BÀI THU HOẠCH SAU BUỔI ĐI BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH.

18 6.2K 0
BÀI THU HOẠCH SAU BUỔI ĐI BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH SAU BUỔI ĐI BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH. Đề tài: 30 Tháng 4 – 33 năm của những người lính. 30 Tháng 4 33 năm của những người lính 33 năm đã trôi qua, đếm từ cái mốc thời gian 30 tháng 4 năm 1975 đến 30 tháng 4 năm nay 2008. 33 lần Tháng Tư, lại Tháng Tư, lại 30 Tháng Tư!. 33 lần xoáy mũi dao nhọn vào vết thương vẫn còn ứa máu của những người lính miền Nam trước năm 1975 may mắn sống còn sau cuộc chiến. 33 năm tiếc, nhớ, thương bạn bè chiến hữu bỏ mình trong cuộc chiến, trong trại tù Cộng Sản hoặc ra đi vì tuổi đời chồng chất. 33 năm những người lính còn ở lại quê nhà oằn oại chịu đựng ngon roi thù của kẻ chiến thắng. 33 năm những người thương binh vẫn từng ngày ngậm ngùi nhìn thân thể với những vết sẹo, những thương tật chiến trận để lại. 33 năm còng lưng gánh nặng những đau buồn, tủi nhục, khắc khoải của người lính thua trận mà không phải vì mình bất tài, hèn yếu Họ và tên: Nguyễn Quang Thái Lớp 64 – K33 STT: 31 MSSV: 107206431 33 năm đã trôi qua, những người lính vẫn mắc nợ những người lính, nợ nghiệp lính, nợ quê hương tổ quốc nhưng cuối nẻo đường trần không bao giờ trả được! Quốc thù vị báo đầu tiên bạch Kỷ độ Long-tuyền đới nguyệt ma!! . . . 33 năm đã trôi qua nhưng vết hằn cuộc chiến vẫn còn đó! 33 năm trăn trở, tiếc nuối một quãng đời dang dở, nửa đường đứt gánh đời lính! Sơ lược về ngày 30/4: Sự kiện 30 tháng 4, 1975, thường được gọi là 30 tháng tư hay ngày giải phóng miền Nam (tên gọi tại Việt Nam) hay ngày miền Nam sụp đổ (trong báo chí Tây phương gọi là Sài Gòn sụp đổ, Fall of Saigon; ngày nay, tên gọi Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 cũng khá phổ biến trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngoại), là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam Các sự kiện dẫn đến 30 tháng 4 : Sự cắt giảm hỗ trợ từ Hoa Kỳ Sau khi người Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam, viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hoà đã cắt giảm nhiều: • Tài khoá 1973: 2,1 tỷ USD • Tài khoá 1974: 1,4 tỷ USD • Tài khoá 1975: 0,7 tỷ USD Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt nam hoá". Khi dự điểm tâm với ông Thiệu vào sáng ngày 23 tháng Tám năm 1974 tại Dinh Độc Lập, Tổng thống Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ: Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo. Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội: Quốc hội Hoa kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung Tâm Tài Nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, 1 trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc. Sau này, trong tập hồi ký "Mùa Xuân Đại Thắng", Văn Tiến Dũng của Hà Nội đã viết về động cơ thúc đẩy Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công Miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ làm cho kế hoạch tác chiến và xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn không thể thực hiện theo như ý muốn. Đó là vì "hoả lực đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ, và nhiên liệu" Tổng thống Gerald Ford không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm nhiều tiền cho chiến trường Việt Nam. Đầu năm 1975, sau hai năm ký hiệp định đình chiến, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa huy động gần như toàn bộ [2] lực lượng gần 1 triệu quân của mình [3] , mở cuộc tấn công lớn trên toàn miền Nam Việt Nam, bắt đầu là ở Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột thất thủ gây chấn động hệ thống phòng thủ của quân đội Việt Nam Cộng hòa và là khởi đầu của những chiến dịch nối tiếp nhau. Ngày 23 tháng Ba Tổng thống Thiệu nhận được thư của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford. White House Ngày 22 tháng Ba, 1975 Thưa Tổng thống, Cuộc tấn công hiện nay của Bắc Việt chống lại quý quốc thật vô cùng xáo trộn khiến riêng cá nhân tôi lo âu. Theo quan điểm của tôi, thì cuộc tấn công của Hà Nội tượng trưng cho một sự việc không kém gì sự huỷ bỏ Hiệp định Paris bằng vũ lực. Biến chuyển này mang theo không hậu quả nghiêm trọng nhất cho cả hai dân tộc chúng ta. Đối với Ngài và nhân dân Ngài thì dây là lúc hy sinh lớn nhất, nó sẽ quyết đinh chính số phận quí quốc. Tôi tin tưởng rằng dưới quyền lãnh đạo của Ngài, quân lực và nhân dân VNCH sẽ tiếp tục công cuộc bảo vệ kiên trì chống lại vụ xâm lược mới này. Tôi cũng tin tưởng chắc chắn rằng nếu có được sự yểm trợ bổ túc từ bên ngoài vào thì quý quốc sẽ thắng thế trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của mình. Riêng đối với Hoa kỳ thì vấn đề cũng không kém phần cấp bách. Khi hành động như thế này, Hà Nội đang tìm cách huỷ diệt tất cả những gì mà chúng ta đã chiến đấu để thành đạt, với phí tổn vô cùng to lớn, suốt mười năm qua Sự quyết tâm của Hoa kỳ để yểm trợ một người bạn đang bị các lực lượng (Bắc Việt) với vũ khí hùng mạnh tấn công, hoàn toàn vi phạm một thoả ước quốc tế (đã được ký kết) long trọng, là một điều hết sức cần thiết.' Riêng tôi, tôi quyết tâm rằng Hoa kỳ sẽ đứng vững sau lưng Việt nam cộng hoà trong giờ phút tối quan trọng này. Với mục đích tôn trọng những bổn phận của Hoa kỳ trong tình thế này, tôi đang theo dõi những biến chuyển với chủ tâm cao độ nhất và đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn của tôi về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép. Về việc cung ứng viện trợ quân sự đầy đủ cho quân đội Ngài, xin Ngài yên tâm là tôi sẽ cố tâm nỗ lực để thoả mãn những nhu cầu vật chất của Ngài trên chiến trường. Trước khi chấm dứt, tôi xin được nhắc lại một lần nữa lòng cảm phục liên tục của tôi đối với quyết tâm của Ngài và đối với sức bền bỉ và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam Cộng Hoà. Kính thư, (kí) Gerald R. Ford Dù là nói tới quyết tâm ủng hộ nhưng người thảo bức thư đã khôn khéo gài vào: "(tôi) đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép". Ngày 23 tháng 3, Huế rơi vào tay quân Giải phóng trong khi ở Đà Nẵng, hàng ngàn dân thường và binh lính tìm cách chạy thoát bằng đường biển khỏi thành phố đang bị bao vây và nã pháo. Trong 4 sư đoàn bộ binh của QLVNCH, 4 liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân, và hàng ngàn nhân viên quân sự và địa phương quân, chỉ có 16.000 rút được. Trong số gần 2 triệu dân thường dồn lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 3, chỉ có hơn 50.000 sơ tán được bằng đường thủy. 70.000 binh sĩ VNCH còn lại sau bị bắt làm tù binh. 33 máy bay phản lực A-37 còn nguyên vẹn cùng gần 60 máy bay khác tại căn cứ không quân Phú Cát cũng bị bỏ lại. Trong cuộc sụp đổ của Đà Nẵng, không có một trận chiến nào. Khi Quân Giải phóng tiến vào thành phố, không mấy binh sĩ VNCH đóng quanh thành phố chống cự. Các trung tâm phòng thủ còn lại dọc theo bờ biển cũng nhanh chóng tan vỡ dây chuyền: Quảng Ngãi ngày 24 tháng 3; Qui Nhơn và Nha Trang ngày 1 tháng 4; và cảng Cam Ranh ngày 3 tháng 4. Trong nửa đầu tháng 4, với Quân đoàn 2 của quân Giải phóng từ phía bắc tiến vào và quân đoàn 3 từ Tây Nguyên đổ xuống, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà lần lượt rơi vào tay Quân Giải phóng. Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 quân Giải phóng định đánh chiếm huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai trên hành tiến - tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng của Sài Gòn - nhưng Sư đoàn 18 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kháng cự ác liệt có tổ chức để giữ vững được thị xã. Đây là trận đánh dài ngày có tổ chức cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận Xuân Lộc đã gây thương vong rất lớn cho cả hai bên. Ngày 17 tháng 4, Thượng viện Mỹ từ chối khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 722 triệu đô la mà chính phủ Mỹ đề nghị. Tuy không ai tin rằng viện trợ Mỹ có thể xoay chuyển tình thế, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và một số người khác đã hy vọng rằng nó có thể giúp Việt Nam Cộng Hòa lấy lại được đủ vị thế về quân sự để thuyết phục Bắc Việt đàm phán. Hai ngày sau phán quyết này của Thượng viện, giám đốc CIA William Colby nói với tổng thống Ford: "Nam Việt Nam đang đối mặt với thất bại hoàn toàn và nhanh chóng". Các chuyến bay di tản do CIA tổ chức đã bắt đầu đưa các cộng tác viên người Việt ra khỏi Việt Nam, và Sứ quán Mỹ đã bắt đầu đốt tài liệu mật từ trước đó. Ngày 20 tháng 4 các thủ tục pháp luật được đơn giản hóa cho việc sơ tán người Việt bắt đầu có hiệu lực. Việc sơ tán này được thực hiện tại sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, do tướng Homer Smith chỉ huy. Các máy bay C-130 và C- 140 liên tục lên xuống vào ban ngày; công việc giấy tờ được tiếp tục suốt đêm. Tướng Smith đã phải dùng đến toàn bộ trung đội Thủy quân lục chiến số 43 của Mỹ để giữ trật tự tại Tân Sơn Nhất. Ngày 20 tháng 4 quân phòng thủ bỏ Xuân Lộc rút lui. Ngày Xuân Lộc thất thủ, không còn gì để cứu vãn nữa. Với việc bỏ Xuân Lộc khiến Sài Gòn không còn phòng thủ từ xa nữa, quân Giải phóng áp sát thành phố ở các tuyến ngoại vi. Cùng ngày 20 tháng 4, đại sứ Mỹ Martin đến phủ Tổng thống thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phía Bắc Việt đã liên tục tuyên bố sẽ không đàm phán với tổng thống Thiệu. Đà Nẵng thất thủ - Dòng người bỏ trốn khỏi Đà Nẵng trước nguy cơ quân giải phóng tràn vào thành phố. Tối ngày 21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu đọc một bài diễn văn từ chức dài trước quốc hội, buộc tội Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng phía MTGP không chấp nhận nói chuyện với ông ta. Thời điểm 21 tháng 4 khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức có ý nghĩa quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rằng "chìa khóa là ngày 21 tháng 4, khi Thiệu từ chức. Khi đó tôi biết rằng chúng tôi phải tấn công ngay lập tức, cướp lấy thời cơ, tất cả chúng tôi cũng đồng ý như vậy". Đêm hôm đó, tại sở chỉ huy tiền phương tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, tướng Văn Tiến Dũng, người chỉ huy các cánh quân Cộng sản tiến về thành phố, ra lệnh bắt đầu cuộc tổng tiến công. Để đảm bảo áp đảo chắc thắng Quân Giải Phóng đưa thêm cả Quân đoàn 1 (hay còn gọi là Binh đoàn Quyết thắng) bằng tầu biển và hàng không vào chiến trường cho trận cuối cùng có tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lực lượng tiến công Sài Gòn tương đương 20 sư đoàn với 5 quân đoàn. 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công: hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây và Tây Nam với Đoàn 232, hướng Đông với Quân đoàn 4 và hướng đông nam với Quân đoàn 2. Ngày 27 tháng 4, Sài Gòn phải chịu 3 loạt hỏa tiễn của quân Giải phóng, lần đầu tiên trong hơn 40 tháng làm nhiều người chết và bị thương và nhà cửa đổ nát. Tại mặt phía Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Ðô không còn quân trừ bị để phòng thủ. Họ buộc phải rút 1 liên đoàn Biệt Ðộng Quân đang hành quân về quận lỵ Cần Đước và đặt dưới quyền điều động của Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô. Liên Tỉnh Lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của Bắc Việt tại cầu Nhị Thiên Đường vốn đã bị chiếm từ rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975. Các đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lương Bà Quẹo, khu Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo, khu Bảy Hiền-Lăng Cha Cả đã cố gắng ngăn chận đối phương. ' Một chiến đoàn thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ đã dàn quân và từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa và đánh bật địch ra khỏi trận địa. Phi công Hoa Kỳ di tản trẻ em tỵ nạn rời khỏi Việt Nam Đến cuối ngày 28 tháng 4 tất cả các tuyến phòng thủ đã bị chọc thủng tại tất cả các hướng, quân Giải phóng có thể đi ngay vào thành phố. Các lực lượng chính trị thứ ba dàn xếp để đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống trong ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ngay khi nhậm chức để tiến hành đàm phán Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi. [...]... bầu các thành viên của cơ quan chính quyền nhà nước Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh và thực sự trở thành một quốc gia thống nhất • Bắt đầu hiện tượng thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi vì các lý do chính trị hoặc kinh tế Xem chi tiết:Di dân Việt Nam sau 1975 Khoảng 150.000 người đã ra đi năm 1975, trong đó có 140.000 người đi cuối tháng 4 Hàng trăm nghìn quân nhân thu c chế độ Việt Nam Cộng hòa... tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã hoàn toàn giải phóng Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 40 vạn tên địch, tiêu diệt và làm tan rã quân đoàn 3 và quân đoàn 4 nguỵ gồm 10 sư đoàn bộ binh và lính nhảy dù, lính thu đánh bộ, 5 sư đoàn không quân, phần lớn lực lượng hải quân, toàn bộ lực lượng xe tǎng, thiết giáp, pháo binh, thu toàn bộ kho tàng, cơ sở thiết... các ngày 28, 29 tháng 4 từ các hàng không mẫu hạm ngoài khơi Thu quân lục chiến Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác chặt chẽ với họ Cuộc di tản đã diễn ra trong lộn xộn vì rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được Các đi m đỗ của trực thăng trở nên hỗn loạn Lính Thu quân lục chiến Mỹ đã phải rất vất vả mới duy trì được trật tự, họ dùng... và lâu dài trong lịch sử Việt Nam với kết quả: • Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương, một quá trình chiến tranh hao người tốn của kéo dài 30 năm Việt Nam bắt đầu bước vào một thời kỳ mới • Kết thúc sự tồn tại của nhà nước Việt Nam Cộng hòa Sự kiện này đã ngã ngũ sự thất bại của phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến tại Việt Nam • Chấm dứt việc các cường quốc thế giới... Mẫu đến đài phát thanh 8 giờ sáng 30 tháng 4 Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến sẵn sàng đón quân đối phương vào Sài Gòn để bàn giao chính quyền 9 giờ sáng cùng ngày, đúng 1 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại Sứ quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân Giải Phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng Họ... nội các chính quyền Sài Gòn Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố đầu hàng vô đi u kiện với quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) Thư đầu hàng và chấp nhận đầu hàng Khoảng 12 giờ trưa, đại úy Phạm Xuân Thệ đưa tổng thống Dương Văn Minh, thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh Chiếc xe thứ hai chở trung tá chính... bị, phương tiện chiến tranh của địch ở Sài Gòn và 2 quân khu 3,4 nguỵ Như vậy qua 55 ngày đêm tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến dấu một triệu 10 vạn quân địch (có gần 70 vạn quân chính quy), làm tan rã toàn bộ lực lượng phòng vệ dân sự gồm hơn 1 triệu tên; tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn 4 quân đoàn nguỵ gồm 13 sư đoàn bộ binh, lính nhảy dù, lính thu đánh bộ,... Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô đi u kiện Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng Chiến tranh kết thúc Tổng thống VNCH Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Trà tại dinh độc lập Theo Jean Louis Margolin, tác giả này xác nhận là không có tắm máu trong ngày quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn nhưng sau đó đã đưa ra con số 200 ngàn người... người Mỹ cuối cùng ra đi Trong số 120.000 người Việt và 20.000 người Mỹ được di tản trong đợt này, không có một người nào bị thiệt mạng do hoạt động quân sự của quân Giải phóng Quân Giải Phóng dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để cho người Mỹ di tản hết mới vào Theo lời tướng Trần Văn Trà, họ đã đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người Còn theo hồi kí của tướng Hoàng... chấm dứt Chiến tranh Việt Nam với thắng lợi của Cộng sản đánh dấu sự thắng thế của phe Cộng sản trên thế giới trong thập niên 1970 và kết quả là một loạt các phong trào cộng sản và thân cộng sản thắng thế hoặc lên cầm quyền ở một số nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh hướng tới mục tiêu cộng sản • Là đi u kiện để thống nhất lãnh thổ Việt Nam Thực hiện quyết định của Hội nghị Hiệp thương chính trị . BÀI THU HOẠCH SAU BUỔI ĐI BẢO TÀNG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH. Đề tài: 30 Tháng 4 – 33 năm của những người lính. 30 Tháng 4 33. cuối cùng có tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lực lượng tiến công Sài Gòn tương đương 20 sư đoàn với 5 quân đoàn. 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn. trước năm 1975 may mắn sống còn sau cuộc chiến. 33 năm tiếc, nhớ, thương bạn bè chiến hữu bỏ mình trong cuộc chiến, trong trại tù Cộng Sản hoặc ra đi vì tuổi đời chồng chất. 33 năm những người

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ngày 30 tháng 4

  • Kết quả

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan