tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến

101 769 3
tiểu luận Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm A - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục là nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển của dân tộc, quốc gia. Giáo dục Nho học ở Việt Nam trong hàng ngàn năm tồn tại đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển xã hội và con người Việt Nam. Ý thức tầm quan trọng của giáo dục, từ nửa thế kỉ trước các bậc minh quân đã khẳng định rằng: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp, cho nên quý trọng kẻ sỹ không biết thế nào là cùng " [24;25] hay “ muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu ". Vì vậy trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chế độ giáo dục - khoa cử giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Các sĩ tử “ cửa Khổng sõn Trình ", các nhà khoa bảng trên mọi miền đất nước đã viết tờn mỡnh lờn những tấm bia đá của sự cầu tài, cầu thị do các triều đại phong kiến dựng nên, họ chính là sản phẩm cao cấp của nền giáo dục Nho học, là “ nguyên khí "đưa đất nước ta “ thịnh " sánh vai với phong kiến Trung Hoa. Ngày nay trong cuộc so tài chạy đua giữa các quốc gia mà thực chất là cuộc chạy đua về sức mạnh kinh tế và sức mạnh trí tuệ thì những bài học về truyền thống giáo dục thi cử của cha ông ta trong 500 năm qua vẫn còn nóng bỏng tính thời sự của nó. Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt “ Lấy giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ làm những quốc sách hàng đầu", “Chúng ta đang cùng nhân loại bước vào thiên niên kỉ mới, vào thời đại của nền văn minh trí tuệ. Trong bối cảnh mới đó, giáo dục càng có vai trò quan trọng đặc biệt, có thể nói là nhân tố quan trọng quyết định tương lai của dân tộc ”. Nghị quyết 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng một Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm lần nữa khẳng định “ Giáo dục phải đi trước, đầu tư cho giáo dục là tích lũy sản xuất mở rộng là khôn ngoan, thông minh nhất ". Đức Thọ là mảnh đất có bề dày văn hiến lâu đời, thời nào cũng có hiền tài trên mọi lĩnh vực. Nghiên cứu về giáo dục – khoa cử Đức Thọ sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về truyền thống của một vùng quê văn vật, đồng thời qua đó giúp ta hiểu sâu sắc hơn lịch sử giáo dục khoa cử nước ta thời phong kiến. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về truyền thống khoa bảng của các thế hệ đi trước cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu lịch sử địa phương; đặc biệt đối với bản thân tôi là một người con của miền đất học La Sơn - Đức Thọ, cũng là một giáo viên lịch sử tương lai thì nghiên cứu về giáo dục huyện nhà không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ sở giỳp tụi hiểu sâu sắc hơn về lịch sử địa phương mình. Quan trọng hơn qua tìm hiểu đề tài còn cung cấp cho tôi nhiều kiến thức phong phú, góp phần quan trọng trong việc giảng dạy về lịch sử địa phương, qua đó giáo dục niềm tự hào quê hương dân tộc, kích thích lòng ham mê học tập phát huy truyền thống cha ông trong hiện tại. Với tinh thần như vậy, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn em đã chọn đề tài: “ Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) thời kì phong kiến " để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề. Giáo dục khoa cử ở Đức Thọ - Hà Tĩnh phát triển mạnh từ những buổi đầu xây dựng và phát triển nền giáo dục Nho học, vì vậy sớm đó cú sự quan tâm của nhiều người trong giới nghiên cứu về vấn đề này. Song mỗi tác phẩm, mỗi công trình đề cập đến đề tài này ở những mức độ khác nhau qua từng thời kì lịch sử. Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm Cuốn “ Địa chí huyện Đức Thọ " do Thái Kim Đỉnh chủ biên, NXB Lao Động, Hà Nội, 2004. Đây là công trình nghiên cứu toàn diện, công phu về Đức Thọ với hơn 700 trang, được chia làm nhiều mục, tiểu mục. Đặc biệt, cuốn sách đã dành một dung lượng khá lớn cho việc nghiên cứu về tình hình văn hóa, giáo dục của nhân dân trong huyện với con số và số liệu khá chi tiết; ngoài ra tác giả còn cung cấp cho chúng ta cái nhìn khái quát về lịch sử chính trị - kinh tế - xã hội của huyện Đức Thọ từ khi thành lập cho đến năm 2004. Cuốn “ Danh nhân Hà Tĩnh " do Đức Ban chủ biên, Sở Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh xuất bản năm 1996, tác phẩm đã đề cập một cách khá cụ thể đến sự nghiệp của một số danh nhân Đức Thọ từng đỗ đạt trong thời kì phong kiến. Cuốn “ Lịch sử Hà Tĩnh " ( tập I ) do Đặng Duy báu chủ biên, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2000; cung cấp nhiều tư liệu và nhận định quan trọng về tình hình kinh tế - văn hóa Đức Thọ nửa đầu thế kỉ XIX đặt trong bối cảnh sự phát triển của các huyện trong tỉnh. Cuốn “ Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh từ đời Trần đến đời Nguyễn " do Thái Kim Đỉnh biên soạn, Hội Liên hiệp Văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh xuất bản năm 2004; tập sách là nguồn tư liệu quý giá tập hợp những nét tiểu sử của các nhà khoa bảng trong toàn huyện, trong đó số lượng các vị khoa bảng Đức Thọ được trình bày khá đầy đủ với những cứ liệu khoa học chính xác. Ngoài ra cũn cú cỏc tác phẩm “ Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến ” của Nguyễn Tiến Cường, NXB Giáo Dục, Hà Nội 1998; “ Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075- 1919) " do Ngô Đức Thọ biên soạn, NXB Văn học, Hà Nội 1993; cuốn “ Hương khoa lục Nghệ Tĩnh thời Nguyễn " bản dỏnh mỏy của thư viện Hà Tĩnh và “ Quốc triều Hương khoa lục ", của Cao Xuân Dục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 1993…là những công trình khoa học có giá trị trong việc tìm hiểu về tình Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm hình giáo dục Nho học và thi cử của nước ta trong thời kì phong kiến qua đó cũng giúp chúng ta có cơ sở ban đầu trong việc nghiên cứu tình hình khoa bảng của địa phương Đức Thọ - Hà Tĩnh. Bên cạnh đú cũn một số báo viết đăng trờn bỏo Giáo dục thời đại, Nghiên cứu giáo dục, Văn hóa Hà Tĩnh, Nghiên cứu văn học…của các cơ quan Trung ương và địa phương. Nhìn chung các tác phẩm trên đã đề cập đến tình hình học tập và truyền thống khoa bảng của nhân dân Đức Thọ dưới thời phong kiến, tuy chưa có công trình nào đi vào chuyờn sõu, cụ thể, song đây là những nguồn tư liệu đáng quý cho việc nghiên cứu của đề tài. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: do nội dung của đề tài nghiên cứu về giáo dục khoa cử, truyền thống hiếu học của nhân dân Đức Thọ nên quy định đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình giáo dục khoa cử, truyền thống khoa bảng của huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến, cụ thể là: về trường lớp, tình hình nho sư, nho sinh và thành tựu khoa cử đạt được. Nhiệm vụ nghiên cứu: mặc dù chỉ nghiên cứu về truyền thống khoa bảng của Đức Thọ nhưng qua đó chúng ta phải nêu lên được một cách khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa nơi đây. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về nguyên nhân, biểu hiện của truyền thống khoa bảng của huyện. Đặc biệt, chúng ta phải thu nhập và xác minh tư liệu, rút ra những nhận xét, đánh giá về truyền thống khoa bảng cũng như việc đề ra những biện pháp để tích cực đẩy mạnh truyền thống hiếu học của địa phương Đức Thọ và của cả nước trong tình hình hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Truyền thống khoa bảng là một vấn đề lớn, vừa mang tầm rộng lớn về mặt thời gian vừa mang tầm rộng lớn về mặt không gian. Do tầm hạn chế của các nguồn tư liệu cũng như thời gian và khả năng Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm nghiên cứu của một sinh viên, đề tài không tham vọng tìm hiểu hết chiều dài của truyền thống khoa cử của nhân dân huyện Đức Thọ từ trước đến nay mà chỉ giới hạn trong thời kì phong kiến từ thế kỉ XI đến cuối XIX. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Nguồn tư liệu: Truyền thống khoa bảng là một vấn đề xảy ra cách ngày nay rất lâu. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài cần đảm bảo chính xác phải dựa vào nguồn tư liệu gốc như: - “ Lịch triều hiến chương loại chí " phần Khoa mục chí - Phan Huy Chú - NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội 1992. - “ Quốc triều hương khoa lục " - Cao Xuân Dục – NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Nhưng quan trọng hơn là nguồn tư liệu sưu tầm ở địa phương như: “Địa chí huyện Đức Thọ", “ Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh từ đời Trần đến đời Nguyễn " do Thái Kim Đỉnh biên soạn; “ Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Thọ "… Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử, phương pháp hàng đầu và quan trọng nhất là phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Tuy nhiên do việc ghi chép hay nhận thức vấn đề của mỗi tác giả đôi chỗ không giống nhau, phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau. Do đó, ngoài hai phương pháp chủ yếu trờn thỡ cũn được kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp điền dã, sưu tầm tư liệu địa phương, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp…để rút ra kết luận, nhận xét đúng đắn nhất. 5. Đóng góp của khóa luận. - Đây là một công trình nghiên cứu mang tính chất “chuyên" về vấn đề giáo dục khoa cử ở huyện Đức Thọ trong thời kì phong kiến cụ thể là từ thế kỉ XI đến cuối XIX. Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm - Là tư liệu tham khảo bổ ích cho những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này. 6. Bố cục của khóa luận. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận gồm 3chương như sau: Chương I: Đức Thọ, quê hương - con người - truyền thống. Chương II: Tình hình giáo dục và truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) trong thời kì phong kiến. Chương III: Nhận xét về truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ. Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm B - PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐỨC THỌ, QUÊ HƯƠNG - CON NGƯỜI - TRUYỀN THỐNG 1.1 Quá trình hình thành và sự thay đổi địa giới hành chính của huyện Đức Thọ. Nằm trong khu vực Lam - La, tựa vào Trà Sơn, Thiên Nhẫn, vùng đất Đức Thọ ngày nay đó cú một quá trình hình thành và nhiều lần thay đổi địa giới, địa danh trong suốt trường kì lịch sử. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, từ thời đại Đá Mới cách đây khoảng 4000 - 5000 năm, căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo cổ, và nhiều tài liệu lịch sử khác, chúng ta đã phát hiện dấu tích người Nguyên thuỷ ở di chỉ Rú Dầu ( Đức Đồng - Đức Thọ ). Ngọn núi này nằm giữa hai xã Đức Đồng và Đức Lạc và tại đây người nguyên thuỷ đã lập một xưởng làm rỡu đỏ. Sản phẩm còn lại của họ tìm thấy chủ yếu là cỏc phỏc vật rìu - những chiếc rìu mới đẽo chưa được mài. Tuy chưa phải là thành phẩm, nhưng những phác vật rìu này đã có hình dáng cân đối “ chúng thường có hình tứ giác, có những phác vật rìu dài đến 16cm chiều rộng từ 6 đến 8cm ” [21;62]. Những chiếc rìu này được chở đi nơi khác để trao đổi và hoàn thiện. Sở dĩ có thể chở đi trao đổi là vì ngay dưới chân rú Dầu có một con sông thông với Ngàn Sâu. Như vậy “ ngay từ thời đại Đá Mới, ở rú Dầu - Đức Thọ đó cú những hoạt động trao đổi hàng hoá - hoạt động thương mại đầu tiên ” [12;14]. Trong giai đoạn văn hoá tiền Đông Sơn, trên đất Đức Thọ người ta cũng tìm thấy bộ công cụ bằng đồng thau rất độc đáo ở xã Đức Đồng. Ở đây có đến hai chiếc rỡu cú họng, một chiếc dài 8,5cm, một chiếc dài 11cm, cả hai có lưỡi xoè rộng. Đặc biệt tại đây còn phát hiện các công cụ đồng thau khác như rìu lưỡi xộo cú họng hình bầu dục, loại gót nhọn, gút trũn, gút vuụng, giỏo đồng… Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm Cỏc công cụ và vũ khí đồng thau tìm thấy ở Đức Thọ nói riêng và Hà Tĩnh nói chung trong thời kì này, chúng ta thấy có những đặc điểm giống với di vật văn hoỏ Đụng Sơn ở các khu vực khác, ngoài ra cũn cú những đặc điểm riêng chỉ giống với đồ đồng ở một số tỉnh cận kề như Nghệ An, Quảng Bỡnh…tạo thành loại hình văn hoá địa phương: loại hình cực Nam. Trong thời kì văn hoá tiền sử và sơ sử trên đất Đức Thọ còn tìm thấy các mảnh gốm thô, hạt chuỗi bằng đá ngọc, các khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu bằng đất nung…Những hiện vật trên minh chứng cho tính bản địa từ rất sớm của cư dân nơi đây. Những dấu vết của họ tìm thấy chưa nhiều, do việc nghiên cứu khảo cổ trờn vựng đất này chưa đầy đủ nhưng chúng ta đã có thể hình dung những bước đi cơ bản của họ trên con đường dài dằng dặc của thời nguyên thuỷ và buổi đầu dựng nước. Trong thời Hùng Vương dựng nước, vùng Hà Tĩnh xứ Nghệ nói chung và vùng đất Đức Thọ nói riêng thuộc bộ Cửu Đức trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Một chứng cớ nữa về sự tồn tại của con người thời các Vua Hựng trờn đất Đức Thọ là hiện nay vẫn còn nhiều làng cổ có tiếng “ kẻ ” ở trước một tờn Nụm đơn âm, “ kẻ ” được dùng để chỉ một đơn vị dân cư trong thời cổ đại, ở Đức Thọ có tất cả 32 đơn vị được gọi bắt đầu bằng tiếng “ kẻ ”, như là: kẻ Đông ( Đụng Dũng nay Đức Dũng ), kẻ Dạ ( Đức Quang ), kẻ Lim (Đức Lâm ), kẻ Ngù, kẻ Thượng, kẻ Trại… Theo sách “ Đại Việt sử kí toàn thư ” của Ngô Sĩ Liờn thỡ dưới thời Bắc thuộc từ năm 220 đến năm 280 ( thời kì thuộc Tam Quốc và Lưỡng Tấn ) “ Đức Thọ nằm trong đơn vị hành chính với tên gọi là Cửu Đức, bao gồm các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và Đức Thọ ngày nay” [22;9]. Đến nhà Ngụ, vựng đất Đức Thọ nằm ở địa phận Cửu Đức và một phần nằm ở huyện Việt Thường - tức hai trong số sáu huyện của quận Cửu Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm Đức ( tách riêng từ phần đất phía nam huyện Cửu Chân ), tờn huyện Việt Thường xuất hiện từ đây. Trong thời kì nhà Tấn đô hộ ( thế kỉ III – V ) chia Giao Châu làm 7 quận, quận Cửu Đức tương xứng với vùng Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay. Đức Thọ thuộc huyện Cửu Đức, quận Cửu Đức và quận lỵ đúng trờn vựng đất Đức Thọ ngày nay. Nhà Lương ( thời Nam Bắc triều 420 – 589 ), nhập hai quận Cửu Đức và Nhật Nam thành Đức Châu. Nhà Tuỳ ( 581 – 619 ) lại đổi Đức Châu thành Hoan Châu. Đến nhà Đường ( 618 - 907) đổi quận Nhật Nam thành châu Đức Nam, sau đổi lại là Đức Châu. Sau khi đặt Giao Châu đô hộ phủ rồi lại đổi An Nam đô hộ phủ, nhà Đường chia Đức Châu làm ba châu là châu Hoan, châu Diễn và châu Phúc Lộc. Châu Hoan gồm bốn huyện là Cửu Đức, Việt Thường, Phố Dương và Hoài Hoan. Năm 629, Đường Cao Tổ đặt thêm ba huyện: Yên Viễn, Đàm La và Quang Yờn. Vựng đất Đức Thọ ngày nay có thể ứng với đất của các huyện này. Năm Bính Tý niên hiệu Thông Thuỵ, đời vua Lý Thỏi Tụng, đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An, rồi Lý Nhõn Tụng lại đổi thành phủ Nghệ An gồm có 4 châu và 13 huyện. Vùng đất Đức Thọ lúc đó có tên gọi chính thức là huyện Cổ La [28;49]. Đến nhà Trần đổi phủ Nghệ An thành trấn Nghệ An rồi lại chia làm các lộ là Nghệ An nam, Nghệ An bắc, Nghệ An trung và lộ Nhật Nam. Năm Quang Thái thứ 10 ( 1397) Trần Thuận Tông đổi Nghệ An thành trấn Lâm An. Theo Bùi Dương Lịch, ở cả trong “ Nghệ An kí ” và “ Yên Hội thụn chớ” thì La Sơn thời Trần gọi là Chi La, thời Minh cũng gọi thế, thời Lê Sơ gọi là La Giang, đến thời Lê Trung Hưng để trỏnh tờn chỳa Trịnh Giang nên đổi là La Sơn, thuộc phủ Đức Quang. Thời Gia Long, vùng đất này vẫn có danh là La Sơn nhưng đến năm Minh Mệnh thứ 3 ( 1822 ) vì kiờng huý nên đổi phủ Đức Quang thành phủ Đức Thọ, địa danh Đức Thọ có từ đó đến nay. Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp Đào Thị Hồng Thắm Gần 200 năm tuy vẫn giữ địa danh Đức Thọ nhưng địa giới đã nhiều lần thay đổi, điều chỉnh và tách hợp. Vào đầu thế kỉ XX, Đức Thọ gồm 7 tổng, 60 xó, thụn, trang: - Tổng Việt Yờn cú 15 xó, thụn - Tổng Yên Hồ có 8 xã - Tổng Hoa Lõm cú 14 xó, thụn, trang. - Tổng Lai Thạch có 5 xã -Tổng Thịnh Quả có 6 xó, thụn - Tổng Tự Đồng có 7 xó, thụn - Tổng Thượng Bồng có 6 xã, phường. Đến năm 1923 tổng Lai Thạch nhập về huyện Can Lộc, vì thế trước cách mạng tháng Tám thì Đức Thọ có 6 tổng với số dân là 80.000 người. Và trải qua nhiều lần phân hợp với diện tích là 203km², đến cuối năm 2000 huyện Đức Thọ có 27 xã, 1 thị trấn, dân số là 120.150 người, mật độ dân số là 598 người/km².[12;127] Tìm hiểu sự thay đổi địa danh và địa giới của vùng đất Đức Thọ cho ta thấy sự vận động và phát triển không ngừng của nó trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Qua đó có thể có một cái nhìn toàn diện hơn khi xem xét về vị trí của nó trong tổng thể lịch sử - văn hoá Hà Tĩnh và xứ Nghệ. 1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên. 1.2.1 Vị trí địa lý. Huyện Đức Thọ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, toạ độ 18,18˚ đến 18,35˚ vĩ Bắc; 105,38˚ đến 105,45˚ kinh Đụng, cỏch thị xã Hà Tĩnh 30km về địa giới. Nếu xét toạ độ của Nghệ Tĩnh - xứ Nghệ là 17˚53’50” đến 20˚00’10” vĩ Bắc và 103˚50’25” đến 105˚40’30” kinh Đụng thỡ Đức Thọ nằm ở khu vực trung tâm. Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội [...]... với truyền thống giáo dục và khoa cử phát đạt ở đất Hồng Lam Líp B - K53 Khoa Lịch sử Nội Trường ĐHSP Hà Khoá luận tốt nghiệp Thắm Đào Thị Hồng Chương 2 TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC THỌ ( HÀ TĨNH ) TRONG THỜI Kè PHONG KIẾN 2.1 Tình hình giáo dục 2.1.1 Sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan Thời kì Bắc thuộc là khoảng thời gian dân tộc ta chụi sự đô hộ của bọn phong kiến. .. người một hoàn cảnh, nhưng các sĩ tử của huyện Đức Thọ vẫn một lòng quyết chí thành tài, thể hiện tinh thần hiếu học của người dân xứ Nghệ, và thành tích của các nhà khoa bảng Đức Thọ đạt được trong các thời kì phong kiến đã minh chứng cho điều đó 2.2 Thành tựu khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ qua các triều đại 2.2.1 Thời Lý - Trần - Hồ ( thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV ) * Khái quát tình hình giáo dục thi... hoá của cư dân sở tại, và nhân dân huyện Đức Thọ đã xây dựng cho mình một đời sống vật chất khá đầy đủ và một đời sống tinh thần phong phú bằng hệ thống 7 tụ điểm giao lưu kinh tế: - Cụm cầu Kênh - Linh Cảm ( Tùng Ảnh ) - Cụm cầu Nghiêng - ngã ba Lạc Thiện ( Trung Lễ ) - Cụm Ngã ba Trổ ( Đức Nhân - Yờn Hồ ) - Cụm chợ Chay ( Đức An ) - Cụm chợ Đàng ( Đức Đồng ) - Cụm chợ Giấy ( Đức Dũng ) - Cụm chợ Nhà... thứ 13 ( 1823 ) Như vậy dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, ở Đức Thọ đã xây dựng trường học phủ ( nó cũng được coi như là trường huyện ), đây là cơ sở ban đầu cho việc học hành, giáo dục và thi cử của con em nhân dân trong huyện nói riêng và các huyện lân cận nói chung Trường học của huyện Đức Thọ, vào thời Lê được đặt ở xã Phi Cảo, đời Nguyễn lại dời sang xó Bựi Xỏ, năm Thiệu Trị thứ nhất ( 1840 ) dời... và ven sông Sâu ( ức Tùng, Đức Châu, Đức La, Đức Quang, Đức Vịnh, Đức Lạc, Đức Hoà, Đức Đồng, Trường Sơn, Liên Minh, Yên Hồ, Đức Yờn, Bựi Xỏ, Đức Nhân, Đức Lạng, Tùng Ảnh, Đức Long ) 2 Đất phù sa không được bồi, khụng glõy hoỏ hoặc glõy hoỏ yếu Đê ngăn không cho lũ vào nên độ PH thấp, đất trở thành đất chua, lượng mùn trung bình Đất này có ở cỏc xó Đức Dũng, Đức Lập, Đức An, Đức Yên, Đức Thanh, Yên... dưới quyền cai quản của bộ Lễ và bộ Học ngày xưa Quốc sử quán triều Nguyễn cú chộp, Hà Tĩnh dưới triều Nguyễn có 5 trường công bao gồm: 1 Trường học đạo Hà Tĩnh, đặt ở địa phận xã Đại Nại ( huyện Thạch Hà ) 2 Trường học phủ Đức Thọ đặt ở phía Tây phủ lỵ (nay là thị trấn Đức Th ) 3 Trường học huyện Kì Anh, được dựng từ năm Minh Mạng thứ 10 (1 82 9) 4 Trường học huyện Can Lộc 5 Trường học huyện Nghi Xuân,... lấy đỗ 20 vị, khoa thi Lệ bộ Cử nhân lấy đỗ 170 vị, có hai người Thái học sinh Lý hành [6;145] * Thành tựu khoa bảng Từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV, tương ứng với sự trị vì của các triều đại Lý - Trần - Hồ, giáo dục thi cử Hà Tĩnh cũng đạt được những bước khởi sắc Trong thời kì này Hà Tĩnh có 6 vị Đại khoa thì huyện Đức Thọ chiếm 3 vị Đại khoa đỗ đạt thời Trần 1 Đào Tiêu ( Theo “Đại Việt sử kí toàn thư”,... chợ Nhà Trắng ( Đức Lâm ) Sự phát triển của đời sống kinh tế nhân dân trong huyện là tiền đề, cơ sở vật chất quan trọng để phục vụ cho sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần phong phú đa dạng, mà quan trọng nhất là phát huy truyền thống khoa hoạn lâu đời của miền “ đất học " 1.4 Con người Đức Thọ Cư dân sống trên đất Đức Thọ chủ yếu là người Kinh; ngoài ra còn có con cháu người Chàm, người Hoa,... lịch sử đã chứng minh rằng thành tích đạt được của các sĩ tử huyện Đức Thọ trong cỏc kỡ khoa hoạn thời kì phong kiến phần lớn là nhờ sự dạy dỗ, dìu dắt và tâm huyết của những người thầy, chính họ đã đào tạo ra một tầng lớp trí thức có đức có tài làm rạng danh dòng họ và quê hương Chính sự đóng góp của họ đã sớm đưa Chi La - La Sơn - Đức Thọ trở thành một trong những huyện phát khoa sớm và thịnh ở xứ Nghệ... một nét truyền thống rất đẹp trong đời sống văn hoá của nhân dân Đức Thọ Líp B - K53 Khoa Lịch sử Nội Trường ĐHSP Hà Khoá luận tốt nghiệp Thắm Đào Thị Hồng Nhắc đến Đức Thọ, người ta lại nhắc đến vùng đất dân gian giàu đời sống tinh thần, người Đức Thọ sống tình nghĩa là vậy, lịch thiệp là vậy, nó được thể hiện sống động qua các lễ hội truyền thống, điển hình là “lễ tế sống cha mẹ” để tỏ lòng thành kính, . huyện Đức Thọ ( Hà Tĩnh ) trong thời kì phong kiến. Chương III: Nhận xét về truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ. Líp B - K53 Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khoá luận tốt nghiệp. mở đầu và kết luận thì khóa luận gồm 3chương như sau: Chương I: Đức Thọ, quê hương - con người - truyền thống. Chương II: Tình hình giáo dục và truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ. huy truyền thống cha ông trong hiện tại. Với tinh thần như vậy, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn em đã chọn đề tài: “ Bước đầu tìm hiểu truyền thống khoa bảng của nhân dân huyện Đức Thọ

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vẻ đẹp của con người Đức Thọ được khắc hoạ trong câu ca xưa:

  • Đức Thọ gạo trắng nước trong

  • Khuyên ai về Đức Thọ cho thong dong con người [12;121].

  • Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm

  • “ Lưỡng đồ văn hữu võ

    • PHỤ LỤC

      • Triều đại

      • Số lượng người đỗ Đại khoa Hà Tĩnh

      • Số lượng người đỗ Đại khoa Đức Thọ

      • Tỷ lệ Đức Thọ/ Hà Tĩnh

      • Thời Lý

      • 0

      • 0

      • -

      • Thời Trần

      • 6

      • 3

      • 50%

      • Thời Hồ

      • 0

      • 0

      • -

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan