CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ

11 742 2
CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHU CHUYỂN VỐN QUỐC TẾ Nội dung: Cán cân thanh toán quốc tế đo lường dòng chu chuyển vốn quốc tế. Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế. Tài khoản vãng lai. Tài khoản tài chính. Cán cân thanh toán quốc tế đo lường dòng chu chuyển vốn quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế là một công cụ đo lường tất cả giao dịch quốc tế phát sinh giữa người dân trong nước và người dân nước ngoài qua một thời kỳ nhất định; hay cán cân TTQT là nơi ghi chép, công cụ ghi chép giao dịch giữa người dân 1 nước với phần còn lại của thế giới trong 1 thời kỳ nhất định. Ghi chép theo nguyên tắt bút toán kép nợ – có: tổng lường dòng vào – tổng lượng dòng ra của khoản mục nếu số dương : cán cân thặng dư, nếu số âm : cán cân thâm hụt. Cán cân thanh toán quốc tế đo lường dòng chu chuyển vốn quốc tế thông qua 3 yếu tố: −Nhận diện giao dịch kinh tế quốc tế : Các giao dịch thuần túy như: xuất khẩu các sản phẩm nông sản , gỗ hoặc nhập khẩu các sản phẩm như ôtô, máy móc ; các giao dịc khác như : người VN sang Mỹ du lịch mua áo thun – được ghi nhận là hoạt động nhập khẩu hành hóa của VN, người mỹ vào VN chi tiêu cho ăn uống, khách sạn - được ghi nhận là xuất khẩu dịch vụ du lịch của VN. −Hiểu dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, tài sản và tiền tạo ra các khoản nợ và khoản có trên cán cân TTQT như thế nào. Cán cân TTQT như một báo cáo chu chuyển tiền tệ – như một báo cáo dòng tiền. Có 2 loại giao dịch chiếm đa số trên cán cân TTQT là: các giao dịch tài sản thực: là các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ du lịch; các giao dịch tài sản tài chính: là các giao dịch liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu, nợ hoặc mua bán sáp nhập công ty −Tìm hiểu quy trình kế toán của cán cân TTQT: các giao dịch được phản ánh theo bút toán kép nợ – có. Tài khoản vốn/tài chính. Tài khoản vốn/tài chính đo lường tất cả các giao dịch kinh tế quốc tế liên quan đến tài sản tài chính. Chia làm 2 khoản mục chính là: tài khoản vốn, tài khoản tài chính. Tài khoản vốn được tạo ra bởi những khoản chuyển giao tài sản tài chính hoặc những giao dịch phát sinh liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của những tài sản phi sản xuất và phi tài chính. Ví dụ như: xóa nợ quốc gia khác; quyền sở hữu bản quyền, thương hiệu; lĩnh vực phi sản xuất: tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ; (vốn 1 chiều) không hoàn lại ODA. Tài khoản tài chính được chia ra làm 3 phần: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI); các hình thức đầu tư khác. Phân biệt đầu tư trực tiếp/gián tiếp: Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp •Nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án trong các chủ thể trong nước, ngoài nước. •Đầu tư trên 10% vốn (theo luật) •Nhà đầu tư không tham gia thực hiện dự án trong các chủ thể trong nước, ngoài nước. •Đầu tư bằng cổ phiếu, chứng khoán; quỹ đầu tư, bảo hiểm hưu trí • •Tính thanh khoản cao nên dẫn đến dòng vốn bất ổn, dễ đảo chiều. Các yếu tố tác động tài khoản tài chính: Dân số : dân số trẻ dẫn đến thặng dư trong tài khoản tài chính thông qua nhận đầu tư nước ngoài, là thị trường tiêu thụ tiềm năng nhưng không tích lũy được nhiều, tiết kiệm thấp dẫn đến không đủ cho đầu tư mà dựa vào nước khác. Tài khoản tài chính thặng dư trong khi tài khoản vãng lai thâm hụt. Biến động tỷ giá : nội tệ giảm dẫn đến nhà đầu tư vào đầu tư thì sinh lợi nhưng khi rút ra ít lợi hơn vì tỷ giá cao, thực tế là nhà đầu tư không thích đầu tư vào nước có nội tệ giảm. Nếu nội tệ của một nước được dự kiến mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đầu tư vào nước đó để hưởng lợi từ các biến động tiền tệ. Điều này chỉ là dự báo của nhà đầu tư, có thể không chính xác nhưng nó có thể giải thích tại sao cán cân tài khoản vốn một nước có thể tăng nếu đồng tiền của nước đó dự kiến sẽ mạnh, và ngược lại, khi các yếu tố khác không đổi. Kiểm soát vốn : Quan điểm thứ 1 cho rằng: kiểm soát vốn thông qua việc hạn chế cán cân tài khoản vốn nhằm cải thiện phúc lợi kinh tế của một quốc gia bằng việc bù đắp những bất hoàn hảo của thị trường tài chính do bất cân đối thông tin. Quan điểm thứ 2 cho rằng: mục tiêu của kiếm soát vốn là nhằm điều hòa những mâu thuẫn về mục tiêu chính sách xảy ra khi cố định TGHĐ hoặc quản lý quá chặt TGHĐ. Quan điểm thứ 3 cho rằng: kiểm soát vốn nhằm bảo vệ sự ổn định về tài chính và tiền tệ trong khi phải đối phó với dòng vốn ngày càng gia tăng, đặc biệt khi có sự lo lắng về: (1) Hậu quả lạm phát do dòng vốn vào quá lớn; (2) Khu vực ngân hàng và công ty không đánh giá đầy đủ rủi ro trong bối cảnh quản lý TGHĐ qua chặt chẽ. Các phương thức kiểm soát vốn: −Kiểm soát vốn trực tiếp: là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển giao ngân quỹ bằng những ngăn cấm triệt để, những hạn chế manh tính chất số lượng hoặc một thủ tục ưu đãi. KSV trực tiếp tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước này sang nước khác. −Kiểm soát vốn gián tiếp : là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác làm cho chúng phải tốn kém nhiều chi phí hơn mới thực hiện được. −KSV nhằm vào ưu nhược điểm của mỗi dòng vốn: hạn chế đảo chiều, thiếu hụt; nếu nới lỏng dòng vốn thì gây ra khủng hoảng tài chính, đây là quá trình kiểm soát gián tiếp (kiểm soát dựa trên cơ sở thị trường). −Kiểm soát trực tiếp (kiểm soát hành chính) nhằm tránh bất ốn tài chính, định hướng theo hướng đầu tư cổ phiếu ưu đãi, quy định về một trường, tài nguyên. −Kiểm soát trực tiếp đánh vào số lượng dòng vốn: tỷ lệ sở hữu; làm chậm quá trình hội nhập quốc gia, cái giá phải trả là kiểm soát vốn. −Kiểm soát gián tiếp đánh vào chi phí dòng vốn : thuế, thuế ngầm (vốn đầu tư không dựa vào NH mà không hưởng lãi ), nhưng làm tốn chi phí. Kiểm soát vốn & bộ 3 bất khả thi: Cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế. Tài khoản vãng lai. Là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, gồm bốn thành phần sau: cán cân mậu dịch, cán cân dịch vụ, thu nhập, chuyển giao vãng lai. Các yếu tố tác động đến tài khoản vãng lai: lạm phát, thu nhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, các biện pháp hạn chế của chính phủ. Ảnh hưởng của lạm phát: nếu lạm phát của quốc gia tăng cao hơn so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Lạm phát tăng –> giá tăng –> XK giảm –> TK vãng lai giảm. Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân: nếu mức thu nhập của một quốc gia tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, thì tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Thu nhập quốc dân tăng –> giá tăng –> XK giảm –> TK vãng lai giảm. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: nếu đồng tiền của một quốc gia tăng giá so với đồng tiền của các quốc gia khác, thì tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Tỷ giá tăng –> yết giá trực tiếp : ngoại tệ tăng nộ tệ giảm –> XK tăng –> TK vãng lai tăng –> NK chưa tăng khối lượng nhưng tăng giá trị. Động cơ tằng trữ khi tăng giá làm NK tăng, đối thủ cạnh tranh giảm giá bán. Đường cong J : khi tăng tỷ giá cán cân không cải thiện mà thâm hụt lớn trong ngắn hạn. Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ: nếu chính phủ của một quốc gia đánh thuế trên hàng nhập khẩu, giá của hàng hóa nước ngoài đối với người tiêu dùng tăng trên thực tế. Ngoài việc áp dụng các biện pháp hạn chế, chính phủ cũng có các cách khác có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai. Hàng có thuế và phi thuế, các rào cản quốc gia không dễ dàng điều tra. Dự trữ ngoại hối Không bảo vệ tỷ giá dẫn đến phải thả nổi phản ánh sức mạnh anh ninh quốc gia, chính sách kích thích kinh tế. Mức an toàn dự trữ là bằng 4 tháng nhập khẩu: ở các nước đang phát triển tính trên tỷ lệ dự trữ/GDP TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Nội dung: Xác định tỷ giá hối đoái – tỷ giá cân bằng. Yếu tố tác động. Hệ thống tỷ giá phân loại theo IMF. Hệ thống tỷ giá phân loại theo phân tích kinh tế. Xác định tỷ giá hối đoái – tỷ giá cân bằng. Xác định TGHĐ dựa trên 3 cách tiếp cận: Dựa trên các điều kiện cân bằng. −Lạm phát tương đối. −Lãi suất tương đối. −Tỷ giá kỳ hạn. −Ngang giá lãi suất IRP. Các yếu tố tác động đến TGHĐ cân bằng: Tác động của việc gia tăng lạm phát của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh. Lạm phát ở Mỹ tăng, giá hàng Mỹ tăng, cầu hàng hóa của người Anh đối với hàng Mỹ giảm nên cầu đổi từ đồng Bảng sang đồng Đô giảm, cung của người Anh về USD đổi Bảng giảm. So với hàng Mỹ, hàng Anh rẻ hơn nên cầu của người Mỹ đối với đồng Bảng tăng lên. Dẫn đến đồng Bảng tăng giá. Tác động của việc gia tăng lãi suất của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh: xét ảnh hưởng của quyết định đầu tư. Lãi suất tăng dẫn đến đầu tư tăng (lãi suất thực tăng). Chính phủ Mỹ tăng thuế hàng Anh, giá hàng hóa Anh tăng, cầu đồng Bảng giảm, nếu chính phủ Anh không đổi chính sách, cung không đổi, đồng Bảng giảm, đồng Đô tăng. Tác động của việc gia tăng thu nhập của đồng đô Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng bảng Anh: Tác động của Chính phủ đến TGHĐ cân bằng thông qua: áp đặt những rào cản về ngoại hối, áp đặt những rào cản về ngoại thương, can thiệp vào thị trường ngoại hối, tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất và thu nhập quốc dân. Tác động của yếu tố "kỳ vọng" đến TGHĐ: thị trường ngoại hối phản ứng lại với thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá. Ví dụ, tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Việt Nam có thể làm những nhà đầu cơ bán VND để mua USD nhằm phòng tránh sự mất giá của tiền đồng và điều này làm dịch chuyển TGHĐ cân bằng. Dựa trên cách tiếp cận định giá tài sản: đánh giá sức hút của tài sản trong nước hút các nhà đầu tư nước ngoài. Dựa vào dòng vốn đầu tư đánh giá giá trị trong tương lai dẫn đến ảnh hưởng TGHĐ. −Lãi suất tương đối. −Triển vọng tăng trưởng kinh tế. −Cung / cầu tài sản. −Điều kiện kinh tế và kiến trúc thượng tầng của một quốc gia. −Độ tin cậy quản trị DN. −Sự "lây nhiễm": phụ thuộc vào độ mở, tính liên thông với các nước trên thế giới. −Ổn định chính trị. −Tính thanh khoản của thị trường. −Yếu tố đầu cơ : tăng tạo ra rủi ro tăng. Nếu dựa trên thông tin có làm TG tăng và tính toán kỹ thuật làm TG giảm thì quyết định dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Dựa trên cán cân TTQT. −Tài khoản vãng lai. −FDI −FPI −Chính sách TGHĐ. −Dự trữ ngoại hối. Khi thâm hụt cán cân thanh toán mà không dùng dự trữ ngoại tệ, TG thả nổi, N > X dẫn đến giá ngoại tệ tăng, giá nội tệ giảm và ngược lại. −Nếu chính sách TG là cố định chính phủ phải dùng dự trữ đảm bảo tỷ giá cố định. −Nếu không đủ dự trữ để bù đắp thì chính phủ phải thả nổi TG nên nội tệ giảm dẫn đến bất lực của chính phủ trong việc giữ TG, nên đầu tư, đầu cơ thực hiện tấn công tiền tệ bằng cách: rút vốn về nước (bán đồng nột tệ) –> sụp đổ TTCK nếu rút vốn ồ ạt; vay đồng giảm giá, mua đồng không giảm giá –> bán đồng giảm giá và hưởng chênh lệch lãi suất. Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và TGHĐ = dòng vào – dòng ra. > 0 : dự trữ tăng. < 0 : dự trữ giảm để bù đắp thâm hụt. Cán cân TTQT được sử dụng để dự báo những thay đổi của TGHĐ, nếu một quốc gia sử dụng TGHĐ cố định có thâm hụt cán cân TTQT lớn đi kèm với một lượng dự trữ ngoại hối yếu kém, bảo vệ TG, tấn công đầu cơ sẽ rất dễ bị các nhà đầu cơ tền tệ tấn công và rơi vào khủng hoảng tiền tệ (curency crisis). Vì vậy, mà khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng cán cân TTQT. Cơ chế xây dựng và chính sách TGCĐ: mức độ nới lỏng tăng dần từ cố định đến thả nổi. Cố định Con rắn tiền tệ TN có quản lý Dải băng Thả nổi Hệ thống TGHĐ truyền thống: trong một hệ thống TGHĐ cố định, TGHĐ hoặc được giữ không đổi hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp (1% cao hơn hay thấp hơn tỷ giá đã định ban đầu). Nếu một TGHĐ bắt đầu dao động quá nhiều, chính phủ có thể can thiệp để duy trì TGHĐ trong vòng giới hạn của phạm vi cho phép. Biến động TGHĐ nhìn chung được đo lường bởi lỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị của chúng trong thời kỳ nhất định, như 1 tháng hoặc 1 năm. Các định chế tài chính, doanh nghiệp và nhà đầu tư đều theo dõi cẩn thận biến động TGHĐ trong từng thời kỳ mà ở đó dòng tiền của các công ty này được định danh bằng ngoại tệ. Một cách tổng quan thì có ba phương pháp tiếp cận để xác định TGHĐ: (1) tiếp cận dựa trên điều kiện cân bằng: IRP, PPP và IFE; (2) tiếp cận dựa trên phương pháp định giá tài sản; (3) tiếp cận dựa trên cán cân TTQT. TGHĐ cân bằng giữa 2 đồng tiền tại bất kỳ thời điểm nào được dựa trên điều kiện cung – cầu. Những thay đổi trong cầu tiền hoặc cung tiền sẽ ảnh hưởng đến TGHĐ cân bằng. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến biến động TGHĐ thông qua tác động của chúng lên điều kiện [...]...cung cầu là tỷ lệ lạm phát tương đối, lãi suất tương đối, mức thu nhập tương đối cũng như tác động của Chính phủ và kỳ vọng thị trường Khi những nhân tố này tạo ra một sự thay đổi trong mậu dịch quốc tế hoặc dòng tài chính, thì chúng tác động đến cung và cầu tiền và vì thế ảnh hưởng đến TGHĐ cân bằng Hai nhân tố được các nhà tham gia thi trường theo dõi cẩn thận nhất là lạm phát tương đối và lãi... tăng (cung tiền được đổi lấy đô la tăng) và gây sức ép lên giá trị cân bằng của tiền Nếu 1 nước có lãi suất tăng tương đối so với lãi suất của Mỹ thì dòng vốn của Mỹ dùng để mau chứng khoán này sẽ tăng (cầu của Mỹ đối với tiền nước này tăng) dòng vốn chảy ra để mua chứng khoán Mỹ giảm (cung tiền để đổi sang đô la Mỹ giảm) và có sức ép tăng giá lên giá trị cân bằng của tiền Tất cả các nhân tố liên quan . ghi nhận là hoạt động nhập khẩu hành hóa của VN, người mỹ vào VN chi tiêu cho ăn uống, khách sạn - được ghi nhận là xuất khẩu dịch vụ du lịch của VN. −Hiểu dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, tài sản

Ngày đăng: 19/04/2015, 15:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan