luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb

119 847 0
luận văn Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nướcb

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Sù ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) đã tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Việt Nam, đồng thời đánh dấu quá trình Hồ Chí Minh tiếp nhận, vận dụng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta Điều này không chỉ nêu rõ kết quả quá trình tìm đường cứu nước đúng đắn của Hồ Chí Minh mà còn đặt nền tảng cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam Từ thực tiễn sinh động đã cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh là bách chiến bách thắng Điều đó đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng ta” [79.1180] Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm cho cách mạng Việt Nam có những bước tiến vượt bậc, đất nước có nhiều thắng lợi lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của Người đối với dân tộc, cách mạng đã trải qua một quá trình lâu dài, gian khổ mà trước hết là sự chuyển biến về tư tưởng Vì vậy, tìm hiểu vấn đề này để góp phần khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với dân tộc để có lòng tin và ý chí quyết tâm đi theo con đường mà Người đã lựa chọn Trong tình hình hiện nay, trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước, thái độ đối với nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đang có những diễn biến phức tạp Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam tự hào, tin tưởng, quyết tâm thể hiện tư tưởng của Người trong hiện thực, nhưng đã xuất hiện một số Ýt phần tử xấu, phản động điên cuồng đánh phá cách mạng, xuyên tạc, phủ nhận con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn Vì thế việc nghiên cứu Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người nói riêng trở 1 thành một cuộc đấu tranh, trước hết trên lĩnh vực nhận thức tư tưởng, quan điểm để vững lòng tin vào cách mạng Trước những nhu cầu cấp bách về việc nhận thức đúng đắn lịch sử cũng như xuất phát từ chính nguyện vọng thiết tha của bản thân, chúng tôi chọn vấn đề “Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Trong sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh, việc đi tìm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là bước khởi đầu quan trọng, vì vậy, sự kiện này đã trở thành đề tài được nhiều người quan tâm Đối với luận văn này, các công trình của các tác giả đi trước đóng vai trò cung cấp tư liệu, gợi mở và dẫn dắt hết sức quan trọng Về nguồn tài liệu, chúng tôi chú trọng các loại sau đây: Thứ nhất, các tác phẩm của Hồ Chí Minh nói chung, về quá trình Người đi tìm đường cứu nước nói riêng Bài viết “Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Mác- Lênin” có ý nghĩa, giá trị quan trọng đối với việc nghiên cứu của chúng tôi Thứ hai, các chuyên khảo lịch sử, như tác phẩm của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Chủ Tịch Hồ Chí Minh - tiểu sử và sự nghiệp”, (Nxb Sự Thật, H 1972), Sách giới thiệu thân thế sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch qua các giai đoạn: đường cứu nước giải phóng dân tộc; thành lập Đảng; chỉ đạo cách mạng, Quyển “Hồ Chí Minh - Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động” (in lần thứ 8 Nxb Văn Học, H 1972) nêu rõ về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh từ khi ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng năm 1911 đến năm 1946 Trần Dân Tiên, trong quyển “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, tái bản nhiều lần, được xem là một cuốn tiểu sử chính trị có nhiều những nhận định quan trọng, đúng đắn về cuộc đời và hoạt động của Hồ Chí Minh qua các 2 thời kỳ Cuốn sách giúp chúng ta cơ sở tìm hiểu tư tưởng của Người trước khi ra nước ngoài, khi Người khẳng định: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi đi xem xét họ thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chóng ta” [81.11] Câu nói trên chỉ rõ việc ra đi của Người có chủ định hẳn hoi Hồng Hà trong quyển “Thời thanh niên của Bác Hồ”, (Nxb Thanh Niên, H.1976), tập trung trình bày những hoạt động của Hồ Chí Minh từ năm 1908 đến năm 1923 Mặc dù cuốn sách này viết dưới dạng truyện ký, song còng cung cấp cho người đọc một số tư liệu, chủ yếu về hoạt động của Người ở Pháp Cuốn “Chủ Tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp”, do Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng biên soạn (xuất bản lần thứ 5 Nxb Sự Thật, H.1980) đã dành 27 trang đầu để nói về đÊt nước, quê hương, gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hoạt động của Người từ năm 1908 đến năm 1920 và nhận định: “Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã độc lập suy nghĩ, có năng khiếu điều tra, nghiên cứu sâu sắc và nhạy bén trước thời cuộc Người có tinh thần học tập công phu, đấu tranh và rèn luyện trong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc Vừa học tập lý luận vừa làm công tác thực tế, từng bước một, Người rót ra những kết luận quan trọng để nêu thành nguyên tắc và lấy những nguyên tắc Êy soi sáng cho hoạt động thực tiễn của mình” Cuốn “Chủ Tịch Hồ Chí Minh chiến sĩ trên mặt trận giải phóng dân tộc” của Hùng Thắng và Nguyễn Thành (Nxb KHXH, H.1985) đề cập đến những cống hiến của Người với phong trào giải phóng dân tộc không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc khác, từ khi người ra đi tìm đường cứu nước từ 1911 đến 1969 Cuốn “Hồ Chí Minh những sự kiện” (Nxb Thông tin lý luận, H.1987) cung cấp nhiều tài liệu chính xác về cuộc đời và sự nghiệp của Người Cuốn “Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá” ra đời nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890-1990), do Uỷ ban khoa học 3 xã hội Việt Nam (Nxb.KHXH, H, xuất bản năm 1990, gồm 79 báo cáo nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, con người, những cống hiến nhiều mặt về văn hoá, khoa học, đạo đức của Người cho dân tộc, nhân loại của các nhà nghiên cứu đầu ngành) Quyển “Hồ Chí Minh- mét con người, một dân tộc một thời đại, một sự nghiệp” của Phạm Văn Đồng (Nxb Sù thật, H.1990), giới thiệu một cách súc tích, sâu sắc về cuộc đời hoạt động, sự nghiệp, những cống hiến của Hồ Chí Minh đối với dân tộc, nhân loại Quyển “Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh” của Đặng Xuân Kỳ (Nxb Thông tin Lý Luận, H.1990) tìm hiểu về tác dụng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cuộc sống Quyển “Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại tương lai” của Phạm Văn Đồng (Nxb Sự thật, H.1991), khẳng định: Hồ Chí Minh mét con người, một cuộc đời hoạt động phong phú với hiệu quả thiết thực, đạo đức phong cách của Người và Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta Quyển “Hồ Chí Minh - Những hoạt động quốc tế”, Phan ngọc Liên (chủ biên, Nxb Quân đội nhân dân, H.1994) giới thiệu toàn bộ những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh trong những năm đi tìm đường cứu nước (1911-1920) trong các hoạt động của Quốc tế cộng sản (1920-1930) và những hoạt động ngoại giao của Người trong kháng chiến chống Pháp và những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc Thứ ba, các công trình về tư tưởng Hồ Chí Minh, Quyển “Sự hình thành cơ bản vÒ tư tưởng Hồ Chí Minh” của Giáo sư Trần Văn Giầu, (NxB Chính trị Quốc gia, H 1997); “Hồ Chí Minh từ nhận thức lịch sử đến hoạt động cách mạng” của Phan Ngọc Liên, (NxB Chính trị quốc gia, H.1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ biên, (NxB Chính trị quốc gia H.2000), “Tư tưởng Hồ Chí Minh- di sản văn hoá dân tộc” dưới chỉ đạo biên soạn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, (NxB Quân đội nhân dân, H 2000) đã giới thiệu thân thế sự nghiệp những hoạt động của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu 4 nước, một số câu chuyện về đời sống hàng ngày của Người, trong đó có việc hình thành tư tưởng trong quá trình tìm đường cứu nước Quyển “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- tạp chí Lịch sử Đảng (Nxb Chính trị Quốc gia, H 2003), ra đời nhân kỉ niệm 20 năm Tạp chí Lịch sử Đảng (1983-2003) với 52 bài viết nghiên cứu về thân thế sự ngiệp, công lao đóng góp của Người, giá trị văn hoá đạo đức của các nhà nghiên cứu đầu ngành, trong đó có nêu sự chuyển biến tư tưởng của Người trong quá trình đi tìm đường cứu nước Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu về chủ đề Hồ Chí Minh với con đường cứu nước được đăng tải trên một số tạp chí, kỷ yếu khoa học như bài “Quá trình nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường cách mạng tháng Mười đối với phong trào giải phóng dân tộc” của Phan Ngọc LiênNguyễn Am, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6-1982; bài “Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập giải phóng dân tộc trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng” của Lê Mậu Hãn, in trong Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5-1990 Chóng ta có thể kể thêm các bài cùng chủ đề này như “Hồ Chí Minh chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn con đường cứu nước”, của Trình Mưu, (Tạp chí Lịch sử Đảng sè 5-1994), “Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc ở Pari”, của Thu Trang, (Tạp chí Xưa Nay sè 51 tháng 5-1998) Ngoài những cuốn sách và bài viết trên đây, một số luận án Tiến sĩ Lịch sử cũng đề cập đến vấn đề này ở góc độ khác nhau, như luận án Tìm hiểu quá trình chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa MácLênin của Đức Vượng; Nguyễn Ái Quốc với vấn đề thành lập Đảng cộng sản Vịêt Nam (1920-1930) của Hoàng Văn Tuệ; Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam (1921-1930) của Phạm Xanh; Thứ tư, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Trong số này chúng tôi chú ý đến những tác giả người Nga, Nhật, Pháp, Mỹ khi 5 nghiên cứu về Hồ Chí Minh, có đề cập đến con đường cứu nước của Hồ Chí Minh, như cuốn “Đồng chí Hồ Chí Minh” của Epghênhi Cabêlép, (xuất bản ở Liên Xô cũ năm 1983, Nhà xuất bản Thanh niên, dịch in thành 2 tập năm 1985), giới thiệu những yếu tố về gia đình, quê hương ảnh hưởng đến tinh thần yêu nước, ý tưởng tự do và việc xác định con đường cứu nước của Hồ Chí Minh Cuốn “Hồ Chí Minh giải phóng dân tộc và đổi mới” của nhà nghiên cứu Nhật Bản Furuta Motoo, (NxB Ioanami xuất bản 1996 - Nxb Chính trị quốc gia dịch, xuất bản năm 1997), tìm hiểu về mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, bắt đầu từ việc Người xác định con đường cứu nước mới Quyển “Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin”, của Daniel Héméri (Nguyễn Trọng Côn dịch, Nxb Lao động, H 2001), giới thiệu quá trình Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin đÓ giành thắng lợi trong đấu tranh cách mạng Những tài liệu trên đều giúp Ých cho tác giả trong việc giải quyết vấn đề của luận văn Tuy số lượng tác phẩm, bài viết và một số luận án khá nhiều, song chưa có công trình, tác phẩm nào đi sâu trình bầy có hệ thống vấn đề “Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước” một cách có hệ thống đầy đủ 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước”, chúng tôi cố gắng hệ thống lại những diễn biến trong quá trình phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh khi đi tìm đường cứu nước, đồng thời chứng minh những luận điểm của Hồ Chí Minh về con đường cứu nước theo Cách mạng vô sản có cơ sở khoa học đúng đắn Khi trình bày toàn bộ quá trình chuyển biến về tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước, chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ những nhân tố khách quan và chủ quan làm chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí 6 Minh và xác định con đường cứu nước đúng với những nội dung cụ thể của nó Nhiệm vô cụ thể trong đề tài này còn phần nào sâu phân tích phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để nêu rõ rằng, sự khủng hoảng của đường lối, sự lãnh đạo đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tìm một hướng đi mới để giải phóng dân tộc Chúng tôi còn làm sáng tỏ quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu những truyền thống gia đình, quê hương và dân tộc – những nhân tố có tác động đến sự chuyển biến tư tưởng để hình thành tư tưởng yêu nước mới của Người Việc tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và cuộc sống của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa và “chính quốc” cũng là một yêu cầu để hiểu ảnh hưởng của nhận thức này đối với quá trình Người đi tìm đường cứu nước 4 Giới hạn vấn đề và phương pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài chủ yếu nghiên cứu về sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh đi đến quyết định lựa chọn và xác lập nội dung con đường cứu nước mới Tuy nhiên, trong luận văn chúng tôi cũng đề cập đến các con đường cứu nước cũ, sự khủng hoảng đường lối cứu nước và quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh Về thời gian, chúng tôi giới hạn từ khi Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930), chấm dứt sự khủng hoảng trong phong trào yêu nước, chống Pháp Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam và đồng thời đánh dấu sự hoàn chỉnh con đường cứu nước của Hồ Chí Minh Để hoàn thành luận văn, tác giả đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng Đó là cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu 7 Phương pháp nghiên cứu luận văn được triển khai trên cơ sở kết hợp phương pháp lôgic lịch sử, phân tích, chứng minh, diễn giải, khái quát, xử lí thông tin, được thể hiện qua các phương pháp cụ thể của nghiên cứu lịch sử, như xây dựng đề cương, sưu tầm tài liệu, biên soạn tất cả các phương pháp đều nhằm làm sáng tỏ những vấn đề, chủ đề mà luận văn đã đặt ra 5 Nguồn tư liệu Khi thực hiện luận văn, chúng tôi đã khai thác, tìm hiểu, lựa chọn và hệ thống một khối lượng tài liệu khá phong phó, bao gồm các loại chủ yếu sau: Loại thứ nhất, các Văn kiện Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đề cập đến vấn đề chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước Đây là loại tài liệu cung cấp một cách khách quan, trung thực những sự kiện lịch sử Loại thứ hai, gồm một số công trình chuyên khảo, một số tác phẩm, bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề chúng tôi nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố, chúng tôi cũng tham khảo một số luận án đang được lưu tại thư viện Quốc Gia Đây là những tài liệu tham khảo bổ trợ và được sử dụng hợp lý đúng nguyên tắc quy định 6 Đóng góp mới của luận văn Làm sáng tỏ có hệ thống sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước, cũng như nêu cụ thể nội dung con đường cứu nước mà Hồ Chí Minh khẳng định 7 Bố cục luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được trình bầy thành 3 chương với 7 tiết 8 Chương 1 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP VÀO CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ SỰ KHỦNG HOẢNG VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 1.1 Bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1.1.1 Những biến đổi trong nước Xã hội Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những biến cố lớn, do sù thay đổi trong nước và quốc tế Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây đang chuyển dần lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, càng ráo riết chạy đua tìm kiếm thị trường ở các nước phương Đông những vùng đất chưa bị thôn tính, trong đó có Việt Nam Đúng vào lúc đó, chế độ phong kiến Việt Nam đang bị khủng hoảng trầm trọng về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội Chính sách của triều Nguyễn không chỉ làm cho nội bộ triều đình mâu thuẫn mà còn làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng, đặt dân tộc ta vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của Pháp Ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp công khai nổ súng xâm lược Việt Nam Giai cấp phong kiến cầm quyền nhà Nguyễn tỏ ra bất lực, nhanh chóng phân hoá, nhượng bộ từng bước, liên tiếp từ sai lầm này đến sai lầm 9 khác cuối cùng đi đến đầu hàng thực dân, đánh dấu bằng hiệp ước Patơnốt năm 1884, dâng toàn bộ lãnh thổ nước ta cho Pháp Trên cơ sở những thắng lợi về quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác, bóc lột một cách có hệ thống và mức độ ngày càng tăng trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam Với hai cuộc khai thác thuộc địa; lần thứ nhất (từ năm 1897 đến năm 1914); lần thứ hai (bắt đầu từ năm 1919); phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, kết hợp với việc duy trì phương thức bóc lột phong kiến cũ, làm chuyển biến xã hội Việt Nam từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Tình hình đó đã gây nên những biến đổi về các mặt trong đời sống xã hội Việt Nam - Về chính trị: Thực dân Pháp áp dụng triệt để chính sách “chia để trị”, “dùng người bản xứ trị người bản xứ” Chúng chia cắt nước ta làm ba xứ với chế độ có luật pháp khác nhau Ngoài ra, chúng còn dùng nhiều thủ đoạn để chia rẽ tôn giáo Chúng liên kết với các thế lực phong kiến phản động Việt Nam để đàn áp về chính trị, vơ vét bóc lột về kinh tế Tổ chức Liên bang Đông Dương (lập từ năm 1887) tiếp tục được kiện toàn để chia rẽ nhân dân Đông Dương trong một cấu trúc thống nhất giả tạo, xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới Bộ máy thống trị của thực dân Pháp được thiết lập cùng với việc duy trì hệ thống quản lý cũ, lạc hậu của phong kiến từ Trung ương tới Hội đồng kỳ mục ở làng xã Thông qua đó, chúng nắm và cột chặt Việt Nam trong vòng nô dịch của mình Bộ máy thống trị của thực dân Pháp và tay sai phong kiến chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự và dùng vũ lực đàn áp làn sóng đấu tranh đòi tự do, độc lập của nhân dân ta Chính sách “Pháp - Việt đề huề” v.v mà thực dân ra sức tuyên truyền chỉ là trò lừa bịp về chính trị - Về văn hoá, giáo dục: Chính sách ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp cai trị thâm hiểm của bọn thực dân Mục 10 Cuối cùng, Hội nghị hợp nhất còn quyết định công bố các văn kiện đầu tiên của Đảng nhằm động viên, cổ vũ đảng viên và quần chúng tin tưởng, phấn khởi bước vào giai đoạn mới sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Chương trình tóm tắt của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của Đảng”, “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” và “Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng” (được công bố ngày 18 tháng 2 năm 1930) đã thổi một luồng gió mới vào toàn bộ tổ chức cơ sở Đảng và trong phong trào chung của cả nước Với sự hoạt động không mệt mỏi của các đại biểu dự hội nghị thành lập Đảng, chỉ trong một thời gian ngắn các tổ chức cơ sở thuộc Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đã nhanh chóng hợp nhất thành một hệ thống tổ chức chung, thống nhất Các tổ chức quần chúng cũng thống nhất theo điều lệ mới Lâm thời chấp uỷ Đảng ở cấp tỉnh và Ban Chấp hành Trung ương lâm thời được thành lập, gồm có 7 uỷ viên: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Nguyễn Văn Hới, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu, Lưu Lập Đạo, do Trịnh Đình Cửu đứng đầu (theo dự kiến của Hội nghị hợp nhất, Đảng bộ Hoa kiều cử hai đồng chí tham gia Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam) Tiếp đến các Xứ uỷ cũng được thành lập: Đỗ Ngọc Du, Bí thư Xứ uỷ Bắc kỳ; Nguyễn Phong Sắc, Bí thư Xứ uỷ Trung kỳ; Ngô Gia Tự, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ Ngày 24 tháng 2 năm 1930, một Hội nghị quan trọng được tổ chức ở Sài Gòn để xem xét yêu cầu gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam của Đông Dương Cộng sản liên đoàn Tại Hội nghị, có hai đại biểu thay mặt đại diện Quốc tế Cộng sản (tức thay mặt Nguyễn Ái Quốc) là Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu, hai đại biểu của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời là Phạm Hữu Lầu và Hoàng Quốc Việt (Hạ Bá Cang); và Ngô Gia Tự - Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ Hội nghị nhất trí công nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn được gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam; và về mặt tổ chức, Đông Dương Cộng sản liên đoàn được cử một người vào Lâm thời chấp uỷ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Nam kỳ 105 Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng kể từ ngày các đại biểu dự Hội nghị hợp nhất đưa nghị quyết của Hội nghị về nước, ba tổ chức Cộng sản ở Đông Dương đã thống nhất trong một Đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam Đến đây Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản đã hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ lịch sử trọng đại của mình, được xem là Đại hội thành lập Đảng Các văn kiện được thông qua ở Đại hội là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa là “bước ngoặt vĩ đại” của cách mạng Việt nam; đề ra đường lối cách mạng đưa phong trào giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội Cuộc khủng hoảng trong phong trào cứu nước đã chấm dứt Nguyễn Ái Quốc có công lao to lớn đối với dân tộc trong việc thành lập Đảng, tiếp sau vẫn xác định con đường cứu nước đó rồi đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thành công để tiến lên chủ nghĩa xã hội KẾT LUẬN Dân tộc Việt Nam thường phải đương đầu với những kẻ thù mạnh hơn, nhưng không bao giờ chịu khuất phục Bởi vì, mỗi khi có giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam lại có sức mạnh để đánh bại kẻ thù Sức mạnh Êy được tạo ra từ nhiều yếu tố, trong đó đường lối cứu dân, cứu nước đúng đắn bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng nhất, để đưa đến chiến thắng mà biến Ýt thành nhiều, biến yếu thành mạnh Trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai của nhân dân ta, ở giai đoạn đầu có nhiều lúng túng Trong bối cảnh Êy Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) xuất hiện, Người đã tìm tời và xác định con đường cứu nước đúng đắn đưa tới thắng lợi cho dân tộc Việt Nam Một cách khái quát, sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã nổi nên những đặc điểm sau: 106 Thứ nhất, tạo bước ngoặt lịch sử lớn nhất cho dân tộc, đi đến sự chấm dứt sự khủng hoảng về con đường cứu nước Ngay sau khi triều đình phong kiến Việt Nam đầu hàng thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa do các sĩ phu, văn thân đứng đầu, nhiều phong trào dân tộc do các trí thức tân học khởi xướng liên tiếp diễn ra trên cả nước Tuy nhiên, mọi hướng cứu nước, dù là ôn hoà, cải lương, đều chỉ là những tình cảm yêu nước quý báu nhưng còn chứa đựng sự bảo thủ, mù quáng, đều bị chủ nghĩa đế quốc Pháp và phong kiến tay sai dập tắt trong bể máu Đến đầu thế kỷ XX, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam thực sự bế tắc Việc Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm đường cứu nước thực sự là một điều mới lạ, một bước ngoặt báo trước những thay đổi của đất nước theo hướng toàn diện Thứ hai, xác định con đường cứu nước đúng theo cách mạng vô sản mở ra triển vọng phát triển lâu dài, vững chắc của đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội Có thể nói, Hồ Chí Minh đã vượt qua tầm nhìn và tư duy của nhiều người, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới để dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi vững chắc, toàn diện Theo Người, Cách mạng Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn và giải quyÕt hài hoà vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp Chuyển biến tư tưởng này của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước đã đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đi theo, hoàn chỉnh và phát triển Thứ ba, ý nghĩa và tác dụng của sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước thể hiện ở các mặt cụ thể sau: Mét là, đánh giá cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc theo quan điểm, lập trường giai cấp công nhân Người đã coi con đường cứu nước chân chính là một bộ phận của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đặt con đường đi tới của cách mạng Việt Nam là một bộ phận hợp thành chặng đường quá độ đi tới 107 chủ nghĩa cộng sản của toàn nhân loại, tức là có nhiệm vụ đóng góp tích cực vào việc xoá bỏ áp bức bóc lột trên toàn thế giới; Để thực hiện đường lối mục tiêu này phải có Đảng mácxít - Lêninnít chân chính, liên kết với quyền lợi của dân tộc và giai cấp, có tinh thần Quốc tế vô sản Hai là, con đường cứu nước giải phóng dân tộc phải gắn liền với mục tiêu cao hơn là chủ nghĩa xã hội Có thể nói độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự thể hiện rõ nhất, tập trung nhất sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp trong tư tưởng tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là cốt lõi của con đường cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vì vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là động lực to lớn của cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ rằng, tuỳ theo hoàn cảnh mà giải quyết hài hoà mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Ba là, con đường đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc Việt Nam không chỉ phải dùng đến sức mạnh của cả dân tộc mà còn được kết hợp với con đường đấu tranh của các dân tộc khác trên thế giới Đấu tranh cho cách mạng trong nước, Hồ Chí Minh gắn liền với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Vì vậy, Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh để không chỉ đấu tranh thắng lợi cho công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam, mà còn đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc khác Ở Người, dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế luôn gắn bó, thống nhất với nhau, tình yêu dân tộc và tình yêu nhân loại luôn quyện chặt vào nhau Bốn là, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cứu nước không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người Đây là điểm sáng tạo, cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Êy được “hiện thực hoá” trong việc 108 đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, góp phần không nhỏ vào công cuộc cách mạng thế giới Điều này không chỉ thể hiện trong tư tưởng, tình cảm, thái độ, của Người mà nó còn được thể chế hoá trong những chính sách của nhà nước Việt Nam Tư tưởng Êy, đã trở thành hiện thực và tạo thành sức mạnh to lớn cho sự thắng lợi của cách mạng Nói tóm lại, sự chuyển biến tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh là cả một quá trình liên tục, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin Sự chuyển biến Êy, được phát triển trên cơ sở tiếp thu những giá trị tinh tuý nhất của dân tộc và nhân loại Tất cả những tinh hoa này được hội tụ ở Hồ Chí Minh và trở thành giá trị tư tưởng của Người, bao gồm một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc, trong đó nổi bật những vấn đề cơ bản của con đường cứu nước Sự chuyển biến Êy là kết quả tất yếu của một hướng đi đúng, một quyết tâm lớn nhờ tích luỹ và chuyển biến kiến thức của nhiều năm lăn lộn quyết liệt với môi trường hoạt động hết sức khắc nghiệt đến khi được tiếp cận với chủ nghĩa Mac-Lênin Có thể nói, những chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước là một lôgíc hợp quy luật, tạo thành một nền tảng cho tư tưởng cứu nước của toàn dân tộc, đây là kim chỉ nam định hướng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta, nhờ đó mà nhân Việt Nam đã vượt qua tất cả mọi khó khăn, gian khổ, không quản ngại hy sinh, liên tục đánh bại mọi cường quốc đế quốc và bè lũ tay sai, khi chúng cấu kết với nhau để xâm lược và áp bức bóc lột Tuy nhiên, qúa trình của sự chuyển biến tư tưởng cũng không hề đơn giản, không phải là con đường thẳng tắp mà là một quá trình có nhiều ngăn trở, xuất phát từ những quan điểm chưa phù hợp Nhưng cũng từ đó, càng nổi bật tầm cao của một tư tưởng vĩ đại, sự tinh tuý và thiên tài Hồ Chí Minh đã 109 bộc lộ rực rỡ, báo hiệu những trang mới của cách mạng Việt Nam từ sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930, cho đến đổi mới xây dựng Chủ nghĩa xã hội ngày nay, vẫn mãi mãi mang tinh thần chuyển biến cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đào Duy Anh (1955), Lịch sử cách mạng Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội 2 Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1984), Lịch sử Đảng công sản Việt Nam, Sơ thảo, Tập 1 1920-1945, Nxb Sự thật, Hà Nội 3 Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh- tiểu sử và sự nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội 4 Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1977), Các tổ chức tiền thân của Đảng, Hà Nội 5 Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1961), Bươc ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Hà Nội 6 Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1969), Văn kiện Đảng 19301945, Tập 1, Hà Nội 7 Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1972), Bốn mươi năm hoạt động của đảng ,Nxb Sự Thật, Hà Nội 8 Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1982), Năm mươi năm hoạt động của đảng, Nxb Sự Thật, Hà Nội 9 Ban nghiên cứu văn, sử, địa (1956), Tôn Quang Phiệt, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hà Nội 10 Đỗ Thanh Bình (1999), Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 11 Các văn kiện cơ bản của hội nghị thành lập Đảng (1983), Nxb Sự Thật Hà Nội 12 Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh sự nghiệp vĩ đại gương sáng đời đời, Nxb Sự thật, Hà Nội 13 Trường Chinh (1980), Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ kính yêu của giai 111 cấp công nhân cà nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội 14 Trường Chinh (1985), Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của chúng ta, NxbSự thật, Hà Nội 15 Trường Chinh (1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, NxbThông tin lý luận, Hà Nội 16 Nguyễn Ngọc Cơ (2002), Tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 trong Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 17 Chương trình KX 02 (1993) Tư tưởng Hồ Chí Minh - Đề tài KX 02-09, Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay (qua sách báo nước ngoài), Hà Nội 18 Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của đảng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiên lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội 19 Lê Duẩn (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Nxb Sự thật, Hà Nội 20 Trần Bá Đệ (2003), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 21 Thanh Đạm (1994), Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 22 Daniel Héméri (2001), Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa MácLênin, Nxb Lao động, Hà Nội 23 Epghinhi Cabêlep (1985), Đồng chí Hồ Chí Minh Tập 1, Nxb Thanh niên, Hà Nội 24 Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh-Một con người, một dân tộc, một thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội 25 Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh quá khứ hiện tại và tương lai, Nxb Sự thật, Hà Nội 112 26 Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27 Phạm Văn Đồng (1974) Hồ Chủ Tịch hình ảnh của dân tộc tinh hoa của thời đại, Nxb Sự Thật, Hà Nội 28 Võ Nguyên Giáp (1993), Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và phát triển, Nxb Sự Thật, Hà Nội 29 Võ Nguyên Giáp- chủ biên (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 30 Võ Nguyên Giáp- chủ biên (2000),Tư tưởng Hồ Chí Minh di sản văn hoá dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 31 Trần Văn Giầu (1957), Từ cách mạng tháng Mười đến cách mạng tháng Tám, Nxb Văn hoá, Hà Nội 32 Trần Văn Giầu (1963), Lịch sử cận đại Việt Nam, Tập 4 (1910-1930), Nxb Giáo dục, Hà Nội 33 Trần Văn Giầu (1975), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ 19 đến cách mạng tháng Tám, Tập 2 - Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 34 Trần Văn Giầu (1997), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ 19 đến cách mạng tháng Tám, Tập 3- Thành công của chủ nghĩa MácLênin tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 35 Trần Văn Giầu (1996), Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sử học 36 Trần Văn Giầu (1997), Sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 37 Hồng Hà (1976), Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb Thanh Niên 38 Lê Mậu Hãn, Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân tộc trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Tạp chí Lịch sử Đảng số 5-1990, tr.18-23 39 Lê Mậu Hãn (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh rọi sáng con đường độc lập 113 tự do của dân tộc Việt Nam Nxb Nghệ An 40 Đỗ Quang Hưng (1999), Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội 41 Đỗ Quang Hưng (2000), Tư Tưởng Hồ Chí minh về cách mạng Việt Nam 42 Đỗ Thị Hoà Hới (1994), Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Chu Trinh, Luận án Phó tiến sĩ Lịch sử, lưu tại Thư viện Quốc gia 43 Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội (2000), Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 44 Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Tạp chí Lịch sử Đảng (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 45 Đặng Xuân Kỳ (1990), Dưới ánh sáng tu tưỏng Hồ Chí Minh, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội 46 Nguễn Văn Kiên (1979), Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20-1918, Nxb Giáo giục 47 Vũ Dương Ninh chủ biên (2002) Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nxb Đai học quốc gia, Hà Nội 48 T.Lan (2000), Vừa đi đương vừa kể chuyện, Nxb Sự thật, Hà Nội 49 V.I Lênin (1978), Toàn tập, Tập 39, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva 50 V.I Lênin (1978), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ Mátxơcơva 51 Đing Xuân Lâm (1969), Lịch sử Việt Nam giai đoạn tư 1858-1945 Trường đại học Tổng Hợp 52 Đing Xuân Lâm (1990), Hồ Chí Minh sáng ngời trang sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội 53 Đing Xuân Lâm (1990), Bác Hồ hoạt động bí mật ở nước ngoài, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội 54 Đinh Xuân Lâm – Lê Mậu Hãn (1994), Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập tự do của Chủ tich Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 114 55 Đing Xuân Lâm (1998) Nxb Thế giới, Hà Nội), Lịch sử cận đại Vịêt Nam - Một số vấn đề nghiên cứu 56 Đing Xuân Lâm (1999), chủ biên Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội 57 Kim Lịch (1993), Hồ Chí Minh cuộc hành trình, Nxb Quân dội Nhân dân Hà Nội 58 Phan Ngọc Liên (1993), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại, Nxb, Hà Nội 59 Phan Ngọc Liên, Yếu tố quốc tế trong tư tương Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, Tạp chí Lịch sử Đảng số 4-1994 tr.43-46 60 Phan Ngọc Liên chủ biên (1994), Hồ Chí Minh những hoạt động quốc tế, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 61 Phan Ngọc Liên ( 1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 62 Phan Ngọc Liên (1999), Hồ Chí minh từ nhận thức lịch sử đến hoạt động cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 63 Nguyễn Bá Linh (1994), Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nội dung cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 64 Phong Lê (1990), Hồ Chí Minh suy nghĩ về bác nhân một cuộc hành hương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 65 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1 (1919-1924), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 66 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2 (1924-1930), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 67 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3 (1930-1945), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 68 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5 (1948-1950), Nxb Chính trị quốc 115 gia, Hà Nội 69 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6 (1951-1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 70 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 10 (1960-1962), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 71 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 12 (1966-1969), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 72 Hồ Chí Minh (1970), Vì độc lập dân tộc vì chủ nghĩa xã hội Nxb Sự Thật, Hà Nội 73 Hồ Chí Minh (1970), Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Giải Phóng 74 Furuta Motoo (1997), Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 75 Bá Ngọc (2003), Hồ Chí Minh cuộc đời sự nghiệp, Nxb Nghệ An 76 Bá Ngọc (0996), Hồ Chí Minh chân dung đời thường, Nxb Lao động, Hà Nội 77 Trịnh Nhu, Vũ Dương Ninh (1996), Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 78 Bùi Đình Phong (2004), Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 79 Nguyễn Trọng Phúc (2003), Tìm hiểu Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội và Hội nghị trung ương, Nxb, Lao động, Hà Nội 80 Trần Đình Quỳnh (2001), Danh nhân Hồ Chí Minh hành trình và sự nghiệp, Nxb, Hà Nội 81 Nguyễn Ái Quốc (1974), Truyện và ký, Nxb Văn học, Hà Nội 82 Nguyễn Ái Quốc (1962), Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương Nxb Sự thật, Hà Nội 83 Nguyễn Ái Quốc (1925), Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc, Nxb 116 Mátxcơva, tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh 84 Nguyễn Ái Quốc (1985), Bản án chế độ thực dân Pháp Nxb Giáo dục, Hà Nội 85 Nguyễn Khánh Toàn (1982), “Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ Nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản khoa học” trong Tìm hiểu một số vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội 86 Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội 87 Hoàng Văn Tuệ (1998), Nguyễn Ái Quốc với vấn đề thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1920-1930), Luận án tiến sỹ Lịch sử 88 Song Thành, Vấn đề dân tộc từ chủ nghĩa Mác đến Hồ Chí Minh, tạp chí Lịch sử Đảng số 6-1993, tr 5-6 89 Song Thành (1998), Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 90 Hùng Thắng, Nguyễn Thành (1985), Chủ tịch Hồ Chí Minh người chiến sĩ giải phóng trên mặt trận giải phóng dân tộc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 91 Lê Sĩ Thắng (1991), Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 92 Nguyễn Chiến Thắng (1999), Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội 93 Chương Thâu (1981), Phan Bội Châu con người và sự nghiệp, Luận án phó tiến sĩ Lịch sử, Viện sử học, Hà Nội 94 Chương Thâu (1987), Nghiên cứu tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội 95 Nguyễn Đình Thuận (1996) Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (1911-1945) Luận án Phó tiến sĩ lưu 117 tại Viện Hồ Chí Minh 96 Thu Trang (2002), Nguyễn Ái Quốc tại Pari, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 97 Thu Trang, Theo dấu chân Nguyễn Ái Quốc ở Pa-ri, tạp chí Xưa và Nay sè 51B-5-1998 98 Thu Trang, Nguyễn Ái Quốc đến Pa-ri vào thời gian nào, báo Nhân dân số 18-5-1983 99 Hoàng Trang (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội 100 Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1981), Hội thảo khoa học nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỉ niệm lần thứ 90 sinh nhật 101 Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1990), Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 102 Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1992), Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử, Tập 1 (1890-1930), Nxb Văn Thông tin lý luận, Hà Nội 103 Đức Vượng, Sự giống và khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh và các nhà yêu nước phương Đông, Tạp chí Cộng sản, số 11-1992 tr 2325 104 Đức Vượng (1985), Tìm hiểu quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Thư viện Quốc gia, Hà Nội 105 Đức Vượng – Nguyễn Văn Khoan (1990), Hành trình cứu nước của Bác Hồ, Nxb Sự Thật Hà Nội 106 Đức Vượng (1993), Quá trình hình thành tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 107 Phạm Xanh (1990), Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam từ (1921-1930), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội 118 108 Hồ Song (1979), Lịch sử Vệt Nam (1919-1929), Quyển 3 – Tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội 119 ... chuyển biến tư tưởng Hồ Chí Minh q trình tìm đường cứu nước”, chúng tơi cố gắng hệ thống lại diễn biến trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước, đồng thời chứng minh luận điểm Hồ Chí. .. hiến Hồ Chí Minh dân tộc, nhân loại Quyển “Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh? ?? Đặng Xn Kỳ (Nxb Thơng tin Lý Luận, H.1990) tìm hiểu tác dụng tư tưởng Hồ Chí Minh sống Quyển ? ?Hồ Chí Minh khứ tư? ?ng... định Đóng góp luận văn Làm sáng tỏ có hệ thống chuyển biến tư tưởng Hồ Chí Minh trình tìm đường cứu nước, nêu cụ thể nội dung đường cứu nước mà Hồ Chí Minh khẳng định Bố cục luận văn Ngồi phần

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”

    • Chương 2

    • sự chuyển biến tư tưởng của hồ chí minh từ tinh thần yêu nước truyền thống đến với chủ nghĩa mác – Lênin (1911 - 1920)

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan