Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam

42 6.3K 32
Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam MỤC LỤC Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian gần đây, vấn đề đầu tư công và nợ công đang là tâm điểm chú ý của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nợ công vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm người ta lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm. Ở Viêt Nam, vấn đề đầu tư công và nợ công hiện đang làm nóng các kỳ họp của Quốc hội cũng như làm sôi động dư luận xã hội bởi nó không chỉ liên quan đến lòng tin của của người dân đối với Nhà nước về việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công mà còn có tác động đến cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống của thế hệ tương lai. Vì vậy, vấn đề nợ công cần được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ mật thiết với đầu tư công. Nợ công sẽ không quá nặng nề khi đầu tư công được cắt giảm hợp lý và có hiệu quả. Xuất phát từ tính thời sự của vấn đề, nhóm em xin nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam”. Đề tài trước hết nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công, sau đó đưa lý thuyết ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 nhằm phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ đó định hướng chính sách và rút ra một số bài học kinh nghiệm để làm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm gánh nặng nợ công của Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài bao gồm có 3 chương: • Chương I: Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công: Những lý luận chung • Chương II: Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công ở Việt Nam • Chương III: Một số bài học kinh nghiệm và định hướng chính sách về mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công ở Việt Nam Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 1 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam LỜI CẢM ƠN Đầu tư công, nợ công cũng như mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công có ý nghĩa quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tập thể nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy PGS.TS.Phạm Văn Hùng đã giúp đỡ nhóm em hoàn thành để tài. Đề tài nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót, nhóm em rất mong muốn nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 2 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG I. Đầu tư công 1. Khái niệm - Theo lý thuyết kinh tế học thì đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ phòng và chữa bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, v.v. - Khái niệm “đầu tư công” còn được hiểu là việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không nhằm mục đích kinh doanh. Cách hiểu này hiện chưa phổ biến, nhưng đang được Dự thảo Luật đầu tư công của Việt Nam đề nghị áp dụng. - Hiện tại đầu tư công vẫn được quan niệm một cách đơn giản hơn. Đó là đầu tư công là tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Cụ thể, đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý. 2. Phân loại 2.1. Theo nguồn vốn đầu tư - Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương và phân cho các địa phương). - Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và dài hạn) cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hàng năm, nhưng về chủ trương lại thường được quyết định cho thời kỳ dài hơn 1 năm, ví dụ 3-5 năm. - Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định. Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 3 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam - Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. 2.2. Theo hình thức đầu tư - Đầu tư trực tiếp của Chính phủ nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, đê điều, điện nước, trường học, bệnh viện - Đầu tư gián tiếp của Chính phủ qua việc cấp vốn, vay nợ thay cho những công ty, tập đoàn quốc doanh. 3. Đặc điểm 3.1. Nguồn vốn tài trợ đầu tư công - Ngân sách hàng năm của Nhà nước từ thu thuế để lại để đầu tư - Phần Chính phủ đi vay để đầu tư. Ở Việt Nam, hiện tại Quốc hội đã đưa ra hạn mức nguồn vốn Chính phủ được đi vay từ việc phát hành trái phiếu là 45.000 tỷ đồng/ năm - Nguồn các chính quyền địa phương được vay.Ví dụ, ở Việt Nam, thành phố Hà Nội được vay tỷ lệ 1:1, các địa phương tỉnh nhỏ khác được vay 30% so với mức đầu tư của ngân sách hằng năm - Chính phủ bảo lãnh cho các tổ chức kinh tế vay. Tất cả các nguồn vay đã được định sẵn và bố trí rõ ràng, đặc biệt là nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, các hình thức hợp tác công tư PPP hoặc BOT trong hạ tầng cũng sẽ bổ sung một nguồn vốn để đầu tư đáng kể. 3.2. Đầu tư công kém hiệu quả gây ra lạm phát Hiệu quả đầu tư công thể hiện qua hệ số ICOR (ICOR là hệ số tiêu chuẩn phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư bằng cách đo lường để biết muốn tạo thêm được một đồng sản phẩm thì cần đưa thêm vào sử dụng bao nhiêu đồng vốn). ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư công càng thấp. Khi đó sẽ làm mất cân đối giá trị giữa tiền và hàng, từ đó dẫn đến lạm phát. Đầu tư công kém hiệu quả làm nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu,,thiết bị, công nghệ tăng, cung nguyên liệu cho ngành xây dựng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu làm giá tăng cao. Chính sự kém hiệu quả đó mà đầu tư công trở thành một trong những tác nhân chính gây ra lạm phát. 4. Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế - xã hội Vai trò của đầu tư công vốn rất quan trọng do đóng góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm; định vị và củng cố nền kinh tế của đất nước trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì động Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 4 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam lực tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo đảm việc làm và an sinh xã hội thông qua các gói kích cầu của Chính phủ. Vai trò của đầu tư công được thể hiện trên các khía cạnh quan trọng sau: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên việc đầu tư cho các công trình hạ tầng, tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt cho sự phát triển của đất nước. Đây cũng đồng thời tạo những điều kiện thiết yếu cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư và phát triển. Ngoài ra, đầu tư công tạo điều kiện, định hướng và “mồi” vốn đầu tư xã hội vào những lĩnh vực cần khuyến khích phát triển, góp phần tái cơ cấu đầu tư xã hội, giúp Trung ương có thể điều tiết được một cách hợp lý các nguồn đầu tư, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, nơi thừa nơi thiếu. - Góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, giảm bất bình đằng, bất công trong xã hội bằng các chương trình, dự án kinh tế hỗ trợ các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, các dân tộc thiểu số, nâng cao và ổn định đời sống người dân. - Đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng, an ninh. II. Nợ công 1. Khái niệm Khái niệm nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, hầu hết những cách tiếp cận hiện nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Chính vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Như vậy, nợ công chỉ là một bộ phận của nợ quốc gia mà thôi. Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm: nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương; nợ của các cấp chính quyền địa phương; nợ của Ngân hàng Trung ương; và nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 5 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam phương. Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. 2. Phân loại 2.1. Theo nguồn gốc -Nợ trong nước: các khoản vay từ người cho vay trong nước -Nợ nước ngoài: các khoản vay từ người cho vay ngoài nước 2.2. Theo hình thức vay nợ - Phát hành trái phiếu ( trong nước và ngoài nước) - Vay trực tiếp ( vay thương mại ) - Vốn ODA 2.3. Theo thời gian - Nợ ngắn hạn: từ 1 năm trở xuống - Nợ trung hạn: từ trên 1 năm đến 10 năm - Nợ dài hạn: trên 10 năm 3. Đặc điểm 3.1. Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước Khác với các khoản nợ thông thường, nợ công được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy. Trách nhiệm trả nợ của Nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người vay và do đó, cơ quan nhà nước ấy sẽ chịu trách nhiệm trả nợ khoản vay (ví dụ: Chính phủ Việt Nam hoặc chính quyền địa phương). Gián tiếp là trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo lãnh để một chủ thể trong nước vay nợ, trong trường hợp bên vay không trả được nợ thì trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về cơ quan đứng ra bảo lãnh (ví dụ: Chính phủ bảo lãnh để Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay vốn nước ngoài). 3.2. Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 6 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Việc quản lý nợ công đòi hỏi quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo hai mục đích: một là, đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn vay và cao hơn nữa là đảm bảo cán cân thanh toán vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia; hai là, để đạt được những mục tiêu của quá trình sử dụng vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý nợ công một cách chặt chẽ còn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị và xã hội. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nguyên tắc quản lý nợ công là Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ để đảm bảo hai mục tiêu cơ bản như đã nêu trên. 3.3. Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung Nợ công được huy động và sử dụng không phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mà vì lợi ích chung của đất nước. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước là thiết chế để phục vụ lợi ích chung của xã hội, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân nên đương nhiên các khoản nợ công được quyết định phải dựa trên lợi ích của nhân dân, mà cụ thể là để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất. 3.4. Đánh giá tính ổn định của nợ công 3.4.1. Đánh giá nợ nước ngoài - Tỷ lệ nợ nước ngoài / xuất khẩu (NPV/X): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu xuất khẩu. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 150%. - Tỷ lệ nợ nước ngoài / thu ngân sách Nhà nước (NPV/DBR): Đo lường giá trị hiện tại ròng của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu ngân sách Nhà nước. Ngưỡng an toàn của tỷ lệ này là 250%. - Theo mức ngưỡng của HIPCs, chỉ tiêu NPV/DBR chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: Tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hơn hoặc bằng 30%; tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước/GDP (DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. 3.4.2. Đánh giá nợ trong nước Nợ trong nước được đánh giá qua hai chỉ số là nợ trong nước/GDP và nợ trong nước/DBR thông qua bảng dưới đây. Ngưỡng nợ trong nước theo tiêu chuẩn của HIPCs Tỷ lệ Mức ngưỡng Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 7 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Nợ trong nước/GDP 20% - 25% Nợ trong nước/DBR 92% - 167% Nguồn: Ngân hàng thế giới (2005) 4. Vai trò, tác động của nợ công 4.1. Nợ công là nguồn vốn bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) quan trọng Để bù đắp thâm hụt NSNN và mở rộng đầu tư phát triển kinh tế, nhiều nước trên thế giới đã có chính sách huy động vốn trong nước và vay nợ nước ngoài một cách triệt để và có hiệu quả. Khi hoạch định chính sách vay nợ, các nước đều chú ý đến những vấn đề sau: -Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch ngân sách nhà nước hằng năm, nhu cầu chi tiêu và đầu tư của nhà nước, yêu cầu và nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. -Nhà nước dự kiến mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hướng vào các đối tượng ở trong và ngoài nước bằng những hình thức huy động vốn thích hợp và có chính sách lãi suất căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường. -Chính sách vay nợ của nhà nước phải lành mạnh hóa nền tài chính tiền tệ quốc gia, góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ; mở rộng các hoạt động đầu tư theo định hướng của nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư; góp phần kiến tạo một thị trường tài chính năng động. 4.2. Trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau: -Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và khi đó khả năng tiêu dùng giảm sút. - Một khoản nợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữu nhiều cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ). Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư. - Nợ trong nước tuy được coi la ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là một tổng thể thì chính phủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 8 Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, và gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. 4.3. Khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm Theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. III/ Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công 1. Nợ công là nguồn tài chính quan trọng để tài trợ đầu tư công Nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài, còn đầu tư công hiểu đơn giản là tất cả các khoản đầu tư do chính phủ tiến hành để thực hiện chức năng của mình và có thể nói ở đây nợ công chính là nguồnvốn tài trợ quan trọng cho đâù tư công. Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những quốc gia đang phát triển đến những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác. Khi một chính phủ thực hiện chức năng của mình cho mục tiêu đầu tư phát triển thì việc thâm hụt ngân sách được coi là chuyện bình thường,khi thu vượt chi,nguồn lực ngân sách không đủ để đầu tư từ đó chính phủ phải huy động các nguồn vốn để tài trợ cho chi tiêu,từ đó xuất hiện các khoản nợ công,đó là việc chính phủ đi vay nợ để bù đắp thâm hụt. Nợ công 1 phần sẽ được để chi đầu tư phát triển - hay chính là đầu tư công. Đầu tư công có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thực hiên vai trò dẫn dắt nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư công được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư công công,hay đầu tư vào những khu vực mà tư nhân không sẵn sàng đầu tư. Với vai trò quan trọng như vậy, nguồn vốn vay nợ công là không thể thiếu, nó đáp ứng cho mục tiêu đầu tư. Đặc biệt ở những nước đang phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển kinh tế là rất lớn bởi ở khu vực này có nhiều hạn chế về nguồn lực, lao động trình độ thấp,khoa học công nghệ chưa phát triển, chưa có khả năng tăng trưởng theo chiều sâu thì vốn được coi là Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E 9 [...]... trưởng 33 Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH CHO ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM I Bài học kinh nghiệm Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy nợ công và đầu tư công có mối quan hệ khá mật thiết, từ đó để lại 1 số bài học kinh nghiệm sau: 1 Về mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư. .. kinh tế trong nước và ngoài nước có nhiều biến động Và theo đó vấn đề nợ công và đầu tư công trở nên “nóng” hơn bao giờ hết Mối quan hệ giữa nợ công và đầu tư công được kiểm chứng ở Việt Nam như thế nào? Vai trò của đầu tư công và nợ công với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam? Phần tiếp theo của bài tiểu luận xin được trình bày mối quan hệ giữa nợ công và đầu công kiểm chứng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011... sát, làm cho công trình không đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật, không đảm bảo chất lượng và xuống cấp nhanh chóng 26 Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam 2.2.2 Sự ảnh hưởng của hiệu quả đầu tư công đến nợ công Hiệu quả đầu tư công ở trên là một thực tế ở Việt Nam, nó ảnh hưởng rất lớn đến nợ công Chưa nói đến mức an toàn nợ công thì chính... nợ công và đầu tư công có quan hệ khá mật thiết 1 Nợ công ở Việt Nam chính là nguồn vốn quan trọng để tài trợ đầu tư công Trong những năm qua Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư, với tỉ lệ vốn đầu tư xã hội trên GDP vào loại cao nhất khu vực Đông Á và Đông Nam Á Tỉ trọng đóng góp của nhân tố vôn đầu tư cho tăng trưởng 16 Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công. .. được quan tâm đầu tư phát triển Đầu tư công vẫn tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, trong khi đầu tư vào phát triển nguồn lực con người còn chưa được chú trọng và chưa tư ng xứng Điều này dường như đang đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản cho đầu tư 22 Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam công. .. đoạn này đầu tư công có giảm nhưng nợ công vẫn tiếp tục tăng và sự an toàn nợ công có xu hướng giảm dần Sau 2008, khi cắt giảm đầu tư thì tăng trưởng kinh tế nước ta có giảm sút và có xu hướng giảm phát, nhà nước vì thế tiếp tục kích thích tăng trưởng thông qua đầu tư công, và lạm phát lặp lại 29 Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam năm... 574,28 USD (2010) và 633,95 USD (2011) - Nợ công/ GDP: 50,7% (2009), 51,7% (2010) và 50,9% GDP (2011) 15 Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam Tỷ lệ nợ so với GDP của Việt Nam Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm Và hiện tại Việt Nam đang ở trong nhóm... sách dành cho đầu tư phát triển được bù đắp bằng vay nợ Ngoài chi đầu tư trong cân đối ngân sách, đầu tư công còn được lấy từ các nguồn vay trong và ngòai nước khác Các khoản vay này tạo thành nợ công của chính phủ Mối quan hệ cơ bản giữa nợ công và đầu tư công ở Việt Nam, đó là nợ công là nguồn vốn quan trọng để tài trợ đầu tư công và ngược lại đầu tư công là căn nguyên phát sinh nợ công Tuy nhiên... Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam WTO, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn phát triển, cơ hội hội nhập của nước ta hoàn toàn mở rộng, chính vì thế chính sách tăng trưởng nhờ vốn đầu tư tiếp tục được sử dụng Nhu cầu đầu tư tăng kéo theo đầu tư công tăng, hệ quả là các dự án đầu tư liên tiếp được phê duyệt Tuy nhiên kết quả đầu tư công lại... thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam II Kiểm chứng mối quan hệ giữa nợ công và đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Có thể nhận thấy rõ mối quan hệ thuận giữa nợ công và đầu tư công ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2011(trừ năm 2008, 2011), hai biến số này đều tăng với tốc độ không nhỏ mặc dù mức độ tăng khác nhau Đây là 1 điều hợp lí với 1 nước đang phát triển như nước ta và thực tế đã cho thấy nợ . Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam MỤC LỤC Nhóm 10 - Lớp Kinh tế Đầu tư 51E Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam LỜI. hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam LỜI CẢM ƠN Đầu tư công, nợ công cũng như mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu. thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam. II. Kiểm chứng mối quan hệ giữa nợ công và đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Có thể nhận thấy rõ mối quan hệ thuận giữa nợ công và đầu tư công ở Việt

Ngày đăng: 19/04/2015, 23:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan