Báo cáo thực tập tổng hợp tại CT TNHH An Hòa

66 275 0
Báo cáo thực tập tổng hợp tại CT TNHH An Hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tổng hợp 1 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, hầu hết các công ty trong nước đang gặp phải rất nhiều khó khăn do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Chính vì vậy mỗi công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển. Muốn đạt được điều đó thì mỗi công ty phải biết đổi mới áp dụng những biện pháp kỹ thuật cao, quản lý tốt tổ chức sản xuất, điều tra nghiên cứu về thị trường. Ngoài ra phải cung cấp thông tin cho các đối tượng khách hàng, nhà đầu tư, nhà nước… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tiết kiệm chi phí cho công ty trong khi thực hiện các chiến lược kinh tế. Không là một ngoại lệ, Công ty TNHH AN HÒA với ngành nghề kinh doanh chính là chế biến lâm sản xuất khẩu đóng trên địa bàn tỉnh Bình Định với rất nhiều các công ty khác cùng ngành nghề,cho nên việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy,công ty AN HÒA đã không ngừng vươn lên trong sản xuất, nỗ lực phấn đấu hết khả năng của mình trong quá trình kinh doanh, từng bước khẳng định vị trí của mình trong ngành kinh doanh sản xuất và chế biến lâm sản xuất khẩu, tạo uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty, qua quá trình tìm hiểu về nội dung, đặc điểm, chứng từ hạch toán, báo cáo các phần hành nguyên vật liệu, công cụ- dụng cụ, lao động-tiền lương, chi phí giá thành tiêu thụ sản phẩm…. đã giúp em tìm hiểu được nhiều điều bổ ích, nắm bắt được nhiều kinh nghiệm từ thực tế của công ty, hiểu rõ và sâu sắc hơn về công việc của mình trong tương lai. Vì thế em đã viết báo cáo tổng hợp này cho đợt thực tập của mình để thể hiện những gì em đã học hỏi và nghiên cứu được tại công ty. Nội dung bao gồm: Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH AN HÒA. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty TNHH AN HÒA. Chương 3: Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH AN HÒA. Trong khi viết bài báo cáo này, kiến thức của em còn nhiều hạn chế và chưa có kinh nghiệm nhiều nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến chân thành của cô giáo hướng dẫn cùng các anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH AN HÒA 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Quá trình thành lập công ty Tên công ty: Công ty TNHH AN HÒA Địa chỉ : Quốc lộ 19-Phú Sơn-Nhơn Hòa-An Nhơn-Bình Định Điện thoại : 056 3888 550 Fax : 056 3888 816 Công ty TNHH AN HÒA là một doanh nghiệp tư nhân nằm ở quốc lộ 19, Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và các địa bàn khác nói riêng về tình hình sản xuất, chế biến hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa có chiều hướng phát triển ổn định. Thị trường tiêu thụ của các nước phát triển thuộc khối EU đang có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ rất lớn và các nước châu Á, châu Phi cũng cần tiêu thụ hàng Việt Nam. Do đó, công ty TNHH AN HÒA đã lập báo cáo đầu tư vào xã Nhơn Hòa, An Nhơn, Bình Định một cơ sở chuyên sản xuất và chế biến hàng lâm sản xuất khẩu, tiêu dùng nội địa. Công ty đã được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 071901, đăng ký lần đầu tiên ngày 21 tháng 09 năm 1999, đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2009. 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty - Công ty chính thức đi vào hoạt động vào năm 1999 với ngành nghề kinh doanh là sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa với số vốn ban đầu là 10 tỷ đồng. Có tài khoản mở tại: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Phú Tài. Số hiệu tài khoản VND là:0431000007670. Số hiệu tài khoản ngoại tệ là: 0431370007680. - Từ năm 1999 đến năm 2007 công ty phát triển mạnh với các mặt hàng chủ yếu là sản xuất và chế biến lâm sản xuất khẩu. - Từ năm 2007 đến năm 2009 quy mô công ty ngày càng được mở rộng và phát triển và có chỗ đứng vững trong thị trường. - Từ năm 2009 đến nay công ty không ngừng phát triển, đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới hình thức, mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 3 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung - Hình thức góp vốn: góp vốn với hai thành viên. - Mặc dù hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng dưới sự nỗ lực hết mình của tập thể lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong công ty, trong những năm qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng được nâng cao. Dưới đây là kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Mức Tỷlệ (%) 1.Tài sản cố định Đồng 4.765.046.083 8.182.407.030 + 3.417.360.947 71,72 2.Vốn chủ sở hữu Đồng 8.333.650.949 11.330.751.688 + 2.997.100.739 35,96 3.Lao động Người 408 470 + 62 15,2 4.Doanh thu Đồng 32.387.105.031 23.006.088.696 - 9.381.016.335 - 28,97 5.Lợi nhuận trước thuế Đồng 41.655.471 848.146.666 + 806.491.195 1936 6.Thuế TNDN Đồng 10.413.868 212.036.667 + 201.622.799 1936 7.Lợi nhuận sau thuế Đồng 31.241.603 636.110.000 + 604.868.397 1936 8.Thu nhập bình quân lao động Đồng/ người/ tháng 2.000.000 2.500.000 + 500.000 25 ( Nguồn: Phòng kế toán ) * Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy, những kết quả mà công ty đạt được là một sự cố gắng vượt bậc và là thành tích đáng khích lệ, giúp công ty tin tưởng vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh bởi: TSCĐ, vốn, doanh thu, lợi nhuận, lao động… phần lớn năm sau đều tăng hơn năm trước. Đây là một biểu hiện tốt mà công ty cần phải cố gắng duy trì và phát triển hơn nữa. + TSCĐ qua các năm tăng lên rõ rệt: tăng 3.417.360.947 đồng ( tỷ lệ tăng tương ứng là 71,72% ). Điều này cho thấy sau một vài năm hoạt động công ty đã tính đến phát triển theo chiều sâu, để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 4 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng. + Tổng số vốn năm 2012 bỏ ra tăng 2.997.100.739 đồng so với năm 2011 ( tỷ lệ tăng tương ứng là 35,96%). Việc này đã nói lên trong năm qua công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị để phù hợp với người lao động và đáp ứng nhu cầu thị trường… + Nguồn lao động cũng tăng 62 người ( tỷ lệ tương ứng là 15,2%). Từ khi thành lập số lao động của công ty tăng lên đáng kể, điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động đang thất nghiệp tại địa phương. + Doanh thu tiêu thụ năm 2012 giảm 9.381.016.335 đồng so với năm 2011 (tương ứng với tỷ lệ giảm là 28,97%). Có thể nói đây là một tổn thất lớn đáng kể trong quá trình kinh doanh của công ty. Được biết trong năm 2012 do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường,số lượng đơn đặt hàng ít cùng với việc cung ứng nguyên vật liệu không kịp thời nên đã làm cho quá trình sản xuất bị đình trệ, lượng hàng sau khi hoàn thành xong bị tồn đọng lại quá nhiều chưa thể tiêu thụ kịp. Đây chính là lý do khiến cho doanh thu bán hàng của công ty giảm xuống một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của mình, trong những năm tiếp theo công ty sẽ cố gắng trong việc sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ kế hoạch kết hợp với việc thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều đó dẫn đến sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn, từ đó doanh thu tăng cao hơn. + Lợi nhuận ròng năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 806.491.195 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 1936%. Đây là biểu hiện tích cực thể hiện sự cố gắng của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy doanh thu tiêu thụ năm nay không cao hơn so với năm trước nhưng lợi ích của công ty đã được cải thiện nhờ giảm được khoản giá vốn hàng bán cộng thêm việc quản lý tốt các yếu tố chi phí đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. Lợi nhuận tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty cao, khả năng tái đầu tư cho sản xuất cũng như dự kiến bổ sung cho sản phẩm cũng tăng lên. Do lợi nhuận tăng lên nên thuế TNDN công ty đóng góp cho ngân sách cũng tăng 201.622.799 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 1936%). Từ đó làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên một cách đáng kể đến 604.868.397 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 5 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung 1936%). Có thể nói năm 2012 là một bước phát triển vượt bậc, mốc đánh dấu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể, đây sẽ là mục tiêu phấn đấu và là đòn bẩy kinh doanh cho công ty trong các năm tiếp theo. + Thu nhập bình quân cho người lao động cũng được nâng cao, tăng từ 2.000.000 đồng lên 2.500.000 đồng năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 25%. Với việc tăng thu nhập dần dần sẽ góp phần cải thiện đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động. Tóm lại qua việc phân tích sự chênh lệch giữa năm 2012 so với năm 2011 ta thấy, trong năm 2012 công ty đã sản xuất đạt nhiều kết quả mang lại lợi nhuận cao cho mình. Nhìn chung công ty TNHH AN HÒA có sự tăng trưởng và phát triển về mọi mặt. Năm 2012 có bước tiến vượt bậc hơn năm 2011 và đây là mục tiêu chung cho các nhà kinh doanh. 1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty Qua thời gian hoạt động công ty TNHH AN HÒA đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường đầy khắc nghiệt. Công ty đã dần ký kết nhiều hợp đồng quan trọng đem lại lợi nhuận lớn, giải quyết rất nhiều việc làm và giảm bớt đi tệ nạn xã hội do không có việc làm gây nên, đồng thời còn giúp dân cư trong vùng làm ăn có hiệu quả. Qua hơn 13 năm sản xuất và kinh doanh công ty đã không ngừng phấn đấu và vươn lên đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Hàng năm công ty thường đầu tư vào nhân lực như tuyển dụng cán bộ công nhân viên giỏi, thường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ thuật cho công nhân, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên về học tập và chuyên môn nghiệp vụ. Công ty thường xuyên đầu tư vào trang thiết bị hiện đại tiên tiến để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khi mới thành lập công ty có vốn kinh doanh là 10.000.000.000 đồng thì tính đến ngày 31/12/2012 số vốn của công ty đã tăng lên 15.000.000.000 đồng và có 470 cán bộ công nhân viên với trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao. Căn cứ vào số vốn kinh doanh và số lao động hiện nay cho thấy công ty hoạt động với quy mô vừa, nhưng với tiềm năng và thế mạnh của mình, công ty có triển vọng rất lớn về tăng trưởng kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 6 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung 1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1.2.1.Chức năng hoạt động của công ty - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên cở sở kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra, tổ chức hạch toán kinh doanh, quyết toán, thanh lý hợp đồng. - Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất phù hợp với mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ của doanh nghiệp, phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Chủ động nghiên cứu tiếp cận thị trường trong và ngoài nước để nắm bắt xu hướng, thị hiếu người tiêu dùng để từ đó có những định hướng đúng đắn trong kinh doanh. - Tăng kim ngạch xuất khẩu Tỉnh nhà, đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước cũng như trên thế giới. - Cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của công ty. 1.2.2.Nhiệm vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty - Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ lập báo cáo tài chính trung thực chính xác. - Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật . - Là khai thác và quy định báo cáo tài chính chính xác đầy đủ các thông tin về công ty và tình hình tài chính của công ty với các cơ quan đăng ký kinh doanh. - Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất có hiệu quả. - Thực hiện tốt cam kết hợp đồng kinh tế đối với các đối tác kinh doanh liên quan. - Tổ chức thực hiện tốt lực lượng lao động và tài sản để đưa ngành chế biến lâm sản xuất khẩu ngày một phát triển, làm tốt nghĩa vụ Nhà nước được giao và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 7 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung - Tuân thủ quy định nhà nước về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, trật tự an toàn và công tác phòng cháy chữa cháy. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.3.1. Loại hình kinh doanh Công ty TNHH AN HÒA kinh doanh theo hình thức công ty TNHH hai thành viên chuyên sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đặc biệt là các sản phẩm bàn ghế, đồ mỹ nghệ. 1.3.2. Sản phẩm, hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà công ty đang kinh doanh Công ty TNHH AN HÒA hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, sản phẩm hoàn thành nhập kho rồi sau đó xuất giao cho khách hàng. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty hiện nay là: - Các sản phẩm đồ mỹ nghệ: Bàn ghế tắm nắng, ghế ngoài trời. - Bàn OVAL - Ghế Serena Băng, ghế Serena Fold 1.3.3. Thị trường đầu ra, đầu vào của công ty 1.3.3.1. Thị trường đầu vào Trong cơ cấu nguyên vật liệu của công ty thì vật liệu phụ được lấy từ nội địa, đây là những sản phẩm phổ thông được bán khá rộng rãi đặc biệt là ở Quy Nhơn. Nguồn nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu là gỗ được nhập từ nước ngoài như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, trong đó thị trường chủ yếu là Malaysia. Đây là nguồn cung ứng nguyên vật liệu nhiều nhất cho công ty (chiếm gần 90% tổng lượng vật liệu ngoại nhập). Phần ít số nguyên vật liệu còn lại thì được khai thác từ nội địa, tập trung ở các tỉnh như: Kon Tum, Gia Lai nhưng số lượng này là rất thấp. 1.3.3.2. Thị trường đầu ra Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường châu Âu và châu Mỹ. Nhìn chung châu Âu là thị trường tiêu thụ nhiều nhất phần lớn các sản phẩm, tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính và khắc khe về yêu cầu chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa và giá cả. Chính điều này cũng đặt ra cho công ty nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức, buộc công ty phải phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu thị trường SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 8 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung này cũng như các thị trường khác ở ngoài nước. Bên cạnh đó, các mặt hàng của công ty cũng được bán trong nước ở một số tỉnh trong nước như: Bình Đình, Đà Nẵng, Nha Trang nhưng chiếm số lượng không đáng kể so với số lượng hàng bán ra nước ngoài. 1.3.4. Vốn kinh doanh của công ty Đối với công ty TNHH AN HÒA, một doanh nghiệp chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm với chất lượng cao được áp dụng bởi kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thì TSCĐ là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp cải tiến tổ chức lao động và quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tác động đến giá thành sản phẩm. TSCĐ chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Tài sản cố định, với đặc trưng là công ty kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, tài sản cố định chủ yếu trong doanh nghiệp là máy móc thiết bị. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 1.2 : Tài sản cố định vào ngày 31 tháng 12 năm 2012 STT Tên TSCĐ Nguồn Tổng số tiền (VNĐ) Tự bổ sung Nguồn khác 1 Máy móc, thiết bị 4.355.629.000 1.924.084.899 6.279.713.899 2 Nhà cửa, đất đai 956.267.612 946.425.519 1.902.693.131 Tổng TSCĐ 5.311.896.612 2.870.510.418 8.182.047.030 Tỷ lệ (%) 64,92 35,08 100 ( Nguồn: Phòng kế toán) *Nhận xét: Qua cơ cấu tài sản ta thấy máy móc thiết bị chiếm đến 76,75% trong tổng số TSCĐ. Nguồn hình thành TSCĐ tự bổ sung là 64,92%, số còn lại được bổ sung từ các nguồn khác chiếm 35,08%. Điều này chứng tỏ máy móc là một thành phần hết sức quan trọng trong TSCĐ đối với công ty TNHH AN HÒA. Số máy móc thiết bị này hoạt động liên tục trong suốt thời gian sản xuất của công ty, đa số máy móc có thời gian sử dụng từ 6 đến 8 năm nên cần có công tác tu bổ, sửa chữa. Ngoài ra, công ty cũng đã có kế hoạch mua thêm một số máy móc thiết bị có công suất cao và hiện đại nhằm đáp ứng quá trình sản xuất, mở rộng quy mô 1.3.5. Đặc điểm nguồn lao động của công ty Lao động là một trong những yếu tố cơ bản trong kinh doanh của công ty. Sử dụng lao động hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, thúc đẩy công ty ngày càng đi lên và nâng cao mức sống cho người lao động. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 9 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung Do đặc điểm hoạt động của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên để linh hoạt trong việc sử dụng lao động, lúc việc nhiều công ty tiến hành tuyển thêm lao động. Vì thế cơ cấu lao động cũng thường xuyên thay đổi. Do đặc điểm công việc của công ty là sản xuất nên cần nhiều công nhân ở phân xưởng hơn ở các phòng ban, do đó công nhân sản xuất chiếm phần lớn số đông trong tổng số lao động của công ty. Công việc ở phân xưởng sản xuất đòi hỏi phải kiên trì và cần sự khéo léo nên lao động nữ chiếm số đông ở đây, bộ phận này đa phần là công việc thủ công nên cũng không quan tâm nhiều đến trình độ của người lao động, còn ở bộ phận phòng ban chiếm số ít nhân viên nhưng rất cần những người có trình độ và kinh nghiệm để làm việc. Tổng số lao động hiện có của công ty năm 2012 là: 470 lao động, trong đó: +Lao động gián tiếp 45 người. +Lao động trực tiếp 425 người. Bảng 1.3: Quy mô về lao động Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Chênh lệch Mức % I. Tổng số lao động 408 100 470 100 + 62 15,2 1. Nam 178 43,63 210 44,68 + 32 17,98 2. Nữ 230 56,37 260 55,32 + 30 13,04 II. Phân theo trình độ 1. Đại học, trên đại học 10 2,45 12 2,55 + 2 20 2. Cao đẳng, trung cấp 8 1,96 10 2,13 + 2 25 3. Công nhân, kỹ thuật 260 63,73 275 58,51 + 15 5,77 4. Lao động phổ thông 130 31,86 173 36,81 + 40 30,77 III. Phân theo độ tuổi 1. Từ 18 – 35 tuổi 213 52,23 253 53,83 + 40 18,78 2. Từ 35 – 55 tuổi 135 33,09 174 37,02 + 39 28,89 3. Từ 55 tuổi trở lên 42 10,54 43 9,15 + 1 2,38 (Phòng tổ chức – kế hoạch) * Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy quy mô lao động của công ty năm 2012 tăng 15,2% so với năm 2011 với mức tăng tuyệt đối là 62 người, trong đó lao động nam tăng 17,98% tương đương với mức tăng tuyệt đối là 32 người, lao động nữ tăng 13,04% tương đương với mức tăng tuyệt đối là 30 người. Vì đặc điểm của công ty là chế biến và xuất khẩu nên lao động dồi dào đòi hỏi phải có sức khỏe và sự khéo léo, nên việc tăng về quy mô lao động là hợp lý. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 10 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung 1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 1.4.1.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Khi nhận được đơn đặt hàng thì bộ phận kế hoạch sản xuất đưa ra lệnh sản xuất cho thủ kho nguyên vật liệu. Dựa trên lệnh sản xuất, thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. - Khâu 1: Ván xuất từ kho đưa vào lò sấy để sấy khô. - Khâu 2: Sau khi ván đã được sấy khô thì được chuyển qua bộ phận cắt phôi để tiến hành cắt phôi sản phẩm để chuẩn bị sản xuất. - Khâu 3: Sau khi ván đã được cắt phôi xong thì chuyển ván sang tổ vẽ, lạng và định hình sản phẩm. Ở đây, ván sẽ được vẽ và định hình sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. - Khâu 4: Sau khi vẽ, định hình xong sản phẩm,bộ phận kiểm tra sẽ đến kiểm tra hình dáng sản phẩm nếu đúng quy cách thì sẽ tiến hành bào cuốn hai mặt của sản phẩm. - Khâu 5: Sau khi sản phẩm bào cuốn hai mặt thì chuyển qua công đoạn phay. - Khâu 6: Sản phẩm phay xong sẽ được đục và khoan lỗ. - Khâu 7: Đục và khoan lỗ xong sẽ chuyển sang cắt tinh. - Khâu 8: Cắt tinh xong sẽ đem chà bo sản phẩm. - Khâu 9: Chà bo xong sẽ đem qua bộ phận lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. - Khâu 10: Sản phẩm được lắp ráp xong thì tiến hành làm nguội và có bộ phận KCS đến kiểm nghiệm sản phẩm đã đúng theo quy trình công nghệ,bảo đảm chất lượng theo thiết kế. - Khâu 11: Sản phẩm được bộ phận KCS kiểm tra xong thì đem đi nhúng dầu và đóng thùng sản phẩm. Quy trình công nghệ tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng của công ty được biểu diễn dưới dạng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Biểu diễn quy trình sản xuất sản phẩm của công ty SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB [...]... với bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ với bảng cân đối tài khoản SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 17 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung + Cuối kỳ kế toán căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính trình lên lãnh đạo công ty và các cơ quan chức năng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG... Sổ Cái TK 151 Sổ Cái TK 152 Sổ Cái TK 153 SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Sổ CTGS 151, 152, 153 Sổ Cái TK 151 Sổ Cái TK 152 Sổ Cái TK 153 Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 25 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung 2.1.3.3 Mẫu chứng từ sử dụng tại công ty Đơn vị :Công ty TNHH AN HÒA Địa chỉ: Nhơn Hòa – An Nhơn – Bình Định Mẫu số 02 – VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng... toán) SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 26 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung Đơn vị :Công ty TNHH AN HÒA Địa chỉ: Nhơn Hòa – An Nhơn – Bình Định Mẫu số 02 – VT Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 29 tháng 10 năm 2012 Số: 200 Nợ TK: 621 Có TK: 1521 Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn An Địa chỉ : Phân xưởng sản xuất... lý vốn được chặt chẽ, kết hợp kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong cơ chế thị trường về lĩnh vực kinh doanh công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” Đây là SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 16 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung hình thức kế toán phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trình độ... thẻ kho của thủ kho Nếu có chênh lệch thì phải tìm hiểu nguyên nhân và SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 28 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung điều chỉnh cho khớp đúng Sau đó lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp 2.1.5.Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho Hàng tồn kho của công ty được quản lý theo phương pháp kê khai thường xuyên... 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 18 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung TNHH AN HÒA 2.1.Kế toán hàng tồn kho 2.1.1.Đặc điểm, nội dung của hàng tồn kho tại công ty Hàng tồn kho của công ty bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó hàng tồn kho của công ty còn bao gồm cả các sản... chức kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết TSCĐ SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 33 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết TSCĐ của doanh nghiệp để đăng ký, theo dõi và quản lý toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp khi mua sắm đưa vào sử dụng đến khi giảm và theo dõi khấu hao TSCĐ , kế toán mở sổ TSCĐ 2.2.4.2 .Tại bộ phận... tích tình hình kinh doanh, sử dụng hiệu quả đồng vốn cố định, tăng nhanh đồng vốn vay lưu động, kiểm soát tình hình kinh tế tài chính của công ty SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 14 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung  Phòng kế hoạch: + Theo dõi tình hình nguyên vật liệu, hàng hóa trên thị trường và chiều hướng phát triển, khả năng phối hợp với các doanh nghiệp trong và... bộ phận sản xuất tiến hành thực hiện đơn đặt hàng này Bộ phận sản xuất sẽ lập kế hoạch và giao nhiệm vụ sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất 1.5.Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty 1.5.1.Sơ đồ tổ chức quản lý SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 12 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung Xuất phát từ nhu cầu quản lý công việc và tình hình thực tế tại công ty, bộ máy quản lý... công ty đã áp dụng phương SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 27 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung pháp thẻ song song, công việc cụ thể như sau: Sơ đồ 2.4: Phương pháp thẻ song song Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Sổ (thẻ) chi tiết vật liệu Thẻ kho Ghi chú: Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu Kế toán tổng hợp Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng * Trình . ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo thực tập tổng hợp 17 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung +. các anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn. SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Báo cáo thực tập tổng hợp 2 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ. toán SVTH: Nguyễn Thị Thu Thanh Lớp: K4-406 LDB Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Báo cáo thực tập tổng hợp 15 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Dung Chú thích: Quan hệ trực tuyến 1.6.2.2.Chức

Ngày đăng: 19/04/2015, 14:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

  • Quý I/ 2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan