tiểu luận Quan hệ thương mại của Malacca với Trung Quốc Giai đoạn 1400-1511

23 467 1
tiểu luận Quan hệ thương mại của Malacca với Trung Quốc Giai đoạn 1400-1511

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1400-1511 Phạm Thuỷ Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH&NV Giai đoạn 1400-1511 có ý nghĩa đặc biệt đối với vương quốc cảng Malacca. Giai đoạn này được tính từ khi Malacca được thành lập cho tới khi nó bị Bồ Đào Nha xâm chiếm. Tuy chỉ tồn tại độc lập trong 111 năm, nhưng Malacca đã đóng góp vị trí quan trong trong hoạt động thương mại không những của Đông Nam Á mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động thương mại quốc tế. Do nằm ở vị trí điạ lý quan trọng trên eo biển Malacca, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thuận lợi cho hoạt động thương mại và sự lãnh đạo sáng suốt của những vị vua Hồi giáo đã đưa Malacca trở thành một trong những thương cảng quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á vào “Kỷ nguyên thương mại” (The Age of Commerce). Có thể coi Malacca là “trung tâm liên thế giới”, hay là một trạm trung chuyển hàng hoá (Entrepôt), nối liền thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Tây Nam Á. Đối với các quốc gia phương Đông thời cổ trung đại, quan hệ thương mại của Malacca với Trung Quốc là rõ nét hơn cả. Bởi, Trung Quốc là một trong hai thị trường lớn nhất phương Đông (Trung Quốc và Ên Độ) và là thị trường lớn nhất khu vực Đông Bắc Á. Thông qua mối quan hệ này ta cỏ thể hiểu được phần nào về quan hệ của các quốc gia Đông Nam Á nói chung với triều đình Trung Hoa. 1. Sự hình thành và phát triển của vương quốc cảng Malacca Bản thân nguồn gốc của tên gọi Malacca hiện nay vẫn còn là một trong những đề tài tranh luận của giới nghiên cứu. Có ba giả thuyết chính về nguồn gốc của tên gọi này: thứ nhất, tên gọi Malacca xuất phát từ tên một loài cá nước mặn (Malagas) là nguồn hải sản đánh bắt chủ yếu của cư dân đại phương; thứ hai, đó là tên một một loại cây mọc phổ biến ở trên bán đảo này (Pokpok Melaka) 1 ; và thứ ba là tên một địa điểm (Mulagah) vốn là nơi họp mặt đầu tiên của những thương nhân Hồi giáo A Rập ở trên quốc cảng này. Theo nhiều học giả, quan điểm thứ ba đáng bị nghi ngờ nhiều nhất vì trong khoảng thời gian thế kỷ XV-XVI thương nhân A Rập chưa phải là cư dân quan trọng ở Malacca 2 . Tuy nhiên, theo chúng tôi cũng cần lưu ý đến giả thuyết này. Mặc dù thương nhân Hồi giáo Arập chưa phải là những cộng đồng cư dân chính của thương cảng Malacca (cư dân đông đảo nhất ở Malacca trong thời gian đó là những người Java và người Mã Lai), nhưng họ lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại và truyền bá Hồi giáo ở Đông Nam Á. Theo tiếng Arập, Mulagah có nghĩa là nơi gặp mặt, là bến cảng, là điểm tụ họp (gathering point) hay trung tâm thu gom hàng hoá (collecting center). Đó là những từ ngữ rất hợp để miêu tả về vị trí địa lý, cũng như ý nghĩa của Malacca trong hoạt động thương mại và tôn giáo. Hơn nữa, vương quốc Malacca là vương quốc Hồi giáo (Sultan Malacca), người đứng đầu vương quốc cũng là người đứng đầu về tôn giáo (Sultanate); những thương nhân đầu tiên của thương cảng này cũng là những thương nhân Hồi giáo. Có lẽ một trong những vấn đề được bàn luận tại hội nghị Hồi giáo lần thứ nhất trên bán đảo Malacca là đặt tên cho vùng đất này và từ Malagah đã được chọn để đặt tên. Tuy nhiên, khi chuyển sang ngôn ngữ Mã Lai nó đã bị biến đổi thành Malacca vừa để gần với tên gọi của eo biển Malacca vừa phù hợp và những đặc thù của vùng đất này. Tuy còn nhiều tranh luận về tên gọi, nhưng hầu hết các học giả đều nhất trí về niên đại thành lập vương quốc Malacca là vào những năm 1400 3 . Người lập ra vương quốc này là Paramesvara. Ông vốn xuất thân là hoàng tử của Palempang - mét vương quốc ở phía nam Sumatra thần thuộc vương triều Majapahit. Trong cuộc chiến tranh bùng nổ năm 1401 giữa vương triều Virabumi của Đông Java và vương triều Vikaramavardhana của Majapahit, ông ta lánh nạn sang Tumasik (Singapore) đang thần thuộc Siam. Sau một thời gian lánh nạn trên đảo, Paramesvara đã giết người chủ của Tumasik và chiếm hòn đảo. Các chư hầu của Siam nhân cơ hội đó hợp nhau lại tấn công vào Tumasik. Chống cự không nổi, Paramesvara bỏ chạy khỏi đảo. Sau một thời gian sống lang thang trên biển ông ta đã tới được vùng đất mới. Nhận thấy địa thế thuận lợi, Paramesva quyết định đóng quân, lập quốc ở đây và đặt tên cho vương quốc là Malacca. 4 Malacca ra đời đúng vào lúc thế giới có nhưng biến động lớn. Ở phương Tây, trước nhu cầu về những loại hàng hoá xa xỉ từ phương Đông, các nước ven biển Địa Trung Hải đang thúc đẩy quá trình khám phá những vùng đất mới và nhu cầu tìm kiếm thị trường. Những thương nhân Ên Độ và Tây Á trước nhu cầu khan hiếm nguồn hàng ở châu Âu càng tích cực dong thuyền sang phía đông. Tại Trung Quốc, dưới chính sách “đóng cửa” của nhà Minh, quan hệ thương mại với bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Thương nhân không thể tự do buôn bán tại thị trường Trung Quốc, nên họ sử dụng Đông Nam Á như là trung gian trong trao đổi hàng hoá. Không chỉ có thế, để bù lấp những thiếu hụt về hàng hoá của Trung Quốc, thương nhân các vùng phải nhập thêm hàng của Đông Nam Á. Đây là cơ hội để những hàng hoá của Đông Nam Á gia nhập vào mạng lưới thương mại quốc tế: gốm sứ, tơ lụa của Việt Nam, Thái Lan, những sản phẩm hương liệu của quần đảo Maluku, những mặt hàng lâm thổ sản … vì thế trở thành những mặt hàng rất có giá trị trong thời gian này. Sự chấp nhận của thị trường thế giới đối với những sản phẩm của Đông Nam Á đã kích thích sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở khu vực này. Để thúc đẩy hoạt động thương mại qua eo biển, trước tiên, Paramesvara trấn áp bọn cướp biển, bắt dân chài phải sống thành từng khu định cư và yêu cầu tất cả tàu thuyền qua eo biển phải nhập cảng để xin giấy phép. Ông lập ra một hệ thống các quan coi cảng gồm 4 vị được gọi theo tiếng Persian là Shahbunder. Các Shahbunder này được chọn lùa trong 4 cộng đồng thương nhân kiểm soát hoạt động thương mại ở đây. Mỗi mét Shahbunder có nhiệm vụ kiểm soát các thuyền từ các hướng khác nhau. Mét Shahbunder kiểm soát thuyền từ phía đông: Trung Quốc, Ryukyu (Lưu Cầu), Champa, Borneo và Siam; vị khác kiểm soát thuyền từ phía nam: Java, Palembang, và quần đảo Indonesia; vị thứ ba trông coi thuyền từ các cảng phía bắc Sumatra, Bengal, Malabar và bờ biển Cromandel của Ên Độ; vị thứ tư chuyên để kiểm soát thuyền từ Gujarat và từ phía tây của Ên Độ. Những thương thuyền qua lại bến cảng đều phải nép thuế với các mức khác nhau, thường thì khoảng 6% giá trị hàng hoá. Riêng những thuyền từ phía đông tới thì không trả bằng tiền mà bằng quà tặng. Ngoài ra, các thương nhân còn phải bán một phần số hàng với giá ưu đãi cho nhà vua, thường thì số này chiếm tới 20% tổng số hàng hoá. Đổi lại, thương nhân được tự do buôn bán và được pháp luật Malacca bảo vệ. Trong bộ luật Undang - Undang của Malacca, có rất nhiều điều luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của những thương thuyền ra vào cảng Malacca. Với những nỗ lực trên, chỉ trong một thời gian ngắn Paramesvara đã đưa Malacca từ chỗ chỉ là “một cái chợ buôn bán các hàng hoá không chính đáng (có lẽ là hàng của bọn cướp biển)” 5 thành “trung tâm thương mại quan trọng vào bậc nhất ở Đông Nam Á” 6 . Khi đi qua thương cảng này vào đầu thế kỷ XVI, Tomé Pires, một thương nhân Bồ Đào Nha đã phải nhận xét “ Malacca là thành phố được lập nên để phục vụ cho hoạt động buôn bán, (nó) xứng đáng hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới vào lúc kết thúc của mỗi đợt gió mùa và bắt đầu của một mùa khác. Malacca được bao quanh và nằm ở vị trí trung tâm, hoạt động buôn bán và thương mại giữa các quốc gia trải hàng nghìn dặm đường qua các trung gian đều phải tới Malacca” 7 . Có thể nói ở Malacca là nơi hội ngộ của những thương thuyền tới từ những miền khác nhau của thế giới, từ khu vực Đông Bắc Á có Trung Quốc, Ryukyu, từ Tây Nam Á có Ên Độ, A Rập, Ba Tư, Tamil… và từ các vùng khác nhau của khu vực Đông Nam Á. Malacca vừa đóng vai trò là một trạm dừng chân, vừa là một trung tâm tập kết và phân phối hàng hoá cho hầu hết những thương thuyền đó. 2. Quá trình “bành trướng” của người Hoa xuống Đông Nam Á Quan hệ của Trung Quốc với Đông Nam Á đã có bề dày lịch sử. Ngay từ trước Công nguyên, khi hoạt động thương mại giữa Ên Độ và Trung Quốc được thiết lập thì Đông Nam Á đóng vai trò là cầu nối giữa hai thị trường lớn nhất lúc bấy giê. Để đáp ứng cho sự ăn chơi xa xỉ của triều đình, Trung Quốc xuất khẩu vàng và tơ lụa, nhập về từ Ên Độ đá quý, vật lạ và đồ thuỷ tinh. Những địa điểm tập kết hàng lúc đó chủ yếu là ở Đông Dương và bán đảo Mã Lai. Trong khi Ên Độ cố gắng gây ảnh hưởng của mình ở bán đảo Mã Lai thì Trung Quốc đã chiếm lấy Đại Việt và tìm cách mở rộng xuống phía nam Đông Nam Á. Khi Trung Quốc thôn tính được Đại Việt thì đồng thời cũng kiểm soát luôn con đường thương mại thông qua bắc Việt Nam nối với Đông Dương. Trung Quốc đã làm chủ con đường này cho tới thế kỷ X khi Việt Nam giành được độc lập. Vào thế kỷ VIII, thuyền mành của Trung Quốc bắt đầu viếng thăm các cảng thị ở Đông Nam Á. Đây là loại thuyền buồm lớn không những chở được nhiều hàng mà còn có thể tận dụng được những ưu điểm của gió mùa để vượt biển ra xa hơn. Hàng hoá của Trung Quốc vì thế xuất hiện ngày càng nhiều ở Đông Nam Á khiến cho những thương nhân Arập và Ên Độ không còn phải tới tận Trung Quốc mà chỉ cần tới các cảng ở Đông Nam Á còng có thể lấy được hàng. Những hoạt động trên biển này đã hỗ trợ cho con đường trên đất liền vốn thường xuyên bị ngưng trệ do sự phản kháng của người Việt Nam. Khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán năm 938, con đường thâm nhập của người Hoa xuống Đông Nam Á trên lục địa bị chặn đứng, do vậy thương nhân người Hoa đành phải tăng cường sử dông đường biển để đi xuống phía nam. Điều này một mặt khuyến khích việc sử dụng những con đường biển truyền thống, mặt khác cũng thúc đẩy việc mở ra những con đường hàng hải mới. Con đường qua eo Malacca trong thời gian này vì thế mà trở nên nhén nhịp hơn với thương nhân Hoa kiều. Quá trình “bành trướng” của Trung Quốc xuống phía nam thực sự tăng mạnh từ sau thế kỷ X. Tiêu biểu nhất là thông qua các cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên trong những năm 1280-1290 xuống các nước Đông Nam Á và các cuộc xuất dương của quan lại nhà Minh. Năm 1258, Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất. Một trong những mục tiêu cơ bản của cuộc xâm lược này là để khai thông con đường bộ xuống Đông Nam Á vốn đã bị đứt đoạn vào thế kỷ X. Tuy thất bại, nhưng với vị thế của Đông Nam Á về chính trị còng nh thương mại, các hoàng đế Mông Nguyên không từ bỏ tham vọng của mình. Năm 1279, khi Mông Cổ thôn tính được Nam Tống và đổi tên là triều Nguyên đã lấy phía nam làm cơ sở cho những cuộc viễn chinh về sau. Cùng với việc mở các cuộc tấn công xâm lược Đại Việt, nhà Nguyên còn mở các cuộc tấn công xuống các nước Đông Nam Á khác nh Miến Điện, Chămpa, Java, và các nước trên bán đảo Mã Lai. Trong mét ý nghĩa nhất định, việc quân đội Mông-Nguyên gây chiến tranh với các nước Đông Nam Á đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại ở khu vực này. Với một đội quân đông như Mông-Nguyên thì việc cung cấp đủ lương thực, thuốc men, quần áo đòi hỏi phải có những đoàn thuyền lương rất lớn. Do không thể chuyên chở trực tiếp từ Trung Quốc, nên bắt buộc quân đội Trung Quốc phải mua nhu yếu phẩm ở nhiều vùng của Đông Nam Á. Mặt khác, sau khi rút quân khỏi Đông Nam Á rất nhiều chiến binh trong đội quân Mông-Nguyên không trở lại Trung Quốc mà ở lại Đông Nam Á sinh sống và hoạt động thương mại. Đặc biệt, sau khi nhà Minh lên thay với chính sách “hải cấm” những người này không còn cơ hội được trở về quê hương nên đã dần trở thành một bộ phận quan trọng của cư dân Đông Nam Á. Sang tới thế kỷ XIV-XV, mặc dù nhà Minh có chính sách “cấm hải”, nhưng vẫn không ngăn được làn sóng di cư của người Hoa xuống Đông Nam Á. Mục đích của chính sách “cấm hải” là nhằm độc quyền hoạt động ngoại thương, ngăn chặn những hoạt động tư thương của các thương nhân người Hoa. Chính sách này bắt nguồn từ việc ngăn chặn cướp biển “Wako” hoạt động rất mạnh ở vùng biển Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn lượng vàng từ Trung Quốc chảy ra ngoài. Chính sách này trong thời gian đầu được thực hiện triệt để đến mức triều đình không cấp giấy phép cho bất kỳ tư thương người Hoa nào ra nước ngoài hoạt động. Lệnh “hải cấm” cũng được áp dụng với các thương nhân ngoại quốc. Theo quy dịnh, các thương nhân ngoại quốc nếu không được phép của chính quyền sẽ không được cập cảng Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước không đủ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của giới quý téc và một bộ phận tầng líp trên của xã hội. Thêm vào đó, mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng chiến tranh đã không đem lại kết quả. Để giải quyết vấn đề này, nhà Minh cùng lúc cử những hạm đội lớn viễn du xuống phía nam và thiết lập hệ thống quan hệ thương mại triều cống. Mục đích của những chuyến đi này là tiễu trừ nạn cướp biển đang hoạt động rất mạnh ở “Biển nam Trung Hoa” (South China Sea), và thực hiện việc áp đặt quyền minh chủ của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các hạm đội Trung Quốc đã vượt ra ngoài mục đích chính trị mà thực hiện cả nhiệm vụ kinh tế. Trong những đợt tiến xuống phía nam, rầm ré nhất là bảy lần xuất dương của Trịnh Hoà bắt đầu từ 1405 đến 1433. Để khuyếch trương thế lực của mình, nhà Minh đã chuẩn bị rất chu đáo cho mỗi chuyến đi. Một đội quân hùng hậu được cử vượt biển xuống phía nam .Theo một số nguồn sử liệu cuộc viễn chinh lần thứ nhất có 27.000 người, những lần sau tăng lên 37.000 người và tới 62 thuyền. Ta đã biết, đến thời Minh, kỹ thuật đóng tàu của người Trung Quốc đã lên đến đỉnh cao. Những thuyền mành Trung Hoa không ngừng được cải tiến để có thể đi xa bờ hơn, chở được nhiều hàng hoá và thuỷ thủ đoàn và thương nhân hơn. Có những con thuyền có thể chở đến 500 người và khối lượng hàng hoá có thể lên tới 500 tấn. Trong các cuộc viễn chinh của Trịnh Hoà, thuyền của Trung Quốc được thiết kế đặc biệt vừa rộng, vừa sâu. Theo như ghi chép, những con thuyền được sử dụng trong các chuyến đi rộng tới 517 feet dài 212 feet với 4 boong và thân tàu được chia bởi các khoang ngăn nước 8 . Các thuỷ thủ và binh lính đều được tuyển lùa rất cẩn thận. Hầu hết họ là những người đã từng tham gia trong quân đội Mông-Nguyên khi tiến xuống Đông Nam Á. Chính vì thế, họ là những người rất có kinh nghiệm đối phó với khí hậu khắc nghiệt ở phương nam còng nh những khó khăn trên biển cả. Khoảng thời gian cho 7 lần xuất dương của Trịnh Hoà kéo dài 27 năm bắt đầu từ 1405 đến 1433. Thường thì phái đoàn bắt đầu đi xuống phương đông vào những tháng mùa đông, khi gió mùa Đông - Bắc thổi và trở lại phương bắc và phía đông vào mùa hạ, khi gặp gió mùa Tây-Nam. Chính vì vậy, thời gian của mỗi chuyến đi thường kéo dài 2 năm. Tuy nhiên, từ cuộc xuất dương lần 3, khi hành trình về phía nam càng xa hơn thì thời gian cho mỗi chuyến đi kéo dài hơn 2 năm. Địa điểm xuất phát của những lần viễn dương là từ những thương cảng phía nam Trung Quốc như Phóc Kiến, Quảng Châu. Sau khi rời Trung Quốc, đoàn thuyền tới các cảng phía nam của Việt Nam, sau đó thẳng xuống bán đảo Mã Lai hoặc tới quần đảo Java trước khi vào eo Malacca. Sau khi qua eo biển này, đoàn thám hiểm sẽ tới các cảng phía nam của Ên Độ và tiến xa hơn về phía tây. Trên thực tế, lịch trình của mỗi chuyến đi thương có sự thay đổi. Càng những chuyến về sau, đoàn viễn dương càng tiến xa hơn về phía tây có khi tới các thương cảng thị trên biển Hồng Hải, biển Đen, và thậm chí tới cực nam của châu Phi. Ta cũng có tổng kết thời gian địa điểm mà đoàn viễn dương của Trịnh Hoà đã đi qua theo bảng sau. Số lần Thời gian Nơi đến Tới Malacca Lần 1 1405-1407 Chăm pa, Java, Palempang, Sumadra, Ceylon, Calicut. Lần 2 1408-1409 Đông Dương, Siam, Java, Malacca, Ên Độ, Canlicut, * Lần 3 1409-1411 Chăm pa, Java, Malacca, Sumadra, Ceylon, Quilon, Canlicut, * Lần 4 1414-1415 Chămpa, Kelantan, Pahang, Java, Palempang, Malacca, Aru, * Sumadra, Achin, Ceylon, Kayal, Mandives, Conchin, Canlicut, Vịnh Persian, Lần 5 1416-1419 Chămpa, Pahang, Java, Palempang, Malacca, Sumadra, Achin, Ceylon, Mandives, Conchin, Canlicut, Chaliyam. Hozmur, Aden, Mogadishu (Somalia-Châu phi), * Lần 6 1421-1431 Malacca, Aru, Sumadra, Achin, Kayal, Ceylon, Mandives, Cochin, Clicut, Ormur, Dijofar, Aden, Mogadisciu và Brawa ở bờ biển châu Phi. * Lần 7 1431-1435 Chămpa, Surabaya, Palempang, Malacca, Achin, Weligama, Calicut, Ormur, * Bảy lần xuất dương của Trịnh Hoà Qua bảng thống kê trên ta thấy, đoàn viễn chinh của Trịnh Hoà đã qua hầu hết các thương cảng quan trọng ở Đông Nam Á và tới cả những thương cảng lớn ở Tây Nam Á. Để tạo thuận lợi cho các chuyến đi cần phải có căn cứ ở phía nam để làm chỗ nghỉ chân và cung cấp lương thực, nước ngọt còng nh để tập kết hàng hoá. Trong bối cảnh đó nhà minh đã chọn Malacca làm cơ sở quan trọng. Ta thấy, trong 7 lần xuất quân thì chỉ có lần 1 (năm 1405-1407) là hạm đội không qua eo Malacca vì thực tế trong thời gian này nhà Minh đã cử Doãn Khánh tới Malacca rồi. Từ lần hai trở đi, lần nào thuyền của Trung Quốc cũng ghé qua thương cảng Malacca; có khi cả đi và về đều phải qua bến cảng này. Sau mỗi lần cập cảng Malacca, đội quân của Trịnh Hoà đều cử người ở lại đây để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hạm đội đi qua còng nh khi quay về. Trong thời gian giữa các chuyến đi của phái đoàn, họ tranh thủ hoạt động buôn bán với những cư dân địa phương và với những thương nhân qua lại thương cảng này. Hàng hoá trao đổi rất có thể là những thứ bớt xén được trong đồ tặng phẩm mà triều đình gửi cho các nước phương nam. Cùng với thời gian, những người Trung Quốc này đã hợp lưu với những người gốc Hoa khác đã có mặt ở đây từ trước tạo thành một cộng đồng người Hoa ở Malacca. Tomé Pires khi qua thương cảng này có miêu tả về “một nhóm người Trung Quốc sống ở Kampung Cina ở bờ nam của sông Malacca. Ở đó có nhiều phụ nữ trông giống phụ nữ Tây Ban Nha. Họ đeo những đồ trang sức bằng chì và sơn lên đỉnh của những đồ trang sức đó. Họ được trang điểm đến nỗi mà Seville (tên gọi những đồ trang sức - TG) gây nên một sự bất tiện cho họ” 9 . Cho tới thế kỷ XV, người Hoa đã chiếm tỷ lệ đáng kể trong dân số ở Malacca. Số dân của Malacca vào thế kỷ XV ước tính lúc đông nhất củng chỉ 25.000 người 10 Tuy nhiên, chúng ta không có số liệu về người Hoa ở Malacca vào thời gian này. Thông tin cho chóng ta biết vào năm 1642, khi Hà Lan chiếm Malacca, trong đống đổ nát họ tìm thấy 2.150 cư dân, trong đó có 300 đến 400 người Hoa 11 . Tỷ lệ người Hoa chiếm khoảng 1/6 cư dân ở Malacca. Như ta đã biết, sau khi chiếm được Malacca, người Bồ Đào Nha sau một thời gian tàn sát người Trung Quốc đã nhận ra rằng không thể thiếu người Hoa trong các hoạt động thương mại của mình nên đã liên kết với họ và tạo điều kiện cho người Hoa buôn bán ở Malacca. Hơn nữa, cho tới thế kỷ XVII, khi chính sách “cấm hải” của nhà Minh đã bị vô hiệu hoá, người Hoa tràn xuống Đông Nam Á ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, dân số của Malacca đến thế kỷ XVII còn Ýt hơn thế kỷ XV, chỉ có khoảng 12.000 người 12 do việc người Hồi giáo bỏ Malacca tới các thương cảng khác. Với những biến đổi lớn lao có lợi cho sự nhập cư của người Hoa vào Malacca như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: vào thế kỷ XV, chắc chắn tỷ lệ người Hoa so với cư dân ở Malacca còn Ýt hơn nhiều so với tỷ lệ 1/6 vào thế kỷ XVII. Đây là hệ quả tất yếu của việc nhà Minh thi hành chính sách “cấm hải” không cho phép thương nhân ra nước ngoài hoạt động. Tuy chiếm số lượng khiêm tốn, nhưng với kinh nghiệm hàng hải, những người này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán của Malacca và Đông Nam Á. 3. Quan hệ thương mại Như đã phân tích ở trên, người Hoa chưa phải là bộ phận dân cư chiếm số đông ở Malacca vào thế kỷ XV. Những người đã sống ở thương cảng này chủ yếu đã đến đây từ trước khi nhà Minh có lệnh “cấm hải” hoặc là những người đã tách khỏi các phái đoàn của Trịnh Hoà khi đi qua thương cảng Malacca. Với chính sách ngăn chặn tư thương của nhà Minh đã làm giảm đi vai trò của thương nhân người Hoa trong quan hệ thương mại trực tiếp giữa Malacca và Trung Quốc. Họ chủ yếu làm trung gian trong quan hệ giữa triều đình nhà Minh và vương quốc Malacca, [...]... tng(present) Ti Trung Quc khi phỏi on triu cng ca Malacca ti v dõng qu cho hong Trung Hoa thỡ din ra quỏ trỡnh trao i: Malacca triu cng v Trung Quc ban tng iu ny li lp li khi phỏi on Trung Quc ti Malacca Cỏc hot ng trao i ny va cú ý ngha chớnh tr va l nhm n mc ớch kinh t Vi tm quan trng ca h thng trao i phc tp ny m trong nhiu thp k Malacca v Trung Quc vn duy trỡ nú Quan h v mt triu chớnh gia Malacca v Trung. .. thuc vo Trung Quc khụng ln nh trc na, vỡ th quan h thng mi cng suy gim i Trờn thc t, cng v giai on sau ny, quan h ca Malacca gn bó mt thit vi cỏc quc gia phớa nam ca ụng Nam v cỏc quc gia vựng Tõy v Nam Quan h thng mi ca Malacca vi Trung Quc ch l mt phn trong tng th nghiờn cu v quan h thng mi ca cng th Malacca Tuy nhiờn qua õy cng phn ỏnh phn no vai trũ trung gian trung chuyn hng hoỏ ca Malacca. .. trong hot ng giao thng nú ó úng vai trũ l trung gian trung chuyn hng hoỏ cho cỏc th trng ln trờn th gii lỳc by gi.Thong qua quan h vi Malacca, Trung Quc ó khc phc c phn no nhng khan him v hng hoỏ v tho món c mt phn nhng tham vng chớnh tr Cũn Malacca, nh quan h vi Trung Quc m khụng nhng gi c c lp m cũn tr nờn hựng mnh Hn na, thụng qua quan h ny, Malacca ó gúp phn trung chuyn nhng hng hoỏ ca th gii ụng... ca ca triu ỡnh nh Minh, nhng rừ rng hot ng thng mi gia Trung Quc v cỏc quc gia ụng Nam vn din ra cng cao Nhng quan h thng mi ny khụng din ra dn tri i vi nhiu quc gia m ch yu tp trung vo nhng trung tõm trng im Trong nhng trung tõm ú, Malacca c c bit coi trng Quan h thng mi ca nh Minh vi Malacca v cỏc quc gia ụng Nam ch yu c thit lp dựa trờn mi quan h triu cng Tuy nhiờn, iu ú khụng cú ngha l trit tiờu... trỡ nú Quan h v mt triu chớnh gia Malacca v Trung Quc ch thc s chm dt khi B o Nha chim Malacca vo 1511 T õy, quan h thng mi gia Malacca v triu ỡnh Trung Quc mang tớnh trc din hn, nht l sau khi nh Minh d b lnh cm hi vo 1567 Tuy nhiờn, ú li l vn ca giai on sau Mt hỡnh thc thng mi na din ra trong quan h ca Malacca vi Trung Quc l hot ng t thng Nh ó núi trờn, nh Minh sau khi lờn cm quyn ó thi hnh chớnh... thn thuc Trung Quc Malacca hng n rt nhiu mc ớch Cỏc quc gia ụng Nam sau s kin quõn Mụng C trn xung phớa nam e do nn c lp ca nhiu quc gia ó sm hiu c sc mnh thc s ca Trung Quc nờn mun dựa vo th lc ca Trung Quc bo h cho mỡnh ng thi, Trung Quc l mt th trng rng ln, ngi Hoa l nhng thng nhõn giu kinh nghim v úng vai trũ quan trng trong hot ng thng mi ca ụng Nam , nờn vic thit lp quan h tt p vi Trung Quc... mi quan h gia nc ln i vi nc nh (trng hp Trung Quc i vi cỏc nc ụng Bc v ụng Nam ), m nhiu khi nú cũn din ra gia nhng nc khụng cú, hoc ít nh hng vi nhau v chớnh tr (trng hp Ryukyu i vi cỏc nc ụng Nam , quan h gia cỏc nc ụng Nam vi nhau, gia triu ỡnh Trung Quc vi cỏc nc Nam xa xụi) Trong mi quan h gia thiờn triu v ch hu, hỡnh thc thng mi ny din ra thng xuyờn hn Tiờu biu nht l quan h gia triu ỡnh Trung. .. li c v kinh t v chớnh tr Riờng vi Malacca, vic thit lp quan h tt vi Trung Quc cú ý ngha c bit quan trng hn khi vng quc ny luụn nm trong s e do ca hai ch ln l Majapahit v Ayuthaya Dự sao, khong cỏch v a lý lm cho s l thuc vo Trung Quc s ít hn rt nhiu so vi l thuc vo hai ch ln lóng ging Minh s cho chúng ta bit rng, vo 1419, 1431 quc vng Malacca sai s gi ti triu ỡnh Trung Quc t cỏo Tiờm La (Siam) xõm... Malacca theo con ng bin Chmpa v Siam Khi binh on ca Albuquerque n Malacca nm 1511 ó thy 5 thuyn Trung Quc u ca ra vo ca thng cng Malacca2 7 Nhng thng thuyn ú chc chn l ca Hoa thng vỡ thi gian ny Trung Quc khụng cũn c cỏc phỏi on ngoi giao ti ụng Nam na Cỏc thng nhõn Trung Quc cng em hng ca nc mỡnh ti Malacca trao i buụn bỏn Nhng hng ca Trung Quc trong th k XV-XVI ch yu l nguyờn liu nh ng, thộp; hay... cú quc th yờu cu Siam phi ho mc vi lỏng ging, khụng c trỏi mnh triu ỡnh Thm chớ nh Minh cũn c i quõn ca Trnh Ho ti Malacca cú ý ngn chn cỏc cuc tn cụng ca Siam vo Malacca1 6 Trờn thc t, nh quan h thn thuc vi Trung Quc m Malacca ó bo v Malacca trong nhiu thp k 17 Xột v thc cht, thụng qua mi quan h ny c hai nc u cú li nờn ó nhanh chúng tỡm n nhau Ngay sau khi lờn lm vua, Paramesvara ó kờu gi s giỳp ca . QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA MALACCA VỚI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1400-1511 Phạm Thuỷ Khoa Lịch Sử, Trường ĐHKHXH&NV Giai đoạn 1400-1511 có ý nghĩa đặc biệt đối với vương quốc cảng Malacca. Giai. đi qua thương cảng Malacca. Với chính sách ngăn chặn tư thương của nhà Minh đã làm giảm đi vai trò của thương nhân người Hoa trong quan hệ thương mại trực tiếp giữa Malacca và Trung Quốc. Họ. làm trung gian trong quan hệ giữa triều đình nhà Minh và vương quốc Malacca, hoặc họ thiết lập quan hệ thương mại thông qua mối quan hệ với các phái đoàn của triều đình nhà Minh và phái đoàn Malacca

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan