệp thông thường là chất thải rắnphát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ, ), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản, Chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từ chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì chất bảo vệ thực vật. Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 5 [...]... đi vào phân tích thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 24 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NÔNG THÔN Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Yên thành, tỉnh Nghệ An 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình Hình 2.1: Bản đồ huyện Yên. .. Việt Nam sẽ trở thành một bải rác lớn SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng 1.3.2 Các vấn đề về quản lý chất thải rắn nông thôn và một số mô hình quản lý chất thải nông thôn ở Việt Nam hiện nay 1.3.2.1 Về quản lý chất thải nông thôn Hiện nay, Chất thải rắn nông thôn đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm Lượng Chất thải rắn nông thôn phát sinh... đến Chất thải rắn Còn Chỉ thị số 24/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về đẩy mạnh công tác quản lý Chất thải rắn tại nông thôn là chỉ thị có ý nghĩa trực tiếp đối với việc tăng cường công tác quản lý Chất thải rắn ở Khu vực nông thôn 1.3 Về quản lý Chất thải rắn nông thôn hiện nay 1.3.1 Hiện trạng quản lý Chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay Việt nam tiếp cận chậm đối với vấn đề xử lý ÔNMT nói chung và. .. thuyết, cơ sở pháp lý cũng như hiện trạng và các vấn đề trong công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn nước ta hiện nay Có thế nói, cơ sở lý thuyết cũng như cơ sở pháp lý về Chất thải rắn nông thôn đã được xây dựng khá hoàn thiện và đầy đủ tuy vẫn còn đó không ít bất cập, sự chồng chéo trong hệ thống lý luận dẫn đến những khó khăn trong thực tế công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn Trên cơ sở lý luận... 59/2007/NĐ-CP về Quản lý Chất thải rắn, Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người + Quy hoạch quản lý chất thải rắn: Quy hoạch quản lý chất thải rắn là các... được tài trợ đã và đang được triển khai khá đa dạng, nhưng rất ít dự án dành cho quản lý Chất thải rắn ở khu vực nông thôn Vấn đề hiện nay của các nhà quản lý là tìm cách thu hút các nguồn vốn hợp tác quốc tế Có thể thấy rằng, những cố gắng trong công tác quản lý Chất thải rắn, Chất thải rắn nông thôn đã mang lại nhiều kết quả tích cực Tuy nhiên, để công tác quản lý Chất thải rắn nông thôn đạt được hiệu... hệ thống quản lý và chồng chéo khi triển khai thực hiện Sự tham gia của cộng đồng đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, công tác xã hội hóa quản lý Chất thải rắn còn yếu Bên cạnh các công ty xử lý rác thải ở đô thị, ở khu vục nông thôn đã hình thành các tổ đội, hợp tác xã thu gom, vận chuyển Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Trong những năm gần đây phương thức quản lý Chất thải rắn ở nông thôn với... ngày 29/4/2007của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn, định nghĩa như sau: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” Từ đó, nhận thấy Chất thải rắn nông thôn đơn giản là Chất thải rắn được thải ra trong khu vực nông thôn Trong thời gian qua, đi cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc phát... tác quản lý Chất thải rắn tại nông thôn; + Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư quản lý Chất thải rắn  Các văn bản Pháp luật trên thì Nghị định số 59/2007/NĐ-CP 2007của Chính phủ về quản lý Chất thải rắn là Nghị định quy định các hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến... Cơ sở pháp lý và chính sách quản lý Chất thải rắn, Chất thải rắn nông thôn của nước ta Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, chất thải được hiểu là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt SV: Nguyễn Hồng Quang Lớp: KT&QL Môi trường K51 Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: Th.S Nguyễn Quang Hồng động khác Đó như là một loại vật chất mà người ta thải . tăng cường công tác quản lý Chất thải rắn ở Khu vực nông thôn. 1.3. Về quản lý Chất thải rắn nông thôn hiện nay 1.3.1. Hiện trạng quản lý Chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay Việt nam tiếp cận. một người con của đất Yên Thành, đề xuất được triển khai, nghiên cứu đề tài Thực trạng và giải pháp quản lý Chất thải rắn nông thôn ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An hiện nay . 2. Mục tiêu nghiên. phần và tính chất độc hại. Chất thải rắn nông thôn có thể chia làm ba dạng chính: - Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn - Chất thải rắn nông nghiệp - Chất thải rắn làng nghề 1.1.2. Chất thải

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan