tiểu luận Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

61 2.6K 13
tiểu luận Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển ở các nước Đông Nam Á, sự hình thành và tiến triển của các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á đã trải qua những biến động phức tạp trên nhiều lĩnh vực.Từ chỗ chỉ là những người Hoa di cư sống rải rác ở các đô thị hay một số vùng nông thôn dần dần tiến đến hình thành các nhóm cộng đồng tương đối ổn định và thường xuyên trong lòng các quốc gia sở tại. Không những thế họ còn tạo ra cho họ một vị trí đáng kể trong xã hội thông qua hoạt động kinh tế. Đây là một đặc trưng nổi bật của các nhóm cộng đồng người Hoa ở nước ngoài và rất đáng lưu tâm, bởi không phải cộng đồng ngoại kiều nào đạt được những kết quả như vậy. Nếu như trong lĩnh vực văn hoá có những biểu hiện hoà đồng, đan xen đôi khi làm cho ta khó phân biệt được một cách rạch ròi đâu là yếu tố Hoa đâu là yếu tố bản địa, thì trong lĩnh vực kinh tế - xã hội thì vai trò, vị trí của người Hoa lại nổi bật, sắc nét. Việt Nam là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á, cũng là nơi dừng chân của nhiều nhóm di dân người Hoa. Trong số các dân tộc Việt Nam hiện nay, người Hoa chiếm một tỷ lệ khá cao. Họ là một lực lượng kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam. Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, người Hoa đã có một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội của Việt Nam. Nhằm tăng thêm tình hữu nghị cũng như mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, nhằm giúp các cộng đồng người Hoa ở Việt Nam hiểu rõ nguồn gốc di cư, quá trình phát triển của họ như thế nào thì việc tìm hiểu cộng đồng người Hoa ở Việt Nam mà đặc biệt là người hoa ở vùng đất Nam Bộn là điều cần thiết, nhất là từ khi vùng đất này được khia phá và mở mang. 1 Nghiên cứu đề tài này không nững có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Thông qua việc phân tích vai trò của người Hoa đối với sự phát triển kinh tế , chính trị, văn hóa- xã hội ở vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX khoá luận sẽ giúp chúng ta có những đánh giá đúng đắn về vai trò của người Hoa đối với sự phát triển mọi mặt ở xứ này. Từ đó thấy được mối quan hệ, tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Xung quanh vấn đề người Hoa ở Việt Nam nói chung, vùng đất Nam Bộ nói riêng đã thu hút đông đảo học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Có rất nhiều công trình chuyên biệt đề cập đến vai trò của người Hoa. Trong đó có thể kể đến: Cuốn “Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á” của tác giả Trần Khánh đã trình bày về đặc điểm tình hình cộng đồng người Hoa và các hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á trước thời kỳ nô dịch và thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Các hoạt động kinh tế của người Hoa trong điều kiện xâm nhập và bành trướng của tư bản phương Tây. Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Cuốn “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII” của Li Tana, do Nguyễn Nghị dịch đã nghiên cứu về lịch sử kinh tế- xã hội xứ Đàng Trong (miền Nam Việt Nam) thế kỷ XVII-XVIII. Khắc họa một vương quốc phía Nam dưới triều Nguyễn, kinh tế , thương mại , hệ thống tiền tệ…Đặc biệt là về vai trò của các thương nhân đối với sự phát triển của xứ này, trong đó có các thương nhân người Hoa. 2 Cuốn “Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ thế kỷ XVII đến năm 1945)” của tác giả Nguyễn Cẩm Thuý trình bày về làn sóng di cư, tổ chức chính trị xã hội của người Hoa cũng như hoạt động kinh tế của người Hoa ở Nam Bộ. Cuốn “Người Hoa ở Nam Bộ” của tác giả Phan An đã trình bày tổng quan về người Hoa ở Nam Bộ: dân cư, hiện trạng, nguồn nhân lực, lối sống, tín ngương, tôn giáo, chùa Hoa. Cuốn”Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á- hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay” của tác giả Châu Thị Hải giới thiệu tên gọi, khái niệm và quá trình hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á. Lịch sử hiện trạng và xu hướng phát triển các loại hình liên kết truyền thống của người Hoa. Các mối liên kết của người Hoa với cộng đồng cư dân bản địa. Vai trò và vị trí kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cuốn“ Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam” của tác giả Phan Khoang đã trình bày lịch sử cư trú và hoạt động kinh tế của người Hoa tại Nam Bộ, tình hình kinh tế-xã hội của người dân Nam Bộ trong thời gian này. Luận án phó tiến sĩ sử học “ Tim hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á” dã trình bày về làn sóng di cư đến Việt Nam trong bối cảnh lịch sử chung của các nước Đông Nam Á. Những loại hình liên kết của các nhóm cộng đông người Hoa ở Việt Nam. Vai trò, vị trí của người Hoa trong đời sống kinh tế, xã hội ở Việt Nam và Đông Nam Á. Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu về vấn đề người Hoa ở xứ Đàng Trong như: Sự xâm chiếm Nam Kỳ bởi nhà Nguyễn và vai trò của người Hoa di cư (Boudet, Hà Nội, 1943); Mạc Cửu và đất Hà Tiên (Anh Nguyễn văn hoá nguyệt san Sài Gòn năm 1957); Họ Mạc và 3 chúa Nguyễn tại Hà Tiên (Trần Kính Hoà, Văn hoá Á Châu, Sài Gòn 1957); Lịch sử Hoa Kiều tại Việt Nam (Tân Việt Điểu, Văn hoá nguyệt san, Sài Gòn 1961); Cổ điển học Trung Hoa ở Viẹt Nam xưa (Nguyễn Khắc Phạm, Việt Nam khảo cổ tập san, Sài Gòn,năm 1971); Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại Việt Nam (Fuzuwana Riichirô, Việt Nam khảo cổ tập san, Sài Gòn, 1979) và hàng loạt các công trình nghiên cứu khác có đề cập đến vai trò của người Hoa ở xứ Đàng Trong ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn tài liệu nghiên cứu vấn đề này mới chỉ đề cập một cách lẻ tẻ, phân tán. Nhiều tài liệu tham khảo nếu so sánh đối chiếu dễ nhận ra sự so le, thiếu nhất quán, thậm chí khó hiểu và mâu thuẫn. Trên cơ sở những nguồn tài liệu quan trọng đó, người viết muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống, toàn diện và cụ thể về vai trò của người Hoa đối với sự phát triển kinh tế,chính trị văn háo- xã hội ở vùng đất Nam Bộ này. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX ”. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết đứng trên quan điểm Mác xit, vận dụng đường lối của Đảng ta về đường lối đối ngoại và những vấn đề quốc tế để làm cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp cận, phân tích, đánh giá vấn đề. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp cơ bản được vận dụng để nghiên cứu đề tài này. Trên cơ sở những sự kiện cụ thể và hoạt động của người Hoa trong các lĩnh vực kinh tế,chính trị,văn hoá – xã hội, người viết rút ra những đánh giá kết luận về vấn đề nghiên cứu. 4 Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề nội dung của khoá luận. 5. Đóng góp của khoá luận Qua khoá luận này, người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề sau: - Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. - Mối quan hệ của người Hoa đối với người Việt trong quá khứ. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có hai chương: Chương I: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của người Hoa ở Việt Nam Chương II: Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM 1.1. Quá trình di cư cỉa người Hoa vào Việt Nam Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại xảy ra một hiện tượng vừa mang tính xã hội, vừa thể hiện quá trình phát triển tộc người của các dân tộc, đó là hiện tượng di dân. Có lẽ trong quá trình phát triển của mình, không một quốc gia nào trên thế giới lại không xảy ra quá trình di dân với những nguyên nhân chính trị - kinh tế- xã hội hết sức khác nhau. Những đợt di dân thường xuyên với những thời gian và cường độ khác nhau đã làm thay đổi lãnh thổ tộc người và cơ cấu dân cư, bức tranh văn hoá cũng xuất hiện những gam màu khác nhau, một khi xảy ra những cuộc di dân lớn có thể làm nảy sinh ra những cộng đồng tộc người mới với những lãnh thổ tộc người cũng được tổ hợp lại. Cuộc di dân của người Thái về phương Nam đã làm thay đổi cơ cấu tộc người và địa bàn cư trú của dân bản địa. Giữa cư dân bản địa và cư dân mới đến đã diễn ra một quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với nhiều nét đặc săc Việt Nam - một đất nước liền kề với Trung Quốc có đất đai phì nhiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Thật khó xác định chính xác những người Hoa đầu tiên đã đến Việt Nam từ bao giờ, nhưng sự hiện diện của họ trên mảnh đất này đã ghi nhận cách đây trên 2000 năm. Đúng như Raymon. S de Seaghet trong sách ”Người Hoa tại Việt Nam” đã viết: “Thật khó xác định những người Hoa đầu tiên đến Việt Nam khi nào, nhưng tối thiểu là từ hai nghìn năn nay rồi”[37;3]. Vào thế kỷ thứ II TCN, một nhà cai trị người Hoa đã thiết lập vương quốc Nam Việt. Khi vương quốc này sụp đổ vào năm 111 TCN, vùng đất này trở thành một tỉnh của đế quốc 6 Trung Hoa. Tình trạng này kéo dài một ngàn năm, cũng theo Raymon. S de Seaghet “Người Hoa tiếp tục di dân xuống phía Nam ngay cả khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 939, một nền độc lập được kéo dài liên tục, ngoại trừ một giai đoạn ngắn dưới quyền cai trị của người Trung Hoa trong những năm 1400, cho tới khi Pháp xâm chiếm nước này vào thập niên 1860”[37;3]. Các dợt di dân lớn của người Hoa sang Việt Nam đã được ghi lại trong sử sách của Trung Quốc và Việt Nam như ”Sử kí Tư Mã Thiên”, “Hậu Hán thư”, “Hoài Nam Tử”, “Tam Quốc chí”, “Ngô Việt Xuân Thu”, “Minh thực lục”,” Ức Trai thi tập”, “Đại Việt sử kí toàn thư”, “Lịch triều hiến chương loại chí”, ”An Nam chí lược”, “Đại Nam thực lục tiền biên” Cuộc di dân lớn đầu tiên của người Hoa xuống phương Nam được bắt đầu từ chính sách Nam tiến của các triều đại phong kiến Trung Quốc. “Năm thứ 33 (214 TCN) Tần Thuỷ Hoàng sai tất cả bọn lang thang, vô thừa nhận, bọn ăn không ngồi rồi và bọn con buôn đi chiếm đất Lục Lương. Ông lập ra các quận Quế Lâm (Quảng Tây), Nam Hải (Quảng Đông) và Quận Tượng (An Nam) và đầy những kẻ có tội đến ở đó để giữ”. “Khi Tần Thuỷ Hoàng đã thôn tính thiên hạ và dẹp yên Dương Việt thì lập ra các quận Quế Lâm, Nam Hải và Quận Tượng. Trong mười ba năm ông bắt bọn côn đồ tù tội đem đến các nơi ở với dân Việt”[37;4]. Hai đoạn trích trên trong” Sử ký Tư Mã Thiên” cho thấy đoàn quân viễn chinh này không chỉ có nhiệm vụ đánh chiếm đất, mà với thành phần cấu tạo của nó, nhà nước phong kiến Trung Quốc đã có ý định chuẩn bị cho họ ở lại lâu dài trên vùng đất mới chiếm. Tiếp đó, vào cuối thế kỷ II TCN (năm 111 TCN), nước Âu Lạc của người Việt bị nhà Hán chinh phục và bị sát nhập, trở thành quận, huyện của đế quốc Hán. Từ thời điểm đó cho đến tận thế kỷ X, miền Bắc Việt Nam ngày nảy trở thành một trong những nơi dừng chân trú ngụ của dân tị nạn, 7 những người di cư tự do và lính đồn trú Trung Hoa từ phương Bắc xuống. Trong số những người di cư xuống phương Nam có cả tầng lớp thương gia giàu có, quan lại, nho sĩ bất mãn với triều đình trong đó có cả nhà sư. Qua nhiều thế hệ, một bộ phận trong số người di cư này đã kết hôn với người bản địa và trở thành người địa phương thực thụ. Theo các tài liệu lịch sử thì số người có gốc Hán cư trú trên đất Việt Nam lúc đó lên tới hàng chục vạn người. Để dễ bề cai trị và phòng ngừa bất trắc có thể làm tổn hại đén an ninh quốc gia, Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho dân tộc (thế kỷ X) đã đưa trở lại Trung Hoa 87 ngàn người Hán. Phần lớn trong số này là quan lại cai trị, binh lính và gia đình của họ. Mặc dầu vậy, ở Việt Nam lúc đó có rất nhiều người Trung Hoa tự nguyện ở lại Việt Nam sinh sống. Những người này được ghi vào sổ đinh như những cư dân bản địa. Từ thế kỷ X trở đi, dòng người Trung Hoa tiếp tục vào Việt Nam. Giống như trước đây, dòng người Trung Hoa di cư rất đa dạng về thành phần xã hội. Nhưng khác với giai đoạn hơn một nghìn năm Bắc thuộc, từ thế kỷ thứ X Việt Nam ngày càng tiếp nhận nhiều hơn, quy mô lớn hơn dòng người tị nạn Trung Hoa (đặc biệt là tị nạn chính trị) và dân di cư tự do, trong đó có các thương nhân. Các nguồn thư tịch cổ Việt Nam ghi lại rằng thời kỳ quân Nguyên Mông, tiến đánh Nam Tống và thiết lập ách cai trị tại Trung Quốc (1279 – 1368) có hàng chục vạn người Hán phải chạy lánh nạn ra nước ngoài. Chẳng hạn vào năm 1257, khi quân Nguyên tiến vào Nam Tống, nhiều quan lại và binh lính Trung Hoa bỏ chạy sang nước Đại Việt, trong số đó có Hoàng Vĩnh Mạc - một quan lại cấp cao của Nam Tống. Vua Đại Việt lúc đó là Trần Thánh Tông đã cho phép các người tị nạn này định cư tại Thăng Long. 8 Tương tự, vào năm 1276 khi Hàng Châu - thủ đô của Nam Tống thất thủ thì làn sóng di cư của người Trung Hoa ra nước ngoài tăng cao hơn, trong đó có 30 chiến thuyền của Nam Tống vượt biên bỏ chạy sang các nước Đông Nam Á. Có nhiều tàu chiến đến Việt Nam để xin tị nạn, trong đó thuyền của Đỗ Tôn, Trọng Trung và Tăng Uyên Tử. Nhà Trần đã chấp nhận lời thỉnh cầu xin tị nạn của những người này và họ được phép định cư tại kinh thành Thăng Long. Những người tị nạn Trung Hoa xuất thân từ thành phần quan lại, tầng lớp trí thức được chính quyền nhà Tần đối đãi tử tế và nhiều người trong số họ được trọng dụng, làm quan trong triều. Yếu tố này đã làm cho một bộ phận người Trung Hoa di trú có điều kiện thuận lợi để hội nhập hoàn toàn vào xã hội Việt Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược do nhà Minh phát động đối với Đại Việt và sự chiếm đóng của họ tại đây trong những năm 1418 – 1428 cũng tạo ra đợt di cư mới của người Trung Hoa. Cũng giống như các cuộc hành quân cướp bóc và thôn tính trước đây, quân đồn trú Trung Hoa được triển khai đông đảo ở những nơi chúng chiếm được và thực hiện chính sách đồng hoá cao độ trong đó có việc tiêu huỷ các di sản văn hoá của Đại Việt, gia tăng truyền bá văn hoá Hán và khuyến khích binh lính kết hôn với người địa phương. Sử sách có ghi lại rằng, sau khi ĐạiViệt đánh đưổi được quân Minh xâm lược có rất nhiều binh lính Trung Hoa bị bắt làm tù binh không muốn về nước, xin ở lại Việt Nam sinh sống. Một số khác thì không được phép trở về Trung Hoa, những người này bị kiểm soát một cách gắt gao. Họ không được thay đổi chỗ ở hoặc tự do đi lại nếu như không được phép của chính quyền sở tại, và phải ăn mặc, sinh hoạt theo tập quán của người Việt. Đối với những người Trung Hoa nhập cư nhưng là tầng lớp thương gia thì chính quyền Lê Sơ lúc đó (1428 – 1592) cũng rất dè dặt với họ. Những người này 9 bị đánh thuế rất cao đối với các mặt hàng buôn bán của mình và không được phép kinh doanh những mặt hàng như sách báo và các loại văn hoá phẩm khác có xuất xứ từ Trung Quốc. Lê lợi, sau đó là Lê Thánh Tông, với mong muốn củng cố nền độc lập chính trị với Trung Quốc, ngăn ngừa sự phá hoại từ bên trong và củng cố bản sắc quốc gia, dân tộc Đại Việt nên đã đưa ra một số chính sách khá khắt khe với người Trung Hoa di trú. Chính sách kiểm duyệt gắt gao đối với kiều dân Trung Hoa dưới thời Hậu Lê dã góp phần hạn chế dòng người Hoa di cư đổ vào Việt Nam, làm chậm qúa trình hình thành cộng đồng người Hoa di trú như một thực thể tương đối ổn định, thường xuyên trong cơ cấu xã hội ở Việt Nam ở thế kỷ XV – XVI. Vào thế kỷ XVII, sự gia tăng một cách dòng người Trung Hoa di cư ra nước ngoài đã tạo ra một bước ngoặt trong sự hình thành cộng đồng này tại tại Việt Nam. Đó là sự sụp đổ của nhà Minh (Mãn Thanh lật đổ vào năm 1644). Nhằm đè bẹp những lực lượng chống đối trung thành với nhà Minh và bình định những vùng đất còn lại, nhà Thanh trong những năm 70 – 80 của thế kỷ XVII đã mở những cuộc hành quân lớn vào các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nơi ẩn náu phần lớn toàn quân của nhà Minh. Để thoát khỏi bị tiêu diệt, một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh đã chạy sang các nước Đông Nam Á xin tị nạn, trong đó có Việt Nam. Các thư tịch cổ Việt Nam đã ghi lại rằng vào tháng giêng năm 1679 có một bộ phận khá lớn quân trung thành với nhà Minh gần 3000 người với 50 chiến thuyền do Dương Ngạn Dịch và Trần Thượng Xuyên chỉ huy vượt biển chạy sang vùng đất Đàng Trong xin tị nạn. Chúa Nguyễn (lúc đó là Nguyễn Phúc Tần) muốn sử dụng những người Trung Hoa di cư này để khai khẩn đất hoang ở vùng đất phía Nam, nên đã đồng ý cho họ vào vùng đất Đông Phố (ngày nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai) sinh cơ lập nghiệp. Sau khi được phép định cư tại những địa phương trên, 10 [...]... Trung Hoa ở ĐÀng Trong Đại Việt và Campuchia ở thế kỷ XVIII Như vậy, từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, khắp ba miền Bắc – Trung – Nam của Đại Việt đã hình thành nên các cộng đồng dân cư của người Hoa di trú tương đối ổn định và có vai trò quan trọng trong cơ cấu dân cư – dân tộc và kinh tế - xã hội của Đàng Trong Từ thời điểm này trở đi (cuối thế kỷ XVII), Nam Bộ - miền đất mới của Việt Nam trở... động: đặc biệt là người Hoa đã nhanh chóng nắm bắt, thích nghi và đáp ứng tốt, kịp thời các đặc điểm, nhu cầu phát triển kinh tế ở Đàng Trong 19 CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NAM BỘ TỪ THẾ KỶ THỨ XVI – XIX Sau khi đến Nam Bộ, người Hoa bắt tay ngay vào công cuộc mưu sinh của mình Vốn cần cù, chăm chỉ lại năng động sáng tạo người Hoa đã tạo nên nhiều... công phát triển nhanh Và cũng từ thời gian này, tầng lớp nhà buôn người Hoa tại Việt Nam bắt đầu được hình thành và sau đó họ có vai trò quan trọng trong việc môi giới – buôn bán giữa Việt Nam với nước Ngoài, giữa người sản xuất và tiêu dùng của cư dân bản địa 1.2 Quá trình di cư của người Hoa vào Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX 1.2.1 Các giai đoạn của quá trình di cư 1.2.1.1 Giai đoạn I (từ cuối thế. .. hay phong tục của người Nhật Song đặc biệt, chính sách của chúa Nguyễn và sau đó là chiều Nguyễn đối với người Hoa di cư trong thế kỉ XVII – XIX cũng ảnh hưởng sâu sắc đến dòng nhập cư của người Hoa vào vùng Nam Bộ Như đã đề cập từ nửa sau thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã sử dụng dân tị nạn chính trị Trung Hoa để khai khẩn vùng đất mới Nam Kỳ, cho họ sinh cơ lập nghiệp ở đó Từ đầu thế kỉ XIX trở đi, nhà... dần tương đối ổn định trở lại Cả một vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Thuận Quảng đến Cà Mau đang chờ đợi bàn tay lao động của con người đến từ mọi miền, trong đó có một bộ phận lớn người Hoa 1.1.2 Nguyên nhân của các cuộc di cư của người Hoa đến Nam Bộ Nếu như trước thế kỷ XVI phần lớn người Hoa sang Việt Nam vì mục đích kinh tế (các thương nhân buôn bán làm ăn, nông dân sang khai khẩn đất đai) thì... biểu như ở Chợ Lớn,Nông Nại Đại Phố Bộ mặt ngoại thương của Việt Nam, đặc biệt là vùng đất Nam Bộ thay đổi hẳn về chất.Đây là đóng góp nổi bật của người Hoa Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người Hoa đối với xứ này nhưng cũng phải thấy rằng các thương nhân người Hoa đang “lấn sân” từng bước thao túng, lũng đoạn thị trường Việt Nam Điều này là mối lo ngại của chính quyền phong kiến yêu cầu phải... Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với nhau Đây là mối quan hệ buôn bán chủ yếu và thường xuyên Trong “Bách khoa toàn thư” 20 có viết “Ngoài chủng tộc người Việt Nam chiếm đa số ở phía Nam có nhiều người Trung Hoa đã ở đây từ lâu đời Ở Nam Bộ, người Trung Hoa đi theo người Việt Nam từ thế kỷ XVI Họ chiếm vị trí hàng đầu trong ngành thương mại, bán buôn và bán lẻ ở Nam Việt Nam [32;49] Đó không chỉ là lời... kiểu Trung Hoa Các chùa chiền, hội quán, cơ sở chữa bệnh, giáo dục của họ lần lượt ra đời Trong sử sách thường gọi những người Trung Hoa di cư thế kỷ XVI – XVIII là Minh Hương Nhờ môi trường làm ăn thuận lợi nên khu vực này không những thu hút nhiều người Trung Hoa di cư mới đến vùng Đông Phố, mà còn cả những khách buôn người Arập, Nhật Bản, Ấn Độ và Châu Âu Từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII trở... gắn bó với người Việt và thích nghi toàn diện với xã hội Việt Nam để tồn tại và phát triển, cộng đồng người Hoa ở Đàng Trong đã phát huy vai trò của mình trên các hoạt động, khảng định vị trí quan trọng về kinh tế trong quá trình phát triển Nam Bộ Vị trí quan trọng của người Hoa về kinh tế hình thành từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sức mạnh đoàn kết và sự đảm bảo chữ tín, tinh thần lao động cần cù... Chúng ta, thử so sánh người Hoa với người Nhật Rõ ràng người Hoa có thể di cư tới nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và làm nhiều việc để sinh sống cũng như sống xen kẽ với người Việt Còn người Nhật có rất ít, tập trung ở khu vực Hội An và có lẽ ít tiếp xúc với những vùng nông thôn dù là vùng lân cận về phương diễn văn hóa, tâm lý… Người ta chỉ biết đến các thương nhân người Nhật đến buôn bán, Hội An . và phát triển của người Hoa ở Việt Nam Chương II: Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA. Vai trò của người Hoa đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Xung quanh vấn đề người Hoa ở Việt Nam nói chung, vùng. về vai trò của người Hoa đối với sự phát triển kinh tế,chính trị văn háo- xã hội ở vùng đất Nam Bộ này. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Vai trò của người Hoa đối với

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan