Tiểu luận tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Châu Trinh

35 2K 7
Tiểu luận tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Châu Trinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở đầu: Trong phong traò yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh đã nổi lên như một trong những vị lãnh tụ,một ngôi sao có tinh thần cách mạng sáng chói nhất trong sự nghiệp cách mạng cứu nước của dân tộc Việt Nam. Xét trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, khi các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến ( phong trào Cần Vương 1883 – 1896)đã hoàn toàn bị dập tắt và thực dân Pháp đã tiến hành xong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để thực hiện mục tiêu vơ vét,bóc lột của kẻ đi xâm lược,các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cũng không hề suy đổi. Tuy nhiên, trong phong trào yêu nước lúc này cũng đã có những thay đổi với một khuynh hướng mới. Sau sự thất bại của phong trào Cần Vương, những người yêu nước Việt Nam ý thức được rằng con đường đấu tranh phong kiến đã không còn phù hợp nữa, không còn ai nghĩ đến cảnh “quốc phá gia phong” và họ đều nhận thức được rằng cần có sự cải cách, duy tân đất nước. Chính bối cảnh trong nước và nhận thức của con người như vậy, nó đã đặt ra một yêu cầu bức thiết trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là phải có một cuộc cải cách ,đổi mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống thì mới mong giành lại được độc lập cho dân tộc. Và, đồng thời, nó cũng đặt ra một yêu cầu khách quan là phải kết hợp duy tân và đấu tranh giải phóng đất nước. Yêu cầu này đã sớm được những trí thức nhạy cảm và có học thức như Phan Thanh Giản,Phan Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,Trương Vĩnh Kí,… nhận thức được. Điều đó tạo ra một luồng tư tưởng mới,một luồng gió mới trong phong trào yêu nước Việt Nam. Tuy nhiên, khi tầng lớp sĩ phu trong nước nhiệt liệt hưởng ứng và thống nhất được với nhau nhu cầu cần kết hợp giữa đấu tranh cứu nước với duy tân đất 1 nước thì giữa những người lãnh đạo, đề xuất ra lại bất đồng với nhau trong việc phải tiến hành duy tân trước hay cứu nước trước. Một số sĩ phu cho rằng cần phải khôi phục quốc gia dân tộc trước, độc lập dân tộc chính là điều kiện tiên quyết để mở đường cho việc duy tân thắng lợi. Đối với họ, nhiệm vụ cấp thiết,trước mắt của nhân dân ta lúc ấy là phải đánh đổ ách thống trị của ngoại bang. Một số lại cho rằng mục tiêu trước mắt của nhân dân Việt Nam lúc này là vận động duy tân chứ chưa phải là đánh đuổi thực dân Pháp. Và Phan Châu Trinh cùng quãng đời hoạt động cách mạng của ông chính là đại diện tiêu biểu cho luồng ý kiến thứ 2,duy tân trước, lấy duy tân là cở để đánh đuổi thực dân Pháp. Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh luôn luôn kiên định với con đường duy tân của mình. Kể từ khi ông từ trần ( từ 1926 đến nay), hơn 80 năm đã trôi qua,đã có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về vị lãnh tụ yêu nước này. Tích cực có,hạn chế có, và ngày nay, trong giới sử học đã dần đi đến thống nhất về quan điểm khi đánh giá về ông. Trên quan điểm khách quan và trên lập trường khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin, ngày nay, chúng ta cần có cái nhìn khách quan khi đánh giá vai trò của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đó là: Chương 1: Con người và sự nghiệp: 1.1.Con người: Phan Châu Trinh ( còn được gọi Phan Chu Trinh; hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán). Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam. 2 Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung , con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước. Thân mẫu ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ. Sau khi cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. -Gia đình: Vợ: Bà Lê Thị Tỵ (1877-1914), người làng An Sơn, Tiên Phước. Ông bà cưới nhau năm 1896 và có với nhau 3 người con: • , Lê Khâm (tức Phan Tứ), Lê Thị Sương, Lê Thị Chi và Lê Thị Con trai: Phan Châu Dật (1897-1921) • Con gái: Phan Thị Châu Liên (Sinh năm 1901), tục gọi là cô Đậu, về sau gả cho Đốc học Lê Ấm (1897-1976). • Cháu ngoại: Lê Thị Khoách, Lê Thị Kinh (tức Phan Thị Minh), Lê Thị LộcTrang 3 • Con gái: Phan Thị Châu Lan (1904-1944), tục gọi là cô Mè, về sau gả cho Họa đồ Nguyễn Đồng Hợi. • Cháu ngoại: Nguyễn Thị Châu Sa (tức Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Đông Hà, Nguyễn Đông Hải, Nguyễn Thị Châu Loan, Nguyễn Đông Hồ và Nguyễn Đông Hào. 2.Sự nghiệp: Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901), triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Khoảng thời gian này, người anh cả mất nên ông về để tang, ở nhà dạy học đến năm Quý Mão (1903) thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ. 4 Vào Nam, ra Bắc, sang Nhật Là người có học vấn, lại tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng canh tân và đọc được các tân thư, năm 1905, ông từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904) làm một cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình, sĩ khí và tìm bạn đồng chí hướng. Đến Bình Định, gặp kỳ khảo hạch thường niên của tỉnh, ba ông lẩn vào các khóa sinh. Vào trường thi, Phan Châu Trinh làm một bài thơ, còn hai bạn thì làm chung một bài phú. Cả ba đều ký tên giả là Đào Mộng Giác. Nội dung bài không theo đầu đề, mà chỉ kêu gọi sĩ tử đang đắm đuối trong 5 khoa trường và danh lợi, hãy tỉnh dậy lo giải phóng giống nòi khỏi cảnh lao lung. Các tỉnh quan Nam triều hoảng sợ, đem bài trình cho viên Công sứ Pháp, đồng thời ra lệnh truy tìm tác giả, nhưng ba ông đã rời khỏi Bình Định, tiếp tục đi vào các tỉnh phía Nam Trung Kỳ. Trên đường đi, ba ông lần lượt kết giao với Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi và hai con trai của danh sĩ Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh. Sau cuộc Nam du, Phan Châu Trinh ra Nghệ-Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nội để gặp gỡ và hội ý với các sĩ phu tiến bộ, rồi lên căn cứ Đề Thám quan sát tình hình, nhưng thấy khó có thể tồn tại lâu dài. Năm 1906, ông bí mật sang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng sang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong số đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ sở này. Phát động phong trào Duy Tân Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán (quen gọi là Đầu Pháp chính phủ thư) cho Toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh. Sau đó, với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của 6 phong trào lúc bấy giờ là: Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, cải cách trên mọi lãnh vực, khuyến khích giáo dục bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học Quốc ngữ, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay, Thời gian này, ông viết bài Tỉnh quốc hồn ca, kêu gọi mọi người duy tân theo hướng dân chủ tư sản như vừa lược kể. Hưởng ứng, ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận, nhiều trường học, thư xã, thương hội, hội nghề nghiệp lần lượt được lập ra. Tháng 7 năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh nghĩa thục 7 Bị giam lần thứ nhất Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị nhà cầm quyền Pháp sai quân đi đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị nhà cầm quyền buộc tội là đã khởi xướng nên đều bị bắt. Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Tòa Khâm sứ Huế và Nam triều đều muốn khép ông vào tội chết. Nhưng nhờ sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân quyền tại Hà Nội, họ buộc lòng phải kết ông án “trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ xá bất nguyên” (nghĩa là tội chém nhưng chỉ giam lại, đày xa ba ngàn dặm, gặp ân xá cũng không cho về), rồi đày đi Côn Lôn ngày 4 tháng 4 năm 1908. Nhờ dư luận trong nước và nhờ có sự vận động của Hội Nhân quyền ngay trên đất Pháp, đầu mùa hè năm 1910, Thống đốc Nam Kỳ theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương ra Côn Lôn thẩm vấn riêng Phan Châu Trinh. Tháng 8 năm đó, ông được đưa về đất liền. Tại Sài Gòn, một hội đồng xử lại bản án cho ông được ân xá, nhưng buộc xuống Mỹ Tho chịu quản thúc. Ở đây, ông làm nhiều bài thơ về các nhân vật tên tuổi của Nam Kỳ. Bởi không hoạt động gì được, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Lôn, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho nữa. Vì vậy, nhân có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật. 8 Sang Pháp, bị giam lần thứ hai Sang Pháp, việc đầu tiên của ông là đưa cho Hội Nhân quyền Pháp bản điều trần về vụ trấn áp những người dân chống sưu thuế tại Trung Kỳ năm 1908 (thường gọi là Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký). Sau đó, ông còn lên tiếng tố cáo tình trạng các tù nhân ở Côn Lôn bị đối xử tồi tệ, và nhờ Liên minh cầm quyền, Đảng Xã hội Pháp can thiệp nhằm giảm án cho các đồng chí của mình. Ông cũng đã tiếp xúc nhiều lần với những nhân vật cao cấp ở Bộ Thuộc địa, với Albert Saurraut (sắp sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương) để đưa ra những dự án cải tổ nền chính trị ở Việt Nam nhưng không có kết quả, vì lúc này thế lực của thực dân hãy còn đang mạnh. Trong khoản thời gian này, ông viết Pháp-Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam. Ngày 28 tháng 7 năm 1914, Áo – Hung tuyên chiến với Serbia, mở màn cho Thế chiến thứ nhất. Sau đó, ngày 3 tháng 8, Đức tuyên chiến với Pháp. Nhân cơ hội này, nhà cầm quyền thủ đô Paris (Pháp) gọi Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, một luật sư, nhà báo người Việt chống thực dân, đi lính, nhưng hai ông phản đối do không phải là công dân Pháp. Mấy tháng sau, chính quyền khép tội hai ông là gián điệp của Đức để bắt giam Phan Văn Trường giam ở lao Cherchemidi và Phan Châu Trinh bị giam ngục Santé Prison de la Santé kể từ tháng 9 năm 1914. Do việc Phan Châu Trinh bị bắt giam nên trợ cấp giảng dạy của ông bị cắt, con ông mất học bổng, phải vừa học vừa làm. Cũng trong năm này, vợ ông là bà Lê Thị Tỵ qua đời ở quê nhà ngày 12 tháng 5 năm 1914. 9 Tháng 7 năm 1915, vì không đủ bằng chứng buộc tội, chính quyền Pháp phải trả tự do cho hai ông sau nhiều tháng giam giữ. Sau khi ra tù, Phan Châu Trinh đã soạn tuyển tập thơ Santé thi tập với hơn 200 bài thơ ông sáng tác trong tù. Ra tù, Phan Châu Trinh học nghề rửa ảnh rồi làm thuê cho các hiệu chụp ảnh để kiếm sống. Trong hoàn cảnh chiến tranh, giá sinh hoạt đắt đỏ, cảnh ngộ của hai cha con rất đỗi cơ cực. Chẳng lâu sau, Phan Châu Dật phải bỏ học về nước vì bị lao ruột và qua đời tại Huế ngày 14 tháng 2 năm 1921, được đem về an táng cạnh mộ mẹ tại Tây Lộc (Tiên Phước, Quảng Nam) Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và đã gây được tiếng vang. Năm 1922, khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, ông viết một bức thư dài buộc tội vua Khải Định 7 điều, quen gọi là Thất Điều Trần hay Thư Thất Điều, khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể. Cũng trong năm này, ông viết bài Tỉnh Quốc hồn ca mới. Xuyên suốt tác phẩm này vẫn là một đường lối cải cách dân chủ, vẫn là thực trạng tăm tối của xã hội thực dân phong kiến và những thủ đoạn tàn bạo của chính sách thuộc địa ở Việt Nam. Thấy hoạt động ở Pháp không thu được kết quả gì, đã nhiều lần ông yêu cầu chính phủ Pháp cho ông trở về quê hương, nhưng đều không được chấp thuận. Mãi đến năm 1925, khi thấy sức khỏe ông đã suy yếu, nhà cầm 10 [...]... vào tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX Nguyên nhân của những sai lầm này chính là chưa có một lý luận khoa học soi đường, nên chưa nhận thức đầy đủ bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc Không những thế, trong các phạm trù dân chủ tư sản mà các ông nêu ra vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo ở những mức độ nhất định Việc tìm hiểu cũng như đánh giá đúng tư tưởng dân chủ tư sản. .. bên Pháp, bên Nga, tuy chính thể của họ có khác nhau chút đỉnh nhưng đều thực hành cái chủ nghĩa dân chủ cả" - Về dân quyền Phan Châu Trinh là người yêu nước lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng dân chủ tư sản qua tân thư Con đường cứu nước của ông khác với Phan Bội Châu ở điểm cơ bản là ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ phong kiến, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp... vào chính quyền thực dân, vin vào những lời hứa hẹn của nhà cầm quyền để làm chính trị công khai, mưu dân quyền, dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân Cho nên, có thể nói lý tư ng dân quyền là tư tưởng căn bản quyết định hành động cách mạng của Phan Châu Trinh -Về cơ chế nhà nước và quản lý nhà nước Mô hình lý tư ng theo Phan Châu Trinh là tổ chức nhà nước của các nước phát triển ở Châu Âu lúc bấy giờ (như... Phan Châu Trinh là người đầu tiên và kiên trì nhất trong các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt vấn đề dân chủ lên làm nhiệm vụ hang đầu của cách mạng Việt Nam Phan Chu Trinh là nhà chính trị khai sáng tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam Chúng ta có thể chê trách cụ điều này, điều khác, nhưng chúng ta phải công nhận rằng Phan Chu Trinh là nhà chính trị số một đã chiến đấu cho tư tưởng dân chủ tư sản ở... cho xu hướng cách mạng của Phan Bội Châu như nhiều người vẫn nói chủ nghĩa cải lương của phan Châu 29 Trinh khác xu hướng cách mạng của Phan Bội Châu về bản chất Vì một bên thừa nhận sự tồn tại của thực dân Pháp với chính quyền của chúng trên đất nước ta, còn một bên thì kiên quyết đánh đổ thực dân Pháp, giành lấy chính quyền để dựng nên một nước Việt Nam độc lập 2.2.4 .Phan Chu Trinh là nhà chính trị... gây một phong trào truyền bá tân học rất sôi nổi 2.2 .Phan Châu Trinh là người đã đề ra nhiều tư tưởng tiến bộ, góp phần truyền bá và phát động một khuynh hướng mới – khuynh hướng Dân chủ tư sản trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 2.2.1 .Phan Châu Trinh là người đi đầu trong chủ chương chống phong kiến một cách triệt để: 21 Phan Chu Trinh là một nhà chính trị phản đối chế độ phong kiến... phải là thái độ đối với kẻ thù Kết luận: 33 Có thể nói rằng khi đánh giá về tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Châu Trinh chúng ta đứng trên quan điểm nghiên cứu khách quan về cả hai mặt tích cực và tiêu cực Ta khẳng định tấm lòng trung thành, yêu nước thương dân của một trí thức trên con đường cứu nước, chúng ta đánh giá cao vai trò của ông trong việc nâng cao ngọn cờ dân tộc, thức tỉnh những con người... trên Nếu như Phan Bội Châu - một chí sĩ cách mạng cùng thời Phan Châu Trinh đã nhìn ra một mâu thuẫn cơ bản trong hai mâu thuẫn ấy ( mâu thuẫn dân tộc) thì Phan Châu Trinh lại nhìn ra mâu thuẫn thứ hai đó là mâu thuẫn dân chủ Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, ông luôn nhằm mục tiêu giải quyết nhiệm vụ cách mạng trên Trong Tư tưởng lập hiến, ông đã đề ra một số chủ trương chính... nấy, từ ông Tổng thống cho đến một người dân nhà quê cũng đều chịu theo pháp luật như nhaư”24 Như vậy, Trong mấy thập kỷ đầu của thế kỷ này, tư tưởng dân quyền của Phan Châu Trinh như một ánh hào quang rực rỡ Chính vì thế mà khi ông mất, Phan Bội Châu viết: "Ông Phan Hy Mã ta ra đời nghiên cứu học thuật ông Lưa Thoa, phát minh ra lời ông Mạnh Tử, đem hai chữ dân quyền hò hét trong nước như một tiếng... thuyết về “ chủ nghĩa quân trị và chủ nghĩa dân trị” là những văn kiện chống phong kiến tới một trình độ khá cao Đó là hệ thống tư tưởng chống phong kiến ở Việt Nam đầy đủ nhất, cụ thể nhất hồi đầu thế kỷ XX -Phan Châu Trinh có tư tưởng chống đối quyết liệt với chế độ phong kiến Ông cho rằng chế độ phong kiến là rào cản Việt Nam tiến tới con đường văn minh Trong khi làm thừa biện ở bộ Lễ, Phan Chu Trinh . nhau về lập trường chính trị Phan Châu Trinh, nhưng không ai không công nhận ông là một người có tư tưởng dân chủ sớm hơn hết ở Việt Nam. • GS. Huỳnh Lý: Phan Châu Trinh là một con người hoạt. xét trên và xét đời hoạt động của Phan Chu Trinh, ta thấy Phan Châu Trinh có những vai trò to lớn sau: 2.1 .Phan Châu Trinh là người đã phát động và là lãnh tụ tối cao của phong trào cải cách Duy. đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh. Sau đó, với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Con người và sự nghiệp:

  • 2.Sự nghiệp:

    • Vào Nam, ra Bắc, sang Nhật

    • Phát động phong trào Duy Tân

    • Bị giam lần thứ nhất

    • Sang Pháp, bị giam lần thứ hai

    • Về nước rồi qua đời

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan