Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008)

79 594 1
Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu lịch sử địa phương là một việc làm quan trọng để từ đó hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương.Trong đó mảng đề tài về kinh tế xã hội địa phương đang được nhiều người chú ý, bởi qua kinh tế xã hội địa phương ta sẽ thấy được sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Năm 1986 Đảng ta đã đưa ra chủ trương đổi mới đất nước.Cũng từ đó nước ta thu được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực kinh tế - xã hội.Sau mười năm tiến hành sự nghiệp đổi mới Việt Nam không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ trước mà còn vươn lên bắt kịp nhịp phát triển sôi động của nền kinh tế - khu vực và thế giới.Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với cơ chế thị trường xó hụị chủ nghĩa, nền kinh tế nhiều thành phần hình thành phát triển đồng bộ và đạt kết quả mới, niềm tin của nhân dân vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội được củng cố. Nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, tháng 6 – 1996, Đảng ta tiến hành đại hội lần thứ VIII, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp đưa sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu – công nghiệp hoá - hiện đại hoỏ vỡ mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.Chớnh sỏch đổi mới của Đảng đã tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong cả nước, Huyện Lang Chánh nói chung cũng như thị trấn Lang Chánh nói riêng là một trong những địa phương thực hiện tốt đường lối “Công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ” của Đảng. Thị trấn Lang Chánh là thị trấn miền núi vùng cao nằm ở phía Tây, Tây Bắc Thanh hoá, được thiên nhiên ban tặng về tài nguyên thiên nhiên phong Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền phú, đa dạng.Hơn nữa, về mặt địa kinh tế, do quốc lộ 15A đi qua nên thị trấn Lang Chánh có điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hoá và phát triển kinh tế. Từ khi có đưởng lối “công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ” của Đảng, thị trấn Lang Chỏnh đó đún nhận, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với các điều kiện địa phương, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh vốn cú.Trói qua hơn 10 năm tiến hành đường lối “công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ”, thị trấn Lang Chỏnh đó cú những chuyển biến lớn về kinh tế - xã hội.Sự chuyển biến đú đó mang lại diện mạo mơớ cho thị trấn Lang Chánh. Đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, củng cố niềm tin cho nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi đã đạt được, thị trấn Lang Chánh vẫn còn vấp phải nhiều khuyết điểm, thiếu sót, những hạn chế cần được khắc phục và phát huy mặt tích cực nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong việc thực hiện đường lối phát triển ở những giai đoạn tiếp theo. Tìm hiểu công cuộc tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thị trấn Lang Chánh là tìm hiểu quá trình vận dụng đường lối đổi mới đất nước của trung ương Đảng, đồng thời khẳng định Đại hội đại biểu lần thứ VIII là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại và làm rõ những thành tựu mà công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đem lại cho quê hương.Từ đó góp một phần nhỏ bé của mình vào việc gợi mở một số giải pháp, hướng đi cho nền kinh tế thị trấn trong những giai đoạn sắp tới, góp phần làm cho nền kinh tế thị trấn phát triển cùng đất nước.Mặt khác là người con sinh ra và lớn lên trên mónh đất thị trấn Lang Chánh, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về kinh tế, văn hoá, con người quờ mỡnh để từ đó thờm yờu xóm làng, yêu quê hương, yêu đất nước, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ trên địa bàn thị trấn truyền thống tốt đẹp của quê hương thị trấn Lang Chánh. Đồng thời Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền góp một phần thiết thực phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu lịch sử địa phương ở nhà trường phổ thông của bản thân sau này. Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008)” để làm đề tài tốt nghiệp đại học, đồng thời đóng góp một phần công sức của mình vào việc nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới của thị trấn Lang Chánh. 2. Lịch sử vấn đề Đổi mới là một chủ trương hết sức quan trọng đối với đất nước, chủ trương đú đó tác động sâu rộng đến từng ngành, từng địa phương trong cả nước.Quỏ trỡnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước tức là tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước.Chớnh vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Nhưng nghiên cứu về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thị trấn Lang Chánh còn là vấn đề tương đối mới mẻ, chưa thu hút được sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt.Cho đến nay, chúng tôi đã tiếp cận được một số khía cạnh của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung trong cả nước và thị trấn Lang chánh nói riêng. - Trong cuốn “Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay” do PGS.TS Trần Bá Đệ biên soạn (NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 1998) đã nêu lên nhiều thành tựu, tiến bộ, hạn chế của đất nước khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Trong cuốn “Đảng bộ và phong trào cách mạng Lang Chánh (1945 – 1990)” do Ban chấp hành Đảng bộ Lang Chánh nghiên cứu và biên soạn năm 1991, đã nói lên đặc điểm tự nhiên và truyền thống đấu tranh của nhân dân Lang Chánh nói chung và thị trấn Lang Chánh nói riêng trong quá trình lịch sử. - Cuốn “Đảng bộ, nhân dân Lang Chánh phát huy truyền thống cách mạng đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới (1945 – 1998)”, do ban chấp hành Đảng Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền bộ Lang Chánh nghiên cứu và biên soạn năm 1999, đã đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong cách mạng và đẩy mạnh công cuộc đổi mới của huyện Lang Chánh. - Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Lang Chánh (1949 – 2004)”, do Ban chấp hành Đảng bộ Lang Chánh nghiên cứu và biên soạn năm 2005, cuốn sách đã nêu lên toàn bộ đặc điểm tự nhiên, truyền thống cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trong cách mạng và công cuộc đổi mới của huyện Lang Chánh nói chung và thị trấn Lang Chánh nói riêng. Ngoài ra, một số báo cáo của ban chấp hành Đảng bộ huyện Lang Chánh từ khoá XV và XIX, các báo cáo tổng kết uỷ ban nhân dân huyện, đã đánh giá tổng kết những thành tựu của toàn huyện, các báo cáo tổng kết của uỷ ban nhân dân thị trấn… chỉ ra những thành tựu và hạn chế của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thị trấn Lang Chánh. Nói chung, các tác phẩm và tài liệu nói trên đã làm sáng tỏ được một số vấn đề của thị trấn Lang Chỏnh.Tuy nhiờn cho đến nay chưa có một công trình, hay bài viết nào nghiên cứu cụ thể về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996 – 2008.Chính vì thế luận văn tập trung tìm hiểu một cách hệ thống sự chuyển biến kinh tế - xã hội thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (từ năm 1996 – 2008). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài. 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ 1996 đến 2008 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh từ năm 1996 – 2008 Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền Về mặt không gian: Địa bàn mà khoá luận tìm hiểu là thị trấn Lang Chánh - huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hoá. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu. Để hoàn thành khoá luận này chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tích luỹ nhiều nguồn tư liệu: - Tài liệu lưu trữ của tỉnh, huyện, thị trấn: Đó là những báo cáo hàng quý, hàng năm; Các nghị quyết, văn bản, các chỉ thị tỉnh uỷ, của uỷ ban nhân dân huyện Lang Chánh, uỷ ban nhân dân thị trấn Lang Chỏnh, cỏc phũng ban trong huyện và thị trấn Lang Chỏnh: phũng thống kê, phòng nông nghiệp, và tiểu thủ công nghiệp, phòng địa chớnh… - Các văn kiện Đảng: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,VII,VIII,XIX; Các văn kiện Hội nghị trung ương và các tài liệu khác lien quan đến nội dung khoá luận tìm hiểu. - Các sách báo của Trung ương tỉnh Thanh Hoỏ: Bỏo Thanh Hoỏ cú đưa tin về chủ trương, chính sách cũng như tình hình kinh tế huyện Lang Chánh nói chung trong đó có thị trấn Lang Chỏnh.Cỏc luận văn, tạp chí như: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí cộng sản, các bài chuyờ khảo có lien quan đến luận văn. - Tư liệu điền dã. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Vì thuộc đề tài nghiên cứu lịch sử địa phương, nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng là phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại quá trình phát triển kinh tế của thị trấn Lang Chánh trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (từ năm 1996 – 2008). Đồng thời sử dụng phương pháp logic để đi đến nhận định, đánh giá mang tính chất khái quát. Ngoài ra đề tài của luận văn thuộc đề tài Lịch sử địa phương, nờn khõu giám định tư liệu rất quan trọng.Sau khi sưu tầm tư liệu, phân loại tư liệu theo thời gian và vấn đề rồi phân tích, đối chiếu so sánh và kết hợp với điều tra điền dã. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền 5. Đóng góp của luận văn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách toàn diện, cụ thể về kinh tế - xã hội của huyện Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1996 – 2008. Dựa vào nguồn tư liệu, luận văn đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh, làm sáng tỏ sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ 1996 – 2008, qua đó nêu lên những thành tựu và hạn chế. Luận văn đã hệ thống được những tư liệu liên quan đến đề tài cho những công trình nghiên cứu liên quan đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh. Đồng thời, qua luận văn cũng cung cấp tư liệu cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống qua các bài học lịch sử. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần ở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát vài nét về mảnh đất và cọn người thị trấn Lang Chánh Chương 2: Những chuyển biến kinh tế của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) Chương 3: Những chuyển biến xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI THỊ TRẤN LANG CHÁNH 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên thị trấn Lang Chánh 1.1.1 Vị trí địa lý Thị trấn Lang Chánh là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của một huyện vùng núi cao - Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoỏ.Nằm ở phía Tây – Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá, có toạ độ địa lý: từ 20 0 00 ’ 13 ’’ – 20 0 18 ’ 15 ’’ vĩ độ Bắc; từ 105 0 17 ’ 30 ’’ – 105 0 45 ’ 20 ’’ kinh độ Đông. Thị trấn Lang Chánh nằm trên trục đường quốc lộ 15A - trục đường quốc lộ nối liền các huyện miền núi phớa tõy tỉnh Thanh Hoá.Thị trấn cách thành phố Thanh Hoá 101 km, cách đô thị Ngọc Lặc (tương lai là trung tâm các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa) 16 km, cách huyện Bá Thước 40 km, cách biên giới nước CHND Lào 60 km.Hiện nay khi con đường Hồ Chí Minh được đưa vào sử sụng đã rút ngắn khoảng cách của thị trấn Lang Chánh với trung tâm thủ đô Hà Nội còn khoảng 170 km cũng như nối liền thị trấn với sự phát triển của đất nước. Phía Đông Bắc giỏp xó Đồng Lương Phía Tây Nam giáp xã Quang Hiến Con đường chính trong thị trấn là đoạn nối từ quốc lộ 15A thẳng lên trung tâm thị trấn đến ngã 4 đi xó Tõn Phỳc, xó Quang Hiến, xã Đồng Lương.Thị trấn không có giao thông đường thuỷ và đường sắt.Toàn bộ hệ thống đường bộ thị trấn đã rải đường nhựa tạo điều kiện thuận cho việc vận chuyển hàng hoá và sinh hoạt của người dân thị trấn. Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền Với vị trí địa lý như vậy ta có thể thấy rằng mặc dù là một thị trấn miền núi, xa các trung tâm phát triển của đất nước, nhưng thị trấn Lang Chỏnh cú tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ trong tương lai. 1.1.2 Địa hình, đất đai, sông ngòi Thị trấn Lang Chánh trước kia là vùng rừng núi với những khu rừng tự nhiên bao quanh.Nhưng với quá trình phát triển, sự thay đổi của môi trường tự nhiên cùng những tác động của con người, diện tích rừng của thị trấn giảm mạnh, thay vào đó là những khu nhà mọc lên san sát, những khu đồi cây ăn quả, cây trồng khác và là địa bàn cư trú của dân cư. * Địa hình Thị Trấn Lang Chánh nhìn từ xa như một lòng chảo, có đồi núi bao quanh. Đặc điểm nổi bật của địa hình thị trấn là thấp và lồi lõm. Độ cao trung bình từ 400 – 500m, thuộc vùng trung nhất của huyện, so với cỏc xó trong huyện, thị trấn thuận lợi nhất cho việc sản xuất cũng như phát triển kinh tế. * Đất đai Đất đai gieo trồng được hình thành, phát triển trờn cỏc núi đá mẹ khác nhau (phiến thạch, sét, sa thạch, phiến sa, phi lớch…) do vậy chất đất ở các khu vực cũng có phần khác nhau.Hiện nay thị trấn Lang Chỏnh cú 226,6 ha diện tích tự nhiên trong đó được phân loại như sau: - Đất nông nghiệp: 63,4 ha - Đất lâm nghiệp: 69,4 ha - Đất chuyên dùng: 29,42 ha - Đất ở: 58,5 ha - Đất sông suối: 5,85 ha - Đất chưa sử dụng: không có Diện tích thị trấn Lang Chánh chiếm 0,4% diện tích toàn huyện, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất là 30,5% tổng diện tích tự nhiên của thị trấn. Đất nông nghiệp chiếm 28% diện tích tự nhiên. Tỷ lệ Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền đất lâm nghiệp và nông nghiệp gần như bằng nhau (đất lâm nghiệp hơn nông nghiệp 6 ha), điều này cho thấy thế mạnh của thị trấn là kết hợp phát triển nông – lâm nghiệp.Bỡnh quân diện tích nông nghiệp/người là 0,014 ha/người và 0,05 ha/hộ. Diện tớch đất ở cũng chiếm phần lớn trong diện tích tự nhiên của toàn huyện (chiếm 25,7 %). Đất chưa sử dụng của thị trấn không có chứng tỏ nhu cầu mở rộng diện tích địa bàn. Sự phân chia gần như đồng đều giữa đất nông nghiệp, lâm nghiệp, và đất ở cho thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu đất ở thị trấn đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thị trấn cũng đang diễn ra quỏ trình đụ thị hoá. Đất ở đang có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ lệ cao trong diện tích tự nhiện.Cựng với đó là sự thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Do đặc điểm địa hình của thị trấn là thuộc vùng thấp và bằng phẳng nhất của huyện Lang Chánh. So với các xã trong huyện thì thị trấn có chất đất dinh dưỡng nhất. Đất thị trấn rất thuận lợi cho các loại cây lúa, cây rau màu và các loại cây trồng lương thực khỏc.Những loại cây trồng phù hợp với các đất của thị trấn: - Đất vườn, phù hợp các loại cây như: cây chuối, cây dừa. cây bưởi, cây cam, cây chanh, cây xoài, cõy mớt… - Đất ruộng phù hợp với cây lúa, cây ngô, khoai lang.Cõy rau màu vụ đông bao gồm: cải bắp, xu hào, xúp lơ, xà lách, cải củ, cải bẹ, cải cỳc.Cõy rau màu vụ hè phù hợp với: đu đủ, rau ngót, rau đay, bầu, mướp, xu xu, bí Tổng diện tích đất nông nghiệp là 63,4 ha, trong đó: - Diện tích đất trồng lúa là 25 ha: - Diện tích đất ruộng trồng màu: 5,4 ha - Đất trồng cây hàng năm: 7 ha - Đất vườn tạp : 6 ha - Đất trồng cây lâu năm : 7 ha Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Lê Thị Huyền - Đất có mặt nước nuôi thuỷ sản: 13 ha (số liệu tính đến tháng 6 năm 2007 theo báo cáo tổng kết UBND thị trấn). Đồng ruộng là những thũng lũng cấy lúa nhỏ hẹp được khai phá từ ngàn đời nay của đồng bào các dân tộc huyện Lang Chánh. Thị trấn có diện tích nương rẫy khá lớn nằm rãi rỏc trờn cỏc đồi núi thấp.Việc đốt phá nương rẫy là một trong những nguyên nhân khiến rừng thị trấn bị thu hẹp. 1.1.3 Khí hậu, thuỷ văn Thị trấn Lang Chánh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do điều kiện tự nhiên chi phối nên hình thành hai mùa khí hậu rừ rệt.Mựa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, còn lại là mựa khụ.Nhiều năm khô hạn, thuỷ văn ở một số khu vực biến đổi thất thường.Nhiệt độ cao nhất là 38 0 C, nhiệt độ trung bình là 21 0 C, thấp nhất là 4 0 C.Lượng mưa bình quân hàng năm trên 2.000 mm, nhưng lượng bốc hơi lên tới 1.000 mm.Bỡnh quõn hàng năm có tới 70 – 80 ngày sương mù.Các cơn bão ít đổ bộ lên thị trấn Lang Chánh. Có 3 con sông, suối đi qua thị trấn Lang Chánh là: sông Âm, suối Cui, suối Xuốm. Dòng sông Âm bắt nguồn từ nước Lào chảy qua xó Yờn Khương và đi qua thị trấn.Ngày xưa dòng sông đó giỳp cho việc vận chuyển lâm sản từ vùng cao xuống thị trấn. Dòng suối Cui, suối Xuốm bắt nguồn từ phía Đông và phía Bắc nỳi Bự Bằng có tác dụng đắp đập lấy nước sinh hoạt và tươi tiêu cho đồng ruộng ở Bản Trải và Bản Lưỡi.Nhưng hiện nay do hạn hán nên dòng suối Cui không cũn tác dụng như trước. Mật độ ao hồ ở thị trấn thưa thớt, các ao hồ chủ yếu dùng vào việc nuôi cá thịt.Mỏng tự nhiên và hồ nhân tạo khụng cú.Năm 1967 xây dựng đập và mương Lãm dài 2.500m.Năm 2003 xây dựng đập và mương Lưỡi dài 700m để cung cấp nước cho 2 vùng nông nghiệp trọng điểm của thị trấn là Líp: K55A - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... triển kinh tế - xã hội của huyện .Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ trờn địa bàn Lang Chánh thực chất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nụng thụn .Trong nông nghiệp bao gồm nông nghiệp và lâm nghiệp, trong nông thôn bao gồm cả kinh tế, văn hoá, xã hội Ánh sáng của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã hướng dẫn các Đảng bộ trong tỉnh tiếp tục đưa sự nghiệp. .. tảng cho sự phát triển sau này 2.2 Sự chuyển biến kinh tế của thị trấn Lang Chánh - huyện Lang Chánh - tỉnh Thanh Hoá Trong những năm truớc 1996 kinh tế của thị trấn Lang Chánh chủ yếu là kinh tế nông – lâm nghiệp .Kinh tế thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ xuất hiện nhưng đang còn yếu và chưa thực sự trở thành kinh tế cơ bản của thị trấn Nhưng sang những năm đầu thế kỷ XXI, kinh tế thị trấn phát... trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở giai đoạn sau, thị trấn Lang Chỏnh đó đạt được nhiều thành tựu vượt bậc Líp: K55A - Khoa Lịch sử Hà Nội 22 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Huyền Lê Thị Chương 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ CỦA THỊ TRẤN LANG CHÁNH TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996 – 2008) 2.1 Chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xá hội của Đảng, nhà nước trong thời. .. bình mỗi năm tăng 0,5%.Riêng nụng – lâm nghiệp giảm 16%, trung bình mỗi năm giảm 1,7% Thủ công nghiệp là thế mạnh của kinh tế thị trấn Lang Chánh Việc giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cho thấy cơ cấu kinh tế của thị trấn Lang Chánh đang có sự chuyển biến tích cực theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá Lang Chánh là vùng núi cao thuộc vùng khí... cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bảng 2.2.1: Cơ cấu kinh tế thị trấn Lang Chánh qua các năm (%) Tỷ trọng Nông – lâm nghiệp Thủ công nghiệp Thương mại - dịch vụ 1998 47 32 21 2001 41 35 24 2004 37 36 27 2007 31 37 32 (Nguồn:Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND thị trấn Lang Chánh năm 1998, 2001, 2004, 2007) Từ bảng thống kê trên cho thấy kinh tế thị trấn Lang Chánh. .. nước công nghiệp tiên tiến nhất) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển mà chủ yếu là nội bộ khu vực sản xuất vật chất, theo hướng gia tăng sản xuất công nghiệp so với nông nghiệp Ở nước ta từ một nước nông nghiệp phát triển, nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang theo hướng công nghiệp ho - hiện đại hoá Sự chuyển dịch của cơ... tích cực trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thị trấn Lang Chánh Mặt khác không chỉ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự biến đổi mà ngay trong cơ cấu ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch .Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chính là sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành và nhúm ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay... nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với những tiến bộ khoa học và công nghệ tiờn tiến.Vỡ vậy khoa học công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ.Mục tiờu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công. .. những chuyển biến rõ nét .Kinh tế nông nghiệp của thị trấn phải phát triển mạnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chuyển dịch cả cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế Nông – lâm nghiệp thị trấn. .. 1.3.1 Kinh tế Thị trấn Lang Chánh vừa được thành lập nên đang còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế cũng như đời sống.Nhưng với cố gắng đưa kinh tế địa phương phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng, UBND thị trấn cũng như toàn nhân dân thị trấn đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận .Trong giai đoạn này cơ cấu kinh tế của huyện Lang Chánh là nông – công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong . thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) Chương 3: Những chuyển biến xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) Líp: K55A - Khoa Lịch. thông của bản thân sau này. Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996 – 2008) . tập trung nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội của thị trấn Lang Chánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ 1996 đến 2008 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Đề tài tập

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan