tiểu luận Tiểu luận Lịch sử Việt Nam cận hiện đại

28 1K 0
tiểu luận Tiểu luận Lịch sử Việt Nam cận hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ĐẠI MỞ ĐẦU Từ sau khi rời bến Nhà Rồng vào ngày 5/6/1911, người thanh niên trẻ đầy hoài bão và lòng yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những năm tháng sống xa quê hương, Người đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu đời sống lao động của những tầng líp người nghèo khổ. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin nh mét sự hẹn hò lịch sử, trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Việt Nam và tìm ra con đường giải phóng quê hương khỏi ách thống trị thực dân. Nhận thấy không thể đơn độc trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, Người đã tích cực hoạt động về lý luận và thực tiễn nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước. Việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước diễn ra liên tục từ 1921-1930, và chia thành ba chặng đường, mỗi chặng đường được đặc trưng bởi một hay hai địa bàn hoạt động chủ yếu của Người. Ba chặng đường hoạt động truyền bá của Nguyễn Ái Quốc có quan hệ chặt chẽ với nhau, thời kỳ đầu làm tiền đề cho thời kỳ sau, thời kỳ sau là hệ quả tất yếu của thời kỳ trước, không thể tách biệt và cũng không thể đánh giá thời kỳ nào quan trọng hơn hai thời kỳ còn lại. Ba chặng đường đó lần lượt là: Chặng 1: từ năm 1921đến năm 1923, thời kỳ hoạt động ở Pháp và cũng là thời kỳ mở đầu cho toàn bộ quá trình. Chặng 2: từ năm 1923 đến năm 1924, thời kỳ hoạt động ở Matxcơva, nơi đặt trô sở của Quốc tế cộng sản nên là thời kỳ phác hoạ những nét lớn trong đường lối cách mạng Việt Nam. Chặng 3: từ năm 1924 đến năm 1929, thời kỳ hoạt động ở Quảng Châu và Đông bắc Xiêm, là thời kỳ dài nhất và cuối cùng trong chặng đường 1 truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước và thừa hưởng được toàn bộ những thành quả của hai thời kỳ trước và phát triển đến độ cao. Trong mỗi kỳ nhất định, Người đã sử dụng linh hoạt những phương tiện khác nhau để có thể truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nhiều đối tượng, tầng líp nhân dân Việt Nam mét cách hiệu quả nhất. Đánh giá tầm quan trọng của những đóng góp của Người trong thời gian từ 1921-1930, chóng ta cần tập trung khảo sát ba vấn đề chính: Thứ nhất, Người đã sử dụng những phương tiện nào để đưa chủ nghĩa Mác – Lênin đến được với các tầng líp nhân dân Việt Nam? Thứ hai, việc sử dụng các phương tiện đó có hiệu quả trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin nh thế nào? Thứ ba, qua các phương tiện truyền bá, những tư tưởng chủ yếu nào của chủ nghĩa Mác –Lênin đã được các tầng líp nhân dân Việt Nam tiếp nhận và trở thành tiền đề tư tưởng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân téc? 2 NỘI DUNG I. Thời kỳ 1921-1923, Thời kỳ hoạt động ở Pari 1. Các phương tiện truyền bá Trong các phương tiện thông tin đại chúng lúc bấy giê, báo chí là phương tiện đưa tin phổ biến và cũng hiệu quả nhất. Nắm bắt được nhu cầu đó, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực sử dụng báo chí làm phương tiện truyền tải tư tưởng và hiểu biết của mình đến với đồng bào trong nước. Hiện nay, nghiên cứu những trước tác báo chí của Người, chúng ta thấy tần số xuất hiện của các bài báo ký tên Người rất cao. Có thể coi bài “Đông Dương” đăng trên Tạp chí cộng sản số 14(4/1921) và số 15(5/1921) là bài báo đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của cây bót xã luận sắc bén Nguyễn Ái Quốc trên diễn đàn báo chí quốc tế. Lần đầu tiên, qua bài viết của Nguyễn Ái Quốc, độc giả được biết rằng Châu Á và Đông Dương cũng là một mảnh đất màu mỡ để gieo trồng những hạt giống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, Người đã trình bày những điều kiện chính trị – xã hội và điều kiện lịch sử thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương. Và Người đã khẳng định một cách chắc chắn về khả năng áp dụng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á: “Chúng tôi khẳng định là có”. Từ những nhận thức đúng đắn ban đầu đó, Nguyễn Ái Quốc đã tiến tới việc vận động những nhà yêu nước và những chiến sĩ cộng sản Pháp ủng hộ hai hướng hoạt động mà Người đề ra. Hướng đầu tiên là sử dụng các phương tiện sẵn có của các tổ chức chính trị cách tả Pháp, đặc biệt là những tờ báo, những tạp chí có lập trường dứt khoát đi theo đường lối của Quốc tế cộng sản. Hướng thứ hai, mang tính độc lập cao hơn, là tạo ra những phương tiện, những tổ chức chính trị mới của chính các dân téc bị nô dịch. Chính Người đã cụ thể hoá các phương tiện tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin cho nhân dân các nước thuộc địa trong bản dự 3 thảo báo cáo của tiểu ban Đông Dương. Theo bản dự thảo này, công tác tuyên truyền được thực hiện bằng: • Các báo chí xuất bản ở Pháp • Diễn đàn các Đại hội Đảng của Đảng Cộng sản Pháp và khi cần là các Diễn đàn của Nghị viện • Các buổi nói chuyện Ngoài ra, có thể có các phương thức thích hợp với đối tượng, trình độ giáo dục và văn minh của người bản xứ ở các thuộc địa. Trước hết, Người tập trung viết cho hai tờ báo có ảnh hưởng lớn nhất đến giới công nhân, lao động Pháp và hải ngoại là L’Humanite( Nhân loại) và La vie Ouvriere(Đời sống công nhân) với số lượng khoảng 20 bài ( từ 1921-1923), ngoài ra còn 1 bài trên báo Journal du Peuple (9/8/1922). Song Người vẫn luôn ý thức rằng, việc sử dụng báo chí cánh tả của Pháp chưa thể đem lại hiệu quả cao trong việc tuyên truyền cách mạng đến nhân dân bị áp bức của các dân téc thuộc địa. Điều đó thôi thúc Người đi tìm một tổ chức chính trị làm nền cho một phương tiện tuyên truyền mà trong đó lấy những người bị áp bức bóc lột ở các thuộc địa ra làm đối tượng chủ yếu.Ý tưởng đó của Người đã nhận được sự ủng hộ của các chiến sĩ chống thực dân của nhiều nước khác nhau đang sống ở Pari và đến tối ngày 20/7/1921, văn kiện chính thức của tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa đã được thông qua lần cuối. Sự ra đời của Hội liên hiệp thuộc địa đánh dấu sự liên minh của các dân téc bị áp bức, nên mặc dù số hội viên không nhiều nhưng cũng đủ đại diện cho hầu hết các dân téc, các màu da bị thực dân Pháp thống trị trên cả ba địa lục, Châu Á-Phi và Mỹ Latinh. Sau khi tổ chức này ra đời, Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay ngay vào việc sử dụng nó để tuyên truyền các mạng đến với nhân dân các nước thuộc địa, bằng việc xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn 4 luận của hội. Ngày 1/4/1922, Le Paria ra số đầu tiên và phát hành được tổng cộng 38 sè trong 4 năm tồn tại của mình. Có thể nói, Le Paria là tờ báo “độc nhất vô nhị” trong lịch sử báo chí thế giới, bởi đó là tờ báo duy nhất lấy các dân téc thuộc địa làm đối tượng bênh vực và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin. Le Paria có hai thời kỳ phát triển riêng biệt, gắn với vai trò của Nguyễn Ái Quốc, đó là thời kỳ trước 6/ 1923, thời kỳ có Nguyễn Ái Quốc trực tiếp điều hành và thời kỳ sau 6/1923, thời kỳ không có Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo. Nguyễn ái Quốc không chỉ sáng lập ra Le Paria, Người còn là cây bót chủ lực của báo còng nh tích cực viết bài, biên tập, góp phần vào việc xuất bản báo đều đặn mỗi tháng. Bằng chứng là trong thời gian trước 1923, báo ra rất đều kỳ, 1 tháng 1 sè và có những số đăng tới 5 bài của Nguyễn Ái Quốc, nhưng từ sau 1923, báo có khi mấy tháng mới xuất bản một số. Với sự xuất hiện của Le Paria, tư tưởng cách mạng của Nguyễn ái Quốc theo quan điểm Mác xít đến với nhân dân ta thường xuyên và có hệ thống. Nguyễn Ái Quốc cũng có ý định xuất bản một tờ báo bằng chữ quốc ngữ lấy tên là Việt Nam hồn, là cơ quan ngôn luận của Hội những người Việt Nam yêu nước nhưng ý định đó bất thành vì Người rời Pháp đến hoạt động ở Liên Xô. Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc cũng sử dụng triệt để những phương tiện tuyên truyền khác nh viết sách, viết kịch và diễn thuyết. Tuy nhiên, thời kỳ này, bản thảo cuốn sách mà Nguyễn Ái Quốc dự định xuất bản bị mất cắp, nên phải đến năm 1925, bạn đọc Pháp mới biết đến tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Người. Về kịch nói, năm 1922, vở hài kịch ba màn Con rồng tre của Nguyễn Ái Quốc đã được công diễn lần đầu tiên ở Câu lạc bộ ngoại ô Phôbua. Vở kịch đã tác động mạnh mẽ vào ý thức của bộ phận Việt kiều tại Pháp, thôi thúc họ hành động vì cách mạng. Các hoạt động diễn thuyết của Người tại Đại hội Đảng cộng sản Pháp hay ở các Câu 5 lạc bộ cũng có tác dụng tích cực trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng cũng như tranh thủ sự đồng tình của bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân thuộc địa nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng. 2. Nội dung truyền bá Những bài viết và diễn thuyết của Người trong thời gian ở Pháp chủ yếu nhằm vào hai vấn đề có tÝnh chiến lược của cách mạng. Trước hết, Người chĩa mòi nhọn vào việc tố cáo, bóc trần bộ mặt thật của chủ nghĩa thực dân Pháp và bè lò địa chủ, phong kiến bản xứ trước dư luận trong và ngoài nước, do đó thức tỉnh nhân dân bị áp bức bóc lột vùng dậy. Sở dĩ Người tập trung vào hai vấn đề này là do Người đã dùa vào lôgic tư duy hành động của con người, đó là Thức tỉnh- Lùa chọn- Hành động, để hướng hoạt động của con người vào mục đích của mình trước hết phải thức tỉnh. Nói một cách khác, thức tỉnh dân téc là nội dung cơ bản trong những tác phẩm thời kỳ 1921-1923 của Nguyễn Ái Quốc. Nội dung đó đã chuẩn bị bước đầu về mặt tư tưởng cho sự vùng dậy của dân téc ta trong tương lai. Đó cũng chính là lý do thời kỳ Pari tuy ngắn nhưng là thời kỳ cần phải có. Nếu cho rằng những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin trong thời gian Người ở Pháp là gián tiếp thì hoàn toàn sai lầm và thiếu biện chứng. Hơn nữa, cách gọi đó không thích hợp khi xét toàn bộ những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin của Nguyễn Ái Quốc với tư cách là một quá trình. 3. Con đường truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về trong nước Để đánh giá khách quan tác động của thời kỳ Pari trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào trong nước chúng ta cần khảo sát con đường mà những phương tiện báo chí, sách, cũng như các vở kịch nói do Nguyễn Ái Quốc viết đến với độc giả Việt Nam. Trong số các phương tiện đã nói ở trên, báo Le Paria là phương tiện thông tin được nhiều người biết đến nhất. 6 Tuy được phát hành ở Pháp, song báo vẫn có thể đến tay bạn đọc trong nước qua việc đặt mua báo dài hạn và nhận báo hàng tháng qua bưu điện. Theo mộ số liệu đáng tin cậy về số lượng người đặt mua báo Le Paria thì trong sè 500 người đặt mua báo năm, có tới 150 người Việt Nam. Trong 150 người Việt Nam đặt mua báo, đáng chú ý là không chỉ có những người hiện đang sống trên đất Pháp mà có cả những người từ trong nước đặt mua báo dài hạn. Từ những Ên phẩm được công khai gửi về nước ta, đối tượng độc giả của Le Paria ngày càng mở rộng và gây ảnh hưởng lớn với tầng líp trí thức trong nước. Mét số báo chí tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn còn thường xuyên nhận được báo chí từ Pháp gửi sang và đã đăng lại nhiều bài trên Le Paria, L’Humanite. Chính vì vậy, đường dây liên lạc công khai đã bị thực dân Pháp xiết chặt kiểm duyệt. Để đối phó với tình trạng đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động xây dựng một đường dây bí mật thông qua những thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên tàu Pháp – Việt, được mật thám Pháp mệnh danh là “chủ nghĩa cộng sản trên biển”. Nhờ những cố gắng không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc và những thuỷ thủ Việt Nam mà ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng đã đến được địa chỉ cần đến, đó là tầng líp trí thức thanh niên yêu nước đang hào hứng đi tìm lý tưởng đúng để giải phóng dân téc khỏi ách nô lệ. Qua hồi ký của những chiến sĩ cộng sản lỗi lạc sau này như Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, chúng ta đều thấy nhắc tới hai phương tiện đã xuất bản ở Pari là báo Le Paria và cuốn sách “ Bản án chế độ thực dân Pháp”, những phương tiện đầu tiên đã đưa họ đến chủ nghĩa cộng sản, giác ngộ, dẫn dắt họ đi đúng con đường cách mạng. Tầng líp trí thức lúc bấy giê đã thừa nhận Nguyễn Ái Quốc nh mét lãnh tụ tương lai của đất nước, từ đó dẫn đến những hành động thực tiễn- ra nước ngoài đi theo vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc để tìm con đường cách mạng chân chính. 7 II. Thời kỳ từ 6/1923 đến 10/1924, thời kỳ ở Matxcơva Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Liên Xô. Chuyến đi này của Nguyễn Ái Quốc nằm trong mục đích mở rộng các phương tiện và phạm vi truyền bá tư tưởng cách mạng và còng rất khớp với những dự định của Quốc tế cộng sản về công tác tuyên truyền. Trước đó, công việc tuyên truyền của Quốc tế cộng sản ở Đông Dương đang gặp khó khăn và chưa có kết quả. Sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc, một người Đông Dương tại Đại Hội Quốc tế nông dân I sẽ là sự khởi đầu cho mét ý định công tác mới của Quốc tế Cộng sản và của Nguyễn Ái Quốc. Về phía Quốc tế Cộng Sản, những hoạt động tích cực trong thêi gian Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đã gây được Ên tượng mạnh mẽ với Quốc tế , còng như giúp cho Quốc tế hiểu rõ hơn về phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa. Chính vì vậy, Quốc tế cộng sản đã có ý định lùa chọn và bồi dưỡng Người trở thành một chiến sĩ cách mạng tiên phong, giúp Quốc tế cộng sản gây dựng ảnh hưởng và cơ sở ở Đông Dương, một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. Về phía Nguyễn Ái Quốc, Người cũng đang muốn mở đường con đường mới từ Quốc tế cộng sản, từ nước Nga Xô viết đến thẳng Việt Nam. Chính Người đã để lé điều đó trong một lá thư gửi những người bạn chiến đấu ở Pháp “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng, trở về nước, đi vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Chỉ ba tháng sau cuộc gặp gỡ lịch sử đó, một văn kiện quan trọng của Quốc tế cộng sản bằng tiếng Việt đã được gửi đến cho nhân dân Việt Nam. Tầm quan trọng của văn kiện này không chỉ bởi nó được gửi đến từ Quốc tế 8 cộng sản, mét tổ chức quốc tế lớn nhất lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân cũng như các dân téc bị áp bức trên thế giới. Đây còn là một văn kiện viết bằng tiếng Việt, gửi đến những người lao động Việt Nam, động viên cổ vũ và thức tỉnh lực lượng quần chúng đông đảo trong xã hội Việt Nam, lực lượng mà trước đó, ảnh hưởng từ những tờ báo tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc chưa đến được bao nhiêu. Ngay sau khi văn kiện quan trọng này được phát ra, nó đã được bí mật in và gửi về Đông Dương dưới dạng truyền đơn. một tờ báo trong nước là tờ Tin tức Hải Phòng nhận được đã cho đăng trên số báo ngày 9/8/1924. Với những lời kêu gọi đầy nhiệt huyết “Thời mình thắng trận gần đến! Anh em ơi! Anh em ơi! Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại!”, văn kiện này đã khai thông con đường đưa chủ nghĩa Mác Lênin từ Matxcơva, từ Quốc tế cộng sản đến Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc chính là người đã mở ra con đường đó, vì trước đó chưa có người Việt Nam nào đến Liên Xô. Mặt khác, điều này cũng cho thấy mục đích của Nguyễn Ái Quốc khi đến Matxcơva cũng đã đạt được những kết quả bước đầu. Tiếp đó, 1/8/1924, Nguyễn Ái Quốc lại là người trực tiếp dịch lời kêu gọi của Quốc tế cộng sản gửi nhân dân Việt Nam bằng tiếng Việt. Vậy là, thông qua Nguyễn Ái Quốc, Quốc tế cộng sản đã gửi tới nhân dân Việt Nam hai văn kiện, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc tế cộng sản đối với phong trào đấu tranh của một dân téc thuộc địa kiên cường. 1. Các phương tiện truyền bá Sù thay đổi môi trường hoạt động cách mạng có lẽ đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc có được những kết quả tích cực nói trên. Mặt khác, chính sự thay đổi môi trường hoạt động cũng dẫn đến một số điểm mới trong việc sử dụng các phương tiện truyền bá của Nguyễn Ái Quốc so với thời kỳ Người còn ở Pari. Chóng ta đều biết rằng, nước Nga Xô viết vào những năm 1923-1924 có thể coi là vương quốc lý tưởng cho những người hoạt động 9 cách mạng, bởi họ có thể tự do gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp nhận một khối lượng thông tin phong phó, đồ sộ. Thời gian ở Matxcơva đã đem đến cho Nguyễn Ái Quốc một nhân sinh quan cách mạng hoàn thiện, lại không vấp phải sự theo dõi giám sát của mật thám Pháp trong quá trình hoạt động cách mạng nên các hình thức tuyên truyền của Người cũng có phần công khai và cởi mở hơn. Thêm nữa, thời kỳ này, báo chí Xô Viết khá phát triển, đặc biệt là lần đầu tiên báo chí Liên Xô đã có sự quan tâm lớn đối với vấn đề thuộc địa. Báo chí Liên Xô coi Nguyễn Ái Quốc là chuyên gia có uy tín về vấn đề thuộc địa và Châu Á. Người vẫn chủ yếu sử dụng các tờ báo, tạp chí uy tín của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản liên Xô để truyền bá tư tưởng. Đó là các tạp chí lý luận của quốc tế cộng sản như tạp chí Thư tín Quốc tế, tê tạp chí được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, những ngôn ngữ cơ bản trên thế giới nên có diện phủ sóng rất rộng.Trên tạp chí Thư tín Quốc tế năm 1924, liên tiếp xuất hiện những bài viết hay của Người về chủ nghĩa đế quốc như: Đông Dương và Thái Bình Dương, chủ nghĩa đế quốc Pháp dám làm gì?, Chủ nghĩa thực dân, Công cuộc khai hoá giết người, Chủ nghĩa thực dân bị lên án…Do diện phủ sóng rộng, yêu cầu của tạp chí rất khe khắt, đòi hỏi nội dung bài viết sâu sắc, có phân tích, lập luận rõ ràng, chặt chẽ. Người đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó. Tất cả các bài báo của Người đều kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, biểu hiện một tổng thể độc đáo cả về tư tưởng và đạo đức ở người viết, một sự tích luỹ kinh nghiệm hoạt động cách mạng phong phú ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, Người còn viết bài cho Tạp chí của Quốc tế nông dân, mét tờ báo tồn tại không lâu sau khi Lênin mất. Nói đến tạp chí của Quốc tế Nông dân cũng nên nói đến vai trò sáng lập của Nguyễn Ái Quốc với tờ báo này. Với kinh nghiệm hoạt động của mình, nhận thấy báo chí là vũ khí sắc bén để động viên, giáo dục và tổ chức quần chúng, Nguyễn Ái Quốc đã đề nghị 10 [...]... lượng sẵn sàng để chiến đấu và chiến thắng 26 KẾT LUẬN 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt lớn lao trong lịch sử dân téc Việt Nam Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một tổ chức lãnh đạo thống nhất cuộc đấu tranh giải phóng dân téc, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả sự kết hợp ba yếu tố: Chủ nghĩa... từ Pháp theo chân các thuỷ thủ về Việt 15 Nam Sù xuất hiện văn kiện đầu tiên của Quốc tế cộng sản trên báo Tin tức Hải Phòng có thể coi là điểm mốc đánh dấu sự khai thông con đường truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin trực tiếp từ nước Nga đến Việt Nam Cùng thời gian đó, những văn kiện của Quốc tế cộng sản và cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp đã được phổ biến ở Việt Nam và có tác dụng nhất định với phong... thực tiễn trong điều kiện Quảng Châu ở rất gần Việt Nam Thực ra, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành công việc này ngay sau khi tiếp xúc với Phan Bội Châu và các hội viên của Tâm tâm xã Những líp huấn luyện đầu tiên đó được tổ chức thực hiện trước khi tổ chức cách mạng được thành lập, hướng tới đối tượng những thanh niên Việt Nam yêu nước đang hoạt động tại miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là những thanh niên hoạt... chiến đấu của nhân loại tiến bộ trên thế giới với nhân dân Việt Nam TÝn hiệu phát đi từ Matxcơva Êy đã đến được địa chỉ cần đến, bởi nó đã xuất hiện trên một tờ báo trong nước, tê Tin tức Hải Phòng Điều đó đã chứng tỏ ưu thế rõ rệt của hình thức truyền đơn trong việc thức tỉnh ý thức đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam Ngoài hình thức sử dụng truyền đơn, Nguyễn Ái Quốc còn tích cực tham gia... Châu dự các líp huấn luyện, Nguyễn Ái Quốc còn triển khai kế hoạch đó trong Việt kiều ở 21 Xiêm Như vậy, từ năm 1925 đến 1927 nhiều thanh niên yêu nước từ khắp các miền đất nước, cả Việt kiều ở Xiêm đã đến Quảng Châu dự các líp huấn luyện chính trị Đó là vốn quý báu mà nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị cho cách mạng Việt Nam vì tuyệt đại đa số học viên sau khi học xong đều được tung về nước và về Xiêm hoạt... người tuyên truyền và tổ chức các tổ chức cách mạng trong nước và trong Việt kiều ở Xiêm họ chính là những phương tiện sống rất cơ bản đối với việc phổ biến tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin trong quần chúng lao động ở việt Nam Ngoài hình thức tự đào tạo, Nguyễn ái Quốc còn cử học sinh đi học ở hai trường Đại học lớn khi đó là trường đại học Phương Đông và Trường quân sự Hoàng Phố Đây là một phương thức... Ái Quốc đưa lại tạo ra những tiền đề lý luận cho việc xây dựng khối liên minh công nông và Mặt trận dân téc thống nhất trong cuộc cách mạng sắp tới 3.Con đường truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam Các phương tiện tuyên truyền trong thời kỳ này nh sách báo cách mạng, mở líp huấn luyện và thành lập tổ chức cách mạng đã theo nhiều con đường xâm nhập vào Việt Nam Trước hết là qua hệ thống giao thông... truyền bá chủ nghiã Mác Lênin đến với Việt Nam Cùng với sự trưởng thành vượt bậc về phương thức, nội dung truyền bá, thời kỳ Matxcơva cũng ghi dấu một thời gian hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin hết sức hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc Những hiệu quả đó được thể hiện cụ thể qua con đường truyền bá những sách báo, truyền đơn và thông tin trên các diễn đàn quốc tế về Việt Nam So với thời kỳ trước, Người vẫn... điều kiện đi sâu tìm hiểu từng thời kỳ Rất mong, những thiếu sót đó sẽ được bổ sung và hoàn thiện trong một bài viết gần đây TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1.Phạm Xanh, Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác lênin vào Việt Nam (1921-1930), Nhà Xuất bản Thông tinLý luận 2 Phạm Xanh, Hồ Chí Minh- dân téc và thời đại 3 Hồng Hà, Bác Hồ trên đất nước Lênin, Nhà Xuất bản Thanh niên, H 2000 4 Học viện chính... người, phụ trách chính là một thành viên đoàn đại biểu Nga tại Hội nghị Quốc tế nông dân và là người đọc bản báo cáo “Số phận nông dân Nga” Nguyễn Ái Quốc cũng trực tiếp đóng góp cho ban biên tập chí ba bài để đăng trong sè 1: tình cảnh nông dân Việt Nam, tình cảnh nông dân Trung Quốc và tình cảnh nông dân Bắc Phi Người viết bài cho báo Sự thật, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô, kể cả những . TIỂU LUẬN LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN HIỆN ĐẠI MỞ ĐẦU Từ sau khi rời bến Nhà Rồng vào ngày 5/6/1911, người thanh niên trẻ. tên là Việt Nam hồn, là cơ quan ngôn luận của Hội những người Việt Nam yêu nước nhưng ý định đó bất thành vì Người rời Pháp đến hoạt động ở Liên Xô. Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc cũng sử dụng. của Quốc tế cộng sản gửi nhân dân Việt Nam bằng tiếng Việt. Vậy là, thông qua Nguyễn Ái Quốc, Quốc tế cộng sản đã gửi tới nhân dân Việt Nam hai văn kiện, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quốc

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan