PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU CTG

27 1.6K 6
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU CTG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Đề tài: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU CTG Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng Lớp : TCNH19D Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Mai - STT: 50 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 1.1.3. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng bao gồm 1.1.4. Tình hình hoạt động : 1.1.5. Định hướng chiến lược trung, dài hạn của Ngân hàng Công thương Việt Nam 1.1.6. Đối phó với các khó khăn hiện tại 1.2. Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam và cơ cấu cổ đông 1.2.1. Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam 1.2.2. Cơ cấu cổ đông của Ngân hàng Công thương Việt Nam PHẦN II :PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CTG 2.1. Phân tích cổ phiếu CTG 2.1.1. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của VietinBank năm 2013 2.1.2. So sánh một số chỉ tiêu tài chính của VietinBank với trung bình ngành Ngân hàng năm 2013 2.1.3. So sánh các chỉ số tài chính của VietinBank với các ngân hàng khác năm 2009 2.1.4. So sánh các chỉ số tài chính của VietinBank năm 2013 với kế hoạch năm 2014 2.2/ Định giá cổ phiếu CTG 2.2.1. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức 2.2.2. Phương pháp P/E 2.2.3. Phương pháp định giá cổ phiếu thông qua các chỉ số tài chính như NAV, P/B PHẦN III: NHẬN ĐỊNH CHUNG, DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CỔ PHIẾU CTG 3.1. Nhận định chung về cổ phiếu CTG 3.2. Dự báo năm 2014 và khuyến nghị về cổ phiếu CTG 3.2.1. Dự báo năm 2014 3.2.2. Khuyến nghị về cổ phiếu CTG 3 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam (VN) bước vào năm 2014 với một số thành quả kinh tế khá ấn tượng cả trong và ngoài nước. Tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,3% (so với mức trung bình của thế giới là -0,8% i ), lạm phát 6,5% (so với mức 19,9% năm 2012), thâm hụt tài khoản vãng lai 7,8% (so với năm 2012 là 11,9% GDP). Tuy nhiên, các thách thức vĩ mô của VN cũng không phải là nhỏ. Mở cửa, khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc theo đuổi các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng nhằm hỗ trợ nền kinh tế kể từ giữa năm 2013 đã gây áp lực lớn đối với môi trường vĩ mô của VN, thâm hụt tài khóa tăng mạnh, nhập siêu leo thang và ở mức cao, các áp lực lạm phát và giảm giá đồng VN luôn tiềm ẩn Chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế liên tục suy giảm trong các năm 2012, 2013. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có những quyết sách về kinh tế vĩ mô trong nước, hướng tới sự ổn định, đồng thời vẫn tiếp tục hỗ trợ các khu vực còn khó khăn của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thận trọng hơn: chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm là 20% (so với mức tăng thực tế là gần 30% năm 2012); cung tiền M2 tăng khoảng 20–22% (so với mức tăng là 29% năm 2012); thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn; xoá bỏ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn; xoá bỏ trần lãi suất đối với các khoản cho vay trung- dài hạn (vào tháng 2) và toàn bộ các khoản cho vay vào tháng 4; thông tư 13 Chính sách tài khoá: quán triệt quan điểm điều hành chính sách tài khoá thận trọng, giảm bội chi NSNN, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia; thực hiện dừng các chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân đã thực hiện trong năm 2012 (chỉ thực hiện giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khó khăn); đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu đúng, thu đủ các khoản thu; tăng cường quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã ban hành, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí; giảm dần chi đầu tư Nhà nước, tăng cường huy động đầu tư xã hội.Đẩy mạnh cải cách hành chính theo đề án 30 của Chính phủ nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong nền kinh tế. 4 PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam 1.1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTG phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. NHTMCP Công thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp ngày 03/07/2009. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, VietinBank đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính; 3 Sở Giao dịch; 145 chi nhánh; 527 phòng giao dịch; 116 quỹ tiết kiệm; 1042 máy rút tiền tự động (ATM); 5 Văn phòng đại diện; và 4 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (VietinBankSC) và Công ty Bất động sản và đầu tư tài chính Ngân hàng Công thương Việt Nam và Công ty Bảo hiểm Ngân hàng công thương Việt Nam; 3 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ 5 thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina, góp vốn vào 8 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v. Ngân hàng hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2008 của VietinBank, tổng tài sản và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tương ứng là 193.590 tỷ đồng và 1.804 tỷ đồng. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công thương Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Bộ máy giúp việc Ban kiểm soát Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ 6 Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2 1.1.3. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng bao gồm Huy động vốn: Hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và nước ngoài, vay từ NHNN, và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN. Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của VietinBank. Các hoạt động tín dụng của VietinBank bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN. Hoạt động đầu tư: Các hoạt động đầu tư của VietinBank được thực hiện thông qua việc tích cực tham gia vào thị trường liên ngân hàng và thị trường vốn. Tài sản đầu tư bao gồm Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHNN, Công trái xây dựng Tổ quốc, Trái phiếu giáo dục, Trái phiếu Chính quyền địa phương, Trái phiếu NHTM, v.v. Ngoài ra VietinBank còn góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp trong và ngoài nước và góp vốn liên doanh với các tổ chức nước ngoài. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: VietinBank tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc. Giám đốc Phó giám đốc Trưởng phòng kế toán Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Tổ kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm 7 Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, VietinBank cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động trên thị trường tiền tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng VND và ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền kiều hối, kinh doanh vàng và ngoại hối, các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, các hoạt động chứng khoán thông qua các công ty con, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại, dịch vụ ngân hàng điện tử, v.v. 1.1.4. Tình hình hoạt động : 1.1.4.1. Về huy động vốn Chính sách hỗ trợ lãi suất để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của NHNN đã tạo cú hích cho tăng trưởng tín dụng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳng trong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2013. Trong bối cảnh đó, số dư huy động vốn của VietinBank vẫn đạt được kết quả rất khả quan: nguồn vốn huy động đến cuối năm đạt trên 220 ngàn tỷ, tăng trên 26% so với năm trước. 1.1.4.2. Về hoạt động sử dụng vốn Ngay từ đầu năm, VietinBank đã xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả, duy trì và từng bước phát triển thị phần. Do vậy, trong quá trình hoạt động nguồn vốn của ngân hàng luôn được sử dụng linh hoạt thông qua nhiều kênh để đem lại lợi ích kinh tế cao nhất, cụ thể:  Hoạt động tín dụng Đến hết 31/12/2013 tổng dư nợ cho vay đạt 163.170 tỷ đồng, tăng 42.418 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,1%. Đồng thời với việc tăng trưởng tín dụng, năm 2013 cũng là một năm thành công của cả hệ thống VietinBank trong việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của Hội đồng quản trị (HĐQT) đề ra. Kết quả là chất lượng tín dụng của VietinBank đã được nâng cao rõ rệt. Đến 2013, trong 9 tháng đầu năm dư nợ cho vay và đầu tư cho nền kinh tế đạt trên 280 ngàn tỷ đồng (trong đó dư nợ cho vay đạt khoảng 195 ngàn tỷ đồng) .Theo ông Phạm Huy Hùng chủ tịch HĐQT Vietinbank, lợi nhuận 9 tháng 2013 đã vượt 13% so với thực hiện 20012, 9 tháng đầu năm đạt trên 3.500 tỷ đồng lợi nhuận, bằng 92% kế hoạch lợi nhuận năm (kế hoạch 4000 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối năm 2013 là 1,02% (năm 2012 là 3,29%), nợ xấu ở mức 0,61% (năm 2012 là 1,81%), thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Năm 2014 mục tiêu tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 3%, nợ xấu dưới 2%…  Hoạt động đầu tư 8 Về hoạt động trên thị trường liên ngân hàng: Đến 31/12/20013, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng của VietinBank đạt 24.045 tỷ đồng, tăng 31,6% so với năm 2012, trong đó, tiền và ngoại tệ gửi tại Tổ chức tín dụng khác đạt 22.499 tỷ đồng và cho vay các Tổ chức tín dụng khác là 1.546 tỷ đồng. Về đầu tư chứng khoán: Tổng đầu tư chứng khoán năm 2013 là 39.276 tỷ đồng, trong đó đẩu tư vào chứng khoán nợ (bao gồm tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu xây dựng thủ đô, trái phiếu đô thị thành phố Hồ Chí Minh, kỳ phiếu, trái phiếu của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có uy tín) là 39.103 tỷ đồng và chứng khoán vốn là 173 tỷ đồng. Trong tổng danh mục đầu tư, chứng khoán đầu tư với mục đích "sẵn sàng để bán" chiếm 86,22% tổng danh mục đầu tư và đạt 33.864 tỷ đồng; chứng khoán đầu tư "giữ đến ngày đáo hạn" là 5.113 tỷ đồng; chứng khoán kinh doanh là 299 tỷ đồng. Các loại chứng khoán do VietinBank nắm giữ đều có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời tốt. Về hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh mua cổ phần: Đến 31/12/2013, tổng số vốn góp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là gần 1.464 tỷ đồng, tăng 61,3% so với năm 2012. Vốn góp đầu tư được tập trung vào một số tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế uy tín và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo hiệu quả đẩu tư của VietinBank. 1.1.4.3. Về hoạt động phi tín dụng  Hoạt động thanh toán Tổng thanh toán VNĐ năm 2013 đạt gần 9 triệu giao dịch tăng 42%, doanh số thanh toán 3,7 triệu tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012. VietinBank đã triển khai thành công dịch vụ thu hộ Ngân sách bao gồm thuế nội địa và thuế xuất nhập khấu. Về lĩnh vực thanh toán quốc tế, VietinBank đã hoàn thành việc tập trung tất cả các giao dịch thanh toán quốc tế của hệ thống về xử lý tại Sở giao dịch theo mô hình mới. Cùng với việc áp dụng chính sách lãi suất, phí dịch vụ hợp lý, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đã được tăng lên. Doanh số nhập khẩu ước đạt 7,6 tỷ USD (chiếm thị phần 11%, so với năm 2012 tăng 2,54%). Doanh số xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD (chiếm thị phần 8%). Doanh số bảo lãnh đạt 790 triệu USD tăng 53% so với năm 2012.  Hoạt động mua bán ngoại tệ Chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới các nguồn cung ngoại tệ đều giảm mạnh, việc đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp nhập khẩu 9 hàng hóa và nguyên liệu sản xuất gặp nhiều khó khăn. VietinBank ưu tiên và cố gắng đáp ứng tối đa cho nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thiết yếu theo quy định của Chính phủ như xăng dầu, phân bón, dược phẩm, thuốc trừ sâu, chiếm gần 90% tổng doanh số bán ngoại tệ của VietinBank. Tổng doanh số mua 4.390 triệu USD, tổng doanh số bán 4.050 triệu USD, doanh số chuyển đổi ngoại tệ với thị trường quốc tế đạt 1,9 tỷ USD.  Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử Năm 20123, VietinBank phát hành thêm gần 1 triệu thẻ ATM, tổng số đến nay trên 3 triệu thẻ ATM với số dư hơn 2 ngàn tỷ đồng, sử dụng mạng lưới 1.047 máy ATM của VietinBank. 9,5 ngàn thẻ tín dụng quốc tế đã được phát hành trong năm 2012, tăng 21% so với năm 2011. VietinBank cũng đã triển khai thành công dịch vụ thanh toán thẻ JCB, ký kết cung cấp dịch vụ thanh toán phí đường cao tốc bằng thẻ tự động. Đến nay, trên 87.000 khách hàng đã sử dụng dịch vụ SMS Banking của VietinBank.  Ngân hàng bán lẻ Năm 2013, VietinBank tiếp tục tập trung đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, chú trọng phát triển các sản phẩm đa dạng, mang đến tiện ích tối đa cho khách hàng. VietinBank liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao như: cho vay các hộ kinh doanh tại chợ, thu chi tại nhà đối với khách hàng cá nhân, thanh toán vé tàu qua hệ thống ATM, hệ thống tin nhắn báo biến động số dư, SMS Banking  Công tác đảng, đoàn thể và xã hội Là một NHTM cổ phần trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối, bên cạnh hoạt động kinh doanh, VietinBank luôn coi trọng công tác Đảng, Đoàn thể và các hoạt động xã hội. Bộ máy Đảng bộ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được kiện toàn nâng cấp, công tác xây dựng Đảng được quan tâm và thực hiện theo đúng tinh thần các Nghị quyết của TW. Hoạt động công đoàn thực sự phát huy hiệu quả góp phần xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong tập thể người lao động, từ đó tạo động lực gắn kết người lao động với ngân hàng, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của VietinBank. 1.1.5. Định hướng chiến lược trung, dài hạn của Ngân hàng Công thương Việt Nam 1.1.5.1. Mục tiêu chiến lược tổng thể Xây dựng Ngân Hàng Công Thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực; đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản 10 phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững. 1.1.5.2. Mục tiêu chiến lược cụ thể a/ Chiến lược Tài sản và Vốn - Tăng qui mô tài sản hàng năm trung bình 20 - 22%. - Tăng vốn chủ sở hữu bằng lợi nhuận để lại và phát hành thêm cổ phiếu phù hợp với qui mô tài sản và đảm bảo hệ số an toàn vốn. - Đa dạng hoá cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu từ 51% trở lên, thu hút cổ đông chiến lược có uy tín trong và ngoài nước theo kế hoạch phê duyệt cụ thể của Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ. b/ Chiến lược Tín dụng và Đầu tư - Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường. - Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của VietinBank. - Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm tỷ lệ dưới 3%. - Đa dạng hoá các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng. c/ Chiến lược Dịch vụ - Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển. - Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển. d/ Chiến lược nguồn nhân lực - Tiêu chuẩn hoá nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ. - Hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương. - Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp. e/ Chiến lược công nghệ - Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh. - Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất- tích hợp-ổn định cao. f/ Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành - Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý. [...]... 1.2 Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam và cơ cấu cổ đông 1.2.1 Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Mã cổ phiếu: CTG - Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông - Mệnh giá: 10.000 đồng /cổ phiếu - Tổng số lượng niêm yết lần đầu: 121.211.780 cổ phiếu, trong đó:  Tổng số lượng bị hạn chế chuyển nhượng: 47.326.898 cổ phiếu. .. 31/12/2013 ta có giá cổ phiếu CTG như sau: Thị giá CTG = 29.500 đồng /cổ phiếu Theo Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, ta có: Cách 1: CTG = 24.207 đồng /cổ phiếu Cách 2: CTG = 21.601 đồng /cổ phiếu Theo Phương pháp P/E, ta có: P/E CTG = 11,94 Các phương pháp khác, ta có: NAVCTG = 11.352 đồng /cổ phiếu Thư giá CTG = 10.002 đồng /cổ phiếu P/BCTG = 2,95 •Ngày 22/10/2013 giá cổ phiếu CTG là 19100 đ → nhà đâu... 231.007.895) / 1.125.297.300 = 11.351,61 đồng /cổ phiếu b/ Chỉ số P/B Trước tiên ta xác định thư giá của cổ phiếu CTG Quy về thời điểm ngày 31/12/2013 ta có: - Thị giá cổ phiếu CTG = 29.500 đồng /cổ phiếu - Thư giá = 10.001,83 đồng /cổ phiếu P/B = Giá cổ phiếu/ (Giá trị sổ sách/sổ cổ phiếu đang lưu hành) = 29.500/10.001,83 = 2,95  Thị giá cao hơn thư giá 2,95 lần, cổ phiếu CTG nhận được sự kỳ vọng tương đối cao... nên cân nhắc đến lựa chọn cổ phiếu CTG 24 PHẦN III NHẬN ĐỊNH CHUNG, DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ CỔ PHIẾU CTG 3.1 Nhận định chung về cổ phiếu CTG  Các chỉ số cơ bản của cổ phiếu CTG tương đối tốt, xấp xỉ chỉ số trung bình ngành  Do tiềm lực tài chính lớn mạnh và danh tiếng lâu đời của VietinBank nên cổ phiếu CTG nhận được sự kỳ vọng nhiều của nhà đầu tư  Khối lượng cổ phiếu CTG niêm yết lớn, hạn chế... Re = 11,03% + 0,84 * (15,77% - 11,03%) = 15,01% Bước 3: Định giá cổ phiếu CTG Từ đó ta tính ra giá của cổ phiếu CTG trong trường hợp này là 21.601 đồng /cổ phiếu 2.2.2 Phương pháp P/E Quy về thời điểm ngày 31/12/2013 ta có: - Thị giá cổ phiếu CTG = 29.500 đồng /cổ phiếu - EPS2013 = 2.470 đồng /cổ phiếu Từ đó ta tính được P/E = Thị giá CP CTG 31/12/2013 / EPS 2013 = 29.500/2.470 = 11,94  Tỉ suất lợi nhuận... theo dõi cổ phiếu CTG, kết hợp cả yếu tố cơ bản và phân tích diễn biến giá, tôi đưa ra khuyến nghị về CTG như sau: Tôi vẫn có những quan ngại nhất định liên quan đến tốc độ tăng trưởng của CTG trong năm 2014 và biến động giá ngắn hạn của cổ phiếu CTG chưa thể thực sự tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư Dù hiện tại, mức giá của CTG đã điều chỉnh khá nhiều trong vòng gần 1 năm qua Song cổ phiếu CTG chưa... 2 Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng của Nhà đầu tư chiến lược 20.324.580 203.245.800.000 1,81% 3 Cổ phiếu hạn chế chuyển 26.800.000 268.000.000.000 2,38% 12 nhượng của Công đoàn 4 Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng của CĐ nội bộ 5 Cổ phiếu tự do chuyển nhượng Tổng 202.318 2.023.180.000 0,02% 73.884.882 738.848.820.000 6,57% 1.125.297.280 11.252.972.800.000 100,00% PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CTG. .. tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu CTG 2.2 Định giá cổ phiếu CTG 2.2.1 Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức a/ Cách 1: Tính Re dựa vào chỉ số VN INDEX Bước 1: Tính tốc độ tăng trưởng g Dựa vào các báo cáo tài chính của các năm 2010, 2011, 2012, 2013 đã được kiểm toán và báo cáo đại hội cổ đông thường niêm năm 2014 ta có bảng sau: Trong đó:Do VietinBank không có cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu nên  EPS năm n... chỉ tiêu của cổ phiếu CTG so với trung bình ngành Ngân hàng CTG ROA (%) 1,13% Trung ngành bình Chênh lệch 1,4% 0,27% ROE (%) 16,37% 15,9% 0,47% P/E 11,74 12,49 -6,00% P/B 2,95 1,09 1,71% (Nguồn:Tổng hợp từ các website của các công ty chứng khoán) Từ bảng so sánh trên, ta thấy các chỉ số cơ bản của cổ phiếu CTG đều cao hơn so với trung bình ngành Ngân hàng, giá trị thị trường của cổ phiếu CTG cao hơn... thị trường  : độ nhạy (hệ số bù rủi ro) Re = 11,03% + 0,84 * (18,05% – 11,03% ) = 16,93% Bước 3: Định giá cổ phiếu CTG Theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013, ta có tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 14% Giả sử cổ tức được chia bằng tiền mặt, ta có cổ tức năm 2013 là 1.400 đồng /cổ phiếu và kể từ năm 2015 trở về sau tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước không đổi là 7,5%/năm (dựa vào công . 1.2. Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam và cơ cấu cổ đông 1.2.1. Cổ phiếu của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Mã cổ phiếu: CTG - Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần. KHUYẾN NGHỊ VỀ CỔ PHIẾU CTG 3.1. Nhận định chung về cổ phiếu CTG 3.2. Dự báo năm 2014 và khuyến nghị về cổ phiếu CTG 3.2.1. Dự báo năm 2014 3.2.2. Khuyến nghị về cổ phiếu CTG 3. Tổng 1.125.297.280 11.252.972.800.000 100,00% PHẦN II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CTG 2.1. Phân tích cổ phiếu CTG 2.1.1. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của VietinBank năm 2009 Tổng

Ngày đăng: 19/04/2015, 14:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan